Thực Trạng Quản Lý Chương Trình, Nội Dung Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Hs Của Đội Ngũ Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Kns

đưa vào nội dung giảng dạy của mình, cho nên hầu hết GV chưa tích cực. Mặt khác chưa có văn bản pháp quy của cấp trên quy định bắt buộc GV bộ môn phải thực hiện tích hợp giáo dục KNS vào các môn học văn hóa.

Thực hiện theo sự chỉ đạo chung, trường PTDTNT THCS Thanh sơn đã thực hiện phổ biến yêu cầu tích hợp các nội dung giáo dục KNS vào các bộ môn văn hóa trong đó quan tâm đến môn Ngữ văn, Sinh học, Giáo dục công dân, Lịch sử…; yêu cầu giáo viên thực hiện một số bài tập tình huống để học sinh được rèn các kỹ năng giải quyết vấn đề, hiểu biết về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; biết chăm sóc sức khoẻ, giữ vệ sinh cá nhân… Thực tế, việc triển khai thực hiện tích hợp của nhà trường còn nặng tính hình thức, văn bản giấy tờ, chỉ phổ biến mà chưa có biện pháp cụ thể yêu cầu giáo viên thực hiện và chưa có triển khai thực hiện việc kiểm tra.

Công tác dự giờ thăm lớp của các CBQL, của tổ, nhóm chuyên môn, cũng chỉ tập trung vào các tiêu chí đánh giá giờ dạy theo góc độ chuyên môn là chủ yếu, chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá giáo dục KNS vào giờ dạy tích hợp, vì vậy GV có tâm lý “làm cũng được, không làm cũng chẳng sao” nên kết quả còn có phần hạn chế.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý chương trình, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho HS của đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục KNS

a. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS trong công tác chủ nhiệm của giáo viên

Bảng 2.7: Đánh giá của GVCN về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống của nhà trường đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp


Stt


Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện


Tốt


Khá

Trung bình

Chưa

thực hiện


SL

TL

%


SL

TL

%


SL


TL%


SL

TL

%


1

Nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động GDKNS của GV CN


0


0


0


0


4


33.3


8


66.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay - 8



2

Nhà trường bồi dưỡng nội dung, phương pháp tích hợp GD KNS cho giáo viên


0


0


0


0


3


25


9


75


3

Nhà trường quản lý đổi mới giờ sinh hoạt lớp có tích hợp GDKNS


0


0


2


16.6


3


25


7


58.5


4

Nhà trường tổ chức chỉ đạo tích hợp GDKNS vào hoạt động GDNGLL


2


16.6


4


33.4


2


16.6


4


33.4


5

Nhà trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động GD KNS của GV CN


0


0


0


0


3


25


9


75

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.7 với 12 GVCN, tác giả thấy rằng:

- Công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của nhà trường đối với giáo viên chủ nhiệm hầu hết ở mức độ trung bình và yếu: 66.7% GVCN đánh giá việc quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS chưa thực hiện

- Việc bồi dưỡng nội dung, phương pháp, cách thức giáo dục KNS cho đội ngũ GVCN: 75% đánh giá chưa tốt.

- Công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường về việc thực hiện hoạt động GD KNS của GVCN: 75% giáo viên đánh giá chưa thực hiện.

- Công tác tổ chức chỉ đạo tích hợp GD KNS vào hoạt động GDNGLL được đánh giá ở mức cao nhất chỉ đạt 50% ở mức khá và tốt.

Trường PTDTNT THCS Thanh Sơn hàng năm, vào đầu năm học phân công 01 đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chủ nhiệm lớp của các GV. Với nhà trường, xác định GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Thông qua công tác chủ nhiệm, việc giáo dục KNS góp phần định hình, định hướng tính cách của HS. Cho nên, các nội dung kế hoạch, chương trình hoạt động của giáo viên chủ nhiệm đều được phê duyệt và thông qua hội nghị cha mẹ học sinh. Nhưng trên thực tế, công tác quản lý hoạt động giáo dục KNS của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường chưa thực sự được quan tâm sâu sát, hầu như GVCN chưa được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GD KNS cho học sinh. Trong khi đó, là trường chuyên biệt, GVCN là người quản lý lớp học giúp Hiệu trưởng giám sát lớp học, thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS.

Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp và từng HS đến phụ huynh. Như vậy, trong số tất cả các GV tham gia vào hoạt động giáo dục của nhà trường, GVCN lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với HS nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời khi các em sống nội trú xa cha mẹ và người thân. Do vậy một vấn đề đặt ra cho trường PTDTNT THCS Thanh Sơn là để việc thực hiện giáo dục giá trị KNS được thành công mang lại hiệu quả thiết thực đòi hỏi người cán bộ LĐQL nhà trường cần có quan điểm đúng đắn, tầm nhìn chiến lược xây dựng đội ngũ GVCN có năng lực có kinh nghiệm về công tác giáo dục giá trị KNS, có bản lĩnh trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén trong công việc, người lãnh đạo phải biết khơi dậy tiềm năng sẵn có tại nhà trường.

Tuy nhiên, trong thực tế, đội ngũ GVCN của nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng, các thầy cô luôn xác định được trách nhiệm của mình trong công tác chủ nhiệm. Một số GVCN đã bám lớp, bám trường, tổ chức kỷ luật lớp học hiệu quả, trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN kết hợp tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề về giáo dục KNS. Nội dung gần gũi, thiết thực, đảm bảo gắn với thực tiễn hoạt động của trường, địa phương, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS. Chuyên đề phải vừa sức, phát huy được năng lực của HS, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình huống,... tổ chức các trò chơi, xem phim, đặt ra những câu hỏi và dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực; đưa các tình huống để các em sắm vai và khám phá cách giải quyết vấn đề

... Qua đó, các em được rèn luyện những KNS như phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, hiểu biết về sức khỏe sinh sản, các hành vi ứng xử có văn hóa, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các loại bệnh tật, tai nạn giao thông và văn hóa trong trường học... Bên cạnh những giờ dạy trên lớp, có GVCN còn phối hợp với GV bộ môn và hoạt động các tổ chức đoàn thể góp phần giáo dục KNS cho HS thông qua hoạt động giao lưu, tham quan về nguồn; thông qua những bài học lịch sử, những buổi đi thực tế thăm các di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. GV CN giúp HS hiểu và thấm nhuần những truyền thống qúy báu của dân tộc, tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của ông cha, truyền thống nhân đạo sâu sắc, tinh thần đoàn kết… Từ đó, HS thấy được trách nhiệm của mình

với đất nước, gia đình, xã hội và bản thân, biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, hình thành cho HS những phương cách ứng xử nhân văn, nhân ái, phẩm chất đạo đức chuẩn mực trong nhà trường.

Luận văn đã thực hiện khảo sát 12 giáo viên chủ nhiệm lớp về mức độ thực hiện trong các hình thức tổ chức giáo dục KNS. Kết quả thu được phản ánh trong bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện các hình thức GD KNS của giáo viên chủ nhiệm



Stt


Hình thức

Mức độ thực hiện

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Chưa

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Trong giờ sinh hoạt lớp

6

50

3

25

3

25

2

Trong hoạt động giáo dục NGLL

8

66.7

4

33.3

0

0


3

Trong các hoạt động ngoại khóa và tham quan dã ngoại


0


0


2


16.7


10


83.3

4

Trong các hoạt động xã hội

1

8.3

2

16.7

9

75


5

Trong các hoạt động văn hoá

văn nghệ (văn hóa truyền thống)


3


25


9


75


0


0


6

Trong các hoạt động thi đua và phong trào khác của nhà trường


3


25


6


50


3


25


Kết quả cho thấy: Các hình thức chủ yếu, thường xuyên mà giáo viên chủ nhiệm thực hiện tích hợp hoạt động giáo dục KNS là trong các hoạt động giáo dục NGLL (66.7%), trong giờ sinh hoạt lớp (50%); hoạt động văn hoá văn nghệ, văn hóa truyền thống và các hoạt động phong trào khác (25%). Còn các hình thức khác thì việc chưa thực hiện còn nhiều như hoạt động xã hội và thăm quan dã ngoại vì các hoạt động này chiếm nhiều thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, việc tổ chức tích hợp hoạt động giáo dục KNS vào giờ sinh hoạt lớp chưa đạt hiệu quả như mong muốn và số GVCN chiếm tới 50% chưa thực hiện hoặc thỉnh thoảng. Đây là vấn đề cần tiếp tục cần quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong thời gian tới để thực hiện tốt công tác GD KNS cho HS.

Tác giả tiến hành khảo sát 12 giáo viên chủ nhiệm về hiệu quả thực hiện các hoạt động giáo dục KNS cho các em học sinh thông qua bảng 2.9.

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS qua ý kiến của đội ngũ GVCN



Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

Trung bình

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phù hợp nhất với đặc điểm của từng lớp học



0


5


16.7


10


33.3


15


50

Triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục KNS đến toàn thể học sinh trong lớp học


3


10


8


26.7


9


30


10


33.3

Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết, và tài liệu tham khảo cho hoạt động Giáo dục KNS của lớp chủ nhiệm




12


40


9


30


9


30

Phân công thành nhóm các em học sinh chuẩn bị các hoạt động phân chia theo chủ đề, giáo dục KNS.


2


6.7


9


30


10


33.3


9


30

Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả với nội dung giáo dục KNS sinh động, phong phú


4


13.3


8


26.7


15


50


3


10

Bồi dưỡng năng lực tổ chức tập thể nhóm và tự điều khiển các hoạt động giáo dục KNS trong giờ sinh hoạt lớp của học sinh


6


20


9


30


12


40


3


10

Đánh giá kết quả tham gia hoạt động Giáo dục KNS của học sinh


2


6.7


6


20


13


43.3


9


30

Rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động

3

10

4

13.3

12

40

11

36.7

Phối hợp với GV các bộ môn để kết hợp hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh


4


13.3


9


30


15


50


2


6.7

Phối hợp nhịp nhàng với cán bộ Đoàn, Đội trong giáo dục KNS cho học sinh


4


13.3


9


30.0


15


50


2


6.7

Phối hợp mật thiết với hội CMHS trong giáo dục KNS cho học sinh


2


6.7


8


26.7


18


60


2


6.7

Kết quả điều tra nội dung thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của GVCN cho thấy:

- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDKNS và thực hiện triển khai kế hoạch GDKNS đến các em học sinh trong lớp của GVCN còn chưa hiệu quả. GVCN đã phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh trong lớp chủ nhiệm, nhưng công tác này chưa thực hiện tốt và không được tiến hành thường xuyên, các em học sinh làm cán bộ lớp cũng hầu như chưa được bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDKNS theo nhóm.

- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các em HS trong các giờ sinh hoạt lớp của GVCN chưa thực sự được tốt, hầu hết GVCN chủ yếu vẫn sử dụng giờ sinh hoạt lớp là để kiểm thảo, phê bình, nhắc nhở học sinh mắc khuyết điểm.

- Qua điều tra các em HS là đội ngũ cán bộ lớp tác giả thấy rằng: đa số GVCN không triển khai kế hoạch GDKNS trước tập thể lớp học mà chủ yếu gặp riêng một số cán bộ lớp để trao đổi công việc. Khi tổ chức các hoạt động xong, GVCN rất ít khi rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động theo các tiêu chí đánh giá của nhà trường, GVCN hiếm khi cho các tổ nhóm HS tự đánh giá kết quả, nếu có cho thì cũng không công bố các kết quả đánh giá, vì vậy hiệu quả thực hiện kế hoạch GDKNS của GVCN chưa hiệu quả.

- Việc phối hợp giáo dục giữa GVCN với GV bộ môn và với cha mẹ của học sinh cũng thực hiện chưa hiệu quả, chủ yếu tập chung nắm bắt tình hình thực hiện nội quy học đường trong các giờ học, chưa quan tâm đến việc lựa chọn tích hợp KNS vào giáo dục cho học sinh lớp mình. Đối với PHHS, GVCN cũng chỉ phản ánh tình hình học tập các môn văn hóa và việc rèn luyện ý thức đạo đức, việc chấp hành giờ giấc trong KTX như thế nào? Mà chưa gợi mở với PHHS để cùng chia sẻ sự giúp đỡ để tổ chức hoạt động GDKNS hiệu quả cho các em học sinh, lý do mà GVCN đưa ra là phân vân không muốn làm phiền đến cha mẹ học sinh, nhưng cũng có một phần là PHHS chưa thực sự nhiệt tình với hoạt động GDKNS, bận rộn, và có một bộ phận không nhỏ PHHS còn chưa hiểu biết…

Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng vào vấn đề là nhận thức của một số GVCN

còn chưa đúng, đa số GVCN chưa thực sự tâm huyết với việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường. Một nguyên nhân có thể kể tới là do công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường chưa sâu sát, chưa ban hành các quy định, các tiêu chí cụ thể, chặt ch , chưa có kế hoạch thống nhất nội dung tiết sinh hoạt lớp cho GVCN trong từng tuần, từng tháng cho từng khối lớp của nhà trường. Vì vậy việc thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường PTDTNT của GVCN đạt hiệu quả chưa cao như mong muốn.

b. Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS trường PTDTNT THCS Thanh Sơn thông qua hình thức hoạt động Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Trong những năm trở lại đây, phong trào Đoàn, Đội của nhà trường đã được triển khai thực hiện tốt, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh con em các dân tộc. Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Huyện Đoàn, phong trào Đoàn, Đội của nhà trường luôn đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS, phát huy được sức sáng tạo, nghị lực của tuổi trẻ học đường; tạo sân chơi an toàn, bổ ích, góp phần giáo dục KNS, trang bị cho đoàn viên thanh niên, đội viên nền tảng kiến thức vững vàng; giúp cho các em tự tin, chủ động trong học tập và rèn luyện. Tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường đã phát huy vai trò xung kích và tự quản trong các hoạt động tham gia theo dõi, đôn đốc các em học sinh trong các giờ tự học, các hoạt động trong khu KTX nhà trường…

Với sự chỉ đạo trực tiếp của Huyện Đoàn thanh niên, trong 4 năm học 2016 - 2017 đến 2019 - 2020, tổ chức Đoàn, Đội nhà trường đã tổ chức khá nhiều hoạt động giáo dục KNS cho đội viên, đoàn viên thanh niên là các em học sinh nhà trường. Tổng hợp số liệu và nội dung hoạt động của tổ chức Đoàn Đội thanh niên cụ thể như sau:

Bảng 2.10: Tổng hợp các hoạt động giáo dục KNS của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường từ năm học 2016 – 2017 đến 2019 – 2020


Stt


Nội dung


Số lần thực hiện

Tổng số học sinh tham gia các hoạt động

1

Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ

10

1.650

2

Tổ chức đọc sách giáo dục giới tính

6

1.500

3

Định hướng nghề nghiệp

4

1.280

4

Tuyên truyền Luật giao thông, Luật Hôn nhân và gia đình

4

1.380

5

Hoạt động văn hoá văn nghệ

16

3.980


6

Tổ chức trò các chơi vận động và hoạt

động thể dục thể thao


23


2.750

7

Hoạt động tham quan dã ngoại

8

1.558


8

Tham gia cuộc thi tìm hiểu “Em yêu biển đảo quê hương” và “Gìn giữ văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Sơn”


2


620


9

Diễn đàn “Xây dựng tình - tình yêu và nói không với bạo lực học đường”


3


820


Theo số liệu thống kê, tác giả nhận thấy: Phong trào Đoàn, Đội của trường đã góp phần giáo dục, rèn luyện toàn diện HS, giúp các em nâng cao KNS, đồng thời có thêm nhiều kiến thức bổ ích về tự nhiên, xã hội; đặc biệt là trang bị cho các em những kiến thức cũng như cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. Qua đó, giúp các em hiểu biết về pháp luật, ý thức công dân, tính kỷ luật, tinh thần “tương thân tương ái”, giúp đỡ bạn bè, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu trường và bè bạn; tự hào về truyền thống quê hương đất nước; đồng thời định hướng cho học sinh sống trung thực, biết yêu quý, trân trọng cái đẹp, phê phán cái xấu, tránh xa các tệ nạn xã hội, vươn lên trong học tập và tu dưỡng, góp phần hoàn thiện nhân cách.

Năm học 2018-2019 nhà trường chọn 2 dự án tham gia dự thi HSG KHKT cấp

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí