Thứ nhất, đối với tổng thể hệ thống phân phối bán lẻ trên cả nước nhà nước cần có chính sách rõ ràng khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của kênh phân phối hiện đại đồng thời củng cố và đổi mới kênh phân phối truyền thống.
Trước hết, Nhà nước nên điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế và mặt bằng cho phù hợp giữa doanh nghiệp bán lẻ nội địa và doanh nghiệp ngoại. Hiện nay, tồn tại nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp nội địa thua thiệt vì chính sách. Trong khi địa điểm là yếu tố cạnh tranh số một trong kinh doanh bán lẻ, những “ưu ái” đối với doanh nghiệp ngoại đang làm lệch cán cân bình đằng trong quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vài hecta đất để xây dựng một sân golf rất dễ dàng, trong khi đó doanh nghiệp nội thì ngược lại. Nhà nước cứ khuyến khích các siêu thị mở các chuỗi hệ thống nhưng Co.op Mart muốn tìm vài hecta đất ở Hà Nội để mở thì kiếm không ra, còn Metro xin 10 hecta thì được ngay. Với cách cư xử như thế thì không thể đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển được. Vấn đề nằm ở chỗ, Nhà nước muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có thể có chính sách tương đối mở rộng với các doanh nghiệp nước ngoài là chính đáng. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu sa hơn, Nhà nước có thể điều hòa giữa lợi ích cho doanh nghiệp nội địa hơn nữa. Hay nói cách khác, không nên ưu tiên “thái quá” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta ưu tiên khuyến khích dùng hàng Việt thì phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Các doanh nghiệp nội vốn gặp khó khăn trong tín dụng, nguồn lực, đất đai... cộng với việc các chính sách ưu đãi áp dụng cho nước ngoài cao hơn thì doanh nghiệp nội địa rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hệ thống siêu thị của Metro được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, còn nhà bán lẻ trong nước thì không. Điều này dẫn đến những lợi thế nhất định trong kinh doanh cho phía doanh nghiệp ngoại, tệ hơn nữa là nếu có “lỗ hổng” trong kiểm soát thuế có thể tạo lợi thế hơn nữa cho khối doanh nghiệp này.
Tiếp theo, quy hoạch tổng thể ngành bán lẻ trong cả nước và từng địa phương. Từ đó đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, trước mắt tập trung cho các hệ thống siêu thị bán lẻ hệ thống các chợ. Kết cấu hạ tầng thương mại là cơ sở, địa bàn để các hoạt động thương mại được diễn ra
thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay còn thiếu những trung tâm triển lãm đủ tiêu chuẩn để thực hiện những công trình lớn. Như nhận xét của bà Nichapa Yoswee, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ Reed Tradex (Thái Lan) rằng có kế hoạch tổ chức triển lãm ở đây dài hơi tại thị trường nước ta và mong muốn phát triển các triển lãm ở Việt Nam lớn ngang tầm sự kiện mà mình đã tổ chức mấy chục năm qua ở Thái Lan nhưng họ không tìm được một triển lãm nào có tiêu chuẩn phù hợp.
Không chỉ vậy, ngay cả các trung tâm siêu thị Hà Nội cũng còn nhiều bất cập. Sở Thương mại Hà Nội cho biết, hiện nay thành phố đang có tới hơn một nửa trong số trung tâm thương mại và siêu thị hiện có không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Thương mại. Đó là chưa kể nếu các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với nguồn lực tài chính hùng mạnh có thể đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại thì hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước ắt sẽ rơi vào tình trạng ảm đạm hơn hẳn. Lý do được các chuyên gia phân tích là, hệ thống siêu thị “nội” hầu hết không đạt chuẩn và thiếu hiện đại, thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó, để ngành bán lẻ tạo được sức cạnh tranh lớn trước khi những đại gia nước ngoài mới tự do tràn vào, ngành bán lẻ Hà Nội cần phải được đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp và quy hoạch dài hơi. Như vậy, trước mắt là làm sao “giải quyết” được số siêu thị không đạt chuẩn. Điều này rất khó bởi hầu hết các siêu thị đó đều được đầu tư trước khi có các tiêu chuẩn do Bộ Thương mại ban hành. Tuy nhiên, người viết cho rằng, cần thiết phải làm “mạnh tay” là xóa xổ nó vì để đạt được một mục tiêu lớn không thể không hy sinh những điều như vậy. Hơn nữa, Nhà nước cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp tối đa về thông tin quy hoạch, thời gian thực hiện và số thủ tục hành chính. Đồng thời, cho phép họ thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng mặt bằng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể đến 70 năm. Ngoài các ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp đầu tư trung tâm thương mại và siêu thị cần được thành phố đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường giao thông, điện, cấp thoát nước đến chân hàng rào của dự án; được xem xét cho vay ưu đãi đối với từng dự án cụ thể tùy theo năng lực của từng doanh nghiệp.
Còn kênh phân phối truyền thống, nhiều khu chợ còn lụp xụp, rác thải không được quy hoạch. Có chợ được xây dựng gian hàng nhưng nhiều khi mái che đã rách nát, trời nắng thì tạm ngồi, trời mưa thì khó có thể bày bán hàng được. Ngoài ra, các khu chợ cóc đang mọc lên tràn lan, lấn ra đường cản trở cả lối đi. Suốt dọc ngõ 239 và ngách số 55 đường Lạc Long Quân (Hà Nội), chợ cóc họp tràn lan với hàng trăm người kinh doanh rau, quả, thực phẩm, tạp hóa..., bày đủ các loại bàn ghế, thúng mẹt, hàng hóa ngổn ngang hai bên đường, mặc dù đã có biển "Khu vực cấm họp chợ". Vào các giờ cao điểm, con ngõ này thường xuyên bị ùn tắc giao thông, nước và rác thải bừa bãi.
Các cơ quan, dù không thể hoàn thành ngay một sớm một chiều nhưng các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương cần thực hiện triệt để chủ trương củng cố kênh phân phối truyền thống, dẹp hoàn toàn các khu chợ cóc.
Như vậy, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại là một vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy ngành thương mại nội địa nói chung và ngành bán lẻ nói riêng.
Thứ hai, Nhà nước cần có xây dựng những hệ thống pháp luật rõ ràng, cụ thể về hệ thống bán lẻ nhằm đưa ra hướng đi rõ ràng cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.
Cấp thiết hơn cả là xây dựng thống nhất, minh bạch tiêu chí về Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), ENT được sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ. Có quan điểm cho rằng, một mặt ENT là công cụ để các nước thành viên mới linh hoạt hơn trong việc áp dụng các chính sách mở cửa thị trường; mặt khác, nó là một dạng rào cản tiếp cận thị trường được xác lập và hoạt động theo điều XVI của GATS. Theo GATS, ENT được xây dựng dựa trên các tiêu chí: Số lượng các nhà bán lẻ hiện diện trên một khu vực địa lý cụ thể; Sự ổn định của thị trường; và quy mô địa lý của khu vực dân cư. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn quy định thêm hai tiêu chí khác là quy hoạch của các tỉnh, thành phố và mật độ dân cư: “Việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào số lượng điểm bán lẻ, tính ổn định thị trường, mật độ dân cư tại tỉnh, thành mà điểm bán lẻ sẽ
Có thể bạn quan tâm!
- Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 7
- ) Đe Dọa Sự Tồn Tại Của Kênh Phân Phối Bán Lẻ Truyền Thống
- ) Giành Thị Phần Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Nội Địa
- Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 11
- Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
được thiết lập, và tính phù hợp của dự án đầu tư với kế hoạch tổng thể của tỉnh, thành đó”. Như vậy, nếu cho rằng thị trường cần thêm một điểm bán lẻ thì cơ quan cấp phép địa phương sẽ cấp phép cho nhà đầu tư, còn nếu cho rằng chưa cần, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp phép. Việc cấp phép sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan cấp phép của từng địa phương và từ đó có thể phát sinh tiêu cực.
Dù vẫn tồn tại những tranh luận về ưu thế và hạn chế từ việc tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng đứng từ góc độ áp dụng pháp luật, Chính phủ Việt Nam cần minh bạch hơn trong các điều kiện áp dụng ENT. Cho đến nay, sau gần ba năm mở cửa thị trường bán lẻ, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về ENT và cụ thể hóa các tiêu chí để áp dụng ENT trong các văn bản pháp quy, cũng như chưa xác định cụ thể thế nào là điểm bán lẻ, phân định rõ ENT và phân vùng địa lí (zoning), định nghĩa thế nào là người tiêu dùng cuối cùng, đơn vị bán lẻ...
Do đó, để thực sự trở thành điểm đến cho các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, Việt Nam cần có quy định hướng dẫn cụ thể và minh bạch về ENT như định nghĩa, phạm vi áp dụng, tiêu chí áp dụng ENT, giải thích cách áp dụng của từng tiêu chí và quy trình, thủ tục, thời hạn áp dụng các tiêu chí này. Mặt khác, do các đặc thù về quản lý kinh tế và vị trí địa lý, mỗi địa phương cần xây dựng và ban hành các tiêu chí áp dụng ENT trên cơ sở chuẩn chung (khung ENT) của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề cần được đặt ra là có hay không việc mỗi địa phương sẽ ban hành một ENT riêng, vì không khéo các “ENT địa phương” sẽ trở thành một dạng “luật địa phương” áp dụng đối với các cơ sở bán lẻ.
Các tiêu chí áp dụng ENT cũng cần phải được công khai dù được ban hành và áp dụng ở cấp trung ương hay địa phương. Bên cạnh đó, các tiêu chí áp dụng ENT cũng cần được định kỳ xem xét lại cho phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương.
Về phía quyền lợi của người tiêu dùng, Nhà nước cần sớm có hệ thống luật liên quan tới bán lẻ như Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Vệ sinh, an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ người tiêu dùng… Ở các nước EU, Nhật, Singapore… việc đưa
ra danh sách đen cảnh báo các thực phẩm, hàng hoá có vấn đề, cần phải thận trọng và được kiểm tra nghiêm ngặt là chuyện rất bình thường. Thậm chí ở Singapore cơ quan quản lý còn định ra các tiêu chuẩn và giao cho Hiệp hội Người tiêu dùng tiến hành đánh giá chứng nhận. Doanh nghiệp nào đạt những tiêu chuẩn này sẽ được cấp chứng chỉ và mới được phép hoạt động kinh doanh. Đó là điều đầu tiên bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Còn ở Việt Nam, hoạt động mang tính chứng nhận, bắt buộc như vậy hiện chưa thể làm được ngay nhưng cần phải triển khai nhanh chóng.
Không chỉ các sản phẩm, dịch vụ trong nước, nhiều loại hàng hoá từ nước ngoài kém phẩm chất cũng là một nguy cơ cho người tiêu dùng. Trong khi, thông tin cảnh báo về chất lượng các loại hàng hoá, sản phẩm trên từ các cơ quan chức năng vì nhiều lý do khác nhau, vẫn chưa đến với người tiêu dùng như đúng thực tế của nó. Rõ ràng, về phía nhà sản xuất, kinh doanh, vì lợi nhuận, họ có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, bất chấp quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng nhưng điều đáng nói là các chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ tay, quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn lỏng lẻo, chưa sát với thực tế khiến nhiều khi người tiêu dùng biết mình bị lừa dối, bị xâm hại mà không làm thế nào được.
Về việc vệ sinh an toàn thực phẩm, một điều đáng ngạc nhiên là chợ Đồng Xuân đầu mối tiêu thụ các mặt hàng có thể nói lớn nhất miền Bắc mới có 42/155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Lý do của hiện tượng này là do chưa hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Ví dụ như có 15 mặt hàng, theo quy định chủ cửa hàng phải có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ của 15 mặt hàng, nhưng thường họ chỉ xuất trình được khoảng 7-8 mặt hàng. Cái thiếu cơ bản của các hộ kinh doanh thực phẩm ở đây là nguồn gốc hàng hóa. Không phải họ mua bán hàng không có nguồn gốc mà là thiếu giấy tờ để chứng minh cho nguồn gốc đó. Hầu hết các công ty đều bán hàng thông qua các đại lý lớn và không xuất hóa đơn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Các hộ kinh doanh trong chợ đều bán hàng theo kiểu ghi sổ, đến cuối năm, cuối tháng thanh toán theo những con số ghi trong sổ mà không cần đến hóa đơn. Chính điều này không hợp lệ vì cần có hóa đơn của nơi bán ra để kiểm tra nguồn gốc. Hơn thế, các cơ sở lại kinh doanh nhiều
mặt hàng nên việc thu đầy đủ các hóa đơn chứng từ càng khó khăn hơn. Từ thực trạng này, Như vậy, trong trường hợp các cơ sở bán lẻ hay các doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng cũng khó mà biết được; và nếu có sử dụng phải hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì quyền lợi của người tiêu dùng cũng khó được bảo vệ.
Bởi vậy, Nhà nước cần can thiệp để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận, giám sát, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm khi có gần đủ các giấy tờ, động viên các cơ sở chỉ kinh doanh những mặt hàng có nguồn gốc xác định. Đối với các cơ sở còn thiếu nhiều thì phải treo giấy chưa đủ điều kiện tại cửa hàng cũng là một biện pháp để các cơ sở thay đổi thói quen kinh doanh của mình. Các cơ quan chức năng của các khu chợ cần lên kế hoạch thông báo trên loa các cơ sở kinh đoanh đạt yêu cầu với mong muốn việc cấp giấy chứng nhận sẽ có hiệu quả tích cực với các hộ kinh doanh tại chợ.
1) Về phía các doanh nghiệp bán lẻ nội địa
Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ là đối tượng có khả năng chuyển mình mạnh nhất và đó cũng là cách duy nhất để tồn tại trước sự cạnh tranh của các tập đoàn nước ngoài. Thực tế là doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn rất nhiều điểm yếu về khả năng tài chính, áp dụng công nghệ cũng như trình độ nhân lực, quản lý. Trong khi nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mới chỉ đang “dòm ngó” chiếc bánh bán lẻ hấp dẫn nội địa, các doanh nghiệp nước ta nên nhanh chóng khắc phục các điểm yếu hiện có đồng thời phát huy các lợi thế, sáng tạo những giá trị gia tăng. 2.1) Đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ nhân lực
Hiện các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang vướng mắc một vần đề không nhỏ trong nội tại bản thân doanh nghiệp là đội ngũ nhân lực của ngành vừa thiếu về số lượng vừa yếu về trình độ. Trong đội ngũ nhân lực, chỉ có khoảng 4-5% được đào tạo bài bản, hơn 50% nhân lực chưa qua đào tạo, tâm lý bán hàng còn mang nặng tính ban phát, ngoại ngữ yếu. Ở bậc sơ cấp, điều dễ nhận thấy là đội ngũ bán hàng ít có tính ổn định khi mà người lao động vẫn coi bán hàng là một công việc không lâu dài, nguyên nhân chính bởi mức lương chưa hấp dẫn. Trong khi đó, nhân viên quản
lý bậc trung và cao cấp lại thiếu trầm trọng mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khó khăn trong việc tuyển, giữ nhân viên quản lý trung - cao cấp vì nguồn cung hạn hẹp, mức lương không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội địa nên phát huy điểm mạnh duy nhất của mình là am hiểu văn hoá của người Việt Nam và từ đó có cách ứng xử gần gũi tạo sự thân thiện trong việc quản lý nhân sự, giữ người tài. Ngoài ra, doanh nghiệp nội địa có thể đầu tư đào tạo nhân viên. Để tiết kiệm chi phí, có thể tổ chức các nhân viên trình độ cao đào tạo cho các nhân viên trình độ thấp hơn, đồng thời khuyến khích tinh thần học hỏi của nhân viên, đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được để nâng cao dần trình độ của đội ngũ lao động. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực bán lẻ Việt Nam ở cả 3 cấp độ sơ - trung – cao cấp, trong đó ưu tiên trước hết cho nhân lực cao cấp (giám đốc, chủ doanh nghiệp) về tầm nhìn, năng lực "cấp quốc tế". Các vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần đào tạo nhân viên đặc biệt ở các điểm như: Thay đổi tư duy bán hàng theo xu thế mở cửa – người bán hàng cần có thái độ đúng mực với khách hàng, để lại ấn tượng tốt để có lần gặp lại sau; Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp hơn, am hiểu về sản phẩm có thể tư vấn cho người mua giúp họ có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm và tin tưởng doanh nghiệp; Nâng cao khả năng ngoại ngữ phục vụ khả năng tự tìm hiểu các tài liệu liên quan và phục vụ ngay cả các vị khách nước ngoài nhất là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay; Không ngừng đào tạo trình độ quản lý nhân sự bậc trung và cao cấp đặc biệt là khả năng phân tích số liệu và dự báo thị trường xứng đáng là những người định hướng các chiến lược cho doanh nghiệp có bước đi đúng đắn trên thương trường cạnh tranh; Có chế độ ưu đãi phù hợp để tạo được nguồn cung cấp nhân lực chất lượng ổn định không nhất thiết phải là nâng cao mức lương mà có thể bằng chính môi trường làm việc.
2.2) Áp dụng công nghệ phù hợp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp
Áp dụng công nghệ phù hợp sẽ góp phần giúp cho quản lý, điều hành doanh nghiệp trở nên trơn tru và chính xác, thuận tiện hơn. Hiện nay, một phần mềm được biết đến như là “cây đũa thần của nhà bán lẻ nội địa” là ERP. ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp với quy trình hiện
đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như các tác nghiệp của các nhân viên. Giải pháp ERP cho phép các nhà bán lẻ quản lý hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống duy nhất, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác khách hàng.
Áp dụng ERP sẽ giúp cắt giảm chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống… Nói cách khác, ERP được coi như một công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ. Ngồi tại văn phòng ở Etown, chỉ một cú nhấp chuột, anh Nguyễn Đức Tài - Tổng Giám đốc Công ty CP Thế Giới Di Động có thể ngay lập tức biết được trong ngày các siêu thị trên toàn quốc đã bán được bao nhiêu mặt hàng, lợi nhuận thu được như thế nào, số lượng hàng tồn kho tính đến hiện tại, mặt hàng nào cần phải đặt hàng hay cần khuyến mãi để giảm tồn kho… Những thông tin này đặc biệt quan trọng với các nhà bán lẻ kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao không cho phép thời gian tồn kho quá dài. Công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị cập nhật thông tin kịp thời chính là hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP.
Đặc thù của ngành bán lẻ là luôn có nhiều chi nhánh, danh mục hàng hoá lên đến hàng chục ngàn chủng loại, diện tích kinh doanh rộng hàng ngàn mét vuông trải rộng trên nhiều địa bàn… Khi hệ thống càng được mở rộng thì những con số đó lại tiếp tục tăng lên làm cho việc quản lý trở nên vô cùng khó khăn. Các đại gia bán lẻ nước ngoài như Big C, Parkson, Lotte Mart… khi vào Việt Nam đều được chuyển giao hệ thống quản lý ERP từ công ty mẹ. Đây thực sự là thách thức với các doanh nghiệp trong nước bởi các nhà bán lẻ ngoại đã có sẵn những lợi thế về thương hiệu, vốn, kinh nghiệm… lại được trang bị những hệ thống quản lý hiện đại, chẳng khác gì “hổ thêm cánh”. Chính áp lực cạnh tranh này thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải khẩn trương ứng dụng ERP trong quản lý.
Chưa có một thống kê chính thức về việc áp dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, nhưng chắc chắn là con số này không lớn. Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty từng áp dụng ERP thì chi phí trung bình cho một dự