Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDGT cho học sinh 39

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động GDGT cho học sinh THCS 40

Bảng 2.3. Thái độ của học sinh với hoạt động GDGT trong trường THCS 41

Bảng 2.4. Khảo sát nhận thức của PHHS về sự cần thiết GDGT cho học

sinh THCS 42

Bảng 2.5. Khảo sát về sự quan tâm của PHHS về tuổi dậy thì và việc GDGT

cho con em 42

Bảng 2.6. Khảo sát nguồn cung cấp kiến thức GDGT cho PHHS nguồn cung cấp kiến thức GDGT 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung GDGT trong trường học 44

Bảng 2.8. Thực trạng các phương pháp GDGT đã triển khai 46

Quản lí hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay - 2

Bảng 2.9. Ý kiến của đội ngũ giáo viên về các hình thức GDGT đã triển khai 47

Bảng 2.10. Khảo sát những đề nghị của học sinh về công tác GDGT 51

Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch quản lí GDGT cho học sinh 53

Bảng 2.12. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT cho học sinh 54

Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới

tính trong chương trình môn GDCD 56

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục giới tính trong chương trình môn Sinh học cấp THCS 57

Bảng 2.15. Thực trạng chỉ đạo GDGT thông qua HĐGDNGLL 59

Bảng 2.16. Thực trạng công tác chỉ đạo của hiệu trưởng trong việc phối hợp

các lực lượng tham gia công tác GDGT học sinh THCS 62

Bảng 2.17. Thống kê hoạt động của các tổ chức, cơ quan tham gia GD kỹ năng sống 63

Bảng 2.18. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả GDGT của BGH và

GV nhà trường 65

Bảng 2.19. Khảo sát các biện pháp quản lý việc chuẩn bài giảng dạy GDGT

trên lớp và giờ GDGT trên lớp của giáo viên 66

Bảng 2.20. Khảo sát về việc tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn về vấn

đề GDGT 67

Bảng 2.21. Khảo sát về nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn của nhà trường khi thực hiện giáo dục giới tính 68

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh

Phú Thọ 94

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho học

sinh trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ 95

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua đã luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đào tạo, coi Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều chính sách về công tác giáo dục phổ thông, phát triển toàn diện con người, trong đó có giáo dục giới tính.

Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 /8 / 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”; Nghị định số 80/2017/NĐ- CP ngày 17 /7 /2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 Hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn học đường trong trường phổ thông mà trong đó có phần giáo dục giới tính. Từ đó, tạo cơ sở hành lang pháp lý triển khai tích hợp các nội dung giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho trẻ em trong các chương trình giáo dục. Giáo dục giới tính giúp HS nói chung và HS cấp trung học cơ sở rèn luyện khả năng tự xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng kiến thức giới tính vào thực tiễn cụôc sống. Là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục toàn diện, xã hội đặc biệt quan tâm. Học sinh trung học cơ sở (THCS) thuộc lứa tuổi thanh niên mới lớn, đây là giai đoạn phát triển về sinh lý, có nhiều thay đổi về tâm lý và tình cảm trong cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rất phức tạp, nên trong công tác giáo dục rất cần thiết phải chú trọng công tác giáo dục giới tính.

Trường trung học cơ sở Nông Trang hiện nay đóng ở phía nam của phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Năm học 2018-2019 trường có 28 lớp với 1.243 học sinh. Trong gia đình, lứa tuổi học sinh THCS còn một số em học sinh (HS) chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức. Việc chỉ đạo quản lý hoạt động GDGT cho học sinh của nhà trường vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định do: nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về vấn đề này còn

chưa được quan tâm đúng mức, còn tâm lý e ngại; đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và kĩ năng tư vấn các vấn đề về giới tính cho các em học sinh còn thiếu và không được đào tạo chuyên môn; việc tổ chức các hoạt động về giáo dục giới tích còn chưa đa dạng, chưa có chiều sâu; cơ sở vật chất thiếu thốn, không có phòng riêng để tư vấn cho học sinh về các vấn đề nhạy cảm... khiến cho hoạt động giáo dục giới tính của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay ” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về giáo dục giới tính, quản lý hoạt động giáo dục giới tính và thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS;

- Nghiên cứu thực trạng về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

5. Câu hỏi nghiên cứu

1) Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS đã được nghiên cứu như thế nào?

2) Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh THCS tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ diễn ra như thế nào?

3) Cần những biện pháp quản lý nào để nâng cao hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh cấp THCS tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?

6. Giả thuyết nghiên cứu

Giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường THCS; hiện nay, trong sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhà trường cần phải có các định hướng giáo dục và quản lý giáo dục giới tính phù hợp với sự phát triển của học sinh và bối cảnh xã hội. Vì vậy, đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính phù hợp sẽ giúp học sinh có những kiến thức, kỹ năng và hành vi giới tính phù hợp và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

7. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các các vấn đề về lý luận giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trong phạm vi trong nhà trường THCS;

- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý cấp trường, toàn bộ giáo viên của trường Nông Trang, thành phố Việt Trì, một số phụ huynh học sinh và học sinh trong trường (Ban giám hiệu:03, Giáo viên:40; CMHS:200; học sinh: 200 em, lựa chọn bất kỳ trong các khối HS)

- Thời gian: Nghiên cứu hồ sơ và thông tin của nhà trường trong các năm học: Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020.

- Địa bàn: Chỉ tìm hiểu thực trạng quản lý công tác giáo dục giới tính tại trường THCS Nông Trang.

8. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần làm giàu thêm lý luận về quản lý giáo dục nói chung, giáo dục giới tính cho học sinh THCS nói riêng;

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp thông tin về thực trạng giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính ở trường THCS Nông Trang, qua đó phân tích và trình bày được

những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại trường THCS Nông Trang.

9. Phương pháp nghiên cứu

9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, khảo cứu, sưu tầm các tài liệu hiện có về những nội dung đề tài nghiên cứu

9.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh để thu nhận thông tin về thực trạng giáo dục giới tính và quản lý giáo dục giới tính cho học sinh THCS của trường và một số trường bạn;

- Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và toàn đàm với các khách thể khảo sát nhằm bổ xung và chính xác hóa các thông tin của luận văn;

- Phương pháp quan sát: quan sát tiết dạy có nội dung GDGT (môn Sinh học, môn GDCD) và các buổi sinh hoạt ngoại khóa về GDGT của nhà trường.

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực tâm lý, giáo dục để có được những ý kiến khách quan về thực trạng của hoạt động giáo dục giới tính, quản lý hoạt động giáo dục giới tính và về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

9.3. Phương pháp bổ trợ

Sử dụng một số thuật toán để xử lý thông tin thu được qua bảng hỏi và các phương pháp khác.

10. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương với 12 tiết:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường THCS Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục giới tính và quản lý hoạt động GDGT cho học sinh trên thế giới

Trên thế giới, vấn đề giới tính và giáo dục giới tính được quan tâm từ rất lâu. Các nhà nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính thường tuân thủ theo quan điểm tôn giáo và đạo đức của xã hội thời kỳ đó.

“Tiếp theo, các vấn đề nghiên cứu giới tính được quan tâm ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nội dung nghiên cứu về giới và giới tính thời kỳ này bắt đầu được mở rộng … Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học như: J. Bachocen (Thuỵ Sỹ), J. Mac Lennan (Anh), E. Westermach (Phần Lan), Lewis Henry Morgan (Mĩ), X.M. Kovalevxki (Nga)…đã liên tục đưa ra các công trình nghiên cứu về giới và giới tính riêng của mình. Trong quá trình nghiên cứu về giới tính, các ông đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình, và gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá” [27].

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới vào đầu thế kỷ XX, đi cùng theo đó là các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội liên tục phát triển dưới nhiều hình thức phong phú và nhất là sự bùng nổ của vấn đề gia tăng dân số ở tất cả các quốc gia, vì vậy vấn đề GDGT được quan tâm, nhấn mạnh và nghiên cứu ngày càng nhiều. Nhu cầu giáo dục giới tính được chú ý và đề cao, ở nhiều nước phương Tây và sau đó ở Mỹ, người ta tiến hành giáo dục giới tính và nghiên cứu việc giáo dục giới tính. Tình dục được các nhà nghiên cứu giới tính và xã hội học coi như là một quyền tự do của con người, là quyền bình đẳng về mọi mặt của nam và nữ, là trách nhiệm đạo đức của mọi công dân đối với sự phát triển của xã hội. Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về giới tính và GDGT cho rằng cần phải tiến hành giáo dục giới tính từ trong nhà trường trên cơ sở khoa học sinh học về cơ thể và tâm lý con người và cần giáo dục giới tính ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.

Sự xuất hiện của căn bệnh HIV/AIDS vào cuối thế kỷ XX trên thế giới đã mang lại một ý nghĩa khẩn cấp mới cho chủ đề giáo dục giới tính trên toàn thế giới. Hoạt động giáo dục giới tính lúc này được các nhà nghiên cứu khoa học về giới tính coi như là một chiến lược cực kỳ cấp bách, liên quan trực tiếp đến vấn đề sống còn về sức khoẻ cộng đồng của nhân loại.

Ở Châu Á, các chương trình hoạt động liên quan đến giáo dục giới tính ở các nước được quan tâm nghiên cứu với những mức độ phát triển rất khác nhau. Hàn Quốc, Indonesia…và một số nước đã ban hành một loạt các chính sách hệ thống về việc đưa vấn đề giới và giới tính vào giảng dạy trong các trường học.

Tại Nhật Bản, Người Nhật cho rằng giai đoạn đi mẫu giáo là cơ hội tốt để dạy trẻ về giới tính, để các bé nhận thức được về vai trò giới, hiểu được sự khác biệt giữa một cậu bé và một cô bé là ở điểm nào để thiết lập ý thức tự bảo vệ. Kiến thức về sinh sản được đưa vào học từ bậc tiểu học. Bộ Giáo dục Nhật Bản xuất bản tập đầu tiên của cuốn sách giáo khoa nói về cơ thể nam giới, nữ giới, các bộ phận sinh sản và kiến thức sinh sản từ bậc tiểu học. Mỗi năm trẻ sẽ có từ 1-2 giờ tham dự bài giảng đặc biệt này. Trẻ tiểu học sẽ học về kinh nguyệt, nguyên tắc khi mang thai, đọc những cuốn sách tranh mô tả sơ lược quá trình "tạo ra em bé" của bố mẹ. Trẻ trung học sẽ học về các biện pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khía cạnh đạo đức. Việc phổ cập giáo dục giới tính ở Nhật Bản dường như khiến các ông bố bà mẹ thoải mái hơn nhiều khi không phải lo đối mặt với những thắc mắc, băn khoăn của trẻ ở độ tuổi mới lớn nhiều tò mò.

Ở Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc vừa ra mắt “Sáng kiến Trung Quốc lành mạnh (2019 - 2030)”, có một số yếu tố mới liên quan đến giáo dục giới tính toàn diện. Để đánh dấu dịp này, UNESCO đã tổ chức một cuộc đối thoại chính sách vào ngày 21/8/2019 tại Bắc Kinh, với sự tham gia của đại diện Liên hợp quốc, các tổ chức y tế, giáo dục, xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông để thảo luận về báo cáo GEM mới và tài liệu chính sách của UNESCO, “Đối mặt với sự thật: Giáo dục giới tính cần thay đổi”. Josephine Sauvarin, cố vấn thanh niên của UNFPA chia sẻ rằng chương trình không chỉ nói về khía cạnh tình dục. Sự thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, sự đồng thuận và quyền lợi sẽ dẫn đến phân biệt đối xử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2023