Bancassurance - Cách Thức Kết Hợp Các Dịch Vụ Tài Chính “Một Cửa” Hiệu Quả ?


KẾT LUẬN


Hoạt động Bancassurance xuất hiện từ khá sớm,đã trở nên quá quen thuộc và thành công trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở các thị trường bảo hiểm phát triển trên thế giới. Thời gian gần đây, thuật ngữ Bancassurance được nhắc tới thường xuyên trong lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm này đã tạo ra sự đa dạng đáng kể cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bancassurance đã đem lại khá nhiều lợi ích cho cả 3 bên tha gia: bảo hiểm – ngân hàng – khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đó, Bancassurance còn tạo ra nguồn vốn lớn cho hoạt động đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Ngoài ra, nó còn tạo sự liên kết giữa các quốc gia.

Với đề tài nghiên cứu về “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt”, tôi hy vọng với những lý thuyết về bảo hiểm, ngân hàng, Bancassurance; thực trạng hoạt động được phân tích cùng với việc rút ra những lợi thế và khó khăn, kết quả và hạn chế tại BVB nói chung đến, hoạt động Bancassurance nói riêng; những đề xuất để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động Bancassurance tại BVB nói riêng và cho các ngân hàng tham gia cung cấp Bancassurance nói chung của tôi, đề tài sẽ một phần giúp cho đọc giả có cái nhìn chuẩn xác hơn về hoạt động Bancassurance – hoạt động còn khá mới mẻ, lạ lẫm với người Việt Nam, đồng thời góp phần giúp BVB tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và Bancassurance nói riêng.

BVB là tổ chức tín dụng mới thành lập và đồng thời mới tham gia vào thị trường Bancassurance. Hoạt động Bancassurance tại BVB khi mới đầu triển khai gặp những khó khăn và hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhưng cũng mang lại kết quả rất khả quan. Và qua đây cũng khẳng định sự ưu Việt mà mô hình kênh phân phối bảo hiểm – ngân hàng mang lại. Với một số giải pháp cụ thể đề cập trong luân văn, tôi mong rằng BVB phát triển hoạt động Bancassurance xứng đáng với tiềm năng của ngân hàng.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Diệu Anh và Trần Thị Thùy Dung, 2009. Tài liệu môn học bảo hiểm. Trường ĐH ngân hàng Tp HCM.

2. Đinh Thị Ánh Tuyết, 2009. Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động liên kết ngân hàng qua bảo hiểm (Bancassurance) tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Khóa luận tốt nghiệp đại học. Trường ĐH ngân hàng TPHCM.

3. Lê Văn Hải và cộng sự (Lê Thị Tuyết Hoa, Ngô Hướng, Lê Thị Mận, Nguyễn

Văn Nghiện, Nguyễn Thị Nhung), 2007. Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

4. Luật kinh doanh bảo hiểm 200 (luật số 24/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000), luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung 2010 (luật số 61/2010/QH12, ngày 24 tháng 11 năm 2010).

5. Luật ngân hàng nhà nước 2010 (luật số 46/2010/QH12, ngày 16 tháng 06 năm

2010).

6. Luật Tổ chức tín dụng 2010 (luật số 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 06 năm 2010).

7. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, 2011. Nội dung chương trình đào tạo về Bancassurance khách hàng doanh nghiệp, trang 4-5. Bản tin nội bộ số 02, Hà Nội, tháng 10/2011.

8. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, 2012. Giải pháp tăng trưởng Bancassurance khách hàng doanh nghiệp trong 06 tháng cuối năm 2012, trang 13-14. Bản tin nội bộ số 09, Hà Nội, tháng 05/2012.

9. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Phòng phát triển thị trường của BVB, 2011. Chương trình đào tạo cơ bản 2011 Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ & dự thảo xây dựng và phát triển Bancassurance khách hàng doanh nghiệp. Hà Nội, tháng 10/2011.

10. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Báo cáo tài chính tổng hợp, năm 2009, năm 2010, năm 2011.

11. Ngân hàng TMCP Đại Tín, Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm, 2010. Báo cáo nghiên cứu sản phẩm Bancassurance - Báo cáo nghiên cứu sản phẩm mới. Long An, năm 2010.

12. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê.


13. Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản lao động xã hội. Trường ĐHKT TPHCM.

14. Bancassurance - Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu quả ?

<http://webbaohiem.net/chuyen-de/75-ban-doc-viet/7141-bancassurance-cach-thuc-

ket-hop-cac-dich-vu-tai-chinh-mot-cua-hieu-qua.html >. [Ngày truy cập: 30 tháng 04

năm 2012].

15. Bancassurance dành cho bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm phi nhân thọ.

<http://tinbaohiem.com/2012/bancassurance-danh-cho-bao-hiem-nhan-tho-hay-bao-hiem-phi-nhan-tho/>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

16. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí ngân hàng, số 6/2008. <http://www.saga.vn/Hoidap_KT/17477.saga>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

17. Lịch sử hình thành và phát triển dịch vụ Bancassurance của một số nước trên thế giới. <http://tinbaohiem.com/2012/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-dich-vuban cassurance-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi/>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

18. Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Danh mục sản phẩm Bancassurance, <http://www.baovietbank.vn/Bancassurance/pageid/139>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

19. Nguyễn Hữu Hiểu, năm 2010. Tìm hiểu Bancassurance dưới góc độ ngân hàng “cổng thông tin điện tử VietinBank”. Trường Đào tạo & PTNNL – Ngân hàng Công Thương Việt Nam. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research /09/090603

.html>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

20. Nguyễn Thu Phương, Bancassurance ở châu Á – Thái Bình Dương, chờ sự đón nhận tại thị trường Việt Nam (dịch và biên soạn từ Bancassurance ở châu Á – Thái Bình Dương, Douglas.A.Jaffe - Giám đốc phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương). <http://www.saga.vn/Taichinh/Thitruong/ 16099.saga>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].

21. Trần Huy Hoàng, 2008. Vận dụng mô hình Bancassurance vào thị trường bảo hiểm ở Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 213 tháng 7/2008. <http://webbaohiem.net/dien-dan/23-dich-vu-lien-quan/149-van-dung-mo-hinh-bancassurance-vao-thi-truong-bao-hiem-o-viet-nam.html>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].


22. Võ Thị Pha. “Bancassurance” – Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt nam.

<http://tinbao hiem.com/2012/bancassurance-tu-ly-thuyet-den-thuc-tien-o-viet-nam/>. [Ngày truy cập: 30 tháng 04 năm 2012].


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Quy trình cung cấp Bancassurance cho KHDN

Quy trình cung cấp Bancassurance cho KHDN gồm 5 bước cơ bản theo sơ đồ sau:


- Quan hệ tín dụng là chủ yếu

- Không gian: hợp đồng tín dụng

- Thời gian: trong thời gian vay

- Quan hệ Bảo hiểm là chủ yếu

- Không gian: hợp đồng bảo hiểm

- Thời gian: trong và cả ngoài thời gian khách hàng vay vốn BVB


BẢO HIỂM BẢO VIỆT


KHÁCH HÀNG


BAOVIET Bank

Quan hệ nội bộ tập đoàn Bảo Việt


Hợp đồng Đại lý Bảo hiểm


Trong các mối quan hệ trên, mối quan hệ giữa BVB và khách hàng của BVB là cơ sở để khởi nguồn kênh phân phối Bancassurance. Do đó, qui trình kinh doanh BancaS phải dựa trên mối quan hệ này, theo sát dòng công việc này: qui trình cấp tín dụng cho KHDN để lập ra qui trình phối hợp chung Tín dụng – Bancassurance KHDN giữa BVB-BHBV nhằm cung cấp cho khách hàng gói sản phẩm trọn gói tài chính & Bảo hiểm.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn, các nhu cầu quan hệ tài chính ngân hàng khác như gửi tiền, thanh toán tiền, làm dịch vụ khác…trong đó chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng ngắn, trung và dài hạn, bao gồm: các doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, tư nhân, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các tổ chức pháp nhân khác vv…

Các chủ thể tham gia trong qui trình:

Người bán hàng chính: Bảo hiểm Bảo Việt là Người bán hàng chính đưa ra các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ với các điều kiện, điều khoản bảo hiểm (chào phí, đơn bảo hiểm, hợp đồng …) đối với đối tượng bảo hiểm (nhà cửa, xe cộ, hàng hóa

…) thuộc quyền sở hữu đầy đủ hoặc một phần của người được bảo hiểm (doanh nghiệp, tổ chức) có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Bảo hiểm Bảo Việt tổ chức mạng lưới các công ty thành viên, đại lý bảo hiểm rộng khắp trên toàn quốc cùng phối hợp với ngân hàng tiến hành cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Người cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm xử lý khiếu nại bồi thường trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm cũng như các nghĩa vụ khác theo qui định với khách hàng, ngân hàng

Người phối hợp bán hàng: Ngân hàng TMCP Bảo Việt làm với tư cách là một đại lý pháp nhân tổ chức tạo điều kiện và cùng phối hợp với Bảo Việt tiếp cận, giới thiệu dịch vụ và hỗ trợ bán hàng đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng. BAOVIET bank đồng thời là người được thụ hưởng các quyền lợi bảo hiểm đối với tài sản cho vay/thế chấp trong thời gian cho vay và được hưởng các quyền lợi theo qui định pháp luật trong hợp đồng đại lý.


Ngân hàng TMCP Bảo Việt có mạng lưới các đơn vị kinh doanh, chi nhánh hoạt động tại nhiều tỉnh thành cả nước, tạo thành kênh phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng – hoạt động Bancassurance khách hàng doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động bán hàng, có nhiều bộ phận cùng tham gia vào qui trình phối kết hợp như: Cấp lãnh đạo/quản lý, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp (RM) , bộ phận tái thẩm định, tác nghiệp tín dụng, ban chuyên môn Hội sở chính …nhưng trong đó RM là quan trọng nhất và là một trong bốn chủ thể chính tham gia qui trình phối hợp bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Nhóm/Đội Bancassurance KHDN: Đây là nhóm chức năng ngành dọc thuộc Khối NHDN Hội sở chính BVB, có nhiệm vụ vừa quản lý vừa hỗ trợ toàn bộ công tác Bancassurance Khác hàng doanh nghiệp tại tất cả các khâu bán hàng đồng thời triển khai công tác đào tạo, thi đua, kế hoạch kinh doanh BancaS, quan hệ hợp tác với BHBV …vv , chịu trách nhiệm trực tiếp trước trưởng phòng Phát triển thị trường và Khối NHDN.

Các bước phối hợp cụ thể:

Bước 1: BVB Tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ

Tại bước đầu tiên này, chủ yếu diễn ra các hoạt động giữa BVB và khách hàng có nhu cầu tín dụng còn BHBV đóng vai

trò tư vấn khi có yêu cầu.


Các chủ thể tham gia (4 chủ

thể chính)

Nội dung công việc chính

Cơ sở & công cụ thực hiện

Yêu cầu kết quả công việc

- Khách hàng tiềm năng

- Khách hàng thuộc cơ sở dữ

liệu của BVB


- Tiếp xúcvà tìm hiểu sản

phẩm, dịch vụ của BVB

- Gặp trực tiếp

- Các kênh thông tin khác (tổng đài, được giới thiệu,

website ...)

- Được RM tư vấn trực tiếp

- Đã sử dụng dịch vụ nhiều lần

- Được Bên thứ 3 đã có uy tín với BVB giới thiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - 12




- Chuyên viên hàng (RM)


quan


hệ


khách


- Tiếp thị khách hàng các sản phẩm, dịch vụ BVB trong đó có BancaS

- Báo cáo tiếp xúc với cấp

thẩm quyền


- Giới thiệu và gửi tờ rơi quảng cáo, bộ sản phẩm BancaS thiết kế sẵn

- Khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ BVB và có phản hồi

- Nếu thấy chưa cần thiết, chỉ giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tín dụng trước.


- Đội BancaS KHDN

- Thu thập thông tin ban đầu về khách hàng từ RM và nội bộ BVB

- Hỗ trợ cho RM, cung cấp thêm thông tin về các sản phẩm BancaS

- Là đầu mối quản lý công tác BancaS KHDN tại BVB đồng thời hỗ trợ

xúc tiến bán hàng


- Điện thoại trực tiếp

- Có thể cùng RM gặp trực tiếp khách hàng để tư vấn hoặc chịu trách nhiệm thu xếp người tư vấn chuyên sâu về Bảo hiểm

- Khách hàng nhận biết sản phẩm, dịch vụ BVB và có phản hồi

- Thông tin cung cấp kịp thời và rõ ràng, đầy đủ khi RM yêu cầu online

- Sẵn sàng hỗ trợ tiếp xúc hoặc thu xếp người tư vấn bảo hiểm trực tiếp khi có yêu cầu

- Bảo hiểm Bảo Việt

- Hỗ trợ BVB, cung cấp

thêm thông tin về các sản

- Điện thoại trực tiếp

- Có thể cùng BVB gặp trực

- Thông tin cung cấp kịp thời và

rõ ràng, đầy đủ khi BVB yêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023