DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Cụm từ viết tắt | |
1. | BPQL | Biện pháp quản lý |
2. | CBGV | Cán bộ, giảng viên |
3. | CĐ, ĐH | Cao đẳng, Đại học |
4. | CĐR | Chuẩn đầu ra |
5. | CĐSP | Cao đẳng Sư phạm |
6. | CSVC | Cơ sở vật chất |
7. | DH | |
8. | GD | |
9. | GV | Giảng viên |
10. | HĐ | Hoạt động |
11. | HĐDH | Hoạt động dạy học |
12. | HT | Học tập |
13. | NCKH | Nghiên cứu khoa học |
14. | PPDH | Phương pháp dạy học |
15. | QL | Quản lý |
16. | QL HĐDH | Quản lý hoạt động dạy học |
17. | QLGD | Quản lý giáo dục |
18. | SV | Sinh viên |
19. | TB | Trung bình |
20. | TBDH | Thiết bị dạy học |
21. | THCS | Trung học cơ sở |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 1
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài
- Hoạt Động Dạy Học; Quản Lí Hoạt Động Dạy - Học
- Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Dạy Học Môn Tiếng Anh Theo Chuẩn Đầu Ra Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL - GV và SV về tầm quan trọng của hoạt
động dạy học Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra 45
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường CĐSP Điện Biên 47
Bảng 2.3. Thực trạng nội dung DH môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường CĐSP Điện Biên 49
Bảng 2.4. Thực trạng PP&HTTC DH môn tiếng Anh đáp ứng CĐR ở trường CĐSP Điện Biên 51
Bảng 2.5. Thực trạng vận dụng các phương tiện, đồ dùng DH tiếng Anh
đáp ứng chuẩn đầu ra 55
Bảng 2.6. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh của
sinh viên theo chuẩn đầu ra ở trường CĐSP Điện Biên 57
Bảng 2.7. Mức độ kế hoạch hóa QL HĐDH tiếng Anh theo chuẩn đầu ra 59
Bảng 2.8. Thực trạng công tác tổ chức QLHĐDH tiếng Anh theo CĐR 60
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐDH tiếng Anh
theo CĐR 62
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐ DH tiếng Anh theo CĐR 63
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp 86
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 88
Bảng 3.3. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp 89
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình chu trình quản lý 16
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc của hoạt động dạy học 19
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".[10] Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Ngày 30 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” với mục tiêu là “đào tạo ra nguồn nhân lực lao động có chất lượng cao, có khả năng sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp trong công việc hàng ngày..”, “sinh viên khi tốt nghiệp có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập,
làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa”.[27] Tại các trường cao đẳng, đại học, bên cạnh các ngành chuyên ngữ, ngoại ngữ không chuyên được đưa vào giảng dạy cho các ngành khoa học khác. Ngoại ngữ được các giáo viên và sinh viên sử dụng như phương tiện học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình, là phương tiện giao tiếp để mở rộng sự hiểu biết và hội nhập quốc tế. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Tiếp theo đề án ngoại ngữ 2020 là Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2017-2025, thực hiện đề án này, vài năm trở lại đây, các trường ĐH-CĐ đã bắt đầu áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp với sinh viên của mình. Đây được xem là mục tiêu đúng đắn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, giúp nhân lực có thể tham gia vào thị trường lao động trong nước và khu vực một cách tự tin hơn khi Việt Nam hội nhập. Tuy nhiên, với nhiều sinh viên có nền kiến thức cơ bản tiếng Anh thấp (hệ 3 năm) hoặc chưa từng học tiếng Anh (học ngôn ngữ khác) để theo được chuẩn đầu ra ngoại ngữ là điều khá vất vả, thậm chí với nhiều em chuẩn đầu ra ngoại ngữ còn là một cơn ác mộng. Vì thế, việc quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra ngày càng có những yêu cầu cao hơn, khoa học và thống nhất để đạt hiệu quả tốt nhất trong mỗi nhà trường.
Bộ môn tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên khá đa dạng như: Tiếng Anh không chuyên hệ trung cấp, tiếng Anh chuyên ngành hệ cao đẳng, tiếng Anh không chuyên hệ cao đẳng. Trong nhiều năm qua, nhà trường đã đào tạo một số lượng lớn sinh viên có trình độ cử nhân đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực cho địa phương, và xác định rõ môn tiếng Anh là môn học có tầm đặc biệt quan trọng vì đó là ngôn ngữ mà phần lớn mọi người trên thế giới sử dụng và đã trở thành ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế sinh viên chuyên ngữ sau khi ra trường vẫn còn một số chưa đáp ứng được nhu cầu giảng
dạy, những sinh viên không chuyên ngữ thì phần lớn chưa sử dụng được tiếng Anh. Thêm vào đó, Điện Biên hiện nay đang trên đà phát triển, tỉnh cũng đang chú trọng, đầu tư cho phát triển du lịch. Hiện tại có nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan Điện Biên và càng ngày càng nhiều hơn, chính vì thế nhà trường đang có định hướng mở các lớp tiếng Anh du lịch, tiếng Anh thương mại, tiếng Anh khách sạn - nhà hàng… Trước thực tế đa dạng của bộ môn tiếng Anh, yêu cầu chuẩn đầu ra của mỗi chuyên ngành mà nhà trường cần nghiên cứu thực trạng để tìm ra biện pháp quản lý dạy học hữu hiệu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội. Với vai trò của người giảng viên Tiếng Anh tại trường CĐSP Điện Biên tác giả cho rằng để phát huy tốt hơn vai trò của môn Tiếng Anh trong hoạt động đào tạo cần làm tốt công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói chung và theo CĐR theo yêu cầu hiện nay tại nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường Cao đẳng Sư phạm Điên, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
3. Đối tượng và khác thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra của Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
4. Giả thuyết khoa học
Quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh chuyên ngành dựa theo CĐR tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên thực sự có kết quả tốt nếu có được những biện pháp quản lý dựa trên thuyết quản lý nhà trường, quản lý sự thay đổi và các biện pháp đó có tính hiện thực,khả thi, phù hợp với thực tiễn của trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra ở Trường Cao đẳng Sư phạm.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu; phân loại hệ thống hóa và cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)
Đây là phương pháp được sử dụng nhằm khảo sát thực trạng công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên tại trường CĐSP Điện Biên.
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi dự kiến xây dựng các phiếu hỏi dành cho các đối tượng: Giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên là những người trực tiếp tham gia quá trình dạy học tiếng Anh tại trường.
Phiếu hỏi được thiết kế gồm nhiều câu hỏi với mục đích tìm hiểu thực trạng công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh. Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi còn được sử dụng để thu thập ý kiến của GV, CBQL, SV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh được đề xuất trong luận văn.
7.2.2. Phương pháp quan sát thực tế, phân tích thực trạng
Quan sát hoạt động dạy học của giảng viên và SV để có những đánh giá khách quan nhất về công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chuẩn đầu ra tại trường.
Quan sát hoạt động quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng Anh nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên tại trường.
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Phương pháp này hỗ trợ cho phương pháp điều tra viết, nhằm tìm hiểu thêm thông tin về phía đối tượng được điều tra. Những thông tin thu được từ phương pháp trò chuyện góp phần làm sáng tỏ thêm quan điểm của các đối tượng được điều tra và giúp vấn đề nghiên cứu được sâu hơn.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này giúp cho việc nắm bắt các quan điểm đánh giá về công tác dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho sinh viên tại trường.
7.3. Phương pháp thống kê toán học trong GD
Sử dụng xác suất thống kê trong việc xử lí số liệu và trong việc tính phần trăm tỷ lệ các thông số.