Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài 87671

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra ở trường Cao đẳng sư phạm nhằm từng bước đảm bảo chất lượng đào tạo.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các biện pháp đề xuất trong luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đẩu ra tại Trường Cao đẳng sư phạm

- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 3

DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHUẨN ĐẦU RA TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM‌

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Thời kỳ cận đại chứng kiến sự bùng nổ của các nhà nghiên cứu khoa học quản lý và làm cho nó ngày càng hoàn thiện mà tiêu biểu có Chales H.Fayol (1841-1925), Elton Mayor (1850-1947). Được mệnh danh “Ông tổ của nền sư phạm cận đại ”, J.A. Cômenski, người đã đặt nền móng cho lý luận dạy học tiên tiến, đã trở thành nhà thiên tài lỗi lạc về giáo dục của mọi thời đại. Những quan điểm, tư tưởng về xã hội, về giáo dục, về tự do, bình đẳng, nhân văn và hòa bình… của ông vẫn còn nguyên giá trị và tính thuyết phục rất cao cho chúng ta hôm nay;

Những công trình ở ngoài nước về lĩnh vực này có thể kể đến: V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu trưởng trường phổ thông”; Jaxapob trong “Tổ chức lao động của người hiệu trưởng”; P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp trong “Những vấn đề quản lý trường học”... Các nhà nghiên cứu giáo dục Nga khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động QL của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV;

Tác giả P.V.Zimin, M.I.Kôndakốp, N.I.Saxerđôlốp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL;

Tác giả V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông như phân công giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Các tác giả thống nhất khẳng định nguời hiệu trưởng là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệm trong công tác

quản lý nhà trường. Điều đó sẽ tránh được sự giẫm đạp lên công việc của nhau

đồng thời tránh được tình trạng buông lơi một số công việc trong hoạt động của nhà trường. V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra biện pháp quản lý tốt nhất. Tác giả cho rằng trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm;

Có rất nhiều nhà khoa học ở nước ngoài đã công bố những công trình nghiên cứu, sách, giáo trình về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Có thể kể đến những tác giả như Fred C. Lunenburg và Allan C. Ornstein với cuốn “Educational Administration - concepts and Practices” đã đi sâu phân tích các khái niệm quản lý giáo dục, các khái niệm và thực hành quản lý giáo dục (QLGD); [34]

Hai tác giả Peter Earley và Dick Weindling với “Understanding School Leadership” đã dẫn dắt chúng ta hiểu về sự lãnh đạo trong nhà trường, lãnh đạo giáo dục; [39]

Tác giả J. Dunham với “Developing Effective School Management”, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất của quản lý giáo dục như khái niệm quản lý giáo dục, lãnh đạo giáo dục, các nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục hiệu quả; [36]

Nick Foskett và Jacky Lumby với “Leading and Managing Education - International Dimensions” tác phẩm này khái quát hầu hết các nội dung, các lĩnh vực trong quản lý giáo dục. Bên cạnh đó các tác giả cũng đã có đề cập khá sâu đến công tác quản lý nhà trường, quản lý học sinh, quản lý và lãnh đạo giáo dục các phương diện quốc tế. [37]

Về quản lý hoạt động dạy học, P.V. Zimin, M.I.Konđakôp, N.I.Saxerđôtôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý nhà trường. V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra cách quản lý tốt nhất.

Vấn đề kinh nghiệm dạy học ngoại ngữ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có công tác quản lý đã được đề cập đến khá chi tiết trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020”, Hà Nội, 2008. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như “Teaching English Cambridge University Press. 1995” của Adrian Doff, “Những vấn đề cơ bản về dạy học ngoại ngữ”, NXB ĐHQGHN, 2005.

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam khi nói đến giáo dục không thể không nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), một trong những danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại. Kế thừa và phát huy tinh hoa tư tưởng giáo dục tiên tiến với truyền thống văn hóa quý báu của nhân loại, đồng thời vận dụng sáng tạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, Người đã để lại cho chúng ta một kho báu về những lý luận về vai trò của giáo dục, định hướng phát triển giáo dục, vai trò của QL và QLGD... làm nền tảng cho nền lý luận giáo dục Cách mạng Việt Nam;

Nền giáo dục hiện đại Việt Nam còn chứng kiến sự xuất hiện của nhiều nhà giáo dục với những công trình nghiên cứu, giáo trình, xã luận về tổ chức QL quá trình giáo dục như Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Gia Quý, Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền.....đã thể hiện được bản chất của hoạt động QL, QLGD, những định hướng phát triển giáo dục Việt Nam đương đại......Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của công tác QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại các cơ sở giáo dục đại học. Có thể đề cập đến các công trình nghiên cứu sau: Lưu Xuân Mới, Đào tạo bồi dưỡng CBQL GD trong xu thế đổi mới và hội nhập; Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM; Đặng Quốc Bảo, Những vấn đề về lãnh đạo-quản lý và sự vận dụng vào điều hành nhà trường; …

Nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có thể kể đến các nghiên cứu sau: “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ của chủ nhiệm bộ môn trường Cao đẳng sư phạm trung ương” của tác giả Bùi Phi

Yến; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của hiệu trưởng các trường

trung học cơ sở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh; “Đổi mới biện pháp quản lý dạy học của trung tâm ngoại ngữ Học viện C.T.Q.G Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thiện Chí.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên tập trung theo hướng đánh giá những tồn tại, khó khăn và bất cập về nội dung chương trình, phương pháp dạy học (PPDH) tiếng Anh và cả QL dạy học tiếng Anh hiện nay. Các công trình trên cũng đã đề xuất được nhiều biện pháp QL dạy học tiếng Anh hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của nội dung chương trình, PPDH tiếng Anh, công tác kiểm tra đánh giá v.v... hiện nay theo CĐR nên có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào QL dạy học tiếng Anh theo CĐR ở trường CĐ hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu công tác QL hoạt động dạy học tiếng Anh theo CĐR ở các trường CĐ ngày càng trở nên cấp thiết bởi vì muốn nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh tại các trường CĐ thì công tác quản lý là khâu then chốt nếu quản lý tốt và có những giải pháp hữu hiệu thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn tại khác đưa chất lượng dạy học môn tiếng Anh ngày càng cao.

Nghiên cứu về QL nhà trường, QL hoạt động dạy và học được nhiều tác giả quan tâm như Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn, Nguyễn Văn Lê, Võ Quang Phúc, Nguyễn Thế Hữu, Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Hữu Thanh Bình (1983) Công tác QL trường học; Hà Sĩ Hồ (1987), Những bài giảng về QL trường học; Trần Kiểm (1997), QL giáo dục và trường học... cũng đã có những giáo trình, công trình đi sâu vào việc nghiên cứu từng lĩnh vực của công tác QL trường học như: Nguyễn Trung Hàm (1999), (2001), Chỉ đạo QL dạy và học trong nhà trường; cơ sở vật chất - kĩ thuật, QL tài chính, công tác hành chính - văn phòng trường trung học; Cao Duy Bình (1999), Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường; về hoạt động dạy học tiếng Anh lớp 6 ở các trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh có Đỗ Hạnh Nga, Vũ Thị Phương Anh… các tác giả nghiên cứu và đi sâu ở những bình diện khác nhau nhưng đều nhằm giải quyết mối quan hệ giữa GV và người QL; những nội dung QL hoạt động dạy

học của hiệu trưởng.

Tập thể cán bộ giảng viên trường CBQL và nghiệp vụ Bộ GD&ĐT nghiên cứu nghiệp vụ QL của hiệu trưởng đã rất chú trọng tới QL hoạt động dạy học của hiệu trưởng.

Tác giả Nguyễn Văn Lê chú ý tới công tác bồi dưỡng GV về tư tưởng chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho họ;

Tác giả Mai Quốc Liên cũng có ý kiến: “Cần cấp bách có một chiến lược ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trường học toàn quốc.”;

Tác giả Châu Kim Lang trong “Tổ chức quản lý quá trình đào tạo” đã hệ thống hóa và phân tích khá sâu sắc về tổ chức quá trình đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường, trong đó có đề cập đến quản lý hoạt động dạy học và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học;

Trần Thanh Hoàng (2007), “Một số biện pháp của hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Hà Nội;

Các công trình nghiên cứu trên đây đều đã đạt được những đóng góp nhất định về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, việc áp dụng kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào điều kiện thực tế của các nhà trường. Cho đến nay việc nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra cho SV tại trường CĐSP Điện Biên chưa có tác giả, công trình nào đề cập tới. Thực hiện luận văn này, tác giả sẽ kế thừa các kết quả các công trình nghiên cứu đã đề cập tới và nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp QL hoạt động DH môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên đạt hiệu quả cao hơn và có tính khả thi.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lý; quản lý giáo dục

* Quản lý và chức năng của quản lý

Quản lý

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý.

Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc điều khiển hệ thống xã hội ở mọi cấp độ. Quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung;

Thuật ngữ “quản lý” (Việt gốc Hán) gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu chỉ quan tâm đến việc “quản” thì tổ chức dễ bị trì trệ, còn nếu chỉ dùng “lý” trong công việc thì sự phát triển cũng không bền. Do vậy, người đứng đầu phải biết cách phối hợp nhịp nhàng là trong “quản” phải có “lý” và ngược lại, như thế mới có thể làm cho hệ ở thế cân bằng, vận động phù hợp và có hiệu quả trong mỗi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài;

Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Từ đó, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý. Các nhà nghiên cứu nhiều góc độ tiếp cận để có những quan niệm khác nhau về khái niệm này:

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ, nếu như ở tầm vĩ mô, nói đến quản lý xã hội thì Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

Theo tác giả Bùi Trọng Tuân, nếu xét trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường”;

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo “Quản lý là quá trình gây tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”; [1]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể quản lý), nhằm thực hiện các mục tiêu dự kiến”;[13]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”;[23]

Theo F.W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó khiến họ hoàn thành công việc tốt nhất và rẻ nhất”;

Theo Henry Fayol (1841- 1925) và Max Weber (1864- 1920) của Đức đều khẳng định: “Quản lý là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển của xã hội”;

Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”;

Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý là động tác có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”; [25]

Theo Thái Văn Thành: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”; [25]

Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản lý, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích công tác quản lý, bằng tác động từ chủ thể đến khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý. Mục đích hay mục tiêu chung của hoạt động quản lý có thể do chủ thể quản lý áp đặt, do yêu cầu khách quan của xã hội hay do có sự cam kết, thỏa thuận giữa chủ thể và khách thể quản lý, từ đó nẩy sinh các mối tác động tương hỗ với nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý.

Tóm lại, cho dù với cách tiếp cận nào thì quản lý là cách thức tác động thông qua các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm làm cho tổ chức vận hành theo một trình tự nhất định khoa học và logic đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đề ra.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 08/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí