Hệ Thống Quản Lý Chất Thải Rắn Tại Một Số Đô Thị Việt Nam

báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương cho thấy, hiện toàn quốc có 48 cơ sở đã được Bộ cấp phép hoạt động chuyên về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009). Tuy nhiên, cơ sở vật chất để tiêu hủy, xử lý chất thải, năng lực xử lý, tính trung thực trong hiệu suất xử lý được báo cáo cần được các cơ quan chức năng nghiêm túc kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Công tác xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà máy xử lý CTR đang gặp khó khăn, chưa đạt được kết quả như mong đợi, đặc biệt trong việc vay vốn và trả nợ vốn vay. Nguồn thu từ phí xử lý CTR do địa phương cam kết chỉ đảm bảo khoảng 30% chi phí xử lý hàng năm. Doanh thu từ các sản phẩm tái chế (làm phân hữu cơ, sản xuất nhựa tái chế, gạch block…) hiện khá thấp và không ổn định. Công tác quản lý tổng hợp CTR còn phải bao cấp bởi ngân sách nhà nước khi phí vệ sinh môi trường còn rất thấp.

Đối với chất thải y tế, hiện có 612 bệnh viện (73,3%) đã có biện pháp xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt tại chỗ của bệnh viện, hoặc lò đốt tập trung cho toàn thành phố (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh) hoặc lò đốt cho cụm bệnh viện hay cơ sở tiêu hủy chất thải trên địa bàn. Tổng số lò đốt hiện có là 130 chiếc với công suất khác nhau (khoảng 300-450 kg/ngày), chủ yếu là lò đốt công suất nhỏ và trung bình, phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện. Các lò đốt hiện đại, đạt tiêu chuẩn môi trường hiện mới chỉ xử lý chất thải y tế cho khoảng 40% số bệnh viện, khoảng 30% bệnh viện sử dụng lò đốt thủ công (thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời). Tuy nhiên, một số lò đốt không được vận hành hoặc vận hành không hết công suất, nhiều lò đốt không đáp ứng các yêu cầu đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt gây phát thải dioxin/furan. Hơn thế nữa, hiện tại còn khoảng 30% bệnh viện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên bệnh viện (chủ yếu và bệnh viện huyện và một số bệnh viện tỉnh) hoặc chuyển chất thải y tế nguy hại đi chôn lấp ở bãi chôn lấp chất thải chung của địa phương.

Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế (41 cơ sở) đều đã áp dụng các công nghệ thiêu đốt chất thải tập trung, lò đốt cho cụm bệnh viện hay tại chỗ. Trong khi đa số các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, đặc biệt là tuyến huyện

các tỉnh miền núi, thậm chí cả vùng đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải y tế nguy hại. Vì vậy, CTR y tế chủ yếu được thu gom và tự thiêu đốt bằng các lò đốt thủ công hoặc chông lấp trong khu đất của bệnh viện.

Báo cáo về tình hình thực hiện quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra các bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý chất thải đó là việc phân loại CTR y tế còn chưa đúng quy định, các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, khi đã tiến hành phân loại và thu gom được thì công tác xử lý và tiêu huỷ chất thải gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý CTR và nước thải bệnh viện, thiếu các cơ sở tái chế chất thải. Ngoài ra, vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập khi chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý.

Trong công tác quản lý CTR, các bệnh viện còn để xảy ra hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Trong vận chuyển chất thải, chỉ có 53% số bệnh việc sử dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái che để lưu giữ CTR... đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người bệnh và môi trường.

Một vấn đề xã hội cũng có liên quan đến việc quản lý chất thải bệnh viện đáng quan tâm hiện nay là có nhiều người sống bằng nghề thu gom lượm các loại chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải. Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật dụng dùng một lần trong y tế được sử dụng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc biệt là nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối với những người thu gom chất thải vì có chất lượng tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện tượng thất thoát và dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Sau đây là hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam


Sở Giao thông công chính

Bộ Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các cấp dưới

Công ty môi trường đô thị (thu gom, vận chuyển, xử lý tiêu huỷ)

Chất thải rắn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND thành phố

Hình 1.5: Hệ thống quản lý chất thải rắn tại một số đô thị Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà Nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.

Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất

thải.

Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, Sở Tài nguyên

và Môi trường, Sở Giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.

Công ty môi trường đô thị (URENCO) ở các thành phố đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác theo chức năng được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giao thông công chính giao.

Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay của Việt Nam, cơ cấu và sơ đồ tổ chức trên chỉ đúng tại một vài tỉnh thành phố lớn, các khu đô thị tập trung. Mô hình quản lý

trên chưa được áp dụng hoàn chỉnh, chưa triển khai đồng bộ trong cả nước đặc biệt là các khu vực nông thôn, hoặc các đô thị nhỏ.

Với năng lực hiện tại và tốc độ phát triển dân số, tốc độ đô thị hoá thì nhu cầu quản lý chất thải rắn ở Việt Nam là rất lớn. Nếu không có sự quan tâm đến công tác quản lý chất thải rắn, thiết lập các hệ thống thu gom, xử lý và tiêu huỷ hợp lý thì có thể gây ra những rủi ro, suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người và vật nuôi.

1.4.4. Định hướng quản lý chất thải rắn trong thời gian tới

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, giai đoạn 2009-2010 sẽ có 85% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng. Giai đoạn 2016-2020 sẽ có 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý triệt để, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng.

Bảng 1.14. Tỷ lệ các giá trị về quản lý tổng hợp CTR đã đạt được và các mục tiêu xác định trong thời gian tiếp theo (đơn vị tính: %)

Thời gian Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

CTR sinh hoạt đô thị phát sinh/tái chế

85/60

90/85

100/90

CTR xây dựng phát sinh/tái chế

50/30

80/50

90/60

Bún bể phốt của các đô thị từ loại II trở lên/ đô thị

còn lại

30/10

50/30

100/50

Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm

thương mại (*: giảm so với năm 2010)

40*

65*

85*

Đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân

loại hộ gia đình

50

80

100

Lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát

sinh/tái chế

80/70

90/75

100/100

Lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh

60

70

100

Lượng CTR y tế không nguy hại/nguy hại

85/70

100/100

100/100

Lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông

thôn/làng nghề

40/50

70/80

90/100

Bãi rác gây ô nhiễm môi trường

100% được xử lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát chất thải rắn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội - 6

Nguồn: Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Cùng với sự gia tăng khối lượng CTR, nhu cầu quỹ đất cho xử lý CTR đối với các đô thị loại 4 trở lên đến năm 2020 ước tính khoảng 1.737 ha và quỹ đất để xử lý CTR công nghiệp phát sinh trong các khu công nghiệp ước tính khoảng 1.148 ha đã làm nảy sinh nhiều thách thức trong thời gian tới trong công tác tăng cường cơ sở vật chất cho quản lý tổng hợp CTR.

Căn cứ lượng CTR sinh hoạt và công nghiệp phát sinh và dự báo thải trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng tại các vùng kinh tế trọng điểm, ngày 06/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1440/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu cử lý CTR tập trung cho vùng kinh tế trọng điểm và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1873/2010/QĐ-TTg ngày 11/10/2010. Với mục tiêu nhằm xây dựng mạng lưới các trung tâm xử lý CTR cấp vùng, đảm bảo xử lý triệt để, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, đặc biệt là CTR nguy hại và góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam..., Tổng vốn đầu tư cho các khu xử lý này lên đến gần 9.700 tỷ đồng. Theo đó, đã xác định 8 khu xử lý CTR liên tỉnh cho 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bảng 1.15)

Bảng 1.15. Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn cấp vùng cho các vùng kinh tế trọng điểm


STT


Tên khu xử lý


Địa điểm

Quy mô (ha)/Vốn đầu tư (Tỷ đồng)

theo quy hoạch


Phạm vi phục vụ

I

Vùng KTTĐ Bắc Bộ

1

Khu xử lý Nam Sơn

Xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội


140-160 ha

2.592 tỷ đồng

- Liên tỉnh Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc

Ninh, Hưng Yên đối với CTR công nghiệp;






- Vùng Tp.Hà Nội đối

với CTR sinh hoạt.

2

Khu xử lý Sơn Dương

Xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh


100 ha

1.102 tỷ đồng

- Liên tỉnh Quảng Ninh, Tp. Hải Phòng, Hải Dương với CTR công nghiệp;

- Vùng tỉnh Quảng Ninh với CTR sinh

hoạt.

II

Vùng KTTĐ miền Trung

3

Khu xử lý Hương Văn

Xã Hương Văn, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế


40 ha

494 tỷ đồng

- Liên tình Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tỉnh Thừa Thiên Huế với CTR sinh hoạt.

4

Khu xử Bình Nguyên

Xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi


70 ha

1.061 tỷ đồng

- Liên tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tỉnh Quảng

Ngãi đối với CTR sinh hoạt.

5

Khu xử lý Cát Nhơn

Xã Cát Nhơn, huyện Phủ Cát, Bình Định


70 ha

891 tỷ đồng

- Liên tỉnh Bình Định và một số tỉnh phía Nam, phía Tây Bình Định đối với CTR công nghiệp;

- Vùng tỉnh Bình Định đối với CTR sinh hoạt.

III

Vùng KTTĐ phía Nam

6

Khu liên hợp xử lý Tân Thành

Xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, Long An


1.760 ha

3.078 tỷ đồng

Liên tỉnh Long An, Tp. Hồ Chí Minh đối với CTR sinh hoạt và công

nghiệp.

7

Khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại

Tây Bắc Củ Chi

Huyện Củ Chi, Hồ Chí Minh


100 ha

470 tỷ đồng

Liên tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh đối với CTR công nghiệp nguy hại.

IV

Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL

8

1 khu xử lý

Khu xử lý vùng liên

Khu xử lý

- Liên tỉnh, thành phố:



CTR vùng

tỉnh: Cà Mau;

CTR vùng

TP. Cần Thơ, tỉnh An

liên tỉnh và

Khu xử lý CTR

kiên tỉnh: 20

Giang, tỉnh Kiên

5 Khu xử

vùng tỉnh: huyện

ha

Giang và Cà Mau đối

lý CTR

Châu Thành, An

4 Khu xử lý

với CTR công nghiệp

vùng tỉnh

Giang; huyện Hòn

CTR vùng

và nguy hại;


Đất, Kiên Giang;

tỉnh: 367 ha

- Vùng tỉnh, TP.Cần


Quận Ô Môn, huyện


Thơ, tỉnh An Giang,


Thời Lai, TP. Cần


tỉnh Kiên Giang và Cà


Thơ; phía Bắc TP.


Mau đối với CTR sinh


Cà Mau


hoạt.


Nguồn: Quyết định 1440/2008/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam năm 2020 và Quyết định số 1873/2010/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 phê duyệt Quy hoạch xây dựng khu xử lý CTR vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌

2.1.Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích hiện trạng chất thải rắn và đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên

- Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn trong thời gian tới trên địa bàn quận Long Biên.

- Xác định những vấn đề đặt ra với công tác quản lý chất thải rắn tại quận Long Biên.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên.

2.2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Chất thải rắn trên địa bàn quận Long Biên

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các nguồn phát sinh chất thải rắn

+ Thành phần chất thải rắn

+ Thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn

+ Xử lý, quản lý chất thải rắn

+ Các giải pháp kiểm soát chất thải rắn.

+ Chính sách và quy định về chất thải rắn‌‌

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu.

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Phối hợp với UBND các phường điều tra, khảo sát hiện trạng hoạt động của các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn phường quản lý.

- Phỏng vấn Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị, Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Gia Lâm, Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí