Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN

-----------o0o------------


CHU THỊ LAN ANH


TINH THẦN YÊU NƯỚC TRONG NGỌC ĐƯỜNG THI VĂN TẬP

CỦA NGUYỄN XUÂN ÔN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Chuyên nghành: Văn học Việt Nam


Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn - 1

Người hướng dẫn khoa học


ThS. AN THỊ THÚY


HÀ NỘI, 2017

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giảng viên - ThS. An Thị Thúy

đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.

Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận


Chu Thị Lan Anh

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - Thạc sĩ An Thị Thúy

Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp với các công trình khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận


Chu Thị Lan Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Cấu trúc khóa luận 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7

1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tư tưởng thời đại 7

1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội 7

1.1.2. Tư tưởng thời đại 9

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương 11

1.2.1. Cuộc đời 11

1.2.2. Sự nghiệp văn chương 14

1.3. Vị trí của Nguyễn Xuân Ôn trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX 15

CHƯƠNG 2. NGỌC ĐƯỜNG THI VĂN TẬP - KHÚC CA THẤM ĐƯỢM TINH THẦN YÊU NƯỚC 19

2.1. Biểu hiện của tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập 19

2.1.1. Ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước 19

2.1.2. Nỗi căm giận với kẻ thù 26

2.1.3. Ý chí và hành động quyết tâm cứu nước 39

2.1.4. Tình yêu thiên nhiên đất nước 43

2.2. Một số bút pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng yêu nước trong

Ngọc Đường thi văn tập 47

2.2.1. Bút pháp hiện thực 48

2.2.2. Bút pháp châm biếm, trào phúng 50

2.2.3. Bút pháp trữ tình 54

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lịch sử của đất nước Việt Nam là lịch sử của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống dân tộc kiên cường, bất khuất ấy đã làm nên cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng mà cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”. Ngược dòng thời gian trở về với những biến cố lịch sử, chúng ta thấy khí thế quật cường của cha ông vượt qua bao khó khăn gian khổ từ buổi đầu chống Pháp đến khi toàn thắng. Triều đình Huế lúc bấy giờ hèn nhát đã quỳ gối đầu hàng giặc. Nhân dân yêu nước không can tâm chịu mất nước mà đứng lên khởi nghĩa. Phong trào diễn ra mạnh như vũ bão, tuy chưa đủ sức “nhấn chìm bọn bán nước và cướp nước” (Hồ Chí Minh) nhưng đó chính là tiếng súng báo hiệu một thời kì bão táp cách mạng sẽ diễn ra sôi nổi

Trong cuộc đấu tranh ấy, không thể không kể đến các phong trào của các sĩ phu yêu nước. Nếu ở Nam Kì nổi bật vai trò lãnh đạo của Nguyễn Hữu Huân, ở Bắc Kì là Nguyễn Quang Bích thì ở Trung Kì phong trào gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Xuân Ôn - một nhà nho, một văn thân chống Pháp tiêu biểu nửa cuối thế kỉ XIX

Việt Nam là đất nước của những anh hùng vừa làm thơ, vừa đánh giặc. Do vậy, ngoài vai trò một lãnh tụ kháng chiến, Nguyễn Xuân Ôn còn là một nhà thơ. Số lượng sáng tác tuy không nhiều nhưng ông đã có đóng góp lớn cho nên văn học dân tộc với tập thơ văn giàu giá trị đó là Ngọc Đường thi văn tập. Tác phẩm là chân dung con người cá nhân Nguyễn Xuân Ôn - một nhà nho yêu nước nhiệt thành và một trái tim thi sĩ giàu rung cảm yêu thương.

Khi tìm hiểu về Nguyễn Xuân Ôn, giới nghiên cứu lịch sử tập trung vào các phương diện: một nhà nho yêu nước, một sĩ phu chống Pháp… Bên cạnh đó, giới nghiên cứu còn khẳng định “An Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại

thần” là một nghệ sĩ tài hoa. Phương diện này, ông đã kí thác trong Ngọc Đường thi văn tập

Nhữ Bá Sĩ đã từng nói “Ôi! Văn chương là cái hiện trạng một thời làm nên nó” và thơ ca còn là sự rung cảm kì diệu của tâm hồn người nghệ sĩ. Bởi vậy, thơ ca chính là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi lòng, cảm xúc của thi nhân. Những nỗi niềm sâu kín, những băn khoăn trăn trở đều là nguyên nhân bên trong khiến người nghệ sĩ tìm đến với thơ văn. Chúng ta từng cảm nhận được nỗi buồn trong thơ Ức Trai, Nguyễn Du, Tú Xương, Nguyễn Khuyến hay nỗi niềm chua xót thân phận trong thơ Hồ Xuân Hương… Theo đó, văn chương là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ và phản ánh chân dung tâm hồn của chính họ. Vì vậy tìm hiểu thơ văn Nguyễn Xuân Ôn chúng ta sẽ thấy rõ hơn, đúng đắn hơn con người cũng như tấm lòng yêu nước của ông.

Hơn nữa, tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn cũng giúp chúng ta hiểu thêm về tâm trạng lớp nhà nho chống Pháp cuối thế kỉ XIX và sáng tác của lớp sĩ phu cùng thời như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích… Nghiên cứu đề tài “Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn” góp phần tái hiện chân dung và tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Đó chính là lí do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Xuân Ôn là một trong những tác giả tiêu biểu, một nhà thơ, nhà văn, một trí thức Nho học có tên tuổi trong khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Chúng tôi có thể điểm qua một số cuốn sách và công trình nghiên cứu viết về ông như sau:

Đầu tiên phải kể đến công trình của Nhiều tác giả, “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam”, (1965), đã có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về con người, nhân

cách Nguyễn Xuân Ôn để rồi đi tới khẳng định: “Nguyễn Xuân Ôn cũng khăng khăng một “Lòng son giết giặc chết không phai” (Thuật hoài) và khi tên khâm sứ tra gạn thì ném ngay vào mặt nó câu nói khí phách “Tôi muốn giết chết hết cả lũ xâm lược nhà ông” (tiểu sử Nguyễn Xuân Ôn)” [37;6].

Thứ hai, là Nguyễn Lộc trong “Giáo trình văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX)”, (1976) ông nhận xét: “Nét quán xuyến trong toàn bộ thơ văn Nguyễn Xuân Ôn là tinh thần yêu nước thiết tha, là ý chí bất khuất, không gì lay chuyển được. Từ những sáng tác đầu tiên của ông trong thời gian trước khi thi đậu và làm quan, những nhân tố của tư tưởng tích cực ấy đã biểu hiện rất rõ” [684;7].

Thứ ba, là Trần Quang Diệm, người đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu về cuộc đời cũng như con người của Nguyễn Xuân Ôn, trong Lời bạt Ngọc Đường thi văn tập” (1977) viết: “… Ngoài ra các bài bày trận lợi hại trù tính sự nghi, thích yếu và cương trực, có phong cách của các bài tâu bàn của Lục Tuyên Công ngày xưa. Đến như những ý niệm thương đời ghét tục, gõ mái chèo, thề dẹp giặc thi lưu lệ trên giấy mực, không bài nào là không có. Bởi vì khí phách cương trực lớn lao, bẩm thụ tự ở trời sinh, vì thế thốt ra lời nói, có thể làm khuôn phép cho đời sau, chẳng những xưng hùng trong thi đàn mà thôi… Ngàn năm sau người ta thưởng thức văn chương của tiên sinh, còn như thấy tiên sinh…” [74;3].

Đây được coi là công trình nghiên cứu và tổng hợp lại được những sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn có giá trị vô cùng to lớn.

Thứ tư, ta không thể bỏ qua nhà nghiên cứu Đinh Xuân Lâm khi viết “Lời giới thiệu thơ văn Nguyễn Xuân Ôn”, (1977) đã khái quát về giá trị to lớn của các tập thơ văn, ông cho rằng: “Thơ văn Ngọc Đường đến với chúng ta ngày nay như một bài học lớn giàu tính thời sự về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, chống thỏa hiệp đầu hàng, như một bài ca hùng tráng về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023