Tổng Quan Về Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Ô Tô Có Vốn Đầu Tư Nhật Bản Tại Việt Nam


Trung Mỹ… Phần lớn các DN có quy mô vừa và nhỏ. Một số DN nội địa đã tham gia sâu vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng hơn

500.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, DN trong nước chiếm khoảng 53%. Nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe trong nước với tổng sản lượng của thị phần xe du lịch khoảng 210 ngàn xe/năm trong năm 2016, trong đó sản lượng ô tô con sản xuất trong nước trên 160 ngàn xe.

Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng cơ bản thị trường nội địa, tỷ lệ nội địa hóa (đối với dòng xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu đạt khoảng 55%; đối với dòng xe khách chuyên dụng từ 24 chỗ ngồi trở lên đáp ứng khoảng 90% nhu cầu đạt từ 50% đến 57% vượt chỉ tiêu so với quy hoạch).

Bảng 3.2. Phân loại xe theo phân khúc

Đơn vị: chiếc


Năm

Loại xe

2012

2013

2014

2015

2016

SXLR

NK

SXLR

NK

SXLR

NK

SXLR

NK

SXLR

NK

Ô tô con

45.858

15.134

60.316

15.364

74.641

31.627

103.878

49.748

160.812

47.541

Ô tô khách

4.060

188

5.302

594

7.912

857

10.703

868

15.656

696

Ô tô tải nặng

6.411

1.886

4.357

1.703

9.364

4.376

31.558

7.388

27.461

5.312

Ô tô đầu kéo

34

2.050

0

1.532

0

8.746

51

18.779

180

9.246

Ô tô tải nhẹ

34.374

2.470

35.383

1.806

42.618

3.204

55.401

26.404

75.583

33.426

Ô tô tải VAN

1.426

28

1.323

1.466

1.280

3.589

2.619

4.750

2.734

6.251

Ô tô tải pick up

39

3.252

27

6.876

101

10.860

753

19.395

968

27.265

Tổng

92.202

25.008

106.708

29.341

135.916

63.259

204.963

100.954,4

283.394

129.737

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Nguồn: Thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Giai đoạn 2012-2018: Sau sự sụt giảm cả về sản xuất và doanh số bán hàng ô tô năm 2012, các cơ quan hoạch định chính sách đã phối hợp cùng các DN ô tô để tìm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Công nghiệp ô tô được lựa chọn là 1 trong 6 ngành Nhật Bản và Việt Nam cùng hợp tác phát triển trong khuôn khổ Chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam - Nhật Bản. Chiến lược này được phê duyệt năm 2013 và Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô trong khuôn khổ Chiến lược này được phê duyệt năm 2015. Song


song với nỗ lực hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cũng xây dựng và công bố Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Với những động thái tích cực từ phía cơ quan hoạch định chính sách, cùng với nhu cầu sử dụng xe ô tô tăng lên, và thuế NK xe nguyên chiếc từ ASEAN cắt giảm đều mỗi năm 10 phần trăm từ 2014 đến 2017, thị trường ô tô Việt Nam từ 2012 đến nay tăng trưởng ổn định với tốc độ bình quân 27,6% /năm. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự ra đời của một số chính sách thuế mới. Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN được công bố, với xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước ở mức tối đa, chỉ cắt giảm mỗi năm 10 phần trăm cho đến năm cuối cùng 2017 trước khi giảm hoàn toàn về 0% từ năm 2018. Cấu trúc thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh nhằm tạo thị trường cho các dòng xe nhỏ, và tăng thuế đối với các dòng xe dung tích xilanh lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu. Cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa xe trong nước và xe NK. Ngoài ra, công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô cũng được đưa vào danh mục các ngành nghề ưu tiên phát triển, được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2014.

3.2.4. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam

- Số lượng các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản

Năm 2018, số lượng các DN hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam lên tới 50 DN. Trong đó, 45 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe và 214 DN sản xuất các linh kiện, phụ tùng cho xe ô tô. Khi so sánh số lượng DN sản xuất ô tô tại Việt Nam so với một số nước trong khu vực ASEAN thì số lượng các DN trong nước thấp hơn so với số lượng DN tại Malaysia là 385 DN và thấp hơn so với DN tại Thái Lan là 2.500 DN.

Trước năm 2019, Việt Nam có khoảng 50 DN lắp ráp ô tô với tỷ lệ nội địa hoá khoảng 10% - 15%. Trong đó có 09 thương hiệu ô tô của Nhật Bản được đánh giá cao. Những thương hiệu đó là: Honda, Toyota, Mitsubishi, Mazda, Nissan, Lesus, Subaru, Suzuki, Isuzu. Nổi tiếng nhất phải kể đến Honda, Toyota, Suzuki. Trong nhiều năm qua, sản phẩm của các DN này đã đứng vững tại thị trường Việt Nam, đồng thời đã khẳng định được vị thế đây là thương hiệu lớn sản xuất ô tô của Nhật Bản, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy và phát triển nền công nghiệp sản


xuất ô tô của Việt Nam. Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, ổn định thu nhập, trách nhiệm xã hội của các DN này được đánh giá cao.

- Thị phần các doanh nghiệpsản xuất ô tô có vốn đầu tư của Nhật Bản trên thị trường ô tô Việt Nam

Theo đánh giá của Vietinbank Securities trong 11 tháng của năm 2018, chỉ số HHI của ngành ô tô Việt Nam tính theo thị phần đã đạt mức 1.698,57; được coi ở mức độ tập trung ở Trung bình cao; điều này càng minh chứng rò hơn việc thị trường càng gần độc quyền thì mức độ tập trung của thị trường càng cao và cạnh tranh càng thấp.

Biểu đồ 3 1 Thị phần các hãng xe 11 tháng 2018 Nguồn VAMA Hyundai CTS Theo số 1

Biểu đồ 3.1. Thị phần các hãng xe 11 tháng 2018

Nguồn: VAMA, Hyundai, CTS

Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hyundai, CTS cung cấp đã cho thấy số lượng tiêu thụ trên thị trường của 05 nhà sản xuất xe lớn của Nhật Bản như Toyota, Honda, Misumitsi, Suzuki, Isuzu chiếm khoảng 30% trên tổng số thị phần tiêu thụ toàn ngành. Trong đó, Toyota đứng thứ 1 trong số 05 nhà sản xuất xe ô tô của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam (Honda, Toyota, Suzuki).

- Quy mô nguồn nhân lực, công tác quản lý, các chính sách đối với NLĐ tại 03 DN lớn sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.

Năm 2018, Công đoàn Tổng Công ty Máy động lực, máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) đã tổ chức thành công hội thảo các DN có vốn FDI với chủ đề: “Ổn định nguồn nhân lực. Cơ hội và thách thức”. Qua báo cáo thường niên của CĐ


VEAM, số lượng lao động của toàn Tổng công ty là: 19.052 lao động (trong đó có

3.374 lao động nữ).


Biểu đồ 3 2 Số lượng lao động tại Tổng công ty VEAM năm 2018 Nguồn Báo cáo 2

Biểu đồ 3.2. Số lượng lao động tại Tổng công ty VEAM năm 2018

Nguồn: Báo cáo Công đoàn Tổng Công ty VEAM, 2018 Nếu tính phân bổ lao động theo khối thì khối liên doanh (FDI) bao gồm 6 công đoàn FDI (trong đó có CĐ Toyota, CĐ Honda) chiếm 69% tương ứng với

13.215 lao động. Cụ thể số lượng lao động lớn tại DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam như: Honda (10.658 lao động), Toyota (1.960 lao động), Suzuki (324 lao động).

Bảng 3.3. Thông tin liên quan đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam


TT


Hãng xe

Năm thành lập

Công suất máy

Đối tác liên doanh

Quy mô nguồn nhân lực

năm 2018

1

Honda

2005

10.000

VEAM

10.658

2

Toyota

1995

50.000

VEAM

1.960

3

Suzuki

1996

6.000

VEAM

324

Nguồn: Báo cáo Công đoàn Tổng công ty VEAM, 2018



Biểu đồ 3 3 Phân bố lao động theo khối thuộc Tổng công ty VEAM năm 2017 2018 3

Biểu đồ 3.3. Phân bố lao động theo khối thuộc Tổng công ty VEAM năm 2017, 2018

Nguồn: Báo cáo Công đoàn Tổng công ty VEAM năm 2018 Khi so sánh thu nhập bình quân của 3 DN được khảo sát với các DN trong VEAM cho thấy thu nhập bình quân của Toyota là: 16,68 triệu đồng/tháng/người; Honda: 6,91 triệu đồng/tháng/người; Suzuki: 8,2 triệu đồng/tháng/người (biểu đồ thu nhập bình quan của toàn Tổng công ty năm 2018). Nhìn chung các DN sản xuất ô tô có mức thu nhập cao hơn so với mức lương bình quân của các DN thuộc Tổng

Công ty VEAM và cao hơn mức lương tối thiểu vùng được Nhà nước quy định.


Biểu đồ 3 4 Thu nhập bình quân tại các đơn vị thuộc Công đoàn Tổng công ty 4

Biểu đồ 3.4. Thu nhập bình quân tại các đơn vị thuộc Công đoàn Tổng công ty VEAM năm 2018

Nguồn: Báo cáo Công đoàn Tổng công ty VEAM, 2018


Còn nếu so sánh tính thu nhập bình quân của các đơn vị FDI thuộc VEAM thì: Toyota Việt Nam: 15,57 triệu đồng/tháng/người; Honda: 13,67 triệu đồng/tháng/người; Suzuki: 8,20 triệu đồng/tháng/người. (Biểu đồ so sánh thu nhập của các đơn vị FDI). Trên cơ sở số liệu trên cho thấy: nhìn chung lương bình quân NLĐ tại các DN sản xuất ô tô của Nhật Bản tương đối cao so với toàn ngành: 12,48 triệu đồng/người/tháng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thu hút NLĐ tham gia các DN sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Biểu đồ 3 5 So sánh thu nhập của các đơn vị sản xuất ô tô có vốn FDI tại 5

Biểu đồ 3.5. So sánh thu nhập của các đơn vị sản xuất ô tô có vốn FDI tại Công đoàn VEAM năm 2018

Nguồn: Báo cáo Công đoàn Tổng công ty VEAM năm 2018

Công tác quản lý, các chính sách đối với NLĐ tại 03 DN lớn sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam:

Hầu hết các doanh nghiệp này đều có hệ thống công tác quản lý nhân sự khác nhau nhằm đảm bảo các chính sách đối với NLĐ. Thông qua nội dung của các bản TULĐTT càng minh chứng rò hơn các chính sách ở các DN này nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực và hữu nghị giữa DN và NLĐ. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia trên cơ sở nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các chế độ chính sách của nước đầu tư, triết lý áp dụng của từng DN, nội quy lao động (NQLĐ). Công ty cố gắng phấn đấu tìm mọi biện pháp để thực hiện, áp dụng các biện pháp đảm bảo các chế độ chính sách chính đáng cho NLĐ tại DN một cách phù hợp. Các bên cam kết việc thực hiện duy trì hoạt động SXKD phát triển nhằm giữ được các mức lương, thưởng và phúc lợi chính đán


nhằm đảm bảo mức sống thoả đáng và công việc ổn định với các cơ hội thăng tiến. Hợp tác cùng nhau làm việc trên tinh thần hiểu biết tôn trọng các quyền lẫn nhau...

3.3. Thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam

3.3.1. Khái quát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong nhiều năm qua, một trong những chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đó là xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong DN. Nội dung này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo hài hòa các quyền và lợi ích của mỗi bên trong QHLĐ. Cùng với việc nhiều lần sửa đổi và bổ sung Bộ luật lao động, nhiều quy định mới về các cơ chế tương tác trong QHLĐ, thiết chế QHLĐ đã được xây dựng và ban hành.

Kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN và các văn bản chỉ đạo có liên quan về tình hình QHLĐ trong các DN đã có nhiều chuyển biến tích cực, bắt kịp xu hướng mới của thời đại; nhận thức về quan hệ lao động của toàn xã hội được nâng lên rò rệt. Điều này thể hiện rò năng lực đại diện của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ. Thông qua các hoạt động tăng cường đối thoại, thương lượng, TƯLĐTT, giảm thiểu tối đa TCLĐ và các cuộc đình công. QHLĐ trong các DN ở VN ngày càng được cải thiện thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng thương lượng, đối thoại và thỏa ước lao động tập thể, đổi mới cách thức giải quyết đình công tự phát, nâng cao năng lực hòa giải viên … Đồng thời chất lượng TƯLĐTT, thương lượng, đối thoại được nâng cao.

Trên thực tế, sự đổi mới quy định pháp luật và nỗ lực thực hiện các quy định này đã đem lại những kết quả nhất định, thể hiện rò nhất qua việc số lượng các cuộc TCLĐ, các cuộc đình công đã giảm rò rệt. Cụ thể: giai đoạn (2008-2012) đã có 2750 cuộc. Giai đoạn (2013-2018) chỉ xảy ra 1.370 cuộc. Như vậy, sau 5 năm số cuộc đình công đã giảm 50%. Một số năm trở lại đây, quá trình đối thoại, thương lượng ở DN đã diễn ra thực chất hơn. Một số mô hình đối thoại điển hình phải kể đến là Ban tư vấn cải tiến DN trong các DN Dệt May, Da giầy đã tham gia chương


trình Better Work Việt Nam. Với thành phần tham gia đại diện của cả bên SDLĐ và tập thể lao động để bảo vệ quyền lợi củ NLĐ, quyền lợi của DN dưới sự đánh giá củ các nhà nhập khẩu hàng hoá. Các hoạt động ĐTTNLV đã nhận được sự quan tâm từ các DN.Một số hoạt động cụ thể trong QHLĐ tại DN đã được triển khai, đó là:

– Về đối thoại tai nơi làm việc

+ BLLĐ 2012 với nội dung đối thoại tại nơi làm việc đã được đưa vào luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ hơn để các nội dung QHLĐ trong DN được điều chỉnh; Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết các hoạt động đối thoại nhằm thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Công đoàn Việt Nam đã ban hành các Nghị quyết để xác định các nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu, ban hành hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức các lớp tập huấn cho hệ thống công đoàn, đối tượng liên quan để triển khai thực hiện.

Theo số liệu của Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội), đến nay đã có trên 90% DN NN và hơn 50% DN khối FDI đã triển khai, thực hiện xây dựng quy chế dân chủ cơ sở; Hơn 53,26% số DN có tổ chức CĐCS triển khai, thực hiện tới hội nghị NLĐ hàng năm. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động đối thoại định kỳ (3 tháng/lần) hoặc đối thoại theo yêu cầu của từng bên khi cần thiết nhằm kịp thời giải quyết ngay những vướng mắc lớn gây ra sự bất đồng liên quan tới quyền lợi của các bên trong QHLĐ.

– Về thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

+ Tính đến tháng 5/2018, số lượng TƯLĐTT được ký kết đã có 27.866 bản TƯLĐTT DN được ký kết (tăng 5% so với năm 2013). Bước đầu, chất lượng về việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong các DN đã có sự chuyển biến tích cực. Theo thống kê: từ năm 2013 đến nay đã nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ của các cơ quan liên quan (nhất là ở các DN thành lập được tổ chức CĐCS theo trình tự từ dưới lên) thúc đẩy sự thương lượng trong QHLĐ. Vì vậy, nhiều bản thỏa ước đã được ký kết; nội dung bản thỏa ước đã chú trọng hơn đến quyền lợi chính đáng của NLĐ như việc tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp được tăng; tiền ăn giữa ca được cải thiện; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được đảm bảo theo đúng quy định pháp luật.

+ Đến nay đã có không 02 TƯLĐTT ngành Trung ương, 02 TƯLĐTT ngành

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí