Nhận xét: Các Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đã phối hợp với các trường THCS thực hiện tương đối tốt công tác bồi dưỡng GV từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau khi được bồi dưỡng GV phải biết xây dựng bài giảng theo phương pháp mới, có kỹ năng chuẩn bị bài giảng sao cho khoa học, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng HS trong lớp nhưng điều này cũng chưa đạt được như mong muốn.
Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là ở chỗ chúng ta thiếu cách tiếp cận hệ thống và thực tế trong khâu thiết kế chương trình bồi dưỡng cho GV về đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là nội dung chương trình bồi dưỡng DHTH cho GV, lấy HS làm trung tâm, dạy học hướng người học vào việc vận dụng kiến thức các môn học giải quyết các vấn đề thực tiễn
2.2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh
57
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của HS theo yêu cầu dạy học tích hợp
STT | Nội dung | Số ý kiến | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Nhận thức của CBQL | Mức độ thực hiện | |||||||||||||
Rất cần | Cần thiết | Không cần thiết | Đã thực hiện tốt | Đã làm chưa tốt | Chưa làm | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Chỉ đạo GVCN lớp xây dựng, nề nếp, giáo dục ý thức, động cơ và PP học tập cho HS | 20 | 14 | 70.0% | 06 | 30.0% | 0 | 0 | 14 | 70.0% | 06 | 30.0% | 0 | 0 |
2 | Chỉ đạo GVCN, kết hợp với Đoàn thanh niên, GV bộ môn giám sát nề nếp tự học của HS | 20 | 13 | 65.0% | 07 | 35.0% | 0 | 0 | 16 | 90.0% | 2 | 10.0% | 2 | 10. % |
3 | Động viên, giúp đỡ, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, công bằng để kích thích tinh thần, thái độ học tập của HS | 20 | 12 | 600% | 08 | 40.0% | 0 | 0 | 17 | 85.0% | 02 | 10.0% | 1 | 5.0% |
4 | Quan tâm việc tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập, rèn cho HS một số kĩ năng tự học, tự nghiên cứu | 20 | 10 | 50.0% | 09 | 45.0% | 1 | 5% | 15 | 55.0% | 4 | 20.0% | 1 | 5.0% |
5 | Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu | 20 | 18 | 90.0% | 02 | 10.0% | 0 | 0 | 18 | 90.0% | 02 | 10% | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Giáo Dục & Đào Tạo Huyện Ninh Giang
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Th Ở Các Trường Thcs Hiện Nay
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql Về Nhận Thức Và Mức Độ Thực Hiện Công Tác Phân Công Gv Dạy Tích Hợp
- Nguyên Nhân Những Hạn Chế Trong Công Tác Qldh Th Ở Trường Thcs Hiện Nay
- Nội Dung Cụ Thể Của Biện Pháp Và Cách Tiến Hành
- Kiểm Soát Việc Thực Hiện Cam Kết Chất Lượng Dạy Học Tích Hợp.
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Để khảo sát thực trạng hoạt động học tập của HS trường THCS theo yêu cầu DHTH, tác giả tiến hành thông qua phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL một số trường THCS (phụ lục 3.7), được tổng hợp ở Bảng 2.8 như sau:
Chỉ đạo GVCN lớp xây dựng nề nếp học tập, giáo dục ý thức, động cơ và phương pháp học tập cho học sinh. Nội dung này được CBQL đánh giá là cần và rất cần nhưng 30 % CBQL trả lời chưa làm tốt.
Chỉ đạo GVCN, kết hợp với đội thiếu niên, GV bộ môn giám sát nề nếp tự học của HS. Nội dung này được CBQL cho là rất cần, tuy nhiên còn 10% trả lời chưa làm tốt và 10% trả lời chưa làm.
Động viên, giúp đỡ, khen thưởng và kỷ luật kịp thời công bằng để kích thích tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Nội dung này các CBQL cho rằng rất cần và cần thiết nhưng có 20% CBQL trả lời chưa thực hiện tốt.
Quan tâm việc tổ chức hướng dẫn phương pháp học tập cho HS, rèn cho HS một số kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Nội dung này được CBQL đánh giá là rất cần và cần thiết nhưng có 34% CBQL trả lời chưa làm tốt việc này.
Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. Nội dung này được CBQL được khảo sát trả lời rất cần và cần thiết nhưng vẫn còn 10% CBQL đánh giá chưa thực hiện tốt việc này.
Ngoài ra, qua khảo sát cho thấy: chỉ có 50% trả lời bản thân có nhu cầu, động cơ và quyết tâm cao trong học tập, 50% còn lại các em gặp lúng túng trong phương pháp học tập và dẫn tới kết quả yếu, kém. Do đó, trong quản lý dạy học ở nhà trường, người quản lý không chỉ chú ý tới việc quản lý đổi mới nội dung chương trình, PPDH của GV, mà còn phải quan tâm đầy đủ tới việc quản lý hình thành động cơ, thái độ trong học tập và ý chí vươn lên của học sinh cũng như các bước tiến hành cần thiết để giúp các em biết cách học, biết tự đổi mới phương pháp học tập (tự học ở lớp, tự học ở nhà, học theo nhóm và học chung theo lớp …); biết tự kiểm tra- đánh giá và điều chỉnh để các em có đủ khả năng tự nhận thấy nội lực của mình.
Nguyên nhân Do một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, năng lực, tình cảm của HS. Nhà trường chưa thực sự đổi mới công tác quản lý, chưa tạo ra cơ chế quản lý hợp lý để buộc GV phải tự nguyện phát huy hết năng lực, trình độ, lòng nhiệt tình của mình.
2.2.4.5. Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Để khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập tích hợp của HS trường THCS, tác giả tiến hành thông qua phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL một số trường THCS (phụ lục 3.5), được tổng hợp ở Bảng 2.9 như sau:
Phổ biến cho các GV văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS. Nội dung này được CBQL đánh giá là cần thiết và rất cần thiết nhưng 28 % CBQL trả lời chưa làm tốt.
Chỉ đạo cải tiến đổi mới PP kiểm tra, đánh giá phù hợp với năng lực HS đáp ứng yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Nội dung này được CBQL đánh giá là cần và rất cần nhưng 25 % CBQL trả lời chưa làm tốt.
Chỉ đạo cải tiến đổi mới PP kiểm tra, đánh giá Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra đột xuất sổ điểm, bài kiểm tra... Nội dung này 5.0% CBQL trả lời không cần thiết. 30.0% trả lời đã làm nhưng chưa tốt.5.0% trả lời chưa làm.
Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công GV ra đề thi học kì đáp ứng quy định DH TH: Nội dung này 5.0% CBQL trả lời không cần thiết. 35% trả lời đã làm nhưng chưa tốt.10.0% trả lời chưa làm.
Tổ chức kiểm tra, thi một cách dân chủ, công khai và công bằng: Nội dung này 20,0% CBQL trả lời đã làm nhưng chưa tốt.
Ngoài ra, qua khảo sát cho thấy: chỉ có 50% trả lời bản thân có nhu cầu, động cơ và quyết tâm cao trong học tập, 50% còn lại các em gặp lúng túng trong phương pháp học tập và dẫn tới kết quả yếu, kém. Do đó, trong quản lý dạy học ở nhà trường, người quản lý không chỉ chú ý tới việc quản lý đổi mới nội dung chương trình, PPDH của GV, mà còn phải quan tâm đầy đủ tới việc quản lý hình thành động cơ, thái độ trong học tập và ý chí vươn lên của học sinh cũng như các bước tiến hành cần thiết để giúp các em biết cách học, biết tự đổi mới phương pháp học tập (tự học ở lớp, tự học ở nhà, học theo nhóm và học chung theo lớp …); biết tự kiểm tra- đánh giá và điều chỉnh để các em có đủ khả năng tự nhận thấy nội lực của mình.
Nguyên nhân: Do một số GV chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, năng lực, tình cảm của HS.Nhà trường chưa thực sự đổi mới công tác quản lý, chưa tạo ra cơ chế quản lý hợp lý để buộc GV phải tự nguyện phát huy hết năng lực, trình độ, lòng nhiệt tình của mình.
60
Bảng 2.9. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện công tác QL hoạt động kiểm tra đánh giá học tập của HS
STT | Nội dung đánh giá | Số ý kiến | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Nhận thức của GV | Mức độ thực hiện | |||||||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Thực hiện tốt | Đã làm nhưng chưa tốt | Chưa làm | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Phổ biến cho GV các văn bản quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS... | 20 | 16 | 75.0 | 4 | 25.0 | 0 | 0 | 15 | 75.0 | 5 | 25.0 | 0 | 0 |
2 | Chỉ đạo cải tiến đổi mới PP kiểm tra, đánh giá phù hợp với năng lực nhận thức của HS... đáp ứng yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống | 20 | 12 | 60.0 | 7 | 35.0 | 1 | 5.0 | 13 | 65.0 | 6 | 30.0 | 1 | 5.0 |
3 | Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra đột xuất sổ điểm, bài kiểm tra... | 20 | 8 | 40.0 | 9 | 45.0 | 3 | 15.0 | 8 | 40.0 | 9 | 45.0 | 3 | 15.0 |
4 | Chỉ đạo tổ chuyên môn phân công GV ra đề thi học kì đáp ứng quy định DH TH | 20 | 8 | 40.0 | 11 | 55.0 | 1 | 5.0 | 11 | 55.0 | 7 | 35.0 | 2 | 10.0 |
5 | Tổ chức kiểm tra, thi một cách dân chủ, công khai và công bằng | 20 | 14 | 60.0 | 6 | 40.0 | 0 | 0 | 16 | 80.0 | 4 | 20.0 | 0 | 0 |
2.2.4.6. Thực trạng QL các điều kiện hỗ trợ hoạt động DH tích hợp
*) Thực trạng QL cơ sở vật chất trường học: Để khảo sát thực trạng quản lý CSVC ở trường THCS hiện nay, tác giả tiến hành thông qua phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL (phụ lục 3.8). Kết quả khảo sát các nội dung được tổng hợp ở bảng 2.10 cho thấy:
Việc cung cấp đủ đồ dùng dạy học để GV thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và HS đổi mới phương pháp học tập. Nội dung này được coi là cần thiết và rất cần thiết nhưng có 25.0% CBQL trả lời chưa thực hiện tốt và 25.0% CBQL trả lời chưa thực hiện.
Đầu tư đồng bộ, kiểm tra đánh giá, quản lý sử dụng CSVC nhà trường, Nội dung này có 50.0% CBQL trả lời làm chưa tốt và 15.0% CBQL trả lời chưa thực hiện công tác này.
Bồi dưỡng nghiệp vụ QL, sử dụng đồ dùng DH cho GV và cán bộ phụ trách phòng TBDH. Nội dung này được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết nhưng có 65.0% trả lời đã làm nhưng chưa tốt 10.0% CBQL trả lời chưa thực hiện công tác này.
Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV dựa vào sổ báo đồ dùng dạy học, báo cáo của nhân viên thí nghiệm; phản ánh của HS. Nội dung này được nhận thức là cần thiết và rất cần thiết nhưng có 50,0% CBQL trả lời việc thực hiện chưa tốt và 5.0% CBQL trả lời chưa thực hiện.
Nguyên nhân: Do một số trường thiếu TBDH nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải tiến đổi mới PPDH; trình độ kỹ năng sư phạm của GV còn hạn chế. Đồ dùng dạy học đang ở tình trạng có ít mà lại không được bảo quản, sử dụng ít có hiệu quả làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, hiệu quả dạy học. Điều này có trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp.
61
62
Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của CBQL về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất trường học
STT | Nội dung đánh giá | Số ý kiến | Ý kiến đánh giá | |||||||||||
Nhận thức của GV | Mức độ thực hiện | |||||||||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | Thực hiện tốt | Đã làm nhưng chưa tốt | Chưa làm | |||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | Có kế hoạch trang bị CSVC trường học như phòng học bộ môn, nhà tập đa năng... | 20 | 17 | 85.0 | 3 | 15.0 | 0 | 0 | 15 | 75.0 | 5 | 25.0 | 0 | 0 |
2 | Cung cấp đủ các điều kiện thiết yếu để GV thực hiện đổi mới PPDH | 20 | 10 | 50.0 | 10 | 50.0 | 0 | 0 | 10 | 50.0 | 5 | 25.0 | 5 | 25.0 |
3 | Khuyến khích GV sáng tạo, thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm | 20 | 12 | 60.0 | 8 | 40.0 | 0 | 0 | 6 | 30.0 | 13 | 65.0 | 1 | 5.0 |
4 | Yêu cầu tổ chuyên môn, xây dựng quy trình sử dụng phương tiện dạy học cho từng chuyên môn | 20 | 9 | 45.0 | 11 | 55.0 | 0 | 0 | 10 | 50.0 | 9 | 40.0 | 2 | 10.0 |
5 | Tổ chuyên môn kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV | 20 | 9 | 45.0 | 11 | 55.0 | 0 | 0 | 9 | 45.0 | 10 | 50.0 | 1 | 5.0 |
6 | Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý sử dụng đồ dùng DH cho CBQL và GV | 20 | 9 | 45.0 | 11 | 55.0 | 0 | 0 | 5 | 25.0 | 13 | 65.0 | 2 | 10.0 |
7 | Đầu tư đồng bộ, kiểm tra đánh giá, quản lý sử dụng CSVC | 20 | 8 | 40.0 | 12 | 60.0 | 0 | 0 | 7 | 35.0 | 10 | 50.0 | 3 | 15.0 |
8 | Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV dựa vào báo cáo của nhân viên thí nghiệm; phản ánh của HS... | 20 | 8 | 40.0 | 12 | 60.0 | 0 | 0 | 9 | 45.0 | 10 | 50.0 | 1 | 5.0 |
2.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân những hạn chế trong công tác QLDH tích hợp
2.3.1. Ưu điểm
*) Về nhận thức: Bằng sự say mê nghề nghiệp, hết lòng vì HS thân yêu, đại đa số bộ phận GV đã nhận thức được trong thời đại ngày nay đổi mới DH và DHTH là tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế chung của thế giới, song các GV vẫn thực hiện dạy học TH theo kinh nghiệm và CBQL nhà trường vẫn quản lý theo kinh nghiệm, truyền thống.
*)Về công tác quản lý chương trình: Việc quản lý chương trình dạy học ở các trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên. Hầu hết các trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện đăng ký bài giảng đều đặn. Các nhà trường đều tích cực hưởng ứng của vận động “ hai không” của ngành.
*) Về công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên: Hiệu trưởng đã đề ra kế hoạch chung ngay từ đầu năm học (được phòng phê duyệt) phù hợp với thực tế của nhà trường, có những quyết định đúng kịp thời, tổ chức thực hiện kế hoạch tương đối hợp lý, khoa học. Hiệu trưởng các trường đều chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho giáo viên trên cơ sở năng lực, hoàn cảnh, nguyện vọng của họ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Sự phân công giảng dạy đã thể hiện được tính dân chủ trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với năng lực, sở trường, thâm niên nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân của GV.
Hàng năm, các trường đều tổ chức bồi dưỡng cho GV về chuyên môn, nghiệp vụ như việc thực hiện chương trình, tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp, đổi mới phương pháp dạy học…
Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả bài giảng theo yêu cầu DHTH đã được tổ chức.
Hiệu trưởng đã phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc hoạt động giảng dạy của giáo viên: Dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng theo yêu cầu DHTH, góp ý rút kinh nghiệm giờ dự.