+ Xử lí số liệu phỏng vấn:
Chúng tôi chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tương đồng trong các nhóm đối tượng, đủ nghĩa để trích dẫn (nếu cần). Trường hợp các ý kiến khác biệt có ý nghĩa hoặc những ý kiến chung, cần thiết trong một số trường hợp thì được chúng tôi dẫn lại nguyên văn. Chúng tôi không đưa vào luận văn này những nội dung ghi nhận được nhưng không liên quan một cách mật thiết với mục đích nghiên cứu, việc phân tích được thực hiện thủ công bằng cách đọc đi đọc lại những nội dung đã chuyển thành văn bản, nhóm các ý tưởng liên quan, ghi chú những ý kiến đưa vào các phần, các mục.
+ Xử lí số liệu khảo nghiệm bằng bảng hỏi:
Về điểm trung bình (ĐTB): điểm số của các câu hỏi được qui đổi theo thang bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, chúng tôi chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm như sau:
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | |
Từ 1,00 → 1,75 | Không cần thiết | Không khả thi |
Từ 1,76 → 2,50 | Bình thường | Bình thường |
Từ 2,51 → 3,25 | Cần thiết | Khả thi |
Từ 3,26 → 4,00 | Rất cần thiết | Rất khả thi |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Giáo Viên Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Đổi Mới Phương Pháp Dạy Họctiếng Anh Ở Trường Trung Học Cơ Sở, Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long
- Biện Pháp 5: Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Giờ Dạy Của Giáo Viên Trong Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Tổng Hợp Ý Kiến Của Giáo Viên Về Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Biện Pháp Tổ Chức, Chỉ Đạo Sinh Hoạt Tổ, Nhóm Chuyên
- Tổng Hợp Ý Kiến Của Giáo Viên Về Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Biện Pháp Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Giờ
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Vĩnh Long
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
3.4.2. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Kết quả số liệu khảo sát 3.3 cho thấy đối tượng được khảo sát đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về đổi mới PPDH Tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Đối với mức độ cần thiết, có hai nội dung được GV đánh giá “rất cần thiết” cao nhất là: “Cử TTCM, GV nòng cốt tham dự các buổi hội thảo các cấp, các chuyên gia về bàn về PPDH tiếng Anh như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ; báo
cáo, triển khai lại trong các cuộc họp tổ, sinh hoạt chuyên đề cho tất cả GV trong tổ cùng quán triệt và thực hiện” và “Tăng cường bổ sung tài liệu, sách báo về đổi mới PPDH, phương pháp học Tiếng Anh, tạo điều kiện cho GV, HS trong trường học tập, nghiên cứu các tài liệu, nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH” với ĐTB là 3,65. Không có biện pháp nào được GV đánh giá “không cần thiết” hoặc “bình thường” hay “cần thiết”.
Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinhvề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung biện pháp | ĐTB | Hệ số tương quan (r) | Sig | ||
MĐCT | MĐKT | ||||
1 | Nhà trường tổ chức cho CBQL, GV, HS quán triệt văn bản chỉ đạo, định hướng đổi mới và mục tiêu đổi mới PPDH Tiếng Anh | 3,63 | 3,53 | 0,94 | 0,01 |
2 | Tăng cường bổ sung tài liệu, sách báo về đổi mới PPDH, phương pháp học Tiếng Anh, tạo điều kiện cho GV, HS trong trường học tập, nghiên cứu các tài liệu, nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH | 3,55 | 3,38 | ||
3 | CBQL, GV dạy Tiếng Anh tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH | 3,65 | 3,53 | ||
4 | Cử TTCM, GV nòng cốt tham dự các buổi hội thảo các cấp, các chuyên gia về bàn về PPDH tiếng Anh như thế nào cho dễ hiểu, dễ nhớ; báo cáo, triển khai lại trong các cuộc họp tổ, sinh hoạt chuyên đề cho tất cả GV trong tổ cùng quán triệt và thực hiện | 3,65 | 3,55 | ||
5 | GV hướng dẫn HS phương pháp học tập Tiếng Anh, giới thiệu cho HS những tài liệu, trang web học Tiếng Anh, hướng dẫn HS mở tài khoản trường học kết nối, tiếp cận với phương pháp học trực tuyến, tạo hứng thú học tập đối với bộ môn | 3,63 | 3,55 | ||
ĐTBC | 3,62 | 3,51 |
Các nội dung “Nhà trường tổ chức cho CBQL, GV, HS quán triệt văn bản chỉ đạo, định hướng đổi mới và mục tiêu đổi mới PPDH Tiếng Anh; Tăng cường bổ sung tài liệu, sách báo về đổi mới PPDH, phương pháp học Tiếng Anh, tạo điều kiện cho GV, HS trong trường học tập, nghiên cứu các tài liệu, nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH; GV hướng dẫn HS phương pháp học tập Tiếng Anh, giới thiệu cho HS những tài liệu, trang web học Tiếng Anh, hướng dẫn HS mở tài khoản trường học kết nối, tiếp cận với phương pháp học trực tuyến, tạo hứng thú học tập đối với bộ môn được GV đánh giá “rất cần thiết” với ĐTB dao động từ 3,55 đến 3,63.
Đối với mức độ khả thi, cả 5 nội dung của biện pháp này đều được đánh giá “rất khả thi” với ĐTB dao động từ 3,38 đến 3,55. Điều này cho thấy, biện pháp tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được GV đánh giá “rất khả thi” để các trường thực hiện. Không có biện pháp nào được GV đánh giá “không khả thi” hoặc “bình thường”.
Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,94 và giá trị sig = 0,01 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp đưa ra được GV đánh giá vừa “rất cần thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để các trường thực hiện.
Qua kết quả phỏng vấn, các CBQL đề xuất các biện pháp.Ý kiến đề xuất được ghi nhận: CB1, CB3, CB4, CB6, CB7, GV1, GV4 cho rằng thay đổi nhận thức GV thông qua triển khai văn bản, thông tư và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chyên môn cho GV, cử GV nòng cốt tham gia các đợt tập huấn. H2, H4, CB5, CB8, CB9, CB10, GV6, GV9, GV10 đề nghị cần sung tài liệu, sách báo về đổi mới PPDH, phương pháp học Tiếng Anh, tạo điều kiện cho GV, HS trong trường học tập, nghiên cứu các tài liệu, làm cơ sở tổ chức thảo luận trong nhóm, tổ chuyên môn, kết hợp thực tiễn dạy học để vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mới PPDH. CB2, GV2, GV3, GV5, GV7, GV8 đề xuất GV cần hướng dẫn HS phương pháp học tập Tiếng Anh, giới thiệu cho HS những tài liệu, trang web
học Tiếng Anh, hướng dẫn HS mở tài khoản trường học kết nối, tiếp cận với phương pháp học trực tuyến, tạo hứng thú học tập đối với bộ môn.
Điều này cho thấy có sự thống nhất cao trong đề xuất các biện pháp thực hiện biện pháp tiếp tục bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về đổi mới PPDH Tiếng Anh, các biện pháp đề xuất vừa “rất cần thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long thực hiện.
3.4.3. Biện pháp 2: Cải tiến công tác kế hoạch hóa hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
* Biện pháp 2.1: Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Kết quả số liệu ở bảng 3.4 cho thấy: các GV đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “rất cần thiết” (ĐTB dao động từ 3,43 đến 3,65; ĐTBC: 3,53). Không có biện pháp nào được GV đánh giá “không cần thiết” hoặc “bình thường”. Đối với mức độ cần thiết, tất cả các nội dung được GV đánh giá “rất cần thiết”. Cụ thể biện pháp “Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn, TTCM cần chú trọng đến biện pháp thực hiện đảm bảo qui trình một cách nghiêm ngặt, đưa ra các biện pháp thực hiện cần được thảo luận trong tổ, thống nhất thực hiện, đảm bảo phù hợp thực tiễn” được đánh giá là cấp thiết nhất với ĐTB là 3,65; Nội dung “HT thực hiện tốt công tác dự báo, xác định đổi mới PPDH cần phải đạt những mục tiêu nào, xây dựng các kế hoạch (kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) và qui định định mức, chỉ tiêu, yêu cầu xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ, phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp cho các thành viên, tổ chuyên môn thảo luận và thống nhất thực hiện” xếp hạng 2, ĐTB là 3,50 và cuối cùng là nội dung “HT, PHTCM phê duyệt kế hoạch tổ, có kế hoạch kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH ở cấp tổ, nhóm chuyên môn, dự sinh hoạt chuyên môn với tổ” được GV đánh giá ĐTB là 3,43.
Đối với mức độ khả thi, cả ba nội dung của biện pháp này đều được GV đánh giá “rất khả thi” (ĐTBC 3,34). Không có biện pháp nào được CBQL, GV đánh giá
“không khả thi” hoặc “bình thường”.
Bảng 3.4. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung biện pháp | ĐTB | Hệ số tương quan (r) | Sig | ||
MĐCT | MĐKT | ||||
1 | HT thực hiện tốt công tác dự báo, xác định đổi mới PPDH cần phải đạt những mục tiêu nào, xây dựng các kế hoạch (kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) và qui định định mức, chỉ tiêu, yêu cầu xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ, phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp cho các thành viên, tổ chuyên môn thảo luận và thống nhất thực hiện | 3,50 | 3,33 | 0,99 | 0,04 |
2 | Khi xây dựng kế hoạch chuyên môn, TTCM cần chú trọng đến biện pháp thực hiện đảm bảo qui trình một cách nghiêm ngặt, đưa ra các biện pháp thực hiện cần được thảo luận trong tổ, thống nhất thực hiện, đảm bảo phù hợp thực tiễn | 3,65 | 3,45 | ||
3 | HT, PHTCM phê duyệt kế hoạch tổ, có kế hoạch kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH ở cấp tổ, nhóm chuyên môn, dự sinh hoạt chuyên môn với tổ | 3,43 | 3,25 | ||
ĐTBC | 3,53 | 3,34 |
Nội dung “Khi xây dựng kế hoạch, TTCM cần đảm bảo qui trình một cách nghiêm ngặt, đưa ra các biện pháp thực hiện đảm bảo phù hợp thực tiễn” xếp hạng 1, ĐTB là 4,45; Nội dung “HT thực hiện tốt công tác dự báo, xác định đổi mới PPDH cần phải đạt những mục tiêu nào, xây dựng các kế hoạch (kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần) và qui định định mức, chỉ tiêu, yêu cầu xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ, phân công nhiệm vụ, đề ra các biện pháp cho các thành viên, tổ
chuyên môn thảo luận và thống nhất thực hiện” xếp hạng 2 với ĐTB là 3,33. “HT, PHTCM phê duyệt kế hoạch tổ, có kế hoạch kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH ở cấp tổ, nhóm chuyên môn, dự sinh hoạt chuyên môn với tổ” được GV các trường đánh giá mức “cần thiết” với ĐTB là 3,25. Điều này cho thấy chức năng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được GV đánh giá là rất khả thi để các trường thực hiện.
Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan chặt với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,99 và giá trị sig = 0,04 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp nâng cao chức năng xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được GV đánh giá vừa “rất cần thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để các trường thực hiện.
Qua kết quả phỏng vấn các CBQL và GV, người nghiên cứu ghi nhận được là CB1, CB2, CB3, khi xây dựng kế hoạch cần dự báo, xác định những mục tiêu đổi mới, xây dựng kế hoạch năm học có chú trọng đến công tác đổi mới PPDH, phân công PHTCM xây dựng kế hoạch chuyên môn, TTCM cụ thể hóa nội dung kế hoạch tổ theo kế hoạch năm học. CB4, CB5, CB6, đề xuất xây dựng kế hoạch chuyên môn, có nội dung đổi mới PPDH, có chủ đề thực hiện đổi mới theo kế hoạch chỉ đạo của Phòng GDĐT, các TTCM cụ thể hóa nội dung đổi mới PPDH trong kế hoạch chuyên môn. CB7, CB8, CB9, CB10 đề xuất nên xây dựng chương trình chuyên đề ngay từ đầu năm học, phân công cho GV thực hiện để GV chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu phong phú hơn, BGH ký duyệt để tư vấn cho tổ chuyên môn. GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7, GV8, GV9, GV10 đề xuất khi xây dựng
kế hoạch, TTCM cần họp, thảo luận với các thành viên trong tổ, lấy ý kiến thống nhất, đề ra biện pháp thực hiện khả thi, phù hợp thực tiễn, có như vậy thì thực hiện sẽ không gặp nhiều khó khăn đối với GV, vì có nhiều đối tượng HS trong một trường, trong khối, chương trình học khác nhau.
* Biện pháp 2.2: Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình chuyên đề đổi mới PPDH môn Tiếng Anh
Kết quả số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: các GV đánh giá biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng chương trình chuyên đề đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “rất cần thiết” với ĐTBC là 3,54. Không có biện pháp nào được CBQL, GV đánh giá “không cần thiết” hoặc “bình thường”. Đối với mức độ khả thi , nội dung 1 và 2 được đánh giá “rất khả thi” với ĐTB là 3,38 và nội dung 3 được đánh giá “khả thi” với ĐTB là 3,25.
Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng chương trình chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung biện pháp | ĐTB | Hệ số tương quan (r) | Sig | ||
MĐCT | MĐKT | ||||
1 | Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường, PHTCM hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng chương trình các chuyên đề phải thực hiện trong năm học | 3,58 | 3,38 | 0,99 | 0,02 |
2 | Tổ chuyên môn lựa chọn chuyên đề về đổi mới PPDH phù hợp với chương trình học của HS, chủ đề bài dạy theo từng thời gian cụ thể trong năm học trên cơ sở chuyên đề chung của nhà trường, cụ thể hóa chuyên đề cấp tổ theo đặc trưng bộ môn | 3,58 | 3,38 | ||
3 | HT, PHTCM phê duyệt chương trình chuyên đề của tổ, có kế hoạch, dự sinh hoạt chuyên đề với tổ để nắm bắt mức độ thực hiện, kịp thời hỗ trợ tổ chuyên môn thực hiện tốt hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh | 3,45 | 3,25 | ||
ĐTBC | 3,54 | 3,34 |
Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy
giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan chặt với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,99 và giá trị sig = 0,02 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.
Qua kết quả phỏng vấn, các CBQL và GV đề xuất các biện pháp sau: CB1, CB2, CB3 đề xuất phân công PHTCM chịu trách nhiệm xây dựng chương trình chuyên đề cho các tổ chuyên môn. CB4, CB8, CB9 nêu ý kiến là tùy theo tình hình thực tế, căn cứ vào bài học, đối tượng HS, chương trình học, tổ chuyên môn đề xuất chuyên đề cần thực hiện,nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện đổi mới. CB5, CB6, CB7, CB10, GV1, GV2, GV7, GV10 cho rằng tổ chuyên môn cần xây dựng chương trình chuyên đề ngay từ đầu năm học, phân công cho GV thực hiện để GV chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu phong phú hơn, BGH ký duyệt để tư vấn cho tổ chuyên môn. GV3, GV4, GV5, GV8, GV9 đề xuất cần phải họp thống nhất ý kiến thảo luận trong tổ để chọn chuyên đề, định hướng cho GV đầu tư, nghiên cứu bài giảng, khi thực hiện nếu có gặp khó khăn, vướng mắc sẽ thảo luận giải quyết vấn đề trong lúc thực hiện. GV6: “Cho GV được phân công chọn chuyên đề thực hiện, có như vậy thì chuyên đề sẽ được nghiên cứu sâu vì GV đó tâm đắc, có quyết tâm chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp”.
3.4.4. Biện pháp 3: Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
* Biện pháp 3.1: Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề
Kết quả số liệu ở bảng 3.6 cho thấy các GV đánh giá biện pháp tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề là “rất cần thiết” (ĐTBC là 3,64. Không có biện pháp nào GV đánh giá “không cần thiết”, “cần thiết” hoặc “bình thường”. Nội dung “TTCM xây dựng và phổ biến kế hoạch chương trình chuyên đề, phân công GV thực hiện để GV có thời gian chuẩn bị chuyên đề trước khi báo cáo” được Gv đánh giá cần thiết nhất, ĐTB là 3,88. Các nội dung khác ĐTB