Đối Với Học Sinh Được Bố, Mẹ Đưa Đến Trường Bằng Xe Máy

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 2


Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người Vậy 1

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật chất. Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình. Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng. Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình, nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông; trong đó học sinh, sinh viên chiếm số lượng đông nhất. Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật. Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm. Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn. Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình. Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường, không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc Cha mẹ đưa đi học không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường. Nhưng chúng ta biết rằng

số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông. Vào các giờ tan trường khu vực cổng vào trường tiếp giáp với đường 322 số lượng học sinh của trường tiểu học Võ Miếu 2 là trên 700 học sinh làm cho các làn đường trở nên đông đúc, chật hẹp. Đã vậy một số học sinh, Cha mẹ học sinh còn tập trung mua quà ăn sáng ở giữa khu vực làm cho buổi sáng đến trường gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh.

- Không tụ tập khu vực đường rẽ vào cổng trường, không ăn sáng tại chỗ mua

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Không cầm ô khi đi trên các phương tiện xe đạp, xe đạp, máy điện

Với các bạn học sinh chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà nhà hạnh phúc. Hãy nhớ rằng: ''An toàn là bạn,tai nạn là thù''. Học sinh trường TIỂU HỌC VÕ MIẾU 2 với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức, .... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 2

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 19

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG

Các em thân mến! Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Vậy học sinh chúng ta phải làm gì trước vấn nạn này? Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phấn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

1. Đối với học sinh đi bộ đến trường

Đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, lề đường hoặc sát mép đường, khi sang đường phải quan sát kỹ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi đảm bảo an toàn khi qua đường.

Đối với việc đi ở đường làng, ngõ xóm các em cần phải đi vào lề đường bên phải, chọn phần đường khô ráo để đi. Khi trời mưa to tuyệt đối các em không được đi một mình, tránh lội qua suối, khu vực ngập nước. Hạn chế tối đa việc di lại khi trời đang mưa to.

2. Đối với học sinh đi xe đạp đến trường

Các em phải tuân thủ theo đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông: Đi đúng phần đường được quy định, đi về phía bên tay phải không được đi hàng ngang, không đánh võng, không được cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không được đèo quá 1 người tức là chỉ được đi tối đa 2 người trên 01 xe đạp.

Khi đến các con đường có dốc cao, hiểm trở không được ngồi trên xe để lên dốc, hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới đươc lên xe tiếp tục đi.

3. Đối với học sinh được bố, mẹ đưa đến trường bằng xe máy

Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy

Khi các em tham gia giao thông bằng xe máy được bố, mẹ đưa đến trường thì người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách, và bố, mẹ nên trang bị cho mình và cho con mình bằng cách mua loại mũ bảo hiểm đạt chuẩn để đảm bảo tính mạng cho mình và con em mình.

Khi tham gia giao thông đi đúng làn đường quy định dành cho xe máy, không lấn át sang phần đường dành cho ô tô như vậy rất nguy hiểm và cũng không nên đi vào phần đường dành cho người đi bộ tránh gây ảnh hưởng cho người đi bộ.

Nên đi với tốc độ bình thường 40km/giờ, không phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, luồn lách.

Khi đi ra đường phố huyện gặp đèn giao thông nên thực hiện đúng luật, đèn xanh báo hiệu được đi, đèn vàng báo hiệu đi chậm và đèn đỏ báo hiệu phải dừng lại, không được đi ngược chiều, vượt dải phân cách, đi đúng theo vạch chỉ dẫn.

*****

Trên đây là bài viết tuyên truyền về ATGT gửi tới các em. Để đảm bảo tính mạng cho con em mình cũng như việc học tập của các em học sinh và công việc của các bậc cha, mẹ học sinh để thực hiện đúng luật giao thông, nhà trường kính mong các bậc phụ huynh học sinh cùng phối hợp với nhà trường và cùng nhau thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông.


BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG CẦN AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI MỌI NHÀ


Để thực hiện an toàn giao thông cho con em mình khi đi đến trường cũng như khi tham gia giao thông, các bậc cha mẹ học sinh cần phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em thực hiện an toàn giao thông tránh để những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho các em và gia đình.

AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NGƯỜI MỌI NHÀ.

Vì vậy tất cả mọi người cần phải có ý thức trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân mình và cho người khác. Để thực hiện an toàn giao thông cho con em mình khi đi đến trường cũng như khi tham gia giao thông, các bậc cha mẹ học sinh cần phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục các em thực hiện an toàn giao thông tránh để những tai nạn đáng tiếc xảy ra cho các em và gia đình:

1. Đối với học sinh đi bộ đến trường: Đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, phải đi trên vỉa hè, lề đường hoặc sát mép đường, khi sang đường phải quan sát kĩ các xe đang đi tới và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn. Đối với việc đi bộ ở đường làng, ngõ xóm các em cần phải đi vào lề đường bên phải, chọn phần đường khô ráo để đi.

2. Đối với học sinh đi xe đạp đến trường: Các em phải tuân thủ theo đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông: Đi đúng phần đường được quy định, đi về phía bên tay phải không được đi hàng ngang, không đánh võng, không được cười đùa, không được buông thả cả 2 tay khi đang điều khiển xe.

3. Đối với học sinh được bố, mẹ đưa đến trường bằng xe máy: Phải thực hiện đúng luật giao thông dành cho người đi xe máy: Khi các em tham gia thông bằng xe máy được bố, mẹ đưa đến trường thì người điều khiển xe và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn có cài quai đúng quy cách: “Đội mũ cho con – Trọn tình cha mẹ”.

4. Khi đến trường chúng ta cùng: DỪNG VÀ DẮT XE VÀO SÂN TRƯỜNG ĐỂ ĐẢM BẢO ATGT

Trên đây là bài viết tuyên truyền về ATGT gửi tới các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh. Để đảm bảo an toàn cho con em mình cũng như việc học tập của các em học sinh tại trường kính đề nghị các bậc cha, mẹ học sinh cùng phối hợp với nhà trường và cùng nhau thực hiện tốt ATGT khi tham gia giao thông.


BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG CẦN

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG NHA

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.

Nhà trường cùng các bậc phụ huynh và học sinh có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phương tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.

Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể nhanh chóng kéo giảm.

Vì vậy, Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh thực hành 10 việc cần làm để có thể góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:

Một: Mọi người cần dán lên vách nhà Luật Giao thông đường bộ để hằng ngày, hằng giờ ta nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông.

Hai: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt qua đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định … Đừng cho đó là chuyện nhỏ mà hãy xem đó là tội ác vì có thể gây thương vong cho bao người khác. Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu nên đi xe buýt hay các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, bọn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người

thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn: Cha mẹ học sinh cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con cái. Nếu như cha mẹ lái xe mô tô mà vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm thì làm sao con cái chấp hành tốt những quy định này. Cha mẹ cần quản lý con em mình, không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Năm: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Sáu: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Bảy: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.

Chín: Nếu lỡ vi phạm Luật thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh sát giao thông và cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.

Mười: Mong sao cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.

Và thông điệp nhà trường muốn gửi tới các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh là “Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”.

BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG NHA!

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí