và bạo lực giới, cũng như những hệ lụy kiểu mang thai sớm và ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Tại Singapore, tất cả các cấp học đều có chương trình giáo dục giới tính của Bộ giáo dục. Tại cấp tiểu học, trẻ em được dạy về việc phát triển cơ thể và cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Tại trung học và sau đó, học sinh được dạy về sức khỏe và hành vi tình dục cũng như cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục. Bộ giáo dục Singapore cũng kêu gọi giáo dục giới tính cũng phải bắt đầu từ gia đình trong đó cha mẹ giữ vai trò quan trọng.
Ở Châu Âu, nhiều nước bắt đầu quan tâm đến giới tính và giáo dục giới tính. Tại nước Anh, trẻ em bắt đầu được giáo dục giới tính khi còn mầm non. Pháp luật Anh quy định rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc. Chương trình với tên gọi “Khóa học Nhà nước yêu cầu” được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với 4 độ tuổi. Ngoài ra, Vương quốc Anh còn đang áp dụng phương pháp “giáo dục đồng cấp”. Thông qua sự phát triển của việc giáo dục giới tính vị thành niên và việc sử dụng hình ảnh tương tác, phương pháp này được áp dụng nhằm hạn chế tệ nạn và tình trạng xâm phạm tình dục ở vị thành niên.
Tại Hà Lan, theo luật, tất cả học sinh tiểu học tại Hà Lan đều được giáo dục giới tính với các trọng tâm về khác biệt giới tính và giúp trẻ phát triển kỹ năng chống áp bức tình dục, đe dọa tình dục và lạm dụng tình dục. Ineke Van der Vlugt, chuyên gia về phát triển giáo dục giới tính, nói: "Người ta thường nghĩ giáo dục giới tính là dạy về quan hệ tình dục. Nhưng giới tính có nghĩa bao quát hơn nhiều bởi nó bao gồm xây dựng hình ảnh bản thân, phát triển cá tính, vai trò giới và cả việc học cách thể hiện bản thân, nói lên mong ước và các giới hạn". Trong chương trình giáo dục giới tính bắt đầu từ mẫu giáo của Hà Lan, mục tiêu các nhà giáo dục hướng tới là giúp trẻ mẫu giáo biết cách nói trả lời nếu không muốn bị đụng chạm cơ thể. Với chương trình này, trẻ 7 tuổi có thể kể tên mọi bộ phận trên cơ thể, kể cả cơ quan sinh dục. Và trẻ 11 tuổi có thể thoải mái bàn luận về sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn và lạm dụng tình dục.
Trong khi đó ở Mỹ, việc giáo dục giới tính lại được phân theo các cấp học. Ở
tiểu học, các em nhỏ được thầy cô giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà. Ở cấp trung học cơ sở trở lên, kiến thức về giáo dục giới tính được nâng cấp lên đáng kể, trực diện và hướng dẫn chi tiết. Học sinh được tìm hiểu về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhiễm, việc mang thai… Tuy nhiên, cách mà người Mỹ dạy cho trẻ em còn lồng ghép cả nội dung giáo dục tính người: Biết quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới. Song song với việc giáo dục ở nhà trường, các bậc phụ huynh cũng luôn chia sẻ với con cái về vấn đề giới tính, tình dục một cách thẳng thắn và cởi mở. Họ giải thích cặn kẽ chứ không giấu diếm. Lúc đầu bọn trẻ cảm thấy khá kỳ cục và ngượng ngùng, nhưng về sau lại rất chăm chú lắng nghe. Theo Hội đồng thông tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93% người lớn được khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84% ủng hộ tại các trường trung học cơ sở. Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục [40].
Như vậy, các nội dung nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính hiện nay ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và ban hành nhiều chính sách để thực thi. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã đưa giáo dục giới tính thành một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Tuy cách thức tiến hành ở mỗi quốc gia có khác nhau song đều hướng đến mục tiêu chung là kết hợp giáo dục những hiểu biết về giới tính, tình yêu, tình dục với giáo dục ý thức trách nhiệm đối với tình yêu, giáo dục đạo đức, xây dựng gia đình tốt đẹp, lành mạnh, phòng các loại bệnh liên quan đến giới tính, hướng tới xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh.
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ xa xưa, giới tính và giáo dục giới tính ít được nhắc đến và coi như là một việc làm “cấm kị”. Cho đến những năm đầu của thập kỉ 1980, vấn đề GDGT cho lứa tuổi vị thành niên vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lâu đời trong nhân dân. Rất nhiều người cảm thấy xấu hổ hay khó trình bày khi nói về vấn đề tình dục, giới tính. Các thầy cô giáo, tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội hầu như chưa được trang bị kiến thức một cách khoa học để có thể tham gia vào giáo dục hay tư vấn về các vấn đề giới tính cho học sinh, thậm chí lại có tư tưởng
cho là không nên nhồi nhét vào đầu óc trẻ thơ những điều không tốt. Chính những quan niệm lạc hậu, bảo thủ trên đã làm cho trẻ chưa có nhiều kiến thức hiểu biết về giới tính, phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro, thậm chí là dẫn đến nhiều cái chết thương tâm trong quan hệ tình dục không an toàn, về sự mang thai ngoài ý muốn.
Năm 1984, khi chỉ thị 176A ngày 24 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nêu rõ: “Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái ” thì công tác GDGT cho học sinh sinh viên được các nhà trường quan tâm hơn, tập trung cho đối tượng sinh viên các trường Đại học. “Năm 1985, nhiều công trình nghiên cứu khoa học về giới tính, tình yêu, tình dục, xây dựng hôn nhân gia đình của các tác giả được công bố. Trong đó, nổi bật là một số tác giả: Phạm Hoàng Gia, Bùi Ngọc Oánh, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Thị Tho… nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến giới tính và giáo dục giới tính. Một số công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra cho các lứa tuổi về tình bạn, tình yêu và cuộc sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành trên cả nước từ năm 1985 đến nay, bước đầu đã đặt nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới tính ở Việt Nam, khởi nguồn cho các chương trình, chính sách liên quan đến giáo dục giới tính ở Việt Nam sau này”[27].
Từ năm 1990, ở Việt Nam đã có một số dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục giới tính cho học sinh; giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; giáo dục đời sống gia đình… Việc nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã trở thành mối quan tâm của cả xã hội, của Nhà nước, Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà khoa học và các bậc phụ huynh [27].
Năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) soạn thảo chương trình thực nghiệm Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS với 9 chủ đề: Phòng
tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; Quyền trẻ em; Bệnh lây qua đường tình dục; Phòng tránh ma túy; Phòng tránh thuốc lá rượu bia và sống khỏe mạnh. Nội dung Chương trình thực nghiệm được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số trường THCS trong toàn quốc, thường sử dụng các tiết học ngoại khóa, ngoài giờ, và dạy lồng ghép vào các tiết dạy thuộc môn GDCD hoặc môn Sinh. Theo chương trình mới bắt đầu thực hiện từ năm học 2003 các bài về giáo dục giới tính bắt đầu giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 9.
Một trong những vấn đề nóng của xã hội Việt Nam hiện nay là việc trẻ vị thành niên quan hệ tình dục khi chưa có những hiểu biết đầy đủ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều đó gây những hậu quả tai hại cho xã hội và ảnh hưởng đến chính tương lai của các em. Có hai nhóm nguyên nhân chủ yếu phát dẫn đến các vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên trở thành vấn đề nóng hiện nay, một là nguyên nhân xuất phát từ chính lứa tuổi vị thành niên, và một từ xã hội, môi trường của các em đang sống. Về phần các em, có một thực tế không thể không nhìn nhận, đó là sự phát triển về sinh lí và thể chất của người Việt đang ngày một cải thiện. Cùng với sự đi lên của đời sống, điều kiện kinh tế, vật chất, thì hiện nay cuộc sống hoàn toàn không dễ dàng đối với trẻ vị thành niên, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt đối với những trẻ không được chuẩn bị đầy đủ để đối mặt với các vấn đề đặc thù của lứa tuổi. Thực trạng hiện nay đã và đang cho thấy điều đó. Nếu chúng ta mong đợi trẻ vị thành niên những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm trước những cạm bẫy và thách thức của xã hội, chúng ta phải đảm bảo trẻ vị thành niên được cung cấp đầy đủ thông tin, kỹ năng và phương tiện để quyết định và các giá trị chúng cần tôn trọng và thực hiện. Chúng ta cần nhận thức rằng đã đến lúc để đặt kế hoạch cho tương lai và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó. Để giải quyết vấn đề này, không còn cách nào khác đó là gia đình và xã hội, cần đưa giáo dục giới tính (GDGT) vào môi trường quan trọng nhất của các em trong lứa tuổi vị thành niên: Đó là trường học.
Thực tế, còn có nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục giới tính, về nội dung và phương pháp giáo dục giới tính, nhưng tất cả đều thống nhất một quan
niệm: cần giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ đang lớn lên. Vần đề là lựa chọn nội dung cho thích hợp, xác định thời điểm bắt đầu tiến hành ở nhà trường cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng quốc gia, từng dân tộc.
1.1.3. Một số đề tài nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông ở Việt Nam
Từ năm 1990 trở lại đây, công tác GDGT được sự quan tâm của toàn xã hội và được nghiên cứu một cách nghiêm túc qua một số công trình sau:
- Năm 1991, đề tài nghiên cứu: “Những yếu tố tâm lý trong sự chấp nhận GDGT của thanh niên học sinh” của PGS. TS Bùi Ngọc Oánh.
- Năm 1994, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với một số nội dung GDGT” của Huỳnh Văn Sơn.
- Năm 2004, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tìm hiểu sự nhận thức và quan tâm của học sinh THPT về các vấn đề giới tính” của Nguyễn Văn Phương.
- Năm 2008, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh THPT về một số vấn đề cơ bản của nội dung GDGT tại một số trường THPT thành phố Hà Nội” của Lê Khắc Mỹ Phượng.
- Năm 2016, đề tài nghiên cứu: “Một số suy nghĩ về quan niệm tình dục của tuổi vị thành niên hiện nay đối với vấn đề tình dục” của Nguyễn Bích Điểm.
- Năm 2017, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS tại huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương và một số giải pháp” của Đỗ Hà Thế Bình.
- Năm 2018, đề tài nghiên cứu của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Đồng Nai: “Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục giới tính trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai” do Hội Khoa học Tâm lý giáo dục chủ trì.
Điểm qua các đề tài nghiên cứu, có thể nhận thấy ở lứa tuổi THPT có khá nhiều đề tài được đề cập đến. Còn ở lứa tuổi học sinh THCS, hầu như chưa có đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở lứa tuổi này. Chỉ có một vài bài báo của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đăng trên Tạp chí giáo dục.
Như vậy, giáo dục giới tính đã được cả thế giới và ở Việt Nam đề cập tới và nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề quản lý giáo dục giới tính chưa được quan tâm
nhiều, đặc biệt với học sinh THCS. Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề GDGT để xây dựng một nội dung GDGT riêng, cụ thể cho lứa tuổi HS THCS, vì vậy tác giả lựa chọn đề tài để nghiên cứu khai thác dưới góc độ quản lý hoạt động giáo dục giới tính trong phạm vi đơn vị trường THCS ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu vấn đề quản lý GDGT cho học sinh THCS và phù hợp với đặc điểm học sinh THCS và phù hợp với bối cảnh giáo dục địa phương. Với mong muốn giáo dục giới tính đang từng bước trở thành một môn học góp phần tích cực vào việc giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh THCS hiện nay ở Việt Nam.
1.2. Giới tính và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS
1.2.1. Khái niệm về giới và giới tính
Theo Điều 5 của Luật Bình đẳng giới 2006, khái niệm “giới tính” và “giới” được hiểu như sau:
“Giới tính” là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ;
“Giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó. Sự khác nhau giữa “giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:
- Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú.
- Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính
trị,… Những hành vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới.
Sự khác nhau giữa Giới tính và Giới:
Giới | |
Đặc điểm sinh học khác nhau giữa nam và nữ (sinh ra đã có) | Cách ứng xử, vai trò, hành vi mà xã hội mong đợi ở nam và nữ (không phải sinh ra đã có mà là một quá trình hình thành bởi xã hội) |
Con người sinh ra đã thuộc về một giới tính nhất định và không thay đổi theo thời gian | Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởng thành, giao tiếp xã hội. Điều này có thể thay đổi theo thời gian. |
Giới tính của một người ở nơi nào cũng vậy | Giới và vai trò giới khác nhau theo phong tục tập quán, theo vùng và thời gian |
Khó hoặc không thay đổi được | Có thể thay đổi theo thời gian |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 1
- Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 2
- Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Thcs
- Khái Quát Về Phường Nông Trang, Thành Phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.
(Nguồn: Nội dung nêu trên được đề cập tại tài liệu kèm theo Quyết định 5859/QĐ-BYT ngày 18/12/2019 của Bộ Y tế).
1.2.2. Đặc điểm giới tính và phát triển giới tính của học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi trung học cơ sở (THCS) hay còn gọi là tuổi thiếu niên được giới hạn trong độ tuổi học sinh từ 11-15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9), Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị”…
Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này.
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động… của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có
sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt: Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội. Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng sau: Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập… còn quan hệ với bạn gái như trẻ con.
Lứa tuổi này có sự phát triển mang tính đột biến, phát triển về mọi mặt, cả về thể lực, tâm- sinh lý; là giai đoạn quan trọng của cuộc đời con người, là giai đoạn vừa học tập kiến thức, vừa tìm hiểu các vần đế xã hội, vừa phát huy tính năng động sáng tạo để nắm bắt các thành tựu khoa học kĩ thuật nhưng đồng thời cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội; muốn thể hiện bản thân đã là người lớn, đặc biệt đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về sinh lý tuổi dạy thì. Nhu cầu hướng ngoại phát triển, cùng với hoạt động học tập, giao tiếp với bạn bè và sự tác động của phương tiện thông tin đa chiều cũng tác động vào quá trình phát triển của học sinh THCS.
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành,