Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 2

sự năm 2015, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên, 2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Vò Khánh Vinh (2014), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Nxb thông tin và truyền thông, Hà Nội… và các nguồn tài liệu tham khảo khác như sách báo, internet...

Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật hình sự (ADPLHS) đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, trên địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Do đó, tác giả khẳng định Đề tài: “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước” không trùng với bất kỳ đề tài nào đã được công bố tính đến thời điểm ngày 12 tháng 03 năm 2021.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức cũng như những quy định về tội phạm này theo pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động xét xử về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài tỉnh Bỉnh Phước.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, tác giả đề tài luận văn cho rằng cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm rò một số khái niệm, thế nào là tài liệu, con dấu; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

- Những vấn đề lý luận về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật hình sự

Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

- Thực tiễn ADPLHS về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Đề xuất các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự mà cụ thể là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Lý luận về áp dụng pháp luật hình sự bao gồm rất nhiều nội dung như định tội danh, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự (TNHS), miễn chấp hành hình phạt, ... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, làm rò hai nội dung cơ bản là định tội danh và quyết định hình phạt trong hoạt động xét xử đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể:

- Về cơ sở pháp lý, “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” trong luận văn này được quy định tại Chương XXII, Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

- Về thời gian, đề tài đã sử dụng tài liệu nghiên cứu trên cơ sở thống kê theo số liệu trong thời gian 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020 với thực trạng ADPLHS đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.

- Về không gian, luận văn này thực hiện đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng chống tội phạm.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học như:

- Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn để phân tích làm rò các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

- Phương pháp thống kê: được dùng để thống kê các số liệu thu thập được nhằm làm rò thực trạng về người phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ thực tiễn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Phương pháp so sánh: so sánh tỷ lệ số vụ án, số bị can bị khởi tố về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức với các tội phạm khác, chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số vụ án và số bị can bị khởi tố; so sánh hình phạt tù giam có thời hạn và hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo của loại tội phạm này tại thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước từ năm 2016 đến năm 2020.

- Phương pháp tổng hợp: nghiên cứu các vụ án điển hình được thu thập từ TAND thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, VKSND thành phố Đồng Xoài tỉnh Bình Phước, các báo cáo tổng kết hàng năm, bảng thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự và các bài viết khoa học được đăng tải trên Tạp chí TAND, Cổng thông tin điện tử VKSND, …

Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp này được vận dụng linh hoạt và đan xen lẫn nhau để việc nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm về lý luận và hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Đồng thời có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập về khoa học Luật hình sự.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

- Khái niệm con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:

+ Khái niệm con dấu của cơ quan, tổ chức:

Con dấu xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử hình thành và phát triển ở Nhà nước Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì hình dáng, nội dung, kích thước, biểu tượng, chất liệu của con dấu khác nhau. Con dấu là một phương tiện đặc biệt phục vụ cho việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, được hầu hết các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và nhiều chức danh nhà nước sử dụng.

Con dấu gồm có hai phần, phần vật chất và phần giá trị pháp lý. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con dấu ngày nay được thống nhất khắc và quản lý bởi các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an. Phần lớn con dấu được làm bằng đồng, phía trên (cán) được làm bằng gỗ.

Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân, Nxb Công an nhân dân năm 2005: “Con dấu vật làm bằng gỗ, kim loại, cao su… mặt dưới hình tròn hoặc hình vuông, hoặc hình chữ nhật… theo những kích cỡ nhất định, có khắc chữ hoặc hình, được dùng in trên giấy tờ để làm bằng, làm tin trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang và tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội. Con dấu được quản lý chặt chẽ từ việc khắc đến việc sử dụng. Ở Việt Nam, con dấu được sử dụng

trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và một số chức danh nhà nước”. [15]

Tại Điều 1 của Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu nêu rò: “Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước”. [6]

Từ phân tích trên, có thể rút ra khái niệm: Con dấu là thành phần biểu thị vị trí cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ quan tự nhân danh mình thực hiện các hoạt động giao dịch, trao đổi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Con dấu là yếu tố thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Văn bản không có con dấu là những văn bản không có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành. Con dấu còn là thành phần quan trọng giúp các cơ quan, tổ chức tránh được tình trạng giả mạo giấy tờ.

+ Khái niệm về tài liệu của cơ quan, tổ chức:

Theo từ điển Tiếng Việt, “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”. Đối với công tác quản lý, văn thư, lưu trữ, điều quan trọng là làm sao có thể nhận dạng được thông tin chứa đựng trong tài liệu, sao cho tài liệu được trình bày theo trật tự được thiết lập với những tiêu chí nhất định (các yếu tố trình bày tài liệu). Tài liệu có hai đặc điểm phân biệt:

Thứ nhất, thông tin chứa đựng trong tài liệu nhờ sự tham gia sáng tạo của con người, vì vậy tài liệu phản ánh quá trình quản lý hay hoạt động cá nhân; tài liệu không chỉ đơn giản là tập hợp các dữ liệu mà còn là kết quả hoặc là sản phẩm của một sự kiện nào đó.

Thứ hai, một thành phần mang tính pháp lý của tài liệu - khả năng dùng làm bằng chứng của nó đóng vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động quản lý và hoạt động cá nhân. Chính vì vậy, trong tiêu chuẩn quốc tế ISO 15489, “tài liệu” được hiểu là thông tin được tạo lập, tiếp nhận và lưu giữ bởi tổ chức hoặc cá nhân như là bản chứng nhận để khẳng định trách nhiệm pháp lý hay hoạt động quản lý. Nghĩa là, khác biệt với thông tin và dữ liệu, trước tiên tài liệu là bằng chứng về hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội.

Theo Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/08/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ thì “tài liệu là dạng vật chất ghi nhận những thông tin dưới dang văn bản, âm thanh, đồ họa, hình ảnh, phim, video nhằm mục đích bảo quả, phổ biến và sử dụng”. [5]

Hiện nay, Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lưu trữ: “Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm: văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác”. [39]

- Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

+ Khái niệm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:

Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi làm ra con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức một cách trái phép. Việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức được thực hiện bằng những phương pháp, thủ đoạn đa dạng như: đúc, khắc… để tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật của cơ quan, tổ chức; hoặc vẽ, in, phôtô, viết, các kỹ thuật khác… nhằm làm ra các loại giấy tờ, tài liệu giả giống như các loại tài liệu, giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức. [17]

Những hành vi giả mạo này chỉ được coi là phạm tội khi các tài liệu, giấy tờ, con dấu giả được sử dụng vào việc làm trái pháp luật. Các loại giấy tờ thường được làm giả là:

Làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế giữa các bên;

Làm giả các giấy tờ cá nhân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xe các loại;

Làm giả các giấy tờ liên quan đến học tập bằng đại học, chứng chỉ tiếng anh, tin học, bảng điểm, hộ chiếu để được đi du học, đi nước ngoài, …

Làm giả các hợp đồng khi thực hiện giao kết hợp đồng giữa các bên: hợp đồng vay vốn, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, …

+ Khái niệm sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức là hành vi sử dụng con dấu giả, tài liệu hoặc giấy tờ giả giống với con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ thật của cơ quan, tổ chức đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức, công dân. Việc sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bao gồm các hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả để thực hiện hành vi trái pháp luật như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng…

- Khái niệm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu, con dấu giả của cơ quan, tổ chức:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng tài liệu, con dấu giả của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 267 BLHS năm 1999 và Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 267 BLHS 1999: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm” [34].

Theo Điều 341 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017): “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu,

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí