Khiếu Nại Và Giải Quyết Khiếu Nại Về Kỷ Luật Lao Động, Trách Nhiệm Vật Chất

nhiệm vật chất đúng đắn, kịp thời là một trong những yêu cầu của thực tiễn hiện nay, khi mà khá nhiều tranh chấp về kỷ luật lao động nảy sinh trong quan hệ lao động ở nước ta.

1.2.3.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Khi bị xử lý kỷ luật lao động, tạm đình chỉ công việc hoặc xử lý bồi thường vật chất, người lao động có quyền khiếu nại đối với các quyết định đó. Người lao động đề nghị người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định kỷ luật, quyết định về việc bồi thường trách nhiệm vật chất, quyết định tạm đình chỉ công việc khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người lao động có thể tự mình khiếu nại, hoặc thông qua người đại diện của mình thực hiện khiếu nại.

Người lao động có quyền yêu cầu chính người sử dụng lao động xem xét lại quyết định kỷ luật. Căn cứ vào đơn khiếu nại của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm xem xét lại quyết định xử lý kỷ luật người lao động xem có phù hợp với các quy định của pháp luật lao động của nội quy lao động hay không. Nếu quyết định sai, thì người lao động cần huỷ quyết định và khôi phục danh dự và quyền lợi cho người lao động. Nếu quyết định kỷ luật đúng thì trả lời cho người lao động rõ.

Pháp luật quy định người lao động bị xử lý kỷ luật lao động trước hết có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động trong đơn vị, vì chính người sử dụng lao động là người ban hành nội quy lao động, là người quản lý điều hành quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động của người lao động, nên họ là người hiểu rõ nhất việc thực hiện đúng hay không nội quy lao động của người lao động. Đây cũng là cơ hội để hai bên cùng nhau một lần nữa nhìn lại toàn bộ quá trình vi phạm, cách xử lý vi phạm. Điều này tạo cho cơ hội trao đổi trực tiếp giữa hai bên, giúp tăng cường mối quan hệ lao động.

Người lao động có quyền khiếu nại tới Thanh tra nhà nước về lao động theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động. Thanh tra lao động được thành lập tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, và các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố. Thanh tra nhà nước về lao động là cơ

quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người lao động về việc người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động, tạm đình chỉ công việc, xử lý bồi thường theo trách nhiệm vật chất không thoả đáng hoặc có vi phạm pháp luật. Trong trường hợp cơ quan thanh tra kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.

Trình tự khiếu nại thực hiện theo Luật khiếu nại, tố cáo. Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án tại toà án theo quy định.

Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định kỷ luật, tạm đình chỉ công việc, bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận về quyết định xử lý của người sử dụng lao động là sai, thì người sử dụng lao động phải huỷ bỏ quyết định đó, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.

1.2.3.2. Giải quyết tranh chấp về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Tranh chấp về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất là một nội dung cụ thể của tranh chấp lao động và được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp lao động nói chung. Khi bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc bồi thường theo chế độ vật chất nếu thấy các quyết định đó xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự pháp luật.

Việc giải quyết tranh chấp lao động tại các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành khi một bên từ chối thương lương hoặc hai bên đã thương lượng mà vẫn không giải quyết được và một trong hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tranh chấp về việc xử lý kỷ luật lao

Chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo pháp Luật lao động Việt Nam - Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng tại một số doanh nghiệp - 7

động, tạm đình chỉ công việc hoặc bồi thường theo chế độ vật chất có thể là tranh chấp lao động cá nhân hoặc có thể là tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Nếu những tranh chấp về xử lý kỷ luật, tạm đình chỉ công việc hoặc bồi thường theo chế độ vật chất được tập thể người lao động mà cụ thể là tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ủng hộ và tham gia với tư cách là một bên của tranh chấp, trực tiếp đưa ra yêu cầu, kiến nghị với người sử dụng lao động, thì tranh chấp lao động cá nhân chuyển hoá thành tranh chấp lao động tập thể.

Các tranh chấp lao động phải được giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định. Các tranh chấp lao động cá nhân về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, về bồi thường thiệt hại có thời hiệu yêu cầu giải quyết là 1 năm kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm; đối với các tranh chấp về hình thức kỷ luật lao động khác thì thời hiệu là 6 tháng kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm. Các tranh chấp lao động tập thể về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động là 1 năm kể từ ngày mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích bị vi phạm (Điều 167 Bộ luật lao động).

Các tranh chấp lao động cá nhân sẽ được giải quyết tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Toà án nhân dân.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm: hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với những nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, Toà án nhân dân.

Tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết theo trình tự sau: Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoặc hoà giải viên tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải. Tại phiên họp hoà giải, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được uỷ quyền của họ. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở đưa ra phương án hoà giải để các bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng hoà giải lao động cơ

sở. Hai bên có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp hoà giải không thành thì Hội đồng hoà giải lao động cơ sở lập biên bản hoà giải không thành, ghi ý kiến của hai bên tranh chấp và của Hội đồng, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch và thư ký Hội đồng. Bản sao biên bản phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hoà giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện xét xử tranh chấp. Hồ sơ gửi Toà án nhân dân phải kèm theo biên bản hoà giải không thành.

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật lao động thì tranh chấp lao động cá nhân về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động có thể yêu cầu Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết, không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở. Đây là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống bình thường của người lao động cho nên cần phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời để ổn định cuộc sống cho người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi tiền lương, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể được tiến hành theo trình tự sau: khi nhận được đơn yêu cầu hoà giải, hội đồng hoà giải lao động hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải như đối với tranh chấp lao động cá nhân, Nếu hoà giải không thành thì mỗi bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động tập thể, phải có mặt các đại diện được uỷ quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và đại diện cơ quan Nhà nước hữu quan tham dự phiên họp. Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trong trường hợp hai bên nhất trí thì lập biên bản hoà giải thành, có chữ ký của hai bên tranh chấp, của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động. Hai bên có nghĩa vụ

chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp hoà giải không thành, thì Hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ tranh chấp và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp; nếu hai bên không có ý kiến thì quyết định đó đương nhiên có hiệu lực thi hành. Nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc đình công. Trong trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Toà án nhân dân có quyền quyết định cuối cùng về tranh chấp lao động tập thể.

1.2.3.3. Xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Vi phạm pháp luật lao động là một hiện tượng xã hội trong quá trình lao động. Vi phạm pháp luật lao động thể hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đúng những quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành trong lĩnh vực lao động xã hội. Những vi phạm này chủ yếu là những vi phạm các quy định về quan hệ lao động, về an toàn lao động và những quy định trong lĩnh vực quản lý lao động. Chủ thể của những vi phạm bao gồm người sử dụng lao động, người lao động, tập thể lao động và tổ chức công đoàn. Song hầu hết các trường hợp mà pháp luật dự liệu đều thuộc về người sử dụng lao động.

Vi phạm pháp luật lao động là một loại vi phạm đặc biệt, nó không hoàn toàn là những vi phạm về mặt quản lý mà bản chất là vi phạm những điều kiện đảm bảo cho quá trình lao động và xâm phạm những quyền và lợi ích của người lao động mà pháp luật đã quy định. Vi phạm pháp luật lao động không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính, kỷ luật mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự, cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất là việc áp dụng những biện pháp chế tài đối với người sử dụng lao động không tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Để đảm bảo cho quá trình quản lý doanh nghiệp của người sử dụng lao động hiệu quả, pháp luật lao động quy định một quyền năng cho người sử dụng lao động là: xây dựng nội

quy lao động và xử lý kỷ luật người lao động. Người sử dụng lao động có quyền xây dựng các quy tắc xử sự cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp, quy định các biện pháp chế tài áp dụng cho những cá nhân vi phạm các quy tắc dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Nhiều người sử dụng lao động đã áp dụng rất tốt quy định này, và đã thành công trong việc quản lý doanh nghiệp, đảm bảo duy trì tốt quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những người sử dụng lao động đã lạm quyền, đã áp dụng tuỳ tiện những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất gây ra những bất ổn trong quan hệ lao động, gây thiệt hại cho người lao động. Những vi phạm pháp luật này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hành chính.

Việc xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật lao động được quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ. Nghị định đã quy định các hình thức xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật lao động phải chịu bao gồm hai hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo, phạt tiền.

Cảnh cáo là một hình thức xử phạt chính có tác động về mặt tinh thần và là một hình thức cảnh báo cho đương sự biết trước khả năng có thể bị áp dụng hình thức xử lý nặng hơn nếu họ còn tiếp tục vi phạm hoặc tái phạm.

Phạt tiền là một hình thức xử lý chủ yếu trong lĩnh vực xử phạt hành chính các vi phạm pháp luật lao động. Phạt tiền được áp dụng với hầu hết các vi phạm và số tiền phạt tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về pháp luật lao động còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Buộc bồi hoàn thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, kể cả những thiệt hại về máy móc, thiết bị và tài sản của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về: lập quỹ dự phòng mất việc làm; thực hiện theo phương án sử dụng lao động; giao kết hợp đồng

lao động; đăng ký thỏa ước lao động; các nguyên tắc về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; về nội quy lao động; về các chế độ đối với lao động đặc thù, về lao động là người nước ngoài, bảo đảm điều kiện hoạt động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động của công đoàn, những biện pháp về quản lý lao động; bảo đảm về an toàn lao động và vệ sinh lao động; …

Điều 14 Nghị định 113/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Mức phạt tiền áp dụng cho các hành vi vi phạm này là từ 500.000 đồng đến

10.000.000 đồng tuỳ theo hành vi vi phạm và tuỳ thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Các hành vi vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất phải chịu hình thức phạt tiền là:

- Người sử dụng lao động có hành vi không tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời khi xây dựng nội quy lao động;

- Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

- Nội dung của nội quy lao động vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 83 của Bộ Luật Lao động; không thông báo công khai, không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp;

- Vi phạm thời hạn đình chỉ công việc đối với người lao động;

- Không xây dựng nội quy lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Bộ Luật Lao động;

- Vi phạm quy định về thủ tục xử lý kỷ luật lao động, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại;

- Buộc người lao động phải bồi thường vật chất trái với quy định tại Điều 89 và Điều 90 của Bộ Luật Lao động;

- Không giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật khi cơ quan có thẩm quyền kết luận là kỷ luật sai.

Bên cạnh hình thức xử phạt tiền cho các hành vi vi phạm, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các biện pháp khắc phục những hậu quả đã xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. Người sử dụng lao động có thể phải bồi hoàn thiệt hại cho người lao động, hoặc xây dựng và đăng ký nội quy lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc công bố công khai, hoặc niêm yết nội quy lao động…‌‌

Như vậy, việc quy định về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật lao động nói chung và vi phạm về kỷ luật lao động nói riêng, cộng với các biện pháp khác như tuyên truyền giáo dục, thực hiện thanh tra kiểm tra thường xuyên…, là biện pháp đảm bảo người sử dụng lao động thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí