Biện Pháp 5: Đổi Mới Và Tăng Cường Công Tác Phụ Đạo Học Viên Yếu Kém Và Ôn Tập Môn Toán Cho Học Viên Lớp 12


-Chỉ đạo Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch QL nền nếp học tập, thực hiện nội quy trung tâm, kịp thời nhắc nhỡ và xử lý những HV vi phạm.

- Chỉ đạo GVCN tìm hiểu hoàn cảnh, trình độ học lực, NL, sở trường của từng HV để có biện pháp giáo dục phù hợp; Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phù hợp với đặc điểm tình hình lớp; Chọn cán bộ lớp, cán bộ đoàn là những HV học tốt, có NL, nhiệt tình và phát huy được vai trò tiên phong trong các hoạt động của lớp, của trung tâm.

- Tăng cường phối hợp với phụ huynh HV để quản lý hoạt động học của HV, thông báo kịp thời kết quả học tập và rèn luyện của HV thông qua sổliên lạc điện tử, liên hệ kịp thời với phụ huynh những HV nghỉ học không phép, vi phạm nội quy…;Tổ chức họp phụ huynh định kỳ.

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới và tăng cường công tác phụ đạo học viên yếu kém và ôn tập môn Toán cho học viên lớp 12‌

3.2.5.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Kết quả học tập của HV là một trong những yếu tố cơ bản nhất để đánh giá chất lượng giảng dạy của trung tâm. Ở các trung tâm GDNN-GDTX đầu vào của các HV là rất thấp, đa phần các em bị mất căn bản về kiến thức, do đó để nâng cao chất lượng DH ở các trung tâm thì việc phụ đạo HV yếu kém là việc làm cấp thiết.

Việc đổi mới Kỳ thi THPT quốc gia với tính chất đề thi chung cho cả hệ giáo dục phổ thông và GDTX trong ba năm qua, nhất là việc trong một kỳ thi vừa xét tốt nghiệp THPT vùa xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, đòi hỏi các trung tâm GDNN-GDTX phải tăng cường hơn nữa hoạt động phụ đạo HV yếu kém đặc biệt đối với môn Toán ngay từ lớp 10 nhằm giúp các em khá giỏi nâng cao kiến thức để có cơ hội vào đại học còn các em trung bình, yếu nắm vững những kiến thức cơ bản để các em tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc gia và định hướng vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề.


3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- Chỉ đạo và QL hoạt động bồi dưỡng, phụ đạo HV yếu kém môn Toán.

- Chỉ đạo và QL hoạt động ôn tập môn Toán cho HV lớp 12.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trung tâm GDNN - GDTX tỉnh Vĩnh Long - 15

3.2.5.3. Điều kiện và tổ chức thực hiện biện pháp

Để thực hiện công tác bồi dưỡng, phụ đạo HV yếu kém môn Toán có hiệu quả, GĐ trung tâm GDNN-GDTX cần tập trung chỉ đạo các nội dung:

- Chỉ đạo tổ Toán xây dựng kế hoạch phụ đạo HV yếu kém môn Toán phù hợp với trình độ HV và tình hình thực tế của trung tâm, trình GĐ góp ý và phê duyệt. Nội dung bồi dưỡng, phụ đạo phải là những nội dung trọng tâm, cơ bản nhất, chú trọng việc rèn luyện cho HV kỹ năng vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài toán cụ thể.

- Tăng cường QL hoạt động phụ đạo HV yếu kém môn Toán thông qua các biện pháp:

+ Tổ chức KTĐG kết quả học tập của HV một cách nghiêm túc, khách quan để phân loại đúng đối tượng HV được bồi dưỡng và phụ đạo.

+ Họp phụ huynh HV để thông qua kế hoạch phụ đạo HV yếu kém nhằm tạo sự đồng thuận của phụ huynh và có sự phối hợp của phụ huynh trong việc quản lý hoạt động học tập của HV.

+ Phân công GV có chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, nâng kém và đặc biệt là phải có nhiệt tình và tâm huyết phụ trách giảng dạy.

+ Tăng cường QL nền nếp học tập và chuyên cần của HV trong các buổi học nâng kém. Chỉ đạo GVCN thường xuyên kết hợp với GV dạy nâng kém, với phụ huynh để QL hoạt động học nâng kém của HV.

+ Chỉ đạo tổ trưởng tổ Toán kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình dạy học phụ đạo, nâng kém, đánh giá sự tiến bộ của HV qua kết quả học tập trên lớp, qua các bài kiểm tra.

+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nhiệm nghiêm túc công tác bồi dưỡng HV


giỏi, phụ đạo HV yếu kém để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường chỉ đạo công tác ôn tập môn Toán cho HV khối 12.

Chất lượng trong kỳ thi THPT Quốc gia chính là hiệu quả đào tạo để đánh giá chất lượng hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của mỗi trung tâm. Các môn thi trong kỳ thi này luôn có môn Toán vì là một trong những môn thi bắt buộc. Vì vậy, việc ôn tập môn Toán cho HV lớp 12 cần được chú trọng ngay từ đầu năm học. Để QL có hiệu quả hoạt động này, GĐ trung tâm cần phải:

+ Tổ chức thực hiện rút kinh nghiệm về công tác ôn tập cho HV khối 12 ở năm học trước, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những hạn chế để có hướng điều chỉnh phù hợp khi xây dựng kế hoạch ôn tập của năm học tiếp theo.

+ Chỉ đạo tổ Toán xây dựng kế hoạch ôn tập cho HV khối 12 ngay từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của trung tâm và phù hợp với thực tế.

+ Phân loại trình độ HV để có biện pháp ôn tập phù hợp với từng đối tượng HV, tránh trường hợp nhàm chán ở HV khá giỏi và quá tải ở các HV trung bình yếu.

+ Chỉ đạo tổ Toán trao đổi nội dung ôn tập phù hợp với từng đối tượng HV: đối với HV khá giỏi cần mở rộng ôn tập những chuyên đề ở lớp 10,11, nâng cao kiến thức lớp 12 để giúp các em đạt điểm trung bình trở lên; Đối với HV trung bình và yếu, cần tập trung ôn tập những kiến thức cơ bản của lớp 12 để giúp các em hoàn thành những bài tập cơ bản của lớp 12 và đặc biệt là không bị điểm liệt môn Toán.

+ Thường xuyên dự giờ các tiết ôn tập để nắm tình hình học tập của HV và việc dạy của GV để có hướng tư vấn, giúp đỡ.

+ Chỉ đạo GV Toán trong quá trình ôn tập cần thường xuyên nắm bắt khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải Toán thông qua kiểm tra việc làm bài của HV, cho bài tập về nhà, kiểm tra sau mỗi chương, mỗi chủ đề.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa GV Toán, GVCN, phụ huynh và Đoàn

101

thanh niên trong quản lý hoạt động ôn tập của HV. Thường xuyên thông báo với phụ huynh về tình hình học tập của HV, kịp thời thông báo với phụ huynh những trường hợp HV nghỉ học, cúp tiết, có biểu hiện sa sút trong học tập.

+ Khơi gợi ở HV tinh thần và ý thức tự học, giúp các em có ý chí vươn lên trong học tập.

+ Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghệm công tác ôn tập để có hướng chỉ đạo kịp thời.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường chỉ đạo việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán và trong quản lý hoạt động dạy học‌

3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Ứng dụng CNTT trong DH là một trong những yêu cầu của đổi mới PPDH. Việc sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH Toán một cách phù hợp nhằm tạo nên hứng thú học tập cho HV, phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho người học.

Việc ứng dụng CNTT không những góp phần nâng cao hiệu quả dạy học mà còn nâng cao chất lượng công tác QLHĐDH.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐDH.

- Chỉ đạo việc tăng cường sử dụng PTDH hiện đại và ứng dụng CNTT trong DH môn Toán cũng như trong QL.

3.2.6.3. Điều kiện và tổ chức thực hiện biện pháp

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐDH.

Hoàn thiện cơ sở vật chất, PTDH phục vụ dạy và học là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất lượng dạy học bộ môn Toán nói riêng. Vì vậy, việc tăng cường TBDH cũng như hiện đại hóa PTDH cần phải được quan tâm đúng mức. Để tăng cường trang thiết bị phục vụ cho HĐDH, GĐ trung tâm cần tập trung chỉ đạo:


- Tổ chuyên môn và bộ phận phụ trách thiết bị rà soát lại các TBDH hiện có của trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm, bổ sung các PTDH đảm bảo đủ điều kiện tối thiểu phục vụ cho HĐDH.

- Bổ sung, cập nhật các phần mềm hỗ trợ DH Toán và QLHĐDH.

Tăng cường QL việc sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH môn Toán cũng như trong QL.

Nhiệm vụ của CBQL của các nhà trường là phải kích thích GV tăng cường sử dụng nhiều hơn nữa các thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong giảng dạy để tạo hứng thú học tập cho HV. Các yêu cầu cần làm đó là:

- Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò và tác dụng của việc sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH môn Toán.

- Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng CNTT trong DH; Xây dựng và hình thành thói quen sử dụng các phương tiện giảng dạy, tránh lối dạy chay truyền thống trước đây; Khuyến khích GV nghiên cứu, sử dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng, mô hình, mạng Internet… phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH.

- Tập huấn cho GV sử dụng các PTDH hiện đại, bảng tương tác, các phần mềm hỗ trợ DH Toán như phần mềm ketch pad, cabri 3D,E-learning…

- Chỉ đạo việc đưa CNTT vào QLHĐDH, sử dụng và khai thác hiệu quả tính năng của các phần mềm QL như: phần mềm sắp thời khóa biểu, phần mềm QL nhà trường Smas, Pmis, Vmis,...

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV Toán thông qua sổ đăng ký sử dụng TBDH, thông qua dự giờ, trao đổi với HV…

- Đưa nội dung trao đổi kinh nghiệm sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT trong DH vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.


- Cung cấp tài khoản cho GV và HV để đăng nhập vào trang mạng “trường học kết nối”; Khuyến khích GV và HV tham gia các cuộc thi trên “trường học kết nối”.

- Chỉ đạo tổ Toán xây dựng kế hoạch làm và sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT trong DH Toán; Khai thác và sử dụng một cách hiệu quả các trang thiết bị hiện có; Phân công những GV thành thạo trong việc sử dụng CNTT hỗ trợ các GV khác.

- Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức tổng kết, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng kịp thời những GV tích cực trong việc làm, sử dụng TBDH và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong HĐDH.

3.2.7. Biện pháp 7. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên Toán‌

3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

KTĐG là chức năng quan trọng trong quá trình QL. KTĐG chất lượng giảng dạy của GV Toán nhằm giúp cho GĐ trung tâm nắm được thực trạng HĐDH của GV Toán và hoạt động học môn Toán của HV, qua đó có những điều chỉnh phù hợp đối với các nội dung QLHĐDH môn Toán của mình nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX.

Thông qua KTĐG, giúp cho GV thấy được những mặt mạnh trong giảng dạy của mình để tiếp tục phát huy đồng thời khắc phục những hạn chế, củng cố kỹ năng dạy và học tích cực góp phần nâng cao chất lượng DH.

KTĐG có tác dụng phân loại tích cực khi phản ánh đúng trình độ và NL của người được kiểm tra, đánh giá; Ngoài ra, cách thức kiểm tra, đánh giá cũng có tác động rất lớn đến hiệu quả của hoạt động KTĐG. Do đó, hoạt động KTĐG chất lượng giảng dạy của GV phải được quản lý chặt chẽ, khoa học và phải được cải tiến để phát huy tính tích cực của nó, thật sự trở thành công cụ thúc đẩy HĐDH ngày càng hiệu quả hơn.


3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV Toán.

- Dự giờ, phân tích tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH.

- Đánh giá chất lượng giảng dạy của GV Toán thông qua kết quả học tập môn Toán của HV.

3.2.7.3. Điều kiện và tổ chức thực hiện biện pháp

- Ngay từ đầu năm học, tổ chức cho GV học tập,nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về quy chế chuyên môn, các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn trong năm học của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Vĩnh Long; Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về vai trò và ý nghĩa của hoạt động KTĐG qua đó làm cho GV không cảm thấy gò bó, nặng nề về mặt tâm lý.

Hàng năm, GĐ trung tâm ra quyết định thành lập bộ phận kiểm tra nội bộ của trung tâm bao gồm: GĐ, phó GĐ, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, GV đại diện các đoàn thể trong trung tâm; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, căn cứ vào tình hình thực tế của trung tâm, GĐ trung tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trình GĐ sở GD&ĐT Vĩnh long phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra phải được niêm yết công khai, việc thực hiện kiểm tra phải đúng quy trình.

- Tăng cường việc đánh giá chất lượng giờ dạy của GV.Thực hiện đánh giá giờ dạy theo yêu cầu đổi mới PPDH; Khi dự giờ cần tập trung vào hoạt động học của HV và cách thức GV tổ chức các hoạt động học cho HV; Qua dự giờ nhằm đánh giá NL giảng dạy của GV từ khâu soạn giảng đến thực hiện tiết dạy trên lớp. Việc làm này sẽ tạo cho GV tự giác, trách nhiệm, đầu tư cho chuyên môn, tự nâng cao NL chuyên môn.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV bao gồm: việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH của GV đã được duyệt (theo tinh thần các công văn chỉ đạo của Bộ, của Sở về giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo


dục trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục), thực hiện các quy định về soạn giảng, sử dụng TBDH, quy chế cho điểm, xếp loại HV, thực hiện các loại hồ sơ theo hướng dẫn tại công văn số 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 về “Chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường”

- Tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy của GV qua kết quả học tập của HV. Cần có sự so sánh, đối chiếu kết quả học tập của HV đầu năm học, năm học trước với thời điểm hiện tại để thấy được sự cố gắng của GV trong thực hiện nhiệm vụ. Sự tiến bộ của HV là một trong những yếu tố đánh giá sự thành công của GV trong DH.

Sau mỗi đợt kiểm tra phải tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời; Kết quả KTĐG phải được công khai nhằm giúp cho mỗi GV tự điều chỉnh, cải tiến HĐDH nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học; Hồ sơ kiểm tra chuyên môn của GV phải được lưu trữ khoa học; Kết quả KTĐG chất lượng DH của GV được sử dụng làm cơ sở để phân loại và xét thi đua cuối năm.

3.2.8. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Các biện pháp QLHĐDH môn Toán theo định hướng PTNL người học ở các trung tâm GDNN-GDTX của tỉnh Vĩnh Long được đề xuất gồm 7 biện pháp. Mặc dù mỗi biện pháp có một nhiệm vụ nhất định, song cả 7 biện pháp trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tất cả cùng hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng DH môn Toán ở các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Trong tiến trình đổi mới giáo dục hiện nay, đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG là các hoạt động thống nhất hữu cơ của quá trình DH, là những yêu cầu cơ bản nhất trong DH theo định hướng PTNL người học giai đoạn hiện nay. Để chỉ đạo thành công việc DH môn Toán theo định hướng PTNL người học, điều kiện tiên quyết là phải nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HV. Đồng thời cần phải quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng dạy học theo định hướng PTNL người học cho GV Toán. Để DH môn Toán theo định hướng PTNL người học

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí