DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2019 42
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước luôn gắn liền với phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Việc quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người nông dân thực sự cần thiết. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh đã mang lại những lợi ích cho phát triển đất nước nhưng cũng nảy sinh không ít những khó khăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả nước. nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân như: giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương…
Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu, cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 - 1
- Ý Nghĩa Của Việc Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Về Công Tác Lập Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Huyện Ba Vì với tổng diện tích tự nhiên là 424 km2, dân số hơn 265 nghìn người, toàn huyện có 31 xã, thị trấn. Cùng với Chương trình mục tiêu chung của quốc gia về xây dựng NTM, huyện Ba Vì đã tiến hành thực hiện thực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2012 - 2020, tính đến 31/12/2019 trên địa bàn toàn huyện có 15/30 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 50%). Từ một huyện có bước khởi đầu thấp đến nay, thu nhập bình quân đầu người trên toàn huyện đạt 38 trđ/người/năm, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn từ năm 2010 - 2019, huyện đã huy động mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, an ninh trật tự được giữ vững, cảnh quan môi trường ngày càng được đảm bảo, đội ngũ cán bộ trưởng thành thêm một bước.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Ba Vì, đời sống của nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đầu tư cho xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ và chủ yếu từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. Sự đóng góp của cộng đồng còn hạn chế nên trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nhằm nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại huyện Ba Vì, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020” từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch NTM trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Vì.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Ba Vì trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Ba Vì.
- Quy hoạch XD NTM các xã Tản Hồng, Yên Bài, huyện Ba Vì.
- Các văn bản pháp lý liên quan đến quy hoạch XD NTM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 02 xã trên địa bàn huyện Ba Vì là: xã Tản Hồng và xã Yên Bài, trong đó xã Tản Hồng đã về đích nông thôn mới năm 2014 (đại diện cho 16 xã vùng đồng bằng); xã Yên Bài là xã chưa về đích nông thôn mới (đại diện 7 xã miền núi chưa về đích NTM huyện Ba Vì).
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ 2012 - 2019; số liệu phỏng vấn người dân về kết quả thực hiện quy hoạch NTM năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá được việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, đồng thời xác định được những vấn đề tồn tại, hạn chế trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Trên cơ sở đó, bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận lập, quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì sẽ giúp Ban chỉ đạo, Ban quản lý, các cơ quan, tổ chức cơ
quan đoàn thể có liên quan… kịp thời đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công quy hoạch và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo đối với học viên, sinh viên đào tạo chuyên ngành Quản lý đất đai tại các trường cao đẳng, đại học và học viện đào tạo.
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009) thì nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt Nam xây dựng và triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc, căn cứ tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (ngày 5 tháng 8 năm 2008).
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 4 tháng 6 năm 2010, có tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới lấy ý tưởng từ Phong trào nông thôn mới của tổng thống Hàn Quốc Park Chung- Hee, thậm chí nó lấy luôn tên gọi của phong trào tại Hàn Quốc. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 11 nội dung:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;
- Giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn;
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn;
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn;
- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;
- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn;
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là xã đạt năm nhóm tiêu chí, gồm 19 tiêu chí (theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009):
1. Nhóm quy hoạch: quy hoạch và thực hiện quy hoạch;
2. Nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở dân cư;
3. Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất;
4. Nhóm văn hóa - xã hội - môi trường: giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường;
5. Nhóm hệ thống chính trị: hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là huyện có 100% số xã trong huyện đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2016).
Thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh có 100% số xã trên địa bàn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5 tháng 4 năm 2016).
Tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là tỉnh có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới (theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009).
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trước tiên, quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển (Trần Hữu Viên, 2018).
Quy hoạch thường được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của một vùng lãnh thổ hay một ngành, một lĩnh vực theo thời gian và là cơ sở để