Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 13

2.2. Với các trường tiểu học

- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL nói chung, chương trình HĐGNGLL theo chủ đề cho năm học, kì học, từng tháng. Từ đó, giao nhiệm vụ cho các GV tổ chức thường xuyên các loại hình HĐGDNGLL gắn với yêu cầu chung của chương trình cấp tiểu học và đặc thù địa phương; tổ chức các HĐGDNGLL phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu để thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia; hoạt động phải đánh giá được hiệu quả, trên cơ sở đó, có thông tin chính xác về sự hiểu biết, thái độ, mức độ biểu hiện hành vi để điều chỉnh mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động cho thích hợp hơn.Bằng con đường tổ chức thường xuyên các hoạt động gắn với yêu cầu tính hiệu quả hoạt động đặt người GV vào môi trường tự giáo dục, học hỏi kinh nghiệm tốt của động nghiệp để phát triển kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh.

- Hình thành cho GV tính tích cực, hứng thú và nhu cầu tham gia, tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh; Tạo được những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để GV thực hiện thường xuyên các HĐGDNGLL; sớm phát hiện những bất cập về nhận thức, thái độ ở từng mặt, từng chỉ báo để tìm cách điều chỉnh, bổ sung kịp thời giúp GV phát triển năng lực tổ chức HĐGDNGLL.

- Phát huy vai trò của các GV có kiến thức và kỹ năng tốt trong tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh, tăng cường các biện pháp khuyến khích, động viên, kiểm tra, đánh giá để khen thưởng những GV có tâm huyết, có năng lực trong giáo dục học sinh thông qua tổ chức HĐGDNGLL.

- Các trường tiểu học cần làm tốt công tác hóa giáo dục học sinh; thu hút sự quan tâm và đầu tư hiệu quả của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như thiết chế văn hóa ở cơ sở, các nhà nghiên cứu về văng hóa, các nghệ sĩ, các đơn vị kinh tế và doanh nghiệp đóng trên địa bàn vào tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường, các hoạt động phát triển năng lực chuyên môn liên tục cho đội ngũ GV.

2.3. Đề xuất với GV

- Giáo viên cần tích cực chủ động nâng cao trình độ và kiến thức, kỹ năng của mình, từ đó áp dụng vào đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục để lôi cuốn học sinh tham gia

- Bên cạnh việc tham gia vào các lớp tự bồi dưỡng và tự kiểm tra đánh giá của giáo viên cũng cần được thực hiện một cách tự giác và thường xuyên để từ đó thấy các điểm yếu kém cần khắc phục và những điểm tốt để phát huy, nâng cao kết quả tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh.

- Mỗi người giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của mình đối với việc phát triển nhân cách, đạo đức cho học sinh thông qua HĐGDNGLL, để không ngừng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên đạt hiệu quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo (1998), “Về một số định hướng cho chiến lược bồi dưỡng, đào tạo hiệu trưởng trường Tiểu học”, Kỉ yếu thảo “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Giáo dục Tiểu học, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục.

2. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu điện, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2004), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Tài liệu dùng trong đợt thí điểm cùng dạy chuẩn để đánh giá giáo viên tiểu học.

4. Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15-6-2004 của Ban bí thư. Quyết định09/005/QĐ- TTg ngày 11- 01- 2005 của thủ tướng chính phủ về “Xây dựng nâng cao đội ngũ nhà giáo và giáo viên quản lý giáo dục”.

5. Chính phủ (2000), Nghị quyết TW 2 - Khóa VIII của Đảng, Hà Nội.

6. Nguyễn Lê Đắc, Cơ sở tâm lý học của công tác giáo dục HS ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học của quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Điều 27 - Luật giáo dục thông qua ngày 14/6/2005.

10. Phạm Hoàng Gia trong công trình nghiên cứu, Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học.

11. Phạm Minh Hạc, Xu thế phát triển giáo dục về việc phát triển toàn diện con người.

12. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính Trị Quốc Gia.

13. Đỗ Nguyên Hạnh (1988), “Một vài hình thức giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp có hiệu quả”, Tạp chí NCGD 2.

14. Harold Koontz, Cyril odnneill, Heinz Weihrich (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXb Khoa học Kỹ thuật.

15. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Trần Bá Hoành (2007), “Định hướng nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2007 - 2010”, Tạp chí Giáo dục, số 162.

17. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo Dục.

18. Đặng Thành Hưng (2004), “Mô hình đào tạo giáo viên dựa vào chuẩn tại các trường và khoa sư phạm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 21.

19. Vương Thanh Hương (2012), “Một số xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lãnh đạo nhà trường trong bối cảnh nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 76 - 2012.

20. Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình Khoa học quản lý và quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Trần Kiểm (2011), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005

24. Đặng Huỳnh Mai (2006), “Những định hướng về sự phát triển bền vững của giáo dục tiểu học”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 154.

25. N.Đ. Leevitov (1970), Tâm lý trẻ em và tâm lý học sư phạm (Phạm Thị Diệu Vân dịch), NXB Giáo dục.

26. Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII.

27. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học (Tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

29. Quy định về giáo viên và giáo viên quản lý Tiểu học (1994), (Ban hành theo quyết định số 3856/1994/QĐ-BGD-ĐT ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

30. Quy định về chuẩn giáo viên tiểu học (2007), (Ban hành theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

31. Raja Roy Singh (1994), “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI. Những triển vọng cho Châu Á Thái Bình Dương”, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

32. Taylo F.W (1991), Những nguyên tắc khoa học quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

33. Hà Nhật Thăng (chủ biên) - Nguyễn Dục Quang (2000) “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”, (sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ - 2000 cho giáo viên THCS), NXB Giáo Dục.

34. Trần Quốc Thành (2007), Đề cương bài giảng Khoa học quản lý đại cương.

35. Hoàng Minh Thao - Hà Thế Truyền (2003), Quản lý giáo dục tiểu học theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Thiềm, Mấy biện pháp giáo dục HS ngoài giờ lên lớp theo địa bàn dân cư.

37. Đỗ Hoàng Toàn (1998), Lý thuyết quản lý, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Từ điển tiếng Việt (1994), NXB Khoa học, Hà Nội.

39. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1(1995), Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

40. Trần Văn Tùng (2001), “Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục, Việt Nam”, NXB thế giới, Hà Nội.

41. Bùi Văn Vân, “một số hình thức tổ chức HĐGDNGLL về phòng chống nhiễm HIV/AIDS cho sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng”.

42. Phạm Viết Vượng - Nguyễn Xuân Thức (2004), Phương pháp nghiên cứu Khoa học Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

43. Phạm Viết Vượng (1999), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục,

NXB giáo dục.

44. X.I.Kixegôf, Bàn về kỹ năng sư phạm.


Phụ lục 1:

PHỤ LỤC


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lí)


Để có cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh TH, xin thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1.Theo thầy (cô) vị trí, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH được đánh giá như thế nào? (Đánh dấu x vào một ô thầy (cô) lựa chọn) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

2. Trường thầy (cô) đã tổ chức những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề nào dưới đây? Nội dung, qui mô?

(Mỗi một hoạt động thầy (cô) đã tổ chức chọn một mức độ, qui mô tương ứng)



Các chủ đề

Nội dung

Quy mô

Không theo đúng qui định

Theo đúng qui định

Mở rộng


Lớp


Khối


Trường

1.Truyền thống nhà trường







2.Chăm ngoan học giỏi







3.Tôn sư trọng đạo







4. Uống nước nhớ nguồn







5.Yêu đất nước Việt Nam







6.Hòa bình, hữu nghị







7.Bác Hồ kính yêu







8.Hè vui, khỏe và bổ ích







9.An toàn giao thông







10.Yêu quý mẹ và cô giáo







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 13

3. Theo thầy (cô) yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ?

- Nhận thức của các lực lượng giáo dục

- Năng lực tổ chức của giáo viên

- Cơ sở vật chất

- Sự động viên về vật chất tinh thần của tập thể

- Thời gian học văn hóa

- Định hướng đổi mới giáo dục

- Hình thức tổ chức

- Sự đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Tính tích cực, chủ động của học sinh

4. Thầy (cô) hãy nêu những hình thức tổ chức HĐGDNGLL mà lớp, khối, trường thầy (cô) đã tiến hành để thực hiện những nội dung trên, người chịu trách nhiệm chính là ai? Lực lượng tham gia? Theo thầy (cô) các hình thức này đạt hiệu quả ở mức độ nào? Vì sao?


Những hình thức tổ chức HĐGDNGLL đã tiến hành

Người phụ trách

Lực lượng

tham gia

Hiệu quả


Lý do

Cao

T.bình

Thấp

1.Thi tìm hiểu theo chủ đề







2.Thi hát, múa, kể chuyên







3.Tổ chức trò chơi







4.Tham quan







5.Dã ngoại








Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy (cô)!

Phụ lục 2:


PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)


Xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những thông tin dưới đây.

Ý kiến của thầy (cô) sẽ là cơ sở góp phần đề xuất một số biện pháp thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở TH, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.

1. Theo thầy (cô) vị trí, vai trò của môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường TH được đánh giá như thế nào? (Đánh dấu x vào một ô thầy (cô) lựa chọn)

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

2. Trường thầy (cô) đã tổ chức những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề nào dưới đây? Nội dung, qui mô?

(Mỗi một hoạt động thầy (cô) đã tổ chức chọn một mức độ, qui mô tương ứng)



Các chủ đề

Nội dung

Quy mô

Không đúng qui định

Đúng qui định

Mở rộng


Lớp


Khối


Trường

1. Truyền thống nhà trường







2. Chăm ngoan học giỏi







3. Tôn sư trọng đạo







4. Uống nước nhớ nguồn







5. Hòa bình, hữu nghị







6. Bác Hồ kính yêu







7. Hè vui, khỏe và bổ ích







8. An toàn giao thông







9. Yêu quý mẹ và cô giáo







10. Yêu đất nước Việt Nam







..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023