Câu 2: Theo Thầy/Cô, việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học có ý nghĩa như thế nào ?
Ý nghĩa của việc GD ATGT cho học sinh tiểu học | Mức độ | |||
Quan trọng | Rất quan trọng | Quan trọng | ||
1 | Mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết ATGT cho HS | |||
2 | Phát triển nhân cách toàn diện cho HS | |||
3 | Giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS | |||
4 | Làm cho HS có trách nhiệm với XH | |||
5 | Gắn việc họctập trên lớp với thực tiễn XH | |||
6 | Nâng cao ý thức ATGT |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kết Quả Đánh Giá Sự Cần Thiết, Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Đối Với Sở Gd & Đt Tỉnh Phú Thọ Và Và Phòng Gd Huyện Thanh Sơn
- Họ Và Tên: .......................................................................................................
- Đối Với Học Sinh Được Bố, Mẹ Đưa Đến Trường Bằng Xe Máy
- Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 20
- Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 21
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Câu 3: Xin Thầy/Cô cho biết các nội dung giáo dục an toàn giao thông đang được giảng dạy trong nhà trường hiện nay như thế nào?
Nội dung giáo dục an toàn giao thông | Mức độ phù hợp | Kết quả thực hiện | |||||
Rất phù hợp | Ít phù hợp | Không phù hợp | Tốt | Bình thường | Chưa tốt | ||
1 | Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông | ||||||
2 | An toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. | ||||||
3 | Cách đi xe đạp an toàn trên phố | ||||||
4 | An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng | ||||||
5 | Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông | ||||||
6 | Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường | ||||||
7 | Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố | ||||||
8 | Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông | ||||||
9 | Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gay tai nạn giao thông, cách phòng tránh TNGT, trách nhiệm của HS trong việc đảm bảo ATGT |
Câu 4: Ở trường Thầy/Cô đã tiến hành những hình thức giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học như thế nào?
Hình thức giáo dục ATGT | Mức độ tiến hành | Kết quả thực hiện | |||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không bao giờ | Tốt | Bình thường | Chưa tốt | ||
1 | Dạy học GDATGT qua bộ Tài liệu | ||||||
2 | Dạy tích hợp lồng ghép trong các môn học khác. | ||||||
3 | Tổ chức GD qua các hoạt động NGLL | ||||||
4 | Tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp kiến thức | ||||||
5 | Thi vẽ tranh theo chủ đề về ATGT | ||||||
6 | Viết bài về ATGT | ||||||
7 | Tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề | ||||||
8 | Tổ chức thực hành |
Câu 5: Đề nghị Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình về việc lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông cho học sinh của Hiệu trưởng trường Tiểu học
Các nội dung thực hiện | Kết quả thực hiện | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | ||
1 | Khảo sát thực trạng trước khi lập kế hoạch | |||
2 | Xác định các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch | |||
3 | Dự kiến nhân lực cho việc triển khai | |||
4 | Dự kiến kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GD ATGT | |||
5 | Chuẩn bị các điều kiện về CSVC | |||
6 | Trù bị kế hoạch thời gian cho các hoạt động | |||
7 | Dự trù các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện |
Câu 6: Ở trường Thầy/Cô, tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học đã thực hiện như thế nào?
Các nội dung thực hiện | Kết quả thực hiện | |||
Tốt | Bình thường | Chưa tốt | ||
1 | Tổ chức bộ máy | |||
Thành lập Ban chỉ đạo công tác GD ATGT trong nhà trường | ||||
Xây dựng các quy định thực hiện ATGT cho cán bộ, giáo viên, HS và CMHS | ||||
Hiệu trưởng, phân công giáo viên phụ trách từng nội dung trong công tác giáo dục ATGT | ||||
2 | Tổ chức hoạt động | |||
Tổ chức tập huấn về vai trò của GD ATGT cho các cán bộ, GV, NV trong trường | ||||
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện theo kế hoạch GD ATGT của nhà trường | ||||
Tổ chức các chuyên đề về dạy học ATGT theo bộ tài liệu | ||||
BGH, tổ trưởng chuyên môn phối hợp tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT | ||||
Các thành viên trong Ban chỉ đạo GD ATGT giám sát các chương trình hoạt động theo nhiệm vụ được phân công | ||||
Tổ chức các cuộc họp giao ban định kì để theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của các hoạt động GD ATGT | ||||
Tiến hành điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao |
Câu 7: Theo Thầy/Cô, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học như thế nào? Ở trường Thầy/Cô có thực hiện thường xuyên không?
Các nội dung thực hiện | Kết quả thực hiện | Tần xuất thực hiện | |||||
Tốt | Trung bình | Chưa tốt | Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||
1 | Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng, Tổ chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn bàn về dạy học ATGT | ||||||
2 | Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất nội dung dạy ATGT lồng ghép trong các môn học chính khóa | ||||||
3 | Chỉ đạo các giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao | ||||||
4 | Thường xuyên đổi mới hình thức tổ chức GD ATGT | ||||||
5 | Chỉ đạo phối kết hợp cùng CMHS trong công tác GD ATGT cho HS | ||||||
6 | Chỉ đạo phối kết hợp cùng các lực lượng công an, dân phòng, tổ dân phố,… |
Câu 8: Theo Thầy/Cô, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục an toàn giao thông cần thiết như thế nào? Hiện nay ở trường Thầy/Cô thực hiện có thường xuyên không?
Các nội dung thực hiện | Mức độ thực hiện | |||
Thường xuyên | Đôi khi | Không thực hiện | ||
1 | Kiểm tra hàng tháng | |||
2 | Kiểm tra theo học kỳ | |||
3 | Kiểm tra đột xuất |
Kiểm tra tổng kết theo năm học | ||||
5 | Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của GV | |||
6 | Kiểm tra kết quả thực hiện ATGT của HS khi tham gia giao thông | |||
7 | Kết quả công tác phối kết hợp giữa các lực lượng GD trong công tác Gd ATGT | |||
8 | Đánh giá, rút kinh nghiệm | |||
9 | Thực hiện các điều chỉnh cần thiết | |||
10 | Bình xét, khen thưởng cá nhân, bộ phận có thành tích tốt |
Câu 9: Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông của hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay, chúng tôi đề xuất một số biện pháp dưới đây. Xin Thầy/Cô cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (+) vào các ô trống tương ứng.
Các biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | ||
1 | Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT, giáo dục ATGT cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh | ||||||
2 | Lồng ghép việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường | ||||||
3 | Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường | ||||||
4 | Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp |
Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh tiểu học | |||||||
6 | Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý giáo dục ATGT cho HS tiểu học |
Câu 10: Thầy/Cô hãy đánh giá về các biện pháp quản lý giáo dục ATGT trong nhà trường hiện nay? Đánh dấu (+) vào các ô trống tương ứng.
Các biện pháp | Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Rất khả thi | Khả thi | Không khả thi | ||
1 | Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT, giáo dục ATGT cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh | ||||||
2 | Lồng ghép việc lập kế hoạch giáo dục ATGT trong kế hoạch giáo dục tổng thể và toàn diện của trường | ||||||
3 | Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm nâng cao năng lực của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường | ||||||
4 | Chỉ đạo thực hiện giáo dục ATGT qua các môn học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp | ||||||
5 | Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GD ATGT cho học sinh tiểu học | ||||||
6 | Tăng cường phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong GD và quản lý giáo dục ATGT cho HS tiểu học |
Xin chân thành cảm ơn các ý kiến quý báu của Thầy Cô!
PHỤ LỤC 4
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
AN TOÀN GIAO THÔNG VẤN ĐỀ KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, an toàn giao thông là mục tiêu chung của mọi người. Đặc biệt với những em học sinh, tương lai của đất nước, điều đó càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động.
Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?
Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phương tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.
Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ
đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông, đi đúng tốc độ, đúng phần đường, không điều khiển xe khi đã uống rượu bia, đi trên đường không nên ganh đua với người khác…
Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe gắn máy, xe đạp điện, đặc biệt là sau khi các bạn đã kí cam kết thực hiện an toàn giao thông. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Ở trường ta, đa số các bạn học sinh thực hiện tốt luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên còn một số bộ phận không nhỏ các bạn học còn chưa thực hiện tốt, thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao thông như khi tan học còn tụ tập trước khu vực cổng trường gây ùn tắc giao thông, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đội mũ không cài quai, đi dàn hàng ngang trên đường.
Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thật tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
Và thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn sau bài viết này là “Bạn và tôi hãy cùng nhau thực hiện tốt luật an toàn giao thông như chúng ta đã cam kết”
BGH Trường Tiểu Học Kim Đồng