quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,99 và giá trị sig = 0,04 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.
Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Nội dung biện pháp | ĐTB | Hệ số tương quan (r) | Sig | ||
MĐCT | MĐKT | ||||
1 | Kiểm tra, giám sát giờ dạy GV kết hợp với thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học | 3,50 | 3,33 | 0,99 | 0,04 |
2 | Kết hợp giữa kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất, sau mỗi tiết dạy cần có bài kiểm tra để khảo sát mức độ nắm vững bài học của học sinh, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của GV | 3,43 | 3,25 | ||
3 | Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiết dạy kĩ năng, kết hợp đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp của HS theo định hướng, mục tiêu đổi mới PPDH môn Tiếng Anh | 3,65 | 3,45 | ||
ĐTBC | 3,53 | 3,34 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 5: Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Giờ Dạy Của Giáo Viên Trong Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp 1: Nâng Cao Nhận Thức Cho Cán Bộ Quản Lí, Giáo Viên Và Học Sinh Về Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Tổng Hợp Ý Kiến Của Giáo Viên Về Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Biện Pháp Tổ Chức, Chỉ Đạo Sinh Hoạt Tổ, Nhóm Chuyên
- Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Vĩnh Long
- Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 19
- Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 20
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Kết quả phỏng vấn ghi nhận được như sau: CB1, CB2, CB3, CB4, CB5, CB6 đề xuất và thống nhất cao trong Kiểm tra, giám sát giờ dạy GV kết hợp với thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học. CB7, CB8, CB9, CB10 đồng ý đề xuất BGH kết hợp giữa kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất giờ dạy của GV, sau mỗi tiết dạy cần có bài kiểm tra để khảo sát mức độ nắm vững bài học của học sinh, đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy của GV. GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7, GV8, GV9 đề xuất BGH, TTCM nên tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các tiết dạy kĩ năng, kết hợp đánh giá khả năng giao tiếp của HS theo định hướng, mục tiêu đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, góp ý và tổ chức rút kinh nghiệm cho GV giúp GV điều chỉnh PPDH, cách thức thực hiện, cũng là thể hiện sự quan tâm của BGH đối với GV trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
Qua khảo sát và tổng hợp các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất các biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “rất cần thiết” và “ rất khả thi’ đưa vào thực hiện ở các trường.
3.4.7. Biện pháp 6: Đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh
Kết quả số liệu ở bảng 3.11 cho thấy các GV đánh giá biện pháp đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh” là “rất cần thiết” với ĐTBC là 3,76. Không có biện pháp nào GV đánh giá “không cần thiết”, “cần thiết” hoặc “bình thường”.
Đối với mức độ cần thiết, nội dung “Khuyến khích GV hướng dẫn HS làm đồ dùng dạy học, tạo điều kiện cho GV và HS tham gia các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, nghiên cứu sáng tạo khoa học kĩ thuật, sáng tạo kĩ thuật Trần Đại Nghĩa hàng năm” được GV đánh giá là “rất cần thiết” với ĐTB là 3,90 xếp hạng 1. Hạng 2 là nội dung “Tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh, giáo cụ trực quan phục vụ dạy học” với ĐTB là 3,88 và nội dung “HT tham mưu với cấp trên xây dựng phòng học bộ môn, mỗi trường đều có phòng nghe nhìn, phòng Lab” được GV đánh giá mức độ cần thiết với ĐTB là 3,75 xếp hạng 3. “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo kinh phí mua sắm thêm Tivi, projector, phần mềm dạy học Tiếng Anh và tổ chức các hoạt động ngoài giờ học” với ĐTB là 3,70. Nội dung “HT có kế hoạch bổ sung thiết bị phục vụ đổi mới PPDH tiếng Anh, ưu tiên đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại” với ĐTB là 3,58.
Đối với mưc độ khả thi, GV đánh giá tất cả các nội dung là “rất khả thi” với ĐTBC là 3,56, không có nội dung nào GV đánh giá là “khả thi”, “không khả thi”
hoặc “ít khả thi”.
Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh
Nội dung biện pháp | ĐTB | Hệ số tương quan (r) | Sig | ||
MĐCT | MĐKT | ||||
1 | HT có kế hoạch bổ sung thiết bị phục vụ đổi mới PPDH tiếng Anh, ưu tiên đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại | 3,58 | 3,45 | 0,89 | 0,04 |
2 | HT tham mưu với cấp trên xây dựng phòng học bộ môn, mỗi trường đều có phòng nghe nhìn, phòng Lab | 3,75 | 3,53 | ||
3 | Tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh, giáo cụ trực quan phục vụ dạy học | 3,88 | 3,68 | ||
4 | Khuyến khích GV hướng dẫn HS làm đồ dùng dạy học, tạo điều kiện cho GV và HS tham gia các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng , nghiên cứu sáng tạo khoa học kĩ thuật, sáng tạo kĩ thuật Trần Đại Nghĩa hàng năm | 3,90 | 3,73 | ||
5 | Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tạo kinh phí mua sắm thêm Tivi, projector, phần mềm dạy học Tiếng Anh và tổ chức các hoạt động ngoài giờ học | 3,70 | 3,40 | ||
ĐTBC | 3,76 | 3,56 |
Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cần thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,89 và giá trị sig = 0,04 < 0,05). Điều này có nghĩa nội dung biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất được GV đánh giá “rất cần thiết” đồng thời cũng “rất khả thi” để các trường thực hiện.
Kết quả phỏng vấn ghi nhận được như sau: CB1, CB2, CB3, CB4, CB5, CB6
đề xuất PHT phụ trách CSVC xây dựng kế hoạch bổ sung CSVC, HT tham mưu với cấp trên mua sắm thêm thiết bị hiện đại và cấp kinh phí trang bị mỗi trường 01 phòng học tiếng Anh. CB7, CB8, CB9, CB10 đề xuất tổ chức cho GV làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh ảnh, giáo cụ trực quan phục vụ dạy học. GV1, GV2, GV3, GV4, GV7, GV8 và GV10 đề xuất BGH tạo điều kiện cho GV và HS tham gia các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, cuộc thi nghiên cứu sáng tạo khoa học kĩ thuật, sáng tạo kĩ thuật Trần Đại Nghĩa hàng năm. GV5, GV6 và GV9 đề xuất nhà trường nên xã hội hóa giáo dục nguồn kinh phí để mua sắm thêm Tivi lắp đặt tại các phòng học, để GV dễ dàng ứng dụng CNTT trong giảng dạy và tổ chức các cuộc thi cho HS tham gia như Hùng Biện Tiếng Anh, nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
Qua khảo sát và tổng hợp các ý kiến đề xuất của CBQL và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất các biện pháp pháp đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh” là “rất cần thiết” và “ rất khả thi’ đưa vào thực hiện ở các trường.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã nêu lên các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, người nghiên cứu đề xuất 6 biện pháp:
+ Các biện pháp liên quan đến các yếu tố tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh.
+ Các biện pháp có liên quan đến chức năng quản lí cho hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh
- Cải tiến công tác kế hoạch hóa hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Nâng cao công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
Các nhóm biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau; do đó, cần được thực hiện đồng bộ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Qua kết quả khảo sát CBQL và GV cho rằng các nhóm biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết và rất khả thi. Đây là cơ sở quan trọng để CBQL các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS , TPVL, Tỉnh Vĩnh Long là một trong những nội dung mà ngành giáo dục và xã hội đang quan tâm, và có vai trò quan trọng trong việc góp phần trực tiếp, nhanh chóng nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, chất lượng dạy và học Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo xu hướng dạy học tích cực, chuẩn bị cho GV và HS tâm thế dạy và học Tiếng Anh theo dự án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm bồi dưỡng năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực trong trong giao tiếp, học tập và làm việc, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Muốn quản lí tốt hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, hiệu trưởng cần quản lí theo các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; Quản lí hoạt động đổi mới PPDH chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, tổ chuyên môn, từng GV, môi trường nhà trường. Trong phạm vi nội dung luận văn, người nghiên cứu đã trình bày cơ sở lí luận về hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, về quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS. Nội dung luận văn đề cập đến mục tiêu, định hướng đổi mới PPDH Tiếng Anh, các PPDH môn Tiếng Anh, các phương pháp dạy học tích cực.
Dựa trên cơ sở lí luận đó đã giúp người nghiên cứu có cơ sở phân tích thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long và quản lí các điều kiện phục vụ cho hoạt động quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: CBQL, GV và HS tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long có nhận thức khá tốt về đổi mới PPDH Tiếng Anh, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh theo mục tiêu và định hướng dạy học tích cực
đạt ở mức độ khá tốt. Về thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS có sự thống nhất cao trong việc đánh giá chung của hiệu trưởng về các chức năng quản lí ở mức độ “tốt”. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế trong khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra như sau: việc lập kế hoạch đổi mới PPDH và chương trình chuyên đề về đổi mới PPDH tiếng Anh của tổ chuyên môn; phân công trách nhiệm và chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức một số hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh (tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH; tổ chức chỉ đạo thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm; tổ chức chỉ đạo bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy) và kiểm tra thực hiện giờ dạy của GV. Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL tỉnh Vĩnh Long: các yếu tố thuộc về nhận thức CBQL, GV và HS và năng lực GV dạy Tiếng Anh, CSVC, phương tiện hiện đại đều được đánh giá ở mức độ “Rất ảnh hưởng”. Do đó, cần tiếp tục tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV và HS về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho GV dạy tiếng Anh và tập trung nguồn kinh phí để mua sắm thiết bị dạy học hiện đại phục vụ đổi mới PPDH môn Tiếng Anh đạt hiệu quả.
Trên cơ sở đó, người nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long, bao gồm:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Biện pháp 2: Cải tiến công tác kế hoạch hóa hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Biện pháp 3: Nâng cao công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Biện pháp 4: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Anh;
- Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh;
- Biện pháp 6: Đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện phục vụ hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh.
Các biện pháp đều nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS , TPVL tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời, các biện pháp này đã được trưng cầu ý kiến đóng góp của các CBQL, GV dạy môn Tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Qua kết quả trưng cầu ý kiến của các CBQL, GV cho thấy các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long
- Giáo viên dạy tiếng Anh trường THCS tiếp tục được tạo điều kiện về thời gian, kinh phí tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng do Sở GDĐT Vĩnh Long tổ chức để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho GV và bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh;
- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì một cách thiết thực những nội dung liên quan đến quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh ở bậc học THCS, nội dung về tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học qua áp dụng các kĩ thuật dạy - học tích cực;
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh về phương pháp dạy học và các kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học môn tiếng Anh, đặc biệt là các thiết bị đa phương tiện;
- Tăng cường trang bị cho các trường THCS các thiết bị đa phương tiện phục vụ dạy học tiếng Anh, đặc biệt cần chú ý đầu tư phòng bộ môn, phòng Lab;
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc dạy học tiếng Anh, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội giao tiếp với người bản ngữ, giáo viên bản ngữ tại trường.