rừng giảm đi nhanh chóng đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài bị tuyệt chủng có nguy cơ bị tuyệt chủng ngày càng tăng.
Căn cứ theo cuốn “Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật”, “Thông Việt Nam” chúng tôi đã thống kê được ở HTV, TB-CC có tất cả 28 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc diện cần phải bảo vệ (chiếm 3,75 % tổng số loài của toàn hệ). Kết quả cụ thể ở Bảng 4.11.
Tổng cộng tất cả có 28 loài cây ở phân khu TB-CC được đề cấp tới trong sách đỏ Việt Nam hay trong các chuyên khảo như Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn năm 2004. Trong đó có một loài trong diện nguy cấp là Anoectochilus calcareus Aver (Orchidaceae), đây là loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao ở Việt Nam do khai thác làm cảnh quá mức. Bên cạnh đó, một loài khá quan trọng khác là Nghiến - Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau (Tiliaceae). Nghiến là loài có vùng phân bố hẹp ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, hay loài Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry & H. H. Thomas (Cupressaceae), loài cây này thích nghi tốt trên núi đá vôi. ở các quốc gia khác, Pơ mu hiện là loài đang bị khai thác trên quy mô lớn và các quần thể trở nên bị phân cách và cô lập, đã được xếp vào mức gần tuyệt chủng theo tiêu chí của IUCN, 1994. ë Việt Nam loài này được xếp vào mức đang tuyệt chủng dựa trên mức suy giảm về nơi sống và do phát triển của các hoạt động khai thác (Nguyễn Tiến Hiệp et al, 2005). Mặt khác, ở HTV, TB- CC cũng như các khu vực được bảo vệ khác các loài này đóng vai trò quan trọng trong các kiểu rừng đai cao. Một số loài khác thuộc diện “sẽ nguy cấp” là: Manglietia fordiana Oliv. (Magnoliaceae), Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. (Apocynaceae), Trai lý - Garcinia fagraeoides (Clusiaceae), Cơm nguội rừng - Ardisia sylvestris Pitard (Myrsinaceae) và một số loài đặc hữu miền Bắc khác thường phân bố ở các khu vực rừng thấp trên núi đá vôi. Đây cũng là các loài có chất lượng tốt hay làm thuốc quý được ưa chuộng, đặc biệt có Thông pà cò - Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang do những nghiên cứu trên hiện trường rộng mới đây
đã được đổi từ đang bị tuyệt chủng thành sắp bị tuyệt chủng do bị tiêu giảm ít nhất 30% trong 3 thế hệ do mất nơi sống và khai thác trực tiếp, chắc chắn vẫn tiếp tục bị
suy giảm ít nhất 10% trong 3 thế hệ tiếp theo do tiếp tục bị chặt hạ gỗ bất hợp pháp
Bảng 4.11. Bảng thống kê các loài đang bị đe dọa ở Khu bảo tồn TB-CC
Tên khoa học | Tên Việt Nam | Họ | Mức ®é | |
1 | Drynaria bonii H. Christ | Tắc kè bon | Polypodiaceae | T |
2 | Fokienia hodginsii (Dunn.) A. Henry & H. H. Thomas | Pơ mu | Cupressaceae | K |
3 | Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. | Hoàng đàn giả | Podocarpaceae | V |
4 | Dacrycarpus imbricata (Blume) Laub. | Thông nàng | Podocarpaceae | V |
5 | Nageia fleuryi (Hickel) de Laub. | Kim giao | Podocarpaceae | V |
6 | Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang | Thông pà cò | Pinaceae | V |
7 | Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. | Ba gạc vòng | Apocynaceae | V |
8 | Podophyllum tonkinensis Gagnep. | Bát giác liên | Berberidaceae | V |
9 | Pauldopia ghorta (G.Don) Steen. | Đinh vàng | Bignoniaceae | T |
10 | Codolopsis javanica (Blume) Hook. f. | Đảng sâm | Campanulaceae | V |
11 | Garcinia fagraeoides A.Chev. | Trai lý | Clusiaceae | V |
12 | Manglietia fordiana Oliv. | Vàng tâm | Magnoliaceae | V |
13 | Chukrasia tabularis A.Juss. | Lát hoa | Meliacae | K |
14 | Ardisia mamillata Hance | Lưỡi cọp đỏ | Myrsinaceae | V |
15 | Ardisia sylvestris Pitard | Cơm nguội rừng | Myrsinaceae | V |
16 | Meliantha suavis Pierre | Rau sắng | Opiliaceae | K |
17 | Mussaenda glabra Vahl. | Bướm bạc nhẵn | Rubiaceae | R |
18 | Delavaya toxocarpa Franch. | Dầu chòng | Sapindaceae | R |
19 | Paviesia annamensis Pierre | Cò kén | Sapindaceae | R |
20 | Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam. | Sến mật | Sapotaceae | K |
21 | Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau | Nghiến | Tiliaceae | V |
22 | Disporopsis longifolia Craib | Song song bào | Convallariaceae | V |
23 | Ophiopogon tonkinensis Rodr. | Xà bì bắc bộ | Convallariaceae | R |
24 | Carex trongii K. Khoi | Cói túi cúc phương | Cyperaceae | V |
25 | Dioscorea collettii Hook. f. | Tõ collett | Dioscoreaceae | R |
26 | Anoectochilus calcareus Aver | Kim tuyến đá vôi | Orchidaceae | E |
27 | Smilax elegantissima Gganep. | Kim cang tán không cuống | Smilacaceae | V |
28 | Smilax petelotii T. Koyana. | Kim cang petelot | Smilacaceae | V |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Đa Dạng Về Các Yếu Tố Địa Lý Thực Vật
- Sự Phân Bố Của Các Taxon Trong Các Ngành Của Htv, Tb-Cc
- Bảng So Sánh Tỷ Lệ % Số Loài Của Lớp Một Lá Mầm Và Hai Lá Mầm Trong Ngành Thực Vật Hạt Kín Giữa Htv, Tb-Cc Với Htv, Vqg Ba Bể, Khu Bttn Na Hang, Vqg
- Thống Kê Các Dạng Sống Của Các Loài Trong Khu Hệ Thực Vật Tb-Cc
- Biểu Đồ Sự Biến Động Về Chiều Cao Của Cây Theo Đai
- Đánh giá tính đa dạng thực vật phía Tây Bắc khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu - Tuyên Quang - 11
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
để dùng ở địa phương và khả năng tái sinh tự nhiên thấp. Điều này cùng với sự suy giảm của diện tích rừng mưa vùng thấp - nơi sống chính của chúng đã dẫn đến nguy cơ bị đe doạ. Thuộc diện hiếm là Vulnerable có các loài: Kim cang petelot - Smilax petelotii T. Koyana. (Smilacaceae) loài dây leo thảo Đẳng sâm - Codonopsis javanica (Campanulaceae). Với y học dân tộc thì loài Đảng sâm là một cây được dùng làm thuốc. Nhưng ë TB-CC việc sử dụng loài cây này chữa bệnh chưa được ghi nhận.
Ngoài ra, còn có một số loài được thống kê trong sách đỏ Việt Nam chưa rõ mức độ nguy cấp. Đồng thời, có những loài mặc dù chưa thống kê nhưng nay có nguy cơ bị đe doạ cao, do bị khai thác quá mức như: Bình vôi - Stephania rotunda (Menispemaceae) và Mía dò - Costus speciosus (Costaceae), hay loài Thông tre lá dài - Podocarpus neriifolius D. Don. do có khu phân bố rộng nên không được đánh giá là bị đe dọa mặc dù các cây của loài này ngày càng trở nên hiếm hơn chủ yếu là do những thay đổi của môi trường sống, hoặc Thông nàng - Dacrycarpus imbricata (Blume) Laub. Cũng tương tự như vậy, mặc dù hiện trạng quốc gia chưa có đánh giá nào về loài này nhưng do qui mô phá rừng trên toàn bộ vùng phân bố của 3 loài trong 3 thế hệ cuống cùng và những thay đổi này vẫn đang tiếp tục diễn ra nên hiện nay đang được kiến nghị đưa vào mức sắp bị tuyệt chủng (Nguyễn Tiến Hiệp et al, 2005),...
Bên cạnh đó, phải kể đến loài Chè quả to - Camellia hamyenensis (Theaceae) mới được phát hiện tại khu HTV, TB-CC, loài này hiện đang là loài chè đặc hữu hẹp ở HTV, TB-CC. Đây cũng là nguồn gen quý hiếm mới được các nhà khoa học trong nước cũng như hiệp hội chè Quốc tế công nhận tại Hội nghị Chè thế giới ghi nhận.
Đây cũng là bước triển vọng lớn cho việc phát hiện ra các nguồn gen quý hiếm có thể có tại khu BTTN Chạm Chu này qua việc điều tra, nghiên cứu đầy đủ các dữ liệu khoa học.
So với các HTV khác như HTV Ba Bể, HTV Na Hang thì tỷ lệ số loài cần
được ưu tiên bảo vệ ở HTV, TB-CC thấp hơn so với HTV Ba Bể nhưng cao hơn so với HTV Na Hang theo tỷ lệ: HTV, TB-CC/HTV Ba Bể/HTVNa Hang: 3,75%/ 4,28%/ 3,61%.
4.4. đa dạng về các yếu tố địa lý cấu thành HTV, TB-CC
Các taxon cấu thành nên một hệ thực vật cụ thể đều có các yếu tố địa lý đặc trưng riêng (sự phân bố địa lý). Các taxon này có thể là giống nhau hay khác nhau về các yếu tố địa lý thực vật ở mức độ khác nhau. Khi nghiên cứu các yếu tố địa lý hệ thực vật của HTV phía Tây Bắc khu BTTN Chạm Chu, chúng tôi căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) và lần lượt phân tích từ bậc họ đến chi và loài. Theo cách phân chia này chúng tôi có kết quả sau:
4.4.1. Yếu tố địa lý của các họ thực vật
Hệ thực vật này gồm 148 họ thuộc các yếu tố địa lý sau:
- Yếu tố phân bố rộng có 87 họ chiếm tỷ lệ 58,78%, bao gồm các yếu tố:
+ Yếu tố toàn cầu có 2 họ chiếm tỷ lệ 1,35%.
+ Yếu tố phân bố rộng (yếu tố nhiệt đới, cận nhiệt đới và một số ôn đới) có 85 họ chiếm tỷ lệ 57,43%.
- Yếu tố nhiệt đới có 53 họ chiếm tỷ lệ 35,81%, gồm các yếu tố thành phần:
+ Yếu tố liên nhiệt đới có 23 họ chiếm tỷ lệ 15,54%.
+ Yếu tố cổ nhiệt đới có 30 họ chiếm 20,27%.
- Yếu tố ôn đới có 8 họ chiếm 5,40%.
Kết quả thống kê trên cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là các họ thuộc nhóm yếu tố phân bố rộng với tỷ lệ 58,78%, tiếp đến là nhóm yếu tố nhiệt đới tỷ lệ 35,81% (trong đó bao gồm yếu tố liên nhiệt đới 15,54% và yếu tố cổ nhiệt đới 20,27%), ôn đới chiếm tỷ lệ 5,40% và thấp nhất là yếu tố toàn cầu 1,35%
4.4.2. Các yếu tố địa lý của các chi trong hệ thực vật
Sau khi phân tích tất cả các yếu tố địa lý của tất cả các họ ở khu hệ thực vật TB-CC, chúng tôi còn đi sâu nghiên cứu và sắp xếp các yếu tố địa lý của các chi thực vật, kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4.12.
Bảng 4.12. Bảng các yếu tố địa lý các chi của HTV, TB-CC và Việt Nam
Các yếu tố địa lý | TB Chạm Chu | Việt Nam | |||
Sè chi | % chi | Sè chi | % chi | ||
1 | Yếu tố Toàn thế giới | 2 | 0,42 | 80 | 3,70 |
2 | Yếu tố liên nhiệt đới | 16 | 3,36 | 344 | 19,3 |
2-1 | Yếu tố nhiệt đới á - Phi - Mỹ | 1 | 0,21 | 31 | 1,44 |
2-2 | Yếu tố nhiệt đới á - Mỹ | 3 | 0,63 | 159 | 7,36 |
3 | Yếu tố cổ nhiệt đới | 5 | 1,05 | 195 | 9,03 |
3-1 | Yếu tố nhiệt đới á - úc | 36 | 7,56 | 163 | 7,55 |
3-2 | Yếu tố nhiệt đới á - Phi | 6 | 1,26 | 197 | 9,10 |
4 | Yếu tố châu á nhiệt đới | 70 | 14,70 | 278 | 12,80 |
4-1 | Yếu tố lục địa Đông Nam á - Malêsia | 34 | 7,14 | 146 | 6,76 |
4-2 | Lục địa Đông Nam á | 75 | 14,49 | 37 | 1,71 |
4-3 | Yếu tố lục địa Đông Nam á - Himalaya | 35 | 7,35 | 30 | 1,39 |
4-4 | Đông Dương - Nam Trung Quốc | 69 | 14,49 | 79 | 3,66 |
4-5 | Đặc hữu Đông Dương | 11 | 2,31 | - | - |
5 | Yếu tố ôn đới | 3 | 0,63 | 131 | 6,06 |
5-1 | Ôn đới châu á - Bắc Mỹ | 2 | 0,42 | 64 | 2,96 |
5-2 | Ôn đới cổ thế giới | 4 | 0,84 | 65 | 3,00 |
5-3 | Ôn đới Địa Trung Hải | 3 | 0,63 | 32 | 1,48 |
5-4 | Đông á | 27 | 5,67 | 99 | 4,58 |
6 | Đặc hữu Việt Nam | 30 | 6,32 | 8 | 0,37 |
6-1 | Gần đặc hữu Việt Nam | 13 | 2,73 | 12 | 0,56 |
6-2 | Đặc hữu Bắc Việt Nam | 29 | 6,09 | - | - |
6-3 | Đặc hữu Tuyên Quang | 0 | 0 | - | - |
7 | Yếu tố cây trồng và nhập nội | 2 | 0,42 | - | - |
Từ các kết quả ở bảng (4.12) cho thấy ở mức độ chi, yếu tố nhiệt đới chiếm tỷ lệ lớn nhất 348 chi chiếm 73,09% bao gồm ba yếu tố thành phần cơ bản: Liên nhiệt đới 15 chi 3,15%, Cổ nhiệt đới 39 chi chiếm 8,19% và nhiệt đới châu ¸ 294 chi chiếm
61,76% đến là yếu tố ôn đới 39 chi chiếm 8,19%, và yếu tố đặc hữu có 73 chi chiếm tỷ lệ 15,35%, thấp nhất là yếu tố toàn cầu và yếu tố cây trồng chỉ có 2 loài chiếm 0,42%.
4.4.3. Các yếu tố địa lý của các loài trong hệ thực vật
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 747 loài thực vật có mạch trong Khu bảo tồn TB-CC. Kết quả là 737 loài đã xác định, còn 10 loài chưa đủ thông tin để xác định (nhóm này chúng tôi chưa xếp vào yếu tố địa lý nào). Trong số những loài đã được xác định, chúng tôi xếp vào các yếu tố địa lý và được tổng hợp lại như ở Bảng 4.13.
Chúng ta thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn, 88,85% trong đó nhiệt đới châu ¸ chiếm tỷ lệ lớn nhất 66,62%, tiếp đến là yếu tố đặc hữu với 14,51%, yếu tố cổ nhiệt đới với 7,32%, thấp nhất trong hệ thống các yếu tố nhiệt đới là yếu tố liên nhiệt đới, 3,70%; yếu tố ôn đới chiếm 5,83%, thấp nhất là hai yếu tố toàn cầu 0,54% và cây trồng 0,40%, được thể hiện ở Hình 4.6.
Tỷ lệ các yếu tố đặc hữu cho thấy tính chất quan trọng của thực vật bản địa ở khu hệ thực vật TB-CC. ë đây, yếu tố đặc hữu chiếm tỷ lệ 14,51% cũng là tỷ lệ lớn. So với HTV Na Hang thì gần tương đương nhau (Na Hang 15,66%) nhưng so với HTV Ba Bể thì thấp hơn nhiều (Ba Bể 21,04%).
Khi xét từng nhóm yếu tố chúng ta thấy trong phạm vi các loài châu ¸ hệ thực vật Khu Bảo tồn TB-CC được cấu thành bởi các yếu tố: Lục địa đông Nam ¸ (4.2) chiếm tỷ lệ 18,04% (là lớn nhất), tiếp đến là yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc (4.4) chiếm tỷ lệ 16,82%, yếu tố toàn châu ¸ (4) chiếm 15,06%, yếu tố Đông Nam ¸ - Ma lê zi (4.1) chiếm tỷ lệ 6,91%, yếu tố Đông Nam ¸ - Himalaya (4.3) chiếm 6,80% và yếu tố Đông Dương (4.5) chiếm tỷ lệ 2,98%.
Như vậy, qua những kết quả về sự phân bố địa lý của các chi và các loài, xét mối quan hệ giữa HTV, TB-CC với một số yếu tố khác như Himalaya, Ên Độ, Nam Trung hoa và Ma lê zi chúng tôi nhận thấy rằng các loài trong khu HTV, TB-CC có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Ma lê zi (Đông Nam ¸) với 18,04%, tiếp đến là Nam
Trung Quốc với 16,82%, với Ên Độ (nhiệt đới châu ¸) là 15,06%, với Himalaya là 6,08%.
Bảng 4.13. Bảng các yếu tố địa lý các loài của HTV, TB-CC và Việt Nam
Các yếu tố địa lý | TB-Chạm Chu | Tổng số loài | % | ||
Số loài | % chi | ||||
1 | Yếu tố Toàn thế giới | 4 | 0,54 | 4 | 0,54 |
2 | Yếu tố liên nhiệt đới | 23 | 3,12 | 30 | 3,70 |
2-1 | Yếu tố nhiệt đới á - Phi - Mỹ | 3 | 0,04 | ||
2-2 | Yếu tố nhiệt đới á - Mỹ | 4 | 0,54 | ||
3 | Yếu tố cổ nhiệt đới | 7 | 0,94 | 54 | 7,30 |
3-1 | Yếu tố nhiệt đới á - úc | 40 | 5,42 | ||
3-2 | Yếu tố nhiệt đới á - Phi | 7 | 0,94 | ||
4 | Yếu tố châu á nhiệt đới | 111 | 15,06 | 491 | 66,61 |
4-1 | Yếu tố lục địa Đông Nam á - Malêsia | 51 | 6,91 | ||
4-2 | Lục địa Đông Nam á | 133 | 18,04 | ||
4-3 | Yếu tố lục địa Đông Nam á - Himalaya | 50 | 6,80 | ||
4-4 | Đông Dương - Nam Trung Quốc | 124 | 16,82 | ||
4-5 | Đặc hữu Đông Dương | 22 | 2,98 | ||
5 | Yếu tố ôn đới | 3 | 0,40 | 48 | 6,49 |
5-1 | Ôn đới châu á - Bắc Mỹ | 2 | 0,27 | ||
5-2 | Ôn đới cổ thế giới | 6 | 0,81 | ||
5-3 | Ôn đới Địa Trung Hải | 3 | 0,40 | ||
5-4 | Đông á | 34 | 4,61 | ||
6 | Đặc hữu Việt Nam | 43 | 5,83 | 107 | 14,50 |
6-1 | Gần đặc hữu Việt Nam | 18 | 2,44 | ||
6-2 | Đặc hữu Bắc Việt Nam | 45 | 6,10 | ||
6-3 | Đặc hữu Chạm Chu | 1 | 0,13 | ||
7 | Yếu tố cây trồng và nhập nội | 3 | 0,40 | 3 | 0,40 |
Tỉng sè | 737 | 100 | 737 | 100 |
70
60
50
Phần trăm
40
30
20
10
0
1 2 3 4 5 6 7
Ghi chó:
1. Yếu tố thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới
3. Yếu tố cổ thế giới
4. Yếu tố nhiệt đới châu ¸
5. Yếu tố ôn đới
6. Yếu tố đặc hữu
7. Yếu tố cây trồng
Hình: 4.6. Phổ các yếu tố địa lý cơ bản của các loài trong khu HTV, TB-CC
4.5. đa dạng về dạng sống của HTV, TB-CC
Một quần xã thực vật được đặc trưng về mặt cấu trúc bởi các dạng sống của các loài cấu thành hệ thực vật đó. Mỗi loài đều có những đặc điểm hình thái nhất
định phân biệt với các loài khác, đó chính là kết quả của quá trình tiến hoá - quá trình biến đổi lâu dài thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Vì thế, đối với một khu hệ thực vật thì việc lập phổ dạng sống là rất quan trọng, nó giúp cho việc xác định cấu trúc hình thái của hệ và từ đó đưa ra những biện pháp tối ưu trong công tác bảo tồn và khai thác.
áp dụng có biến đổi hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) khi phân tích phổ dạng sống của HTV, TB-CC, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Trong số 747 loài đã xác định, nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 68, 09%, tiếp đến là nhóm cây chồi sát đất (Ch) - 11,12% - tập trung chủ yếu vào họ Poaceae; nhóm cây chồi ẩn (Cr) - 10,18% - tập chung chủ yếu vào các họ Zingiberaceae, Cyperaceae, và một số họ trong ngành Polypodiophyta (Adiantaceae,