Những Biểu Tượng Tiêu Biểu Diễn Tả Hiện Thực Chiến Tranh

Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong đó tính sử thi biểu hiện đầu tiên ở việc tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân tộc, tiếp theo ở hình tượng con người của sự nghiệp chung, cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng, và ở cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc ngợi ca. Còn cảm hứng lãng mạn biểu hiện qua tinh thần lạc quan cách mạng, niềm tin vào tương lai, vào con đường cách mạng tuy gian khổ nhưng tất thắng.

Nét nghệ thuật nổi bật ở Tố Hữu nữa là giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết. Dù là những dòng thơ tươi xanh hay những dòng thơ lửa cháy, giọng thơ Tố Hữu vẫn một điệu sôi nổi, mãnh liệt. Nhà thơ đặc biệt rung động với nghĩa tình cách mạng sâu nặng, luôn hướng đến đồng bào đồng chí mà chân thành giãi bày tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ. Giọng thơ có cái duyên riêng của hồn thơ xứ Huế.

Thơ Tố Hữu còn đậm đà tính dân tộc, bộc lộ ở nội dung phản ánh hiện thực đời sống dân tộc bằng sự gắn bó khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa, thơ Tố Hữu làm giàu và "nhuận sắc" cho những tình cảm, đạo đức truyền thống. Tiếp nữa, tính dân tộc còn bộc lộ ở việc sử dụng thể thơ, Tố Hữu dùng đa dạng các thể thơ, nhưng đặc biệt thành công ở những thể thơ truyền thống, chẳng hạn như thể lục bát, thơ Tố Hữu mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển (Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…), hay thể thất ngôn, trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến hóa trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác…) Về ngôn ngữ, Tố Hữu có sở trường trong việc sử dụng từ ngữ hình ảnh ước lệ, ví von có tính truyền thống. Tố Hữu cũng phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt qua biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối thanh, ngắt nhịp. Tạo nhạc điệu bên trong tâm hồn con người, và cũng tạo chiều sâu tính dân tộc của thơ Tố Hữu.

CHƯƠNG 2

CÁC HỆ BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TỐ HỮU GIAI ĐOẠN

1945- 1975

2.1 Những biểu tượng tiêu biểu diễn tả hiện thực chiến tranh

Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài ba mươi năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới, việc giao lưu văn hoá với các nước ngoài không hoàn toàn thuận lợi. Thi ca trong giai đoạn này cũng như văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng và trở thành một bộ phận trong sự nghiệp của Cách mạng."Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu" (Hoài Thanh). Thơ ca phục vụ cách mạng đã được các tầng lớp văn nghệ sĩ chấp nhận một cách tự giác và tự nguyện, bởi vì họ cho rằng đó cũng chính là trách nhiệm của một công dân. Đề tài lớn nhất của văn học giai đoạn này là hiện thực đời sống Cách mạng vô cùng phong phú của đất nước. Đội ngũ các nhà văn nhà thơ giờ đây đồng thời cũng là chiến sĩ giàu nhiệt tình cách mạng và giàu sức sáng tạo.

Với thơ Tố Hữu, giai đoạn cách mạng từ 1945- 1975 được phản ánh rất rõ nét và chân thực. Bằng việc khảo sát một số biểu tượng nổi bật trong thơ Tố Hữu 30 năm chiến tranh, chúng ta sẽ thấy rõ hơn hiện thực cách mạng Việt Nam. Những biểu tượng nổi bật và có tính chất lặp lại nhiều lần như: biểu tượng về cái chết, ngọn lửa, máu, lá cờ, con đường, trong thơ Tố Hữu thời kháng chiến mang nhiều ý nghĩa biểu đạt sâu xa.

2.1.1.Biểu tượng lửa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Trong đời sống, có thể nói rằng lửa là một trong những khám phá ý nghĩa và quan trọng nhất của con người, đánh dấu một bước văn minh mới của nhân loại. Lửa đã đồng hành cùng con người ngay từ thời đồ đá với những công dụng như để sưởi ấm, nấu ăn và nung đồ gốm... Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển rất hiện đại, nhưng lửa vẫn không mất đi vai trò trọng yếu của nó, lửa vẫn không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người.

Đối với văn hóa, lửa lại được coi như một trong bốn yếu tố vật chất cơ bản khơi gợi trí tưởng tượng của con người là Nước, Lửa, Đất và Trời. Và trong bốn yếu tố mẫu gốc đó, nhiều quan niệm cho rằng lửa là mã thẩm mĩ đầu tiên xuất hiện trong nền văn hóa chung của nhân loại. Nhà phân tâm học

Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945-1975 - 5

nổi tiếng của phương Tây, G. Bachelard đã nói rất hay về lửa :"Trước khi là đứa con của gỗ, lửa đã là con của người", vì vậy "lửa là một bản thể xã hội hơn là một bản thể tự nhiên". Về ý nghĩa biểu tượng, lửa là biểu tượng có tính nhị nguyên, lửa thiêu đốt và lửa cũng là sự tái sinh, nó bao gồm cả điều tốt (nhiệt cho sự sống) và điều xấu (sự hủy diệt và đám cháy lớn). Ngọn lửa, trong các truyền thuyết, "là biểu tượng của sự tẩy uế, sự toả sáng của tình yêu theo nghĩa tinh thần. Ngọn lửa là hình ảnh của tinh thần và sự siêu việt, linh hồn của lửa. Theo nghĩa xấu và đen tối, ngọn lửa làm cho đồi bại, gây chia rẽ, bất hoà: đó là hơi thở cháy bỏng của sự nổi loạn, mẩu củi cháy dở dày vò của sự thèm muốn, lũ than hồng thuỷ của sự dâm ô, tiếng nổ giết người của quả lựu đạn" [4, tr.644]. Khi đi vào trong văn chương nghệ thuật, biểu tượng lửa luôn luôn có xu hướng tái sinh về mặt ý nghĩa, không chỉ trong sáng tác mà còn cả trong tiếp nhận. Cái biểu đạt có thể vẫn giữ nguyên nhưng ý nghĩa của nó đó được bổ sung. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong tác phẩm với nét nghĩa mới nó vẫn lưu giữ trong mình những nét nghĩa đã từng có trong lịch sử.

Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, ngọn lửa trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí và nghị lực, là biểu tượng rực cháy của niềm tin và hy vọng chiến thắng, nhưng ngọn lửa cũng là biểu tượng của tội ác phá hủy, tàn sát của giặc… Nhiều nhà thơ đã rất thành công khi lấy cảm hứng từ hình ảnh ánh đèn, ngọn lửa,…Chẳng hạn Bằng Việt với bài thơ Bếp lửa, Phạm Tiến Duật với bài Lửa đèn, Chính Hữu với bài Ngọn đèn đứng gác, Lưu Quang Vũ với Em, Bầy ong trong đêm sâu… Cũng như các nhà thơ ấy, Tố Hữu đã có một cảm thức thẩm mỹ sâu đậm với hình ảnh lửa, trong suốt chặng thơ kháng chiến từ 1945 đến 1975 hình ảnh lửa xuất hiện đến 80 lần trong 42 sáng tác của nhà thơ, nó trở thành những biểu tượng thơ chứa đầy ý nghĩa, liên quan đến hiện thực chiến tranh, liên quan đến lòng quyết tâm, ý chí diệt thù của quân và dân Việt Nam ta. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới viết : "Như mặt trời bằng những tia sáng của nó, lửa bằng những ngọn lửa tượng trưng cho hoạt động đem lại sự sinh sản dồi dào, tẩy uế và soi sáng. Nhưng lửa cũng thể hiện một mặt tiêu cực: nó làm tối và chết ngạt bởi khói của nó; nó đốt cháy, tàn phá, thiêu hủy: lửa của những dục vọng, của sự trừng phạt, của chiến tranh."[4, tr.548].

Chiến tranh - nhắc lên hai từ đó thôi cũng đủ gieo vào lòng con người bao nỗi sợ hãi, hoang mang, đủ gợi lên trong lòng những người còn sống và đang sống biết bao đau thương, mất mát. Ngọn lửa trong thơ Tố Hữu trước

hết biểu tượng cho sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, lửa gắn liền với bom đạn, với đốt phá, hủy diệt. Ngay từ khi quân Pháp vào nước ta, ngọn lửa đã đi vào thơ ca yêu nước thời kì đầu như biểu tượng của sự tàn phá cuộc sống yên bình:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

( Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu) "Tranh ngói nhuốm màu mây", đó là màu khói lửa đạn bom, màu của

những mái nhà bốc cháy trong hành động cướp phá, hủy diệt làng mạc của bọn xâm lăng, đã khiến hàng triệu hàng triệu người phải tha hương trong loạn lạc đau thương.

Rồi sau đó, ngọn lửa thật kinh hoàng, là biểu tượng của sự hung tàn, khốc liệt khi giặc Pháp đã lấn sâu vào lãnh thổ Việt Nam:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

( Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

Và niềm vui chiến thắng thực dân Pháp chưa được bao lâu, thì miền Nam bắt đầu sống những năm tăm tối, có thể chưa từng thấy trong lịch sử. Kể từ khi đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam, chúng ngày đêm giày xéo đất nước ta và gây ra nhiều tội ác khiến trời không dung, đất không tha, người người đều căm giận, những tội ác vẫn gắn với lửa:

Bọn xé xác trẻ em. Bọn châm lửa đốt nhà Bọn mưu giết ruộng đồng ta bằng hóa học Bọn đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc Bọn đâm lê vào những áo cà sa…

(Đế quốc Mỹ là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta - Chế Lan Viên)

Lửa - tội ác quân xâm lược được thể hiện khá nhiều trong những vần thơ của Tố Hữu, đó là ngọn lửa biểu tượng cho chiến tranh bao vây lấy con người, những " đoạn đường lửa bỏng"," khói lửa"," khói lửa chiến trường","lửa nước sôi", "tuyến lửa" "thác Lửa, thác Chông" " bến sông lửa cháy"… đều chỉ những không gian, thời gian của chiến tranh đứt gẫy, nóng bỏng, lụi tàn.

Và có lẽ lửa sát sinh, là thứ lửa hung tàn hơn cả, những câu thơ đọc lên nghe như có tiếng oán than, kêu khóc:

Đồng bào ơi, anh chị em ơi

Chúng tôi không thể thét nữa rồi

Lửa đã đốt những thây đen thuốc độc Súng đã bắn những đầu xanh gan góc

( Thù muôn đời muôn kiếp không tan)

Đó là những tiếng kêu cuối cùng của những chiến sĩ Cách mạng cứu nước, khi bị giặc bắt tra tấn và thủ tiêu bằng thuốc độc, bằng lửa thiêu, họ đã "chết thê thảm chết một ngày bi thiết", trong lặng câm, oan uổng khôn nguôi. Không chỉ có thế, giặc tàn sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam, một cách vô cùng dã man, vô tội vạ, và trong muôn vàn cách hành hình giết tróc, ngọn lửa vẫn cùng có mặt như một biểu tượng của sự thiêu đốt kinh hoàng:

Có những ông già, nó khảo tra Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh, không chịu nhục Lấy vồ nó đập, vọt thai ra!

Anh biết không Long Mỹ, Hiệp Hưng Nó giết thanh niên, ác quá chừng Hăm sáu đầu trai bêu cọc sắt

Ba hôm mắt mở vẫn trừng trừng. Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc Nó bắt vô vườn, trói gốc cau

Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét "Má ơi, nóng quá, cứu con mau"!

( Lá thư Bến Tre)

Chiến tranh, không chỉ binh lính mới hy sinh mà còn có những cái chết vô tội: Cụ già vì "không khai" nên đã bị "nó chém", còn chị gần sinh con nhưng vì "không chịu nhục" nên đã bị chúng "lấy vồ nó đập" đến nỗi "vọt thai ra", và em bé vì sự tò mò ngây thơ "ra xem giặc" mà bị "nó đốt". Còn đối với thanh niên thì bọn chúng giết "ác quá chừng", "hai sáu đầu trai bêu cọc sắt ". Tội ác của giặc không thể nào kể hết cũng như lòng căm thù của người dân cũng không khi nào nguôi. Hiện thực chiến tranh khốc liệt như vậy đó nó

không tha cho ai cả, không từ chối sinh mạng của một ai hết dù đó là những em bé vô tội, những bà mẹ vô can. Thế nên:

Máu Việt Nam đang chảy Đỏ đồng ôi máu yêu!

Miền Nam đang bốc cháy Đồng bào ôi lửa thiêu!

( Giết giặc)

Vì mục đích cướp nước ta mà bọn Mỹ không tha một sinh linh nào, bàn tay vấy máu của chúng như bàn tay tử thần không chừa nơi nào ngay cả những nơi linh thiêng chúng cũng không tha.Vì thế mà cả cửa Phật cũng rơi vào cảnh "dầu sôi lửa bỏng":

Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lửa bỏng Dẫu thiêu mình làm đuốc,vẫn cam

(Miền Nam )

Và nhìn toàn cảnh dân tộc, nhân dân thời chiến tranh, tác giả thấy như:

Một đời đau suốt trăm năm Chim treo trên lửa cá nằm dưới dao

( Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Tình cảnh nguy nan, khẩn cấp, luôn ở thế đối mặt với cái chết như "Chim treo trên lửa", như "cá nằm dưới dao". Phũ phàng thay cho chiến tranh tàn ác! Đau đớn thay cái chết của những người dân vô tội. Bọn ngoại xâm độc ác đã hủy diệt nhân dân, đất nước Việt Nam ta. Và ta nghe trong câu thơ, không đơn thuần chỉ là nhắc lại một hiện thực khốc liệt của thời chiến nữa, mà đọng lại là cả một tâm tình, một tiếng lòng chua xót, một tiếng khóc nghẹn ngào của nhà thơ trước cái chết của mỗi con người Việt Nam. Như thay lời Tổ quốc, tác giả ao ước không còn lửa đạn chiến tranh:

Tổ quốc chúng tôi

Muốn độc lập hòa bình trở lại

Không muốn lửa bom đổ xuống đầu con cái

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Dân Việt Nam ta ưa chuộng hòa bình, và muôn đời chán ghét chiến tranh, không muốn thấy cảnh bom rơi đạn nổ, chết chóc thảm thê, cho nên biểu tượng mang ý nghĩa về sự hủy diệt của lửa thường mang đến sự sợ hãi, mang đến cảm thức về chiến tranh hủy hoại cuộc sống, cần bị lên án.

Chính vì ngọn lửa chiến tranh gây nhiều tội ác như thế, nên nó đã thổi bùng lên ngọn lửa khác, một ngọn lửa trong tinh thần của nhân dân lao khổ, ngọn lửa của sự căm hờn ngùn ngụt. Đầu những năm chống Pháp, nhiều nhà thơ cũng có đề cập tới ngọn lửa ấy, trong đó có Huỳnh Văn Nghệ:

Trở lên yên ngựa đi từng bước Cúi đầu nén nỗi đau thương

Nhưng lửa căm hờn

Bỗng dựng cao đầu ngựa dậy Vang trời ngựa hí

Chí phục thù cháy bỏng tay cương

(Tiếng hát quốc ca )

Đây cũng là ý nghĩa biểu tượng thứ hai của lửa trong thơ Tố Hữu thời kháng chiến. Lửa, biểu tượng của sự giận dữ, của làn sóng căm hờn của nhân dân đối với bè lũ cướp nước và bán nước. Trong thơ, nhiều lần Tố Hữu nhắc tới: "lửa căm hờn", "lửa căm giận","nồng lửa đấu tranh"qua các bài thơ như: Xuân đến, Hồ Chí Minh, Huế tháng Tám, Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Lá thư Bến Tre,Từ Cu Ba, Theo chân Bác, Toàn thắng về ta...để nói đến một thứ lửa lòng đang cháy rần rật trong những người dân yêu nước Việt Nam, thứ lửa không dễ gì nhìn thấy nhưng nó có sức lan tràn rộng lớn, có sức liên kết toàn dân để thiếu rụi những bạo lực phản Cách mạng. Những câu thơ không lên gân nhưng cũng không hề yếu đuối, nó phản ánh sự "tự ý thức", tự giác ngộ của chính những người lao khổ, để kết thành "Khối đời" như làn sóng triều dâng:

Không gì mạnh bằng đoàn quân nô lệ Mà hờn căm đã bốc lửa ran đầu

( Xuân đến)

Để rồi:


Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến

( Hồ Chí Minh)


Và sức nóng của ngọn lửa hờn căm ấy cũng có lúc dội ào ạt lên đầu quân giặc:

Nghe trưa nay, tháng năm mồng bảy Trên đầu bay thác lửa căm hờn

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên)

Đó là thời kì chống Pháp, còn sang đến thời chống Mỹ, ngọn lửa ấy vẫn bừng lên căm hận tội ác quân thù:

Bắc Sơn gọi, Nam Kỳ nổi dậy Sống một ngày hơn mấy mươi nǎm Lửa cǎm giận sôi dòng máu chảy

Sức mỗi người bỗng hóa thành trǎm!

( Theo chân Bác)

Ở đây, ta thấy vẫn là lửa- cái biểu đạt, nhưng cái được biểu đạt không chỉ còn là sự thiêu rụi, tàn phá, mà là lòng căm thù quân xâm lược, cùng bè lũ bán nước cầu vinh.

Từ lửa biểu trưng của sự hủy diệt, biểu trưng của lòng căm thù, biểu tượng lửa trong thơ Tố Hữu còn tiếp tục tái sinh về mặt ý nghĩa, mang đến cho "lửa" một sắc thái nghĩa khác, lửa là biểu tượng của sức mạnh bất diệt, của ý chí diệt thù, quyết xây dựng tương lai tươi đẹp cho đất nước .

Phải sẵn sàng như chiến sĩ ra đi

Lòng mở rộng đón muôn lòng yêu nước Hồn phải sáng bừng lên như ngọn đuốc Chiếu trăm nơi, đến ngõ hẻm làng xa

( Thưa các ông Nghị)

Lời thơ như một lời hiệu triệu, như một tiếng kèn giục gọi hối hả, kêu gọi toàn thể những ai có tâm huyết với dân, nước hãy tham gia trong đợt tổng

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí