Tổng Hợp Ý Kiến Của Giáo Viên Về Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Biện Pháp Tổ Chức, Chỉ Đạo Sinh Hoạt Tổ, Nhóm Chuyên


dao động từ 3,38 đến 3,75. Đối với mức độ khả thi, cả bốn nội dung đề xuất được GV thống nhất đánh giá “ rất khả thi”, ĐTB dao động từ 3,38 đến 3,58.

Bảng 3.6. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề


TT


Nội dung biện pháp

ĐTB

Hệ số tương

quan (r)


Sig

MĐCT

MĐKT


1

HT qui định rõ chế độ sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH lồng ghép sinh hoạt chuyên môn định kì hai tuần một

lần


3,55


3,43


0,98


0,01


2

TTCM xây dựng và phổ biến kế hoạch chương trình chuyên đề, phân công GV thực hiện để GV có thời gian chuẩn bị

chuyên đề trước khi báo cáo


3,88


3,58


3

TTCM tổ chức sinh hoạt chuyên môn cần tập trung trao đổi, thảo luận, thống nhất mục tiêu bài học, cách thực hiện các PPDH tích cực, bàn bạc những vướng mắc trong giảng dạy, tìm hướng

giải quyết


3,38


3,38


4

HT, PHT kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề (dự họp tổ, nhóm chuyên môn định kì hoặc đột

xuất; xem các biên bản cuộc họp)


3,75


3,55

ĐTBC

3,64

3,49



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 16


Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan chặt với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,98 và giá trị sig = 0,01 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.

Kết quả phỏng vấn ghi nhận được như sau: CB1, CB2, CB3 thống nhất qui


định rõ chế độ sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH lồng ghép sinh hoạt chuyên môn định kì hai tuần một lần. CB4, CB5, CB6 đề xuất xây dựng và phổ biến kế hoạch chương trình chuyên đề ngay từ đầu năm học, phân công GV thực hiện để GV có thời gian chuẩn bị chuyên đề một cách hiệu quả. CB7, CB8, CB9, CB10 đề xuất và thống nhất cao sinh hoạt chuyên môn cần tập trung trao đổi, thảo luận, thống nhất mục tiêu bài học, cách thực hiện các PPDH tích cực, bàn bạc những vướng mắc trong giảng dạy, tìm hướng giải quyết. GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV10 đề xuất HT, PHTCM dự sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của tổ để đóng góp ý kiến và xây dựng chuyên đề phong phú hơn.

Qua khảo sát và tổng hợp các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất biện pháp chỉ đạo công tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề nêu trên là rất cần thiết, khả thi để đưa vào thực hiện ở các trường.

* Biện pháp 3.2: Tổ chức, chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học

Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới phương pháp dạy học


TT


Nội dung biện pháp

ĐTB

Hệ số tương quan

(r)


Sig

MĐCT

MĐKT


1

Quan tâm xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Tiếng Anh dựa vào mục

tiêu, định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực


3,58


3,65


1,00


0,01


2

Phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức hội

giảng, giao lưu, học hỏi về đổi mới PPDH


3,35


3,50

ĐTBC

3,47

3,58




Kết quả số liệu ở bảng 3.7 cho thấy các GV đánh giá biện pháp “Tổ chức, chỉ


đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới PPDH” là “rất cần thiết” với ĐTBC là 3,47. Không có biện pháp nào GV đánh giá “không cần thiết”, cần thiết hoặc “bình thường”. Đối với mức độ cần thiết, cả hai nội dung “Quan tâm xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Tiếng Anh dựa vào mục tiêu, định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực” và “Phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức hội giảng, giao lưu, học hỏi về đổi mới PPDH” được GV thống nhất cao với ĐTB là 3,35 và 3,58.

Đối với mức độ khả thi, cả hai nội dung trên cũng được GV đánh giá “rất khả thi” với ĐTB là 3,65 và 3,50. Điều này cho thấy công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới PPDH là rất cần thiết để các trường tổ chức thực hiện.

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan chặt với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 1,00 và giá trị sig = 0,01 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.

Kết quả phỏng vấn ghi nhận được như sau: CB1, CB2, CB3, CB4, CB6, GV10 đề xuất xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy môn Tiếng Anh dựa vào mục tiêu, định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực. CB5, CB7, CB8, GV1, GV2, GV3, GV7, GV9 nhất trí với việc phối hợp với các đơn vị bạn tổ chức hội giảng, giao lưu, học hỏi về đổi mới PPDH. Qua khảo sát và tổng hợp các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất biện pháp chỉ đạo công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới PPDH nêu trên là rất cần thiết, đưa vào thực hiện ở các trường khả thi.

* Biện pháp 3.3: Tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên

Kết quả số liệu ở bảng 3.8 cho thấy các GV đánh giá biện pháp tổ chức, chỉ


đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT cho GV là “rất cần thiết” (ĐTBC là 3,47). Không có biện pháp nào GV đánh giá “không cần thiết”, cần thiết hoặc “bình thường”. Đối với mức độ cần thiết , cả hai nội dung “Thành lập tổ quản lí ứng dụng CNTT trong nhà trường, mở lớp bồi dưỡng cho GV sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT hàng năm” và “Qui định GV dạy thao giảng có ứng dụng CNTT ít nhất là 2 tiết/ học kì vào tiêu chí thi đua” được GV thống nhất cao với ĐTB là 3,35 và 3,58 cho thấy công tác tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT cho GV là rất cần thiết để các trường tổ chức thực hiện. Đối với mức độ khả thi, cả hai nội dung trên cũng được GV đánh giá “ rất khả thi” với ĐTB là 3,65 và 3,50.

Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên


TT


Nội dung biện pháp

ĐTB

Hệ số tương quan

(r)


Sig

MĐCT

MĐKT


1

Thành lập tổ quản lí ứng dụng CNTT trong nhà trường, mở lớp bồi dưỡng cho GV sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng

CNTT hàng năm


3,35


3,50


1,00


0,01


2

Qui định GV dạy thao giảng có ứng dụng CNTT ít nhất là 2 tiết/ học kì vào

tiêu chí thi đua


3,58


3,65

ĐTBC

3,47

3,58




Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan chặt với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 1,00 và giá trị sig = 0,01 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.

Kết quả phỏng vấn ghi nhận được như sau: CB1, CB2, CB3, CB5, CB6, GV3,


GV4, GV5 đề xuất và thống nhất cao trong đề xuất thành lập tổ quản lí ứng dụng CNTT trong nhà trường gồm nhân viên thiết bị, GV dạy tin học và một số GV có kĩ năng sử dụng CNTT thành thạo, mở lớp bồi dưỡng cho GV sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT hàng năm, để bồi dưỡng cho GV tiếng Anh và tất cả CBQL và GV trong trường. CB4, CB7, CB8, CB9, CB10, GV1, GV2, GV6, GV7 nhất trí với qui định GV dạy thao giảng có ứng dụng CNTT ít nhất là 2 tiết/ học kì vào tiêu chí thi đua.

Qua khảo sát và tổng hợp các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT cho GV dạy Tiếng Anh nêu trên là rất cần thiết, đưa vào thực hiện ở các trường khả thi.

3.4.5. Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh

Kết quả số liệu từ bảng 3.9 cho thấy các GV đánh giá biện pháp quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh là “rất cần thiết” và “rất khả thi” với ĐTBC mức độ cần thiết là 3,64 và ĐTBC mức độ khả thi là 3,42. Đối với mức độ cần thiết, có hai biện pháp được GV đánh giá “rất cần thiết” là “Tạo điều kiện và khuyến khích GV tiếp cận sách báo, tạp chí về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh”, từ đó GV cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và nhận thức việc đổi mới một cách hiệu quả qua tham khảo những bài viết, SKKN về đổi mới PPDH” với ĐTB là 3,88 và “Cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh do Sở GDĐT tổ chức theo kế hoạch” với ĐTB là 3,75. Các biện pháp: Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng CNTT, thiết bị trong dạy học; Xác định đối tượng cần được bồi dưỡng; dự kiến các nội dung, thời gian bồi dưỡng; phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên về PPDH tích cực, cách sử dụng thiết bị hiện đại (bảng thông minh); cách th iết


kế bài giảng E-learning, cách tạo file nghe, tạo clip minh họa; Cử GV tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị được GV đánh giá “ rất cần thiết” với ĐTB dao động từ 3,45, đến 3,60. Không có biện pháp nào được CBQL, GV đánh giá “không cần thiết” hoặc “bình thường” hay “cần thiết”. Đối với mức độ khả thi, cả 5 nội dung của biện pháp này đều được GV đánh giá “rất khả thi” với ĐTB dao động từ 3,38 đến 3,50. Không có biện pháp nào được GV đánh giá “không khả thi” hoặc “bình thường”. Điều này cho thấy, biện pháp “Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh” được đánh giá rất khả thi để các trường thực hiện. Cụ thể biện pháp: “Tạo điều kiện và khuyến khích GV tiếp cận sách báo, tạp chí về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, từ đó GV cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và nhận thức việc đổi mới một cách hiệu quả qua tham khảo những bài viết, SKKN về đổi mới PPDH” xếp hạng 1với ĐTB là 3,50; biện pháp “Cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh do Sở GDĐT tổ chức theo kế hoạch” xếp hạng 2 với ĐTB là 3,45; biện pháp “phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên về PPDH tích cực, cách sử dụng thiết bị hiện đại (bảng thông minh); cách thiết kế bài giảng E-learning, cách tạo file nghe, tạo clip minh họa” xếp hạng 3, ĐTB là 3,40 và hai biện pháp “Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng CNTT, thiết bị trong dạy học” và “Cử GV tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị” có đồng ĐTB là 3,38.

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,90 và giá trị sig = 0,03 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp biện pháp “Quan tâm bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội


ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh” được GV đánh giá vừa “rất cần thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để các trường thực hiện.

Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh


TT


Nội dung biện pháp

ĐTB

Hệ số tương

quan (r)


Sig

MĐCT

MĐKT


1

Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng

CNTT, thiết bị trong dạy học


3,50


3,38


0,90


0,03


2

Xác định đối tượng cần được bồi dưỡng; dự kiến các nội dung, thời gian bồi dưỡng; phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên về PPDH tích cực, cách sử dụng thiết bị hiện đại (bảng thông minh); cách thiết kế

bài giảng E-learning, cách tạo file nghe, tạo clip minh họa


3,45


3,40


3

Cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh do Sở GDĐT tổ

chức theo kế hoạch


3,75


3,45


4

Cử GV tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng

nghiệp trong và ngoài đơn vị


3,60


3,38


5

Tạo điều kiện và khuyến khích GV tiếp cận sách báo, tạp chí về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, từ đó GV cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và nhận thức việc

đổi mới một cách hiệu quả qua tham khảo những bài viết, SKKN về đổi mới PPDH


3,88


3,50

ĐTBC

3,64

3,42




Qua kết quả phỏng vấn, các CBQL và GV đề xuất các biện pháp sau: CB1, CB4, CB7, CB9 đề xuất xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường


thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng CNTT, thiết bị trong dạy học. CB2, CB3, CB8, GV1, GV4 đề xuất nên mời báo cáo viên về báo cáo những vấn đề về PPDH tích cực chung cho các GV các tổ. CB2, CB3, GV4, GV3,GV5, GV2, GV10 rất cần thiết đề cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng, tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức cho GV dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Nếu Sở GDĐT chưa mở lớp bồi dưỡng, BGH các trường động viên GV tự học, nâng cao năng lực để phục vụ giảng dạy. Qua các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất biện pháp tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh nêu trên là rất cần thiết, đưa vào thực hiện ở các trường khả thi.

3.4.6. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Kết quả số liệu ở bảng 3.10 cho thấy các GV đánh giá biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh” là “rất cần thiết” (ĐTBC là 3,53). Không có biện pháp nào GV đánh giá “không cần thiết”, “cần thiết” hoặc “bình thường”.

Cụ thể nội dung “Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiết dạy kĩ năng, kết hợp đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp của HS theo định hướng, mục tiêu đổi mới PPDH môn Tiếng Anh” được GV đánh giá là “rất cần thiết” và “rất khả thi” với ĐTB MĐCT là 3,65 và ĐTB MĐKT là 3,45 xếp hạng 1, kế theo là nội dung “Kiểm tra, giám sát giờ dạy GV kết hợp với thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học” với ĐTB MĐCT là 3,50 và ĐTB MĐKT là 3,33 và cuối cùng là “Kết hợp giữa kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất, sau mỗi tiết dạy cần có bài kiểm tra để khảo sát mức độ nắm vững bài học của học sinh, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của GV với ĐTB MĐCT là 3,43 và ĐTB MĐKT là 3,25. Kết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023