Một Số Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội


T.P Hà Nội


Hà Nam - Nam Định

Hòa Bình


Các tỉnh khác


Khách nước ngoài


Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)

2.5.3 Đặc điểm khách

Theo kết quả khảo sát, khách du lịch khi tới các điểm tâm linh với các mục đích khác nhau nhưng mục đích chính vẫn là nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng – tôn giáo. Ngoài ra còn có thêm mục đích khác như: tham quan – du lịch và học tập – nghiên cứu…Kết quả này được khảo sát nghiên cứu trên 300 khách tại 3 điểm chính: chùa Hương, chùa Thầy, đền Và với kết quả như sau:

Mục đích chuyến đi

Số khách (trên tổng số 300 khách)

Tín ngưỡng – tôn giáo

158

53 %

Tham quan – du lịch

120

40 %

Học tập – nghiên cứu

12

4%

Mục đích khác

10

3 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 12

Bảng2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: tác giả)


Trong bản điều tra tác giả khảo sát tại các điểm cũng có 1 điểm chú ý đó là độ tuổi của khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch tâm linh (bao gồm cả khách du lịch nội địa và nước ngoài) có phổ khá rộng. Các du khách thuộc nhóm tuổi từ 17-35 chiếm ít nhất (61 người) chiếm 20,1 %; khách thuộc nhóm tuổi từ 36-55 chiếm tỉ lệ nhiều hơn (116 người) chiếm 38,6 % song lại khá tương quan với nhóm tuổi thứ ba từ 56-70 tuổi (123 người) là 41,3 %. Trong đó số khách du lịch nội địa chiếm đa số vào mùa cao điểm chính hội (từ tháng 12 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau); số lượng khách du lịch nước ngoài tuy không tập trung nhiều vào mùa chính hội nhưng lại trải khá đều vào các tháng còn lại trong năm. Theo điều tra của tác giả, số du khách nước ngoài đến với các điểm du lịch tâm linh thường là thông qua các tour du lịch của các công ty lữ hành quốc tế (Vietravel, Khánh Sinh Tour, Buffalow Tour…). Số lượng khách quốc tế tự đi ngoài không qua tour thì hầu như không có và ngay cả số lượng khách thông qua các công ty lữ hành Quốc tế cũng hạn chế do ít có thông tin hoặc ít hiểu biết về giá trị văn hóa của điểm đến.

Xét về thành phần nghề nghiệp của du khách tới và tham gia các hoạt động sinh hoạt, hành lễ hay lễ hội tạo các điểm tâm linh đa phần là những doanh nhân, tiểu thương và cán bộ công chức nhà nước để cầu mong trong năm công việc được suôn sẻ, buôn may bán đắt. Số lượng khách doanh nhân chiếm 36% (108 du khách) và số lượng cán bộ công chức chiếm 33 % (khoảng 100 du khách).

Xét về giới tính của du khách, có thể dễ dàng nhận thấy do thói quen đi lễ đền, chùa, miếu mạo thường là các chị, các cô, bác, các cụ nên du khách nữ giới chiếm đa số tại các điểm du lịch tâm linh này. Khảo sát cho thấy trong tổng số 300 mẫu điều tra thì có tới 70 % (210 khách) là nữ giới còn lại 30 % là du khách nam.


Xét theo trình độ học vấn, du khách đến với các điểm tôn giáo –tín ngưỡng có trình độ học vấn khá cao với 43 % (129 khách), cao đẳng –trung cấp là 24

% (72 khách), sau đại học là 11 % ( 33 khách) , trung học phổ thông chiếm 17

% (51 khách) và số khác là 0,5 % (15 khách).

Qua điều tra ta thấy, các điểm du lịch tâm linh ở khu vực phía Tây Hà Nội do nằm cách xa trung tâm hành chính của Thủ đô nên tới đây các du khách có trình độ học vấn cao chủ yếu thông qua các chuyến du lịch do các công ty lữ hành tổ chức tới tham quan. Tuy nhiên việc tổ chức đi theo các công ty du lịch các hãng lữ hành …ít được lựa chọn. Hình thức đi du lịch chủ yếu là tự tổ chức đi hoặc đi theo nhóm riêng lẻ, đi du lịch kêt hợp thăm người thân của người dân, các đoàn hội, câu lạc bộ địa phương, sinh viên.

2.5.4 Xu hướng du lịch của du khách

Xu hướng của du khách hiện nay là tìm kiếm sự khác biệt về văn hóa ở điểm đến hơn là sự hưởng thụ về điều kiện vật chất. Các điểm đến ngoài sự hấp dẫn về cảnh quan, kiến trúc, nghệ thuật thì còn mang lại cho du khách sự hiểu biết nhiều hơn về truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực…của các vùng miền khác nhau. Du khách đến với các điểm du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội ngày càng đông, nhưng hầu hết là đi về trong ngày và thường chỉ đến những điểm tâm linh nổi bật và những điểm tâm linh nhỏ hơn ở gần điểm tâm linh nổi bật thì họ không biết hoặc không để ý đến. Chẳng hạn nếu như đi chùa Hương thì trong 3 tuyến: Hương Tích, Tuyết Sơn và Long Vân thì gần như 100 % du khách được hỏi khi đến chùa Hương đều chỉ đi tuyến Hương Tích, nhiều người còn không biết có 2 tuyến còn lại. Hay như đi chùa Tây Phương thì phần lớn du khách cũng không biết và không đến những chùa nằm quanh khu vực núi Câu Lậu còn có chùa Am Thanh, chùa Quan Âm hay chùa Cực Lạc…

Xu hướng của du khách đến các điểm tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội trong thời gian 2 ngày là khá ít. Nói chính xác hơn là nếu kéo dài trong thời


gian 2 ngày thì chương trình thường là sự kết hợp thăm viếng, hành hương tới các điểm tâm linh kết hợp hội thảo hoặc nghỉ dưỡng ở khu vực Ba Vì hoặc các resort gần đó. Xu hướng này khách thường chọn vào cuối tuần và xu hướng đó ngày càng phát triển và đối tượng là nhóm công nhân, viên chức sau những ngày làm việc vất vả cả tuần trong nội thành thì hai ngày cuối tuần là dịp cho họ và gia đình về các khu vực ngoại thành nghỉ ngơi kết hợp đi lễ.

2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh

Theo đánh giá nguồn nhân lực du lịch lao động gián tiếp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp quận, huyện mới chỉ có từ 1-2 người mà chủ yếu là kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực nên công tác tham mưu, quản lý nhà nước về du lịch còn yếu. Đa số lực lượng lao động tại các doanh nghiệp hoạt động du lịch chưa qua đào tạo về nghiệp vụ du lịch.

Nguồn lao động trực tiếp phục vụ hoạt động du lịch tâm linh tại khu vực phía Tây Hà Nội chủ yếu là những người làm nông nghiệp và chỉ hoạt động theo tính chất mùa vụ, không thường xuyên, hầu hết chỉ tập trung trong mùa lễ hội thường từ khoảng tháng Chạp năm trước đến hết tháng 3 âm lịch năm sau và tập trung ở các dịch vụ: lưu trú, vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm. Sau mùa lễ hội này đến 90% số lao động này quay trở lại làm nông nghiệp.

Đội ngũ hướng dẫn thuyết minh tại điểm là một vấn đề khó khăn, nan giải. Hiện nay ở các điểm tâm linh lớn của khu vực như chùa Hương, chùa Thầy, đền thờ đức Thánh Tản Viên…mới có mỗi điểm 1 vài thuyết minh viên. Tuy nhiên số lượng này là không đủ đáp ứng cho nhu cầu của du khách khi vào mùa cao điểm. Chất lượng của các thuyết minh viên cũng không đồng đều và chưa có 1 đơn vị hay cơ quan có thẩm quyền nào kiểm chứng kiến thức của họ. Các điểm tâm linh khác thì không có thuyết minh tại điểm và trên thực tế


thì ở các điểm này đôi khi việc hướng dẫn giải thích về lịch sử hay giá trị của các điểm tâm linh lại do 1 số tín đồ là người bản địa có sự tìm hiểu về lịch sử , kiến trúc nghệ thuật…về điểm đó đảm nhiệm. Những thông tin này lại chưa có sự chứng thực xác đáng dẫn tới việc thông tin tới khách du lịch không được rõ ràng hoặc bị xuyên tạc.

Xét về cả nguồn lao động trực tiếp và nguồn lao động gián tiếp vào hoạt động du lịch tâm linh có sự phân hóa không đồng đều. Trong khi nguồn lao động gián tiếp làm nhiệm vụ quản lý du lịch chỉ có 1 vài người và kiêm nhiệm, ở các doanh nghiệp chưa qua đào tạo và tỉ lệ những người đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ rất nhỏ thì nguồn lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch tâm linh lại rất nhiều mà lại không có chuyên môn và nghiệp vụ du lịch. Điều đó dẫn đến việc thừa lao động kém chuyên môn và thiếu lao động có chuyên môn. Lý do là do bị phụ thuộc vào lễ hội, vào mùa vụ nên hiệu quả hoạt động không cao, không có điều kiện thu hút, hấp dẫn những lao động có trình độ.Tính mùa vụ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nhân sự, nguồn lực lao động của du lịch tâm linh làm hình ảnh du lịch của các điểm đến tâm linh phần nào bị suy giảm.


Tiểu kết chương 2

Nội dung chương đưa ra cái nhìn tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội là khu vực tỉnh Hà Tây cũ giúp người đọc mường tượng được đối tượng mà tác giả nghiên cứu. Với kho tàng di sản văn hóa tâm linh tín ngưỡng – tôn giáo cùng những huyền tích, nghi lễ thờ cúng, lễ hội, nghệ thuật dân gian…những công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo hòa mình với thiên nhiên, cảnh và vật hòa quyện trở thành một lợi thế lớn của du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội. Nếu biết cách khai thác hợp lý có hiệu quả thì nó sẽ giúp phát triển nền kinh tế của vùng nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.

Tuy nhiên qua những thông tin, những kết quả điều tra khảo sát của tác giả cho thấy mặc dù tiềm năng du lịch tâm linh của khu vực là một lợi thế nhưng hiện tại nó vẫn chưa được coi trọng và chú trọng đầu tư phát triển. Thậm chí việc khai thác chỉ chú trọng đầu tư vào lợi nhuận, tư tưởng của một số bộ phận nhà quản lý các khu-điểm di tích không nhận định được việc bảo tồn bền vững các công trình kiến trúc cổ xưa mà chỉ nghĩ đến việc bỏ cũ thay mới (câu chuyện chùa Trăm Gian – Chương Mỹ)…thì không những không tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn riêng biệt cho hoạt động du lịch tâm linh của vùng mà càng làm cho các giá trị đó xuống cấp và có nguy cơ mai một, không thể khôi phục được. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quy hoạch, tổ chức khai thác và quản lý các giá trị di sản văn hóa truyền thống kết hợp sao cho hài hòa với phong cách hiện đại để hoạt động du lịch tâm linh có hiệu quả và phát triển bền vững.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI‌

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Các khu-điểm du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy trước khi đưa xây dựng những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội thì ta cần biết mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Hà Nội và chủ trương chiến lược phát triển du lịch của nhà nước thể hiện qua các Luật – Nghị định – Pháp lệnh…sau:

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

- Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001.

- Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009.

- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá.

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI.

- Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội “Về việc thông qua quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Xác định Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, là vùng đất có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng tốt…Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê chuẩn Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 đã nêu rõ mục tiêu và chiến lược của Du lịch Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo đó là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội


trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực”.

Trong Nghị quyết này của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng đưa ra những chỉ tiêu và chiến lược cụ thể:

-Về lượng khách du lịch, phấn đấu tới năm 2020 tổng số du khách đến Hà Nội đạt 23,3 triệu lượt người, trong đó lượng khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt người, khách nội địa đạt số lượng 20 triệu lượt. Đến năm 2030 tổng số khách đạt 31,3 triệu lượt người, khách quốc tế đạt 4,5 triệu lượt người, khách nội địa là con số 26,8 triệu lượt khách.

-Về tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP của Thành phố phấn đấu đến năm 2020 chiếm 8,7 % và năm 2030 chiếm 9,3 %.

- Định hướng thị trường du lịch với thị trường nước ngoài tập trung đẩy mạnh việc thu hút khách du lịch quốc tế ở thị trường truyền thống như Đông Bắc Á (tập trung Nhật Bản, Hàn Quốc….), Tây Âu, Bắc Mỹ và thị trường Asean. Mở rộng thu hút khách du lịch đến các thị trường mới như Trung Đông và Bắc Âu…Với thị trường trong nước thì phát triển mạnh thị trường nội địa, tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các vùng miền, địa phương trong cả nước, tập trung thị trường tại các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng trung du, miền núi Bắc Bộ và các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

- Quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ với việc quy hoạch và phát triển các cụm du lịch trọng điểm của thành phố. Trong đó có thể kể tới:

+ Cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì với sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì; du lịch văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm – Đền Và; du lịch vui chơi giải trí; du lịch thể thao cao cấp và du lịch nông nghiệp.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí