Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 17

- Từng bước hình thành hệ thống thu thập, xử lý, phân tích thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Xác định rò những thông tin mật, không được công bố. Ngoài phạm vi đó, thông tin kinh tế phải được phổ biến và sử dụng một cách rộng rãi.

* Củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ kế hoạch.

Việc thực hiện những định hướng và giải pháp đổi mới trên đây chỉ đạt được kết quả mong muốn khi bộ máy tổ chức kế hoạch được thay đổi phù hợp và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch. Những việc cần thực hiện trong thời gian tới để giải quyết vấn đề này là:

- Hòan thiện bộ máy kế hoạch ở Trung ương cũng như ở địa phương theo hướng liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau hơn để có thể thường xuyên nắm bắt tình hình, phục vụ kịp thời cho việc điều hành thực hiện kế hoạch cũng như giúp cho Chính phủ và chính quyền địa phương phối hợp xây dựng chính sách kinh tế ở cấp của mình một cách có hiệu quả:

- Xây dựng một hệ thống tổ chức kế hoạch có" chân rết” gọn nhẹ, có năng lực ở các ngành và các địa phương phục vụ tốt hơn cho công tác kế hoạch hóa và cung cấp thông tin theo chiều dọc và theo chiều ngang.

- Tổ chức thực hiện một chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế hoạch một cách cơ bản nhằm nâng cao trình độ của cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ của Vụ Kế hoạch các Bộ và cán bộ các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.

KẾT LUẬN


Kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó các phương thức tổ chức kinh tế, phương thức vận hành nền kinh tế luôn tôn trọng và tuân thủ quy luật khách quan. Kinh tế thị trường vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Muốn cho kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả, đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như chúng ta đang xây dựng, nhất thiết phải tăng cường vai trò của nhà nước sử dụng công cụ hữu hiệu như kế hoạch, chính sách … với hệ thống luật lệ thể chế để phát huy mặt tích cực, hạn chế, ngăn ngừa mặt tiêu cực của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Ngày nay, kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô được hiểu theo nghĩa rộng nhất là một loại hình hoạt động của Chính phủ nhằm lựa chọn phương án sử dụng hợp lý các nguồn lực và quyết định các giải pháp tác động đến những biến số kinh tế vĩ mô chủ yếu.

Công tác kế hoạch hóa ở Việt Nam trong thời gian qua đã có những đổi mới quan trọng góp phần đáng kể thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Phần lớn thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã được xóa bỏ, những nét cơ bản hệ thống kế hoạch hóa của nền kinh tế thị trường đã được hình thành bước đầu. Nguyên tắc kế hoạch hóa định hướng gắn với vận dụng nguyên tắc thị trường mặc dù còn chưa hoàn thiện nhưng đã bắt đầu phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất đủ tiêu dùng và bắt đầu có tích luỹ, đời sống nhân dân nói chung đã được cải thiện rò rệt … Mặt khác, trong hệ thống kế hoạch hóa của chúng ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém cần tiếp tục đổi mới để đi lên.

Kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường Việt Nam - 17

Trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế, kết quả của gần 20 năm đổi mới, cùng với xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản hơn nữa về tư duy, về cách tiếp cận trong hoạch định kế hoạch hóa kinh tế vĩ mô, cũng như xây dựng và thực thi cơ chế quản lý phát triển kinh tế - xã hội với một loạt những giải pháp đề cập trong thời gian

tới. Sự thành công hay thất bại của bất kì một quốc gia nào, ở bất kỳ một giai đoạn nào… phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chính chi phối mọi sự thành công và thất bại của kế hoạch hoá là hiệu quả của sự phối hợp của cả một hệ thống, một chỉnh thể. Trên cơ sở, huy động được tất cả các lực lượng trong xã hội, các chủ thể kinh tế quan trọng như thị trường, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế … tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. GS.Chu Văn Cấp và một số tác giả khác viết: Một số vấn đề quản lý về một nền kinh tế thị trường ở nước ta (chương IV). NXB"CTQG", H. 1993

2. GS. Chu Văn Cấp - Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Trong sách: 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân vì dân. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB"CTQG", H.2001

3. Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội – 1997.

4. Đảng cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB CTQG, 1987

5. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXBCTQG, 2001

6. Đảng CS Việt Nam: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, NXB. ST, H. 1991

7. Đảng CS Việt Nam: Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, H. 2001

8. Đề cương các bài giảng nghiên cứu quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng H, 2001, NXB CTQG

9. Đặng Minh Đức, vài nét về chính sách bảo hiểm xã hội ở Anh. Tạp chí Châu Âu số 3/2000.

10. Như Hải: Kết hợp kế hoạch với thị trường sự lựa chọn đúng đắn, - Tạp chí kế hoạch hóa 10/1990.

11. Nguyễn Minh Hằng: Cải cách kinh tế ở CHND Trung Hoa - lựa chọn mới cho sự phát triển. NXB KHXH. HN. 1995

12. R.Hoflgoth và S.Schivano Campo: Phần mở đầu cho KHH phát triển 1990, tr 11.

13. Nguyễn Huy: Về mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường - Tạp chí kế hoạch hóa số 10/1990.

14. Mã Hồng (chủ biên) - Kinh tế thị trường XHCN. NXB "CTQG", H.

1995

15. Liên hợp quốc: kế hoạch hóa khu vực đối ngoại: Các phương pháp,

vấn đề và cuộc sống, tháng 9, 1965, tr 12.

16. Nguyễn Thương Minh: Một số vấn đề đổi mới công nghệ kế hoạch hoá trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Tóm tắt luận án PTS khoa học kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh, 1996, tr3.

17. Hoàng Oanh, giải quyết vấn đề xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội của CHLB Đức - Vai trò của chính phủ. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 4/1999

18. GS. TS Lương Xuân Quý (chủ biên) - Cơ chế thị trường và vai trò nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà xuất bản"thống kê", H. 1994

19. Trung Quốc - Thành tựu và triển vọng trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - trung tâm KHXH và nhân văn Quốc gia. NXB KHXH, HN. 1994

20. Cao Viết Sinh: Một số suy nghĩ về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân trong cơ chế thị trường, Kỷ yếu hội thảo khoa học về kế hoạch hoá, Hà nội, 1995.

21. Hồng Sơn: Kế hoạch hóa phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường như thế nào? Thông tin kinh tế - kế hoạch số 3/1992 tr 7

22. Công Tuấn: Nền kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của nhà nước, tạp chí Châu Âu số 5/1997.

23. Đinh Công Tuấn, 15 năm chống lạm phát ở Pháp (1980 - 1995) thành tựu và vấn đề, tạp chí Châu Âu số 5 – 1997.

24. Nguyễn Xuân Thắng, một vài kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển. Tạp chí những vấn đề KTTG số 2 (70)/2001.

25. Lê Tịnh, Thanh Tùng, Lê Quang Cam: Tổng quản lý luận và thực tiễn về CNXH mang màu sắc Trung Quốc, Trung tâm thông tin và tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia - Bộ KHCN &MT.

26. Viện Chiến lược phát triển: Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, NXB CTQG, HN. 2001

27. Văn phòng Chính phủ Việt Nam, UNDP - WB kinh tế Việt Nam (hội thảo quốc tế) từ 20/4 - 115/1992. NXB Hà Nội, 1993.

28. Các tramg Web sau:

http://www.mofa.org Bộ ngoại giao Việt Nam http://www.mpi.org Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www..mot.org Bộ Thương mại http://www..moste.org Bộ Khoa học và Công nghệ http://www.gso.gov.vn Tổng cục Thống kê. http://www.economist.com Tạp chí Kinh tế học

http://www..VCCI.com.vn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

29. Diana Conyers & Peter Hills: An Introduction to Revelopment planning in the third world, Nottingham, 1984, tr 3-8.

30. Michael P.Todaro: Economic Development in the Third World, New York, 1989, tr 504.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022