Đánh Giá Cho Các Điểm Du Lịch Phục Vụ Phát Triển Du Lịch

3.2. Đánh giá cho các điểm du lịch phục vụ phát triển du lịch

3.2.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch

- HĐDL khô ng phát triển theo diệ n mà thường phát triển theo điểm dưa


vào

́ c độ TL và tậ p trung TNDL . Trong mỗi lan

h thổ có thể xác điṇ h đươc

rất nhiều

các điểm DL có vị trí và ý nghĩa khác nhau. Mặt khác, để xác định khả năng liên kết vùng, tiểu vùng, cần phải xác định điểm hạt nhân chính trong vùng, từ đó tập trung phát triển SPDL hấp dẫn , phù hợp sự kết nối trên toàn tuyến . Do đó , khi tổ chứ c

không gian lãnh thổ DL thì việc xác điṇ h các điểm DL tiê u biểu, điểm DL troṇ g điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

trong khô ng gian PTDL là rất quan trọng . Thông qua việc xác điṇ h những điểm DL trọng điểm, kết hợp với hệ thống giao thông liên lạc và các điểm dân cư trên cơ sở tính toán đến các nhân tố khác như điều kiện KT - XH, địa chất, xây dựng… sẽ giúp

tậ p trung nguồn lưc

Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 15

để đầu tư khai thác, tạo động lực cho PTDL toàn vùng.

- Có 13 điểm du lịch được lựa chọn đánh giá khả năng khai thác để phục vụ PTDL, bao gồm: Trung tâm thị trấn Lao Bảo; điểm DL Hướng Việt - Tà Phuồng; điểm DL Hướng Phùng; Hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp; điểm DL thị trấn Khe Sanh

- Tân Hợp; điểm DL ĐaKrông; điểm DL Khe Luồi - Ba Lòng; điểm DL Tà Long; điểm DL Tà Rụt; điểm DL A Nôr - Thị trấn A Lưới; điểm DL A Roàng; điểm DL Hồng Hạ; điểm DL Thác Mơ - Thượng Lộ. Cơ sở lựa chọn:

+ Căn cứ vào tiềm nă ng của TNDL , mứ c độ tậ p trung tài nguyê n , các điều

kiệ n TL liên kết vùng , tiểu vùng ; kết quả đánh giá TNDL cho các LHDL đã thực hiện trong luận án này. Dựa vào hiệ n traṇ g khai thác TNDL tại các điểm DL , hiện trạng liên kết DL trên lãnh thổ NC.

+ Dựa vào các cơ sở pháp lý, bao gồm: Chiến lược Phát triển SPDL Việt Nam [79], các Quy hoạch PTDL (Việt Nam, Bắc Trung Bộ và từng địa phương), Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của từng lãnh thổ NC [61], [77], [78], [102]. Ngoài ra còn căn cứ vào các nghị quyết, văn bản liên quan đến thành lập và kí kết hợp tác trên các tuyến đường Hồ Chí Minh, Con đường di sản miền Trung. Đây chính là cơ sở quan trọng trong việc xác định điểm DL đánh giá cho phù hợp.

+ Xu hướng PTDL trên thế giới và trong nước (PTDL theo hướng liên kết vùng, tiểu vùng; PTDL theo hướng bền vững gắn liền với giáo dục và bảo vệ môi trường; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại trong PTDL, DL an toàn)

3.2.2. Đánh giá điểm du lịch

3.2.2.1. Xác định tiêu chí, mức độ, điểm và trọng số đánh giá

Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều công trình NC xây dựng các tiêu chí

đánh giá tổng hơp

thô ng qua việ c lưa

chon

các tiê u chí liê n quan đến tài nguyê n

[19], [67], [70], [71], [74]. Phần lớn, các nhà NC đều chọn từ 5 - 7 tiêu chí cơ bản

(vị trí điểm DL, sứ c hấp dân

, CSHT - CSVC kỹ thuật phuc

vu ̣DL , sứ c chứ a, độ bền

̃ng và thời gian khai thác ) để đánh giá xây dựng điểm DL và phâ n cấp tiê u chí thành phần thành 4 cấp. Các tác giả hầu hết xác định hệ số 3, 2, 1 cho các tiê u chí theo ý kiến của người NC . Kế thừ a quan điểm của những NC trê n , để phù hợp với

đối tươn

g, phạm vi NC của luận án, tác giả đã sử dụng theo 5 tiêu chí cho đánh giá

13 điểm DL.

Xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá cho các điểm DL: trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau. Dựa theo ý kiến của các chuyên gia, cơ sở khảo sát thực tế, cùng các kết quả NC [6], [14], [19], [33],

[43] yếu tố có mức độ ảnh hưởng, vai trò quan trọng của các tiêu chí được xếp theo

thứ tự sau: (1) độ hấp dân

, (2) khả năng tiếp cận, (3) độ bền vững, (4) thời gian khai

thác, (5) sức chứa khách DL. Trọng số của các yếu tố được xác định thông qua thiết lập ma trận tam giác so sánh theo cặp tại phụ lục 4.4

a. Độ hấp dẫn điểm du lic̣ h

Độ hấp dẫn của điểm TNDL là tiêu chí quan trọng hàng đầu phản ánh khả năng khai thác cho HĐD L. Do vậy , đây là tiêu chí mang tính tổng hợp , độ hấp

dân

được phản ánh qua vẻ đẹp cảnh quan , tự nhiên có tính đa dạng cao; cấp xếp

hạng giá trị lịch sử , văn hóa ; sự phù hợp của điều kiện SKH; văn hóa bản địa có tính độc đáo…

Áp dụng tiêu chí độ hấp dẫn vào lãnh thổ NC, tác giả đã xác định sức hấp dẫn của điểm DL, bao gồm: số lượng phong cảnh; các DTLS văn hoá đặc sắc, mức độ được xếp hạng (cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia); khả năng khai thác phát triển đa dạng LHDL; mức độ liên kết DL. Ngoài ra TN chưa được xếp haṇ g thì độ

hấp dân

của TN còn được đánh giá dựa vào mức độ nổi tiếng của nó đối với khách

DL. Kết quả, các chỉ tiêu trong đánh giá tiêu chí sức hấp dẫn của điểm DL xác định

như sau: rất hấp dẫn (RTL): có trên 4 phong cảnh tư ̣ nhiê n đep

; DSVH (vậ t thể, phi

vậ t thể) đa daṇ g, phong phú về loaị hình và TNDL có giá tri ̣cấp quốc gia đặ c biệ t hoặc cấp quốc gia hoặc danh tiếng trong nước biết đến; đáp ứng khai thác trên 4

LHDL. Hấp dẫn (TL): có từ 3 - 4 phong cảnh tư ̣ nhiê n đep ; DSVH (vậ t thể, phi vậ t

thể) đa daṇ g , phong phú về loaị hình và TNDL có giá tri ̣cấp quốc gia hoặc danh tiếng trong tỉnh biết đến; đáp ứng khai thác từ 3 - 4 LHDL. Trong đó, đối với tài

nguyên không hoặc chưa được xếp hạng có mức độ hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong nước và trong tỉnh biết đến trở lên. Tương đối hấp

dẫn (TĐTL): có 2 phong cảnh tư ̣ nhiê n đep ; TNDL có giá tri ̣cấp địa phương ; đáp

ứng khai th ác 2 LHDL. Ít hấp dẫn (ITL): phong cảnh đơn điệ u ; chỉ đáp ứng khai thác được 1 LHDL.

b. Khả năng tiếp cận điểm DL

Khả năng tiếp cận điểm TNDL có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tổ chức khai thác tài nguyên. Đây cũng là tiêu chí mang tính tổng hợp, được đánh giá thông qua các thành phần: khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm tạo vùng, số loại phương tiện giao thông đến điểm tài nguyên, thời gian tiếp cận điểm tài nguyên...

Áp dụng tiêu chí khả năng tiếp cận, trong luận án, khoảng cách được tính từ trung tâm tạo vùng (trung tâm gửi khách) đến điểm DL. Việc xác định trung tâm gửi khách phụ thuộc vào vị trí hoặc quy mô của khu vực NC. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có quy mô, ý nghĩa cấp tiểu vùng, nên chịu tác động mạnh mẽ bởi trung tâm tạo vùng truyền thống của Trị - Thiên là thành phố Đông Hà và thành phố Huế. Do đó, luận án đã xác định thành phố Đông Hà là nơi gửi khách chính cho tiểu vùng phía tây của Quảng Trị; thành phố Huế là trung tâm gửi khách cho tiểu vùng phía tây của Thừa Thiên Huế. Theo đó, khả năng tiếp cận các điểm DL được tính từ 2 nơi gửi khách chính này. Ngoài ra, tại các cửa khẩu của lãnh thổ NC, có một lượng nhỏ khách từ Lào sang bằng đường bộ. Tuy nhiên nguồn khách này thường có thời gian lưu trú ngắn, khả năng chi trả dành cho du lịch thấp. Đồng thời, còn có dòng khách tiếp cận theo tuyến đường Hồ Chí Minh từ các địa phương xa như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... Do vậy khoảng cách tiếp cận đến các điểm DL trên lãnh thổ NC được coi như bằng nhau; số loại phương tiện, góp phần đa dạng hoá SPDL, đánh giá khả năng vận chuyển, linh động trong tiếp cận TN; thời gian tiếp cận, được thể hiện bằng thời gian đi tới điểm DL dài hay ngắn và các yếu tố khách quan khác.

Kết quả, các chỉ tiêu trong đánh giá tiêu chí khả năng tiếp cận điểm DL xác điṇ h như sau: rất gần (RTL): khoảng cách từ 50 - 100 km; có thể đi bằng trên 2 loại phương tiện thông dụng; thời gian tiếp cậ n dưới 3 giờ. Gần (TL): khoảng cách từ 100

- 150 km; có thể đi bằng trên 2 loại phương tiện thông dụng; thời gian tiếp cậ n dưới 5

giờ. Tương đối gần (TĐTL): khoảng cách từ 150 - 200 km; có thể đi bằng trên 2 loại phương tiện thông dụng ; thời gian tiếp cậ n dưới 7 giờ. Xa (ITL): khoảng cách trên 200 km; đi bằng 1 loại phương tiện thông dụng; thời gian tiếp cậ n trên 9 giờ

c. Độ bền vững của điểm du lịch

Tiêu chí này phản ánh khả năng bền vững của các thành phần , các yếu tố tự nhiên và nhân văn trước áp lực của HĐDL, khách DL và các đối tượng khác . Đánh giá độ bền vững tại các điểm DL dựa trên cơ sở các thành phần hoặc yếu tố tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa với DL bị suy thoái hay không và khả năng phục hồi theo thời gian. Do vậy, tỷ lệ % các điểm tài nguyên của điểm DL được bảo vệ , tôn tạo và

có quy hoạch cũng là yếu tố xác định độ bền vững điểm DL . Các chỉ tiê u đánh giá

của tiêu chí độ bền vững được xác định như sau : rất bền vững (RTL): không có thành phần hoặc bộ phận tư ̣ nhiê n nào bi ̣phá hủy, hoặ c phá hủy khô ng đánh kể , khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái nhanh ; giá trị tài nguyên nguyên vẹn hoặc gần như nguyên vẹn; tài nguyên được bảo tồn tốt, có ít nhất 50% điểm tài nguyê n đươc̣ đầu tư , bảo vệ hay có quy hoạch . Bền vững (TL): có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phậ n tư ̣ nhiê n bi ̣phá hủy ở́ c độ nhe ̣ , khả năng tự phục hồi tương đối nhanh ; giá trị tài nguyên tương đối nguyên vẹn, một số giá trị tinh hoa, bản sắc của tài nguyên bị mai một; tài nguyên được bảo tồn tương đối tốt, có ít nhất 40% điểm tài nguyê n

đươc đâù tư , bảo vệ hay có quy hoạch . Tương bền vững (TĐTL): có từ 1 - 2 thành

phần tư ̣ hoặ c bộ phậ n tư ̣ nhiê n bi ̣phá hủy đáng kể, khả năng phục hồi nhanh khi có

sư ̣ hỗ trơ ̣ tích cưc của con người ; giá trị tài nguyên phần lớn bị phá huỷ, giá trị tinh

hoa, bản sắc của tài nguyên bị mai một; có trên 30% điểm tài nguyê n đươc đâù tư ,

bảo vệ hay có quy hoạch . Kém bền vững (ITL): có từ 2 - 3 thành phần tự nhiên bị phá hủy nặng , khả năng phục hồi chậm và cần có sự hỗ trợ tích cực của con người ; giá trị tài nguyên gần như không còn; khả năng phục hồi nguyên trạng kém .

d. Thời gian khai thác du lịch

Thời gian hoaṭ độ ng thường đươc xać điṇ h bởi số ngày dài (số ngày

không mưa và không xuất hiện các thời tiết cực đoan ) thích hợp tổ chức các HĐDL. Kết quả , các chỉ tiêu đánh giá của tiêu chí thời gian hoạt động đư ợc xác điṇ h như sau : rất dài (RTL): có trên 150 ngày/năm triển khai tốt các HĐDL . Dài (TL): có từ trên 120 - 150 ngày/năm triển khai tốt các HĐDL . Tương đối dài

(TĐTL): có từ 90 - 120 ngày/năm triển khai tốt các HĐDL . Ngắn (ITL): có dưới

90 ngày/năm triển khai tốt các HĐDL .

e. Sức chứa khách du lịch

Khả năng đón khách được hiểu ở 4 góc độ khác nhau: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội [33]. Các khía cạnh này có liên quan tới lượng khách tối đa mà một điểm tài nguyên có thể tiếp nhận trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc điểm

cụ thể của điểm DL, LHDL (điểm tham quan ngoài trời như các thác, KBT sẽ khác điểm DL trải nghiệm trong bản, làng của cộng đồng dân tộc ít người).

Theo Luật Du lịch (2005) [50, tr.9], đã quy định về khả năng phục vụ khách của điểm du lịch quốc gia là 100.000 lượt khách/năm và của điểm du lịch địa phương là 10.000 lượt khách/năm. Vận dụng vào đặc điểm ĐKTN và TNDL và thời gian có thể khai thác cho hoạt động du lịch ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Khả năng đón khách của điểm tài nguyên được phân cấp như sau: rất lớn (RTL): có sức chứa trung bình trên 300 người/ngày. Lớn (TL): có sức chứa trung bình trên 200 - 300 người/ngày. Trung bình (TĐTL): có sức chứa trung bình từ 100

- 200 người/ngày. Thấp (ITL): có sức chứa trung bình dưới 100 người/ngày

3.2.2.2. Kết quả đánh giá từng tiêu chí

a. Độ hấp dẫn điểm du lic̣ h

Thị trấn Lao Bảo và lân cận: Có diện tích nhỏ, ít thắng cảnh đẹp, một số thắng cảnh có giá trị như thác Ồ Ồ, suối La La (Tân Long)..., đây cũng là nơi sinh sống của cộng đồng người Bru - Vân Kiều. DSVH có giá trị nhất bao gồm Nhà tù Lao Bảo, Căn cứ Làng Vây được xếp hạng DTLS cấp quốc gia. Ngoài ra còn có tài nguyên bổ trợ khác như Khu thương mại Lao Bảo, Cửa khẩu Lao Bảo, vườn sinh thái nông nghiệp cà phê. Với cơ sở tài nguyên này, các LHDL có thể phát triển gồm DL văn hoá (tìm hiểu DTLS - văn hoá), DL tham quan, DL mậu dịch, MICE. Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức hấp dẫn.

Điểm DL Hướng Việt - Tà Phuồng: Nằm trong KBT thiên nhiên Bắc Hướng Hoá - nằm tiếp giáp và KBT Khe Nước (Quảng Bình) vị trí quan trọng để tạo nên một hành lang ĐDSH rộng lớn giữa KBTTN , VQG ở miền Trung Việt Nam và các

KBT của Lào. Đia

hình chia cắt maṇ h, độ dốc phổ biến từ 12 - 250, có nhiều nơi dốc

đứ ng tạo nên kiểu địa hình đèo có giá trị (đèo Sa Mù). Cảnh quan karst trên khối đá vôi Tà Rùng tương đối đặc sắc với 8 hang động karst (7 hang khô, 1 hang nước) và nhiều thác, suối, hồ nhỏ khác có giá trị cho DL như hang động Tà Phuồng, Brai và Sa Mù, thác Tà Phuồng 1 và 2,... Bên cạnh đó cùng với điều kiện SKH thuận lợi, đã

tạo nên hệ thảm thực vật rừng rất có giá trị (độ che phủ rừng chiếm 93,2%, rừng nguyên sinh chiếm gần 70%) và ĐDSH có giá trị cao, có nhiều loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (phụ lục 6.1). Ngoài các giá trị tự nhiên, đây còn là lưu giữ nhiều giá trị văn hoá cộng đồng các dân tộc ít người khá nguyên thuỷ (kiểu kiến trúc nhà Dài, nhà Rông, trang phục đặc trưng) của người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi tại xã Hướng Việt và sống tập trung ven tuyến đường Hồ Chí Minh Tây.

Làng nghề đặc trưng là Tân xưởng chế tác đồ đá, nghề chổi đót cổ nhổi. Tài nguyên bổ trợ khác như ngắm hoa dã quỳ dọc tuyến đường đèo Sa Mù. Nhìn chung, từ khu vực Quảng Trị vào các tỉnh phía nam, tuy các khối núi đá vôi không còn phân bố rộng và quy mô lớn như các tỉnh miền Bắc, nhưng TNDL khá tập trung đã tạo nên lợi thế nhất định. LHDL có thể phát triển bao gồm DL tham quan, nghiên cứu tự nhiên, DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng, DL văn hoá (tìm hiểu về văn hoá của cộng đồng dân tộc ít người), DL thể thao - mạo hiểm (leo núi, vượt đèo). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức rất hấp dẫn.

Điểm DL Hướng Phùng: Cũng nằm khu vực KBT thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, phong cảnh bao gồm thác Chênh Vênh, cảnh quan đèo Sa Mù, điện gió phía nam xã Hướng Phùng. Các giá trị văn hoá gồm phong tục, tập quán của cộng đồng người Bru-Vân Kiều sống tập trung tại thôn Chênh Vênh. LHDL có thể phát triển gồm DL sinh thái, DL văn hoá (tìm hiểu về văn hoá của cộng đồng dân tộc ít người), DL thể thao - mạo hiểm (leo núi, zipline). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức hấp dẫn.

Điểm DL hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp: Có nhiều thắng cảnh đẹp, cảnh quan hồ Rào Quán với diện tích hơn 600 ha được coi là điểm nhấn về tài nguyên DL tự nhiên của huyện Hướng Hoá. Phong cảnh Hồ được bao quanh là các đồi thông, nước xanh quanh năm. Đồng thời có nhiều đỉnh núi cao, lớn như đỉnh Voi Mẹp, đỉnh Sa Mù được coi là nóc nhà của dãy Trường Sơn Tây. Ngoài ra còn có các cảnh quan khác như điện gió phía đông của xã Hướng Linh, vườn hoa Dã Quỳ... LHDL có thể phát triển bao gồm DL tham quan, nghiên cứu tự nhiên, DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng, DL thể thao - mạo hiểm (leo núi). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức rất hấp dẫn.

Điểm DL thị trấn Khe Sanh - Tân Hợp: không có phong cảnh tự nhiên nổi bật. Tuy nhiên, Khe Sanh lại được cấu tạo bởi dung nham bazan, mặt đỉnh tương đối bằng phẳng, dạng như một cao nguyên, với độ cao tuyệt đối thấp nhất của đỉnh Trường Sơn (450 - 500 m). Do đó, tài nguyên sinh thái nông nghiệp (giống cây cà phê Arabica; cây Macca) khá phát triển, phong cảnh đồi thông khu vực hồ Tân Độ (diện tích 740,48 ha), hồ Khe Sanh... DSVH có giá trị bao gồm Sân Bay Tà Cơn được xếp hạng DTLS cấp quốc gia, khu tâm linh Bảo Tháp, chùa Phật Sơn, Đền tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh tại Khe Sanh. Các lễ hội truyền thống thường được tổ chức tại trung tâm thị trấn Khe Sanh. Với những loại tài nguyên này, điểm DL có thể phát triển các LHDL sau: DL văn hoá (DTLS - văn hoá), DL tâm linh, DL sinh

thái, MICE. Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức hấp dẫn.

Điểm DL ĐaKrông: thắng cảnh tự nhiên bao gồm danh thắng ĐaKrông, suối nước nóng Klu, sông Rào Quán, lòng hồ ĐaKrông 2; thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm rất có giá trị tại dãy núi Talung và núi Klu; kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh, rừng tre nứa ở vùng đồi và sinh thái nông nghiệp ở vùng đất thấp (Bản Cát). DSVH có giá trị nhất đó là DTLS Điểm vượt đường 9 của đường dây 559 (là các điểm bao gồm những cầu/cống với các tên gọi như Cầu Khe Xom, Cầu Xom Rò, Cầu Du Tiên) được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; Di chỉ khảo cổ học Klu; DSVH tại khu nhà cổ của người Bru - Vân Kiều (nằm bên cạnh suối nước nóng Klu). Ngoài ra có Bản Cát (nằm ở vùng đất thấp có sông Rào Quán chảy qua) có giá trị cao về kiểu kiến trúc nhà ở, văn hoá nghệ thuật cùng với các phong tục tập quán địa phương ít bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Lễ hội và làng nghề truyền thống bao gồm: lễ hội ARiêu Car và lễ hội ARiêu Ping (lễ hội giỗ tổ tiên và tái hiện vòng đời), lễ Apier (lễ trỉa lúa), lễ Tưka bôn (lễ cúng cơm mới ), tục

đi sim, văn hoá cồng chiêng; làng nghề đặc trưng gồm đan lát và dệt thổ cẩm Klu.

Trên cơ sở tài nguyên này, điểm DL có thể phát triển các LHDL sau: DL tham quan, nghiên cứu, DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng, DL văn hoá (DTLS - văn hoá và tìm hiểu văn hoá cộng đồng dân tộc Bru - Vân Kiều), DL thể thao - mạo hiểm (leo núi, zipline). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức rất hấp dẫn.

Điểm DL Khe Luồi - Ba Lòng: chiếm diện tích khá nhỏ, phong cảnh đẹp không nhiều. Phong cảnh đặc trưng gồm thác Khe Luồi, thảm thực vật rừng nhiệt đới núi thấp (thuộc một phần nhỏ của KBT thiên nhiên ĐaKrông) khá phong phú và đa dạng. Về DSVH có giá trị nhất là DTLS Chiến khu Ba Lòng đã đươc xếp hạng cấp quốc gia, di chỉ đá nổi Ba Lòng, còn lại là các DTLS mang giá trị xếp hạng cấp tỉnh. Với cơ sở TN này, điểm DL có thể phát triển 2 LHDL gồm DL sinh thái và DL văn hoá (DTLS - văn hoá). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức tương đối hấp dẫn.

Điểm DL Tà Long: Tà Long nằm trong KBT thiên nhiên ĐaKrông cùng với KBT thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, đặc điểm lịch sử địa chất, địa hình tạo nên những nét đặc sắc. Dọc tuyến đường Hồ Chí Minh Tây, có khá nhiều phong cảnh đẹp bao gồm cảnh quan karst sót (địa hình đá tai mèo ở đỉnh và sườn) sườn dốc và đứng kết hợp cánh đồng karst khá bằng phẳng, (Hang Dơi) có giá trị DL cao; suối Pa Ca - bản Pa Hy, thác Raa Po, suối Tà Lao... Bên cạnh đó cùng với điều kiện SKH thuận lợi, đã tạo nên thảm thực vật, ĐDSH có giá trị cao với hệ sinh thái rừng già đặc trưng và

nhiều loài quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (phụ lục 6.2). Giá trị về DSVH bao gồm di tích khảo cổ học Hang Dơi và một số DTLS khác được xếp hạng cấp tỉnh; Với những loại tài nguyên này, điểm DL có thể phát triển LHDL sau: DL tham quan, nghiên cứu, DL sinh thái, DL văn hoá (tìm hiểu văn hoá cộng đồng dân tộc Pa Cô). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức hấp dẫn.

Điểm DL Tà Rụt - Đèo Pê Ke: Các phong cảnh tự nhiên đẹp bao gồm cảnh quan trên đoạn đèo Pê Ke (khúc uốn của đèo tương đối lớn, rừng tự nhiên có giá trị) là một trong những con đèo ngoại mục nhất dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; phong cảnh động Ba Lê (độ cao 1000 - 1200 m thuộc ranh giới xã Húc Nghì), thác Đỗ Quyên và suối A Chò (522 m); phong cảnh hữu tình tại hang động Apô Ly Hông, sông Thạch Hãn, hồ Âm Ty, đường Thiên Đàng (xã Tà Rụt); đồng thời thảm sinh vật rừng có giá trị tại khu bảo vệ cảnh quan đường Hồ Chí Minh (phụ lục 6.3). Ven sông Thạch Hãn là bản làng Chai, bản Sa Ta sinh sống với làng nghề truyền thống là nấu rượu men lá Đá Bàn (tập trung đông nhất tại Tà Rụt) đã tạo nên một đặc sắc riêng. Khu nhà Dài của người Pa Cô cùng với khu Klu là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống định kì chung của huyện ĐaKrông; đồng thời đây cũng là nơi hội họp, diễn ra các nghi lễ của người Pa Cô. Với những loại tài nguyên này, điểm DL có thể phát triển LHDL sau: DL sinh thái, DL văn hoá (tìm hiểu văn hoá cộng đồng dân tộc Pa Cô), DL thể thao - mạo hiểm (leo núi, zipline, vượt đèo). Kết quả đánh giá về độ hấp dẫn của điểm DL ở mức hấp dẫn.

Điểm DL A Nôr - Thị trấn A Lưới: Không có nhiều thắng cảnh tự nhiên, nhưng có giá trị thắng cảnh công trình kiến trúc và DSVH. Phong cảnh đẹp nổi bật là hệ sinh thái thác A Nôr. DSVH có giá trị đó là DTLS vật thể được xếp hạng cấp quốc gia là Động Tiên Công; ngoài ra, còn có 3 điểm DTLS cấp quốc gia gần điểm DL này bao gồm Ngã ba đầu đường 71, đường 14B; Dốc Con Mèo; Địa đạo động So - A Túc; Khu nghĩa trang liệt sĩ. Về DSVH phi vật thể, đây là địa phương còn lưu giữ nhiều giá trị về phong tục tập quán, giá trị kiến trúc, nghệ thuật, làng nghề đặc trưng cộng đồng của dân tộc Tà Ôi đó là làng văn hoá A Nôr (Việt Tiến), homestay A Nôr (nhà Rông). Một số công trình mang ý nghĩa tượng trưng văn hoá địa phương, tổ chức trưng bày, triển lãm như: Trung tâm văn hoá huyện, bảo tàng trưng bày hiện vật; lễ hội, làng nghề truyền thống gồm lễ hội Aza Koonh, lễ hội ARiêu Car và lễ hội ARiêu Ping, lễ ATan Pa Nuôn và nghề truyền thống dệt Zèng, nghề nấu rượu đoác,... Trong đó, lễ hội Aza Koonh được xếp hạng DSVH phi vật thể cấp quốc gia. Ngoài ra còn có các loại TN khác như chợ nông sản A Lưới, vườn nông nghiệp sinh thái. Với cơ sở tài nguyên này,

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí