Những Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Ở Trường Ptdtbt Thcs

Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng ảnh hưởng tới khả năng tự học. Nếu giáo viên có cách thức kiểm tra đánh giá phong phú, hiệu quả đảm bảo tính chính xác cao, công bằng, phân hóa được học sinh sẽ góp phần kích thích tính tích cực, tự giác, hăng say trong hoạt động tự học. Ngược lại, phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên không hợp lý, khoa học, kết quả không khách quan… làm cho học sinh nhàm chán, hiệu quả tự học sẽ không cao.

- Môi trường học tập và điều kiện cơ sở vật chất:

Môi trường học tập của học sinh gồm: Nhà trường và môi trường bên ngoài xã hội. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả tự học.

Nhà trường có bầu không khí gần gũi, thân thiện giúp học sinh có cảm giác an toàn yên tâm học tập thì hiệu quả tự học sẽ nâng cao. Gia đình và xã hội ảnh hưởng tới ý thức tự học của các em. Sự giáo dục trong gia đình, tấm gương học tập của bố mẹ, anh chị, phong trào học tập trong trường, lớp là nhân tố cơ bản định hướng cho sự phấn đấu đi lên trong học tập, giúp các em hình thành ý thức tự học.

Bên cạnh yếu tố môi trường đã nêu trên thì điều kiện cơ sở vật chất như phòng ở nội trú, phòng học, bàn ghế, thư viện, hệ thống mạng Internet, phương tiện thiết bị, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo .v.v. phục vụ cho dạy học cũng có ảnh hưởng đến tự học của học sinh.

- Thời gian dành cho tự học: Hoạt động tự học đòi hỏi phải có quỹ thời gian phù hợp, nên học sinh phải bố trí kế hoạch thật khoa học để đảm bảo quá trình tự học đạt hiệu quả.

- Tổ chức quản lý học sinh tự học: Hoạt động tự học là hoạt động mang tính tự giác, độc lập cao nhưng không phải cá nhân nào cũng giống nhau, do đó công tác quản lý hoạt động tự học của CBQL và GV có vai trò quan trọng để học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác học tập.

* Yếu tố chủ quan là các yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến kết quả của hoạt động tự học

Các yếu tố về thể chất như: đặc điểm về thể lực, hệ thần kinh, tiếng dân tộc thiểu số… cũng ảnh hưởng tới hoạt động tự học của học sinh. Với HS DTTS các em sinh ra và lớn lên gắn với hoạt động sản xuất làm nương rãy do đó về cơ

bản các em có thể trạng và sức khỏe tốt. Đây cũng là một lợi thế cho các em đủ điều kiện học tập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của các em đó là tiếng nói mẹ đẻ của các em. HS DTTS đa phần các em giao tiếp bằng tiếng dân tộc, hạn chế đến việc giao lưu học hỏi với các bạn người Kinh.

Tóm lại: Có nhiều yếu tố chi phối hoạt động tự học, trong đó các yếu tố chủ quan đóng vai trò cốt lõi, các yếu tố khách quan đóng vai trò chi phối. Nắm được các yếu tố chi phối hoạt động tự học sẽ giúp quản lý tốt hoạt động tự học của học sinh. Rèn luyện, bồi dưỡng các kỹ năng tự học cùng với việc xác định mục đích, động cơ tự học, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học là cần thiết; điều quan trọng là học sinh phải có các kỹ năng tự học đó là: đọc sách, ghi chép, hệ thống hoá, khái quát hoá, tự kiểm tra đánh giá .v.v. Để tự học đạt kết quả thì học sinh đặc biệt là học sinh DTTS phải có kiến thức, có tư duy khoa học, biến động cơ tự học thành kết quả và tự tin vào bản thân không e dè xấu hổ, từ đó bồi dưỡng và phát triển hứng thú học tập, duy trì tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong hoạt động tự học.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 5

1.4. Những vấn đề về quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS

Nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS bao gồm nhiều hoạt động như: quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học; xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học; xây dựng nội dung tự học; bồi dưỡng phương pháp tự học; xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả tự học; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự học; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học...

1.4.1. Quản lí việc bồi dưỡng nhận thức, động cơ và thái độ tự học của HS

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ nhất định. Động cơ học tập có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung, động cơ tự học nói riêng.

Động cơ tự học có nguồn gốc bên trong và bên ngoài. Nguồn gốc bên trong

là bản thân học sinh có nhu cầu, ý chí vượt khó, nỗ lực để đạt được nhiệm vụ của mình, hoạt động tự học một cách tự giác trên cơ sở mục tiêu của hoạt động tự học. Vì vậy, để bồi dưỡng và phát triển động cơ học tập thì nhà quản lý, thầy cô giáo phải có những biện pháp bồi dưỡng giúp học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, tích cực. Ví dụ đối với động cơ có nguồn bên trong thì nhà quản lý, thầy cô giáo cần tạo hứng thú, nhu cầu và ý chí học tập cho học sinh thông qua việc tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, thông qua các hoạt động hướng nghiệp gắn liền với môn học và thực tiễn cuộc sống.

Với động cơ tự học có nguồn gốc bên ngoài chủ thể quản lý, giáo viên cần có những biện pháp như: động viên, khuyến khích, chia sẻ; kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan; đảm bảo các điều kiện cơ cở vật chất,… để học sinh có được động cơ học tập, động cơ tự học tốt nhất

1.4.2. Quản lí việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học

Căn cứ vào thông tư số ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015); Thông tư ban hành Điều lệ trường THCS (2011) cũng như điều kiện thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh theo năm học. Kế hoạch này được phổ biến trước Hội đồng giáo dục nhà trường để lấy ý kiến đóng góp, bổ sung. Sau khi kế hoạch được thông qua, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, phê duyệt và triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường.

Trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động tự học, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch chi tiết, trình Ban giám hiệu phê duyệt, sau đó triển khai đến các tổ viên để thực hiện. Các giáo viên căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch của tổ và nhiệm vụ được giao để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học; chỉ đạo GV hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoạt động tự học của bản thân.

Căn cứ vào hệ thống các kế hoạch Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát và đánh

giá việc thực hiện nhiệm vụ, chức trách của các thành viên trong nhà trường.

Hiệu trưởng là người quản lý, chỉ đạo chung việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học để các kế hoạch phải được đảm bảo về mục tiêu, yêu cầu, tính thống nhất cũng như tính khả thi của kế hoạch.

1.4.3. Quản lí nội dung tự học của HS

Nội dung tự học là hệ thống kiến thức học tập có tính bắt buộc phải hoàn thành và hệ thống kiến thức tự đào sâu, mở rộng các vấn đề, nội dung học tập mà thầy cô giảng trên lớp.

Để quản lý nội dung tự học, cho phù hợp mục tiêu, yêu cầu của môn học, CBQL, GV cần hướng dẫn nội dung tự học cho HS. Nội dung tự học cơ bản có hai phần, đó là: Các nội dung tự học có tính chất bắt buộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và các nội dung tự học có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức.

1.4.4. Quản lí phương pháp tự học của HS

Phương pháp tự học là những cách thức mà cá nhân người học sử dụng để tiếp thu, xử lý nội dung học tập trong quá trình nhận thức của mình. Phương pháp tự học có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy học có tác dụng định hướng phương pháp tự học cho người học.

Cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn cho học sinh phương pháp tư duy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại. Việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh là một vấn đề quan trọng, cần được quan tâm, để việc tự học phù hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, việc hiểu sâu hơn về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng trong dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa.

Tự học phải được xác định bắt đầu từ mục đích, động cơ học tập đúng đắn,

qua đó hình thành cách học, phương pháp học... từ đó hình thành kỹ năng tự học. Do vậy, người học cần phải được hướng dẫn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng tự học ngay từ khi còn là học sinh tiểu học, từ đó mới có thể xây dựng được phương pháp tự học. Xây dựng phương pháp tự học của bản thân theo một kế hoạch hợp lý, là điều kiện đảm bảo giúp cho người học đạt hiệu quả học tập cao hơn. Mỗi học sinh cần phải xác định và chọn cho mình phương pháp tự học phù hợp; giáo viên, cha mẹ học sinh cần phải hướng dẫn và tạo điều kiện đảm bảo để học sinh xây dựng kế hoạch tự học và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp.

1.4.5. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS

Kiểm tra đánh giá kết quả tự học là chức năng nhiệm vụ của cán bộ quản lý và giáo viên, qua đó nắm bắt được tình hình giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, hướng dẫn chuẩn bị; tổ chức thực hiện trên lớp, ôn tập hệ thống môn học, tự đánh giá kết quả một cách chu đáo.

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự học của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự học theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện những sai lệch giúp học sinh điều chỉnh kế hoạch tự học.

1.4.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học

Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập trên lớp, thời gian dành cho tự học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị đồ dùng để thầy và trò cùng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, ở mỗi gia đình cần có góc học tập đủ các điều kiện cần thiết cho việc tự học của học sinh.

Trong quản lý hoạt động tự học của học sinh cần phải phối hợp quản lý chặt chẽ tất cả các nội dung trong mối quan hệ thống nhất. Đồng thời cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý hoạt động tự học trong và ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo thời gian tự học của học sinh.

Kết luận chương 1


Tự học của học sinh là một hình thức học tập quan trọng, trong đó phát huy cao nhất vai trò chủ thể, tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Tự học có vai trò quyết định đến kết quả học tập của người học. Vấn đề tự học đã được các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Song tựu trung lại, tự học là công việc của người học. Người học phải tự giác sử dụng các năng lực trí tuệ lẫn phẩm chất để chiếm lĩnh tri thức khoa học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Hoạt động tự học của học sinh trường PTDTBT THCS được tiến hành ở trên lớp học, ở ngoài lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên đến sự tự học hoàn toàn độc lập, tự giác theo hứng thú, sở thích của cá nhân học sinh nhằm thỏa mãn những yêu cầu bổ sung kiến thức và để đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện.

Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.

Quản lý hoạt động tự học thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của học sinh nhằm thúc đẩy học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.

Để tăng cường quản lý hoạt động tự học và tạo điều kiện thuận lợi cho tự học đạt kết quả, người cán bộ quản lý cần chú trọng cần tập trung vào việc quản lý kế hoạch tổ chức hoạt động tự học, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của giáo viên, cải tiến việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi phục vụ cho học sinh tự học, quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu học tập, tham khảo và huy động tối đa các lực lượng cùng tham gia quản lý hoạt động tự học của học sinh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

2.1. Vài nét về các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện. Sự nghiệp giáo dục được Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Hệ thống trường lớp, nhà hiệu bộ, nhà công vụ được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, trang thiết bị dạy học đã được tăng cường đầu tư xây dựng và mua sắm góp phần đưa chất lượng Giáo dục và Đào tạo của huyện Nậm Pồ ngày càng toàn diện hơn. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ đến trường tăng so với năm học trước, cơ bản hoàn thành kế hoạch giao, cụ thể tính đến 12/2017:

- Quy mô, mạng lưới trường, lớp: toàn huyện có 48 trường học (trong đó có 08 trường chưa đi vào hoạt động giáo dục; 03 trường đề nghị thành lập đầu năm 2017) với 861 lớp = 17.472 học sinh. Trong đó: Cấp Mầm non có 16 trường với 289 lớp = 5682 học sinh; cấp Tiểu học có 16 trường, với 416 lớp = 6996 học sinh; cấp THCS có 16 trường với 156 lớp = 4794 học sinh.

- Tỷ lệ huy động trong độ tuổi ra lớp cơ bản đạt chi tiêu kế hoạch giao, cụ thể: Tỷ lệ huy động trẻ mầm non (số trẻ từ 0-5 tuổi) đạt 61,7%; tỷ lệ huy động dân số 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,72%; tỷ lệ huy động dân số 11 tuổi vào lớp 6 đạt 94,9%.

- Công tác giáo dục dân tộc: Tiếp tục được quan tâm, toàn huyện có 21 trường PTDTBT với 6310 học sinh (cấp THCS 9 trường, cấp Tiểu học 12

trường). Các trường tập trung vào việc tăng cường tiếng Việt, nâng cao chất lượng học tập, đảm bảo tốt hơn việc ăn, ở, sinh hoạt của học sinh và điều kiện làm việc của giáo viên.

- Công tác phổ cập giáo dục: Tiếp tục được tăng cường củng cố và giữ vững, toàn huyện đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục, trong đó có 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập - Xóa mù chữ mức độ 1; 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; 8/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, huyện duy trì chuẩn PCGD THCS.Tuy nhiên, hoạt động giáo dục của huyện vẫn còn những khó khăn, bất cập cụ thể:

- Một bộ phận hộ dân ở các xã vùng cao vẫn còn đói nghèo, tình trạng dân trí thấp đã ảnh hưởng đến kết quả công tác giáo dục đào tạo ở các cơ sở này. Cơ sở vật chất trường học dù đã được đầu tư nhiều nhưng một số nơi còn bất cập và đa số các công trình thi công còn chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy và học (một số trường chưa đủ cơ cấu phòng học, phòng chức năng). Một số trường chưa có thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn nên không khai thác được hiệu quả của các thiết bị dạy học đã được trang bị dẫn đến hiệu quả và chất lượng giáo dục chưa cao.

- Đội ngũ giáo viên thiếu đồng bộ về cơ cấu, trình độ, năng lực của đội ngũ CBGV không đồng đều. Một bộ phận CBQL yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại.

- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều; chất lượng giáo dục mũi nhọn không ổn định, bền vững, sự đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu chưa tương xứng với điều kiện, mục tiêu phát triển nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí