Lãnh Đạo Nhiệm Vụ Giúp Đỡ Cách Mạng Campuchia.


địa tô trước Cách mạng tháng Tám 1945, xoá bỏ các loại tô phụ, lập Hội đồng

giảm tô cấp tỉnh…

Mặc dù đạt được một số kết quả, trong thời gian này, việc giảm tô, giảm tức còn gặp nhiều khó khăn và một số hạn chế. Một số địa phương như Liên huyện của Bà Chợ, Trung huyện của Gia Định Ninh, Gò Công của Mỹ Tho…, một bộ phận địa chủ lợi dụng tình hình lấn chiếm của quân Pháp, lập lại hội tề, đòi truy tô từ năm 1945, tăng tô, gây nhiều khó khăn cho vận động giảm tô. Trong Công điện gửi Xứ ủy Nam Bộ ngày 21-4-1951, Trung ương nhận xét: “Về điều kiện đặc điểm Nam Bộ, việc giảm tô tương đối dễ làm nên nói chung các cấp ủy chưa chú ý đầy đủ việc lãnh đạo phong trào giảm tô” [8]. Cuộc vận động giảm tô cũng chỉ tiến hành được trong vùng căn cứ và vùng du kích. Theo đánh giá của Xứ ủy Nam Bộ, đến đầu năm 1950, giảm tức chưa có kết quả vững chắc, việc giảm tô cũng chưa hoàn thành [229].

Tại Hội nghị Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ mở rộng diễn ra từ ngày 16 đến ngày 20-2-1951, Xứ ủy chủ trương khắc phục hạn chế trong thực hiện chính sách ruộng đất, tiếp tục hoàn thành tạm cấp ruộng đất. Nghị quyết Xứ ủy nêu rõ: “Để thực hiện chính sách ruộng đất cho đúng phải lấy bần cố nông làm nòng cốt. Chính quyền phải đứng trên quyền lợi của công nông mà điều hòa quyền lợi giữa công nông và địa chủ để không làm mất đoàn kết kháng chiến” [30, tr.4].

Đầu năm 1950, Xứ ủy nhấn mạnh việc thực hiện chính sách ruộng đất gắn chặt với đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự cấp trong vùng căn cứ, thực hiện chính sách kinh tế mới: vận động phong trào sản xuất tự túc mạnh mẽ trong nhân dân vùng căn cứ, trong bộ đội và cơ quan, gây phong trào hợp tác sản xuất. Xứ ủy quyết định bỏ bao vây kinh tế địch, trao đổi giữa các vùng căn cứ và vùng du kích với ý thức tự cung tự cấp, làm cho vùng du kích bớt phụ thuộc vào kinh tế vùng địch kiểm soát...

Nghị quyết Hội nghị Thường vụ Xứ ủy mở rộng họp từ ngày 16 đến 20-2- 1951, về nhiệm vụ phát triển kinh tế chỉ rõ: Tích cực tăng gia sản xuất để tự


cung tự cấp với các công tác cụ thể: Xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu, khả năng của từng vùng, từng tỉnh, từng khu; điều hòa mức sản xuất. Đẩy mạnh tổ chức hợp tác xã, nhất là trong nông nghiệp theo các hình thức từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao. Bảo vệ mùa màng cho nhân dân, chống địch phá hoại. Bộ đội địa phương, dân quân du kích phải coi đây là nhiệm vụ chiến lược của mình. Tổ chức tiếp tế giữa các liên xã, tỉnh, khu và toàn Nam Bộ để điều hòa nền kinh tế và nắm vững nội ngoại thương. Thi hành tiết kiệm trong nhân dân...[30].

Có thể thấy, việc lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất mang tính chủ động cao gắn với xây dựng kinh tế kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ đã phát huy tinh thần kháng chiến toàn dân, toàn diện, tự lực, tự cường của nhân dân Nam Bộ, có ý nghĩa to lớn đối với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và đẩy mạnh kháng chiến trong điều kiện xa Trung ương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

1.2.2.4. Lãnh đạo nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Campuchia.

Sau khi chính thức thành lập, Xứ Nam Bộ đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Xứ ủy xác định: địa bàn Campuchia là nguồn tiếp tế rất quan trọng cho thực dân Pháp, là hậu thuẫn của thực dân Pháp ở Nam Bộ, đồng thời, cũng là cửa ngõ của ta, do đó, phải mở rộng đường tiếp tế vũ khí của ta và chặn đường tiếp tế lương thực, binh lính của Pháp trên đất Campuchia. Xứ ủy chủ trương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động ủng hộ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia ở cả Nam Bộ và trên đất Campuchia. Nghị quyết Xứ ủy tháng 12-1947 viết:

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 9

Trong cuộc tuyên truyền, vận động người Cao Miên ở Nam Bộ, chúng ta phải ra sách báo đặc biệt cho Cao Miên, loan báo những tin tức thắng lợi của dân quân cách mạng Issarak, nêu cao khẩu hiệu Việt - Miên thân thiện, người Miên không bắn giết người Việt, lính Miên không ra khỏi Cao Miên,v.v ...Chúng ta cần chú trong tuyên truyền, vận động ở Cao Miên, trực tiếp mở rộng phong trào


dân quân Issarak, mật thiết liên lạc và lãnh đạo phong trào Cao Miên dân chủ do các phần tử tiên tiến của Đảng Dân chủ Cao Miên gây ra [62, tr.353].

Sau Hội nghị, Xứ ủy Nam Bộ cử một số Xứ ủy viên, cán bộ cán bộ cấp Xứ và cấp tỉnh dày dạn kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu và điều hành kháng chiến, có trình độ lý luận, chính trị, và lập các đơn vị hỗn hợp Quân, Dân, Chính, Đảng, sang Campuchia chiến đấu giúp xây dựng, phát triển các cơ sở kháng chiến. Liên lạc giữa Xứ ủy Nam Bộ với chiến trường Campuchia thường xuyên hơn trước.

Căn cứ vào sự phân định các chiến trường ở Campuchia, Xứ ủy giao nhiệm vụ cho các Khu 7, 8, 9 trực tiếp giúp đỡ nhân dân Campuchia xây dựng lực lượng chiến đấu và các cơ sở kháng chiến ở các khu vực Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam; thiết lập tại mỗi khu một Ban Cán sự miền.

Phong trào kháng chiến ở Campuchia phát triển đặt ra yêu cầu phải thống nhất về mặt lãnh đạo các lực lượng kháng chiến ở Campuchia đang chịu sự chỉ huy của nhiều đầu mối khác nhau. Chuẩn bị cho việc thống nhất lãnh đạo đó, giữa năm 1948, Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ quyết định lập Ban Hải ngoại Nam Bộ, làm cơ quan chuyên trách giúp Campuchia, do Nguyễn Thanh Sơn, Xứ ủy viên kiêm Ủy viên Quân sự, Ủy viên Ngoại vụ Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ, làm Trưởng ban. Cuối năm 1948, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Đặc ủy lâm thời Cao Miên, do Nguyễn Thanh Sơn làm Bí thư [39, tr.118-120]. Đặc ủy lâm thời là một tổ chức quá độ, chuẩn bị cho sự thành lập cơ quan lãnh đạo thống nhất phong trào kháng chiến toàn Campuchia.

Tuy nhiên, trong quá trình giúp nhân dân Campuchia xây dựng thực lực và phát triển phong trào kháng chiến, nhiều cán bộ đảng viên hoạt động ở Campuchia đã mắc sai lầm về tư tưởng “coi cách mạng Miên vì Việt nhiều hơn vì Miên”; “nặng chính quyền, nhẹ nhân dân”; “nặng quân sự, nhẹ chính trị”, “thiếu một đường lối cho cách mạng Campuchia” [229], gây khó khăn cho việc


thống nhất lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Campuchia. Đặc ủy lâm thời Cao Miên hoạt động nhưng chưa vươn tới miền Bắc và Tây Bắc Campuchia, chưa xác lập được sự lãnh đạo thống nhất trên phạm vi toàn Campuchia.

Trước tình hình đó, vào tháng 10- 1948, Tổng Bí thư Trường Chinh gửi thư cho Xứ ủy Nam Bộ chỉ thị phải “Phát triển Đảng bộ Cao Miên, mở rộng du kích trên đất Cao Miên để chia lực lượng của địch và tiến tới làm cho cách mạng Cao Miên thật là của nhân dân Cao Miên” [63, tr.385].

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Xứ ủy tiến hành Hội nghị vào tháng 6-1949, bàn biện pháp khẩn trương sửa chữa khuyết điểm; đề ra chủ trương giúp cán bộ Campuchia “vạch một chính cương sách lược cho cách mạng Miên” [229]; quyết định tăng cường cán bộ, tài chính cho hoạt động của các Ban cán sự miền của Campuchia. Sau Hội nghị, tình hình xây dựng tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo kháng chiến của nhân dân Campuchia có bước tiến triển. Mặt trận Issarak các miền tập hợp được nhiều đoàn thể quần chúng, như Thanh niên, Phụ nữ, Nông dân, Hội mẹ chiến sĩ, Liên đoàn Việt kiều miền...

Ngày 25-10-1949, đại diện Xứ ủy Nam Bộ đã họp với Đặc ủy Xiêm - Tông hội Việt Kiều Lào Thái để quán triệt chỉ đạo của Trung ương về việc Xứ ủy Nam Bộ chịu trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của bộ phận Đảng Cộng sản Đông Dương (gồm cả đảng viên người Việt, người Campuchia) và các đơn vị vũ trang Việt Nam hoạt động tại Campuchia.

Từ tháng 10- 1949 đến tháng 2-1950, Xứ ủy Nam Bộ xúc tiến chuẩn bị

Hội nghị cán bộ toàn Miên, nhất là dự kiến nhân sự cho Ban cán sự toàn Miên.

Sau một tháng gấp rút chuẩn bị, từ ngày 12 đến ngày 22 - 3-1950, được sự ủy nhiệm của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức Hội nghị cán bộ toàn Miên lần thứ nhất tại Cái Giảng, Ngang Dừa, tỉnh Bạc Liêu, chính thức thành lập “Ban cán sự toàn Miên” thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua đường lối cách mạng Campuchia, sắp xếp lại địa bàn, bố trí lại cán bộ trên phạm vi toàn Campuchia, thông qua kế hoạch phát triển đảng


người Campuchia. Tham dự Hội nghị có trên 40 đại biểu hoạt động ở Campuchia và khoảng 50 đại biểu Miên vận ở Nam Bộ. Hội nghị do Lê Đức Thọ - Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đặc trách công tác giúp đỡ Campuchia và Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy, chủ trì.

Ban Cán sự toàn Miên được thành lập gồm 9 ủy viên, trong đó có 7 ủy viên chính thức là Võ Hữu Bỉnh, Nguyễn Xô (Việt kiều Thái về), Lê Dung (Bí thư Ban cán sự Đông Nam Cao Miên ), Huỳnh Văn Vàng (Bí thư Ban cán sự Đông Bắc Cao Miên), Lê Quang Trung, Phan Thanh Dân (Phạm Thành Dân), Thanh Sơn và 2 uỷ viên dự bị là Nguyễn Thế Cung (Bí thư Tây Bắc Cao Miên) và Kim Biên (tức Sơn Ngọc Minh, người Miên) [39, tr125-126].

Hội nghị xác định rõ quan điểm: Cách mạng Campuchia do người Campuchia tiến hành, Việt Nam có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ cách mạng Campuchia theo tinh thần quốc tế vô sản, đoàn kết, phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung vì nền độc lập, tự do của mỗi dân tộc.Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nh ất để đoàn kết tất cả các tầng lớp, sắc tộc, tôn giáo Campuchia, kháng chiến giành độc lập dân tộc và liên minh chiến đấu với nhân dân Việt Nam, Lào đánh thắng thực dân Pháp xâm lược .

Hội nghị Cán bộ toàn Miên thành công, Ban Cán sự toàn Miên ra đời đánh dấu sự lãnh đạo thống nhất trên toàn Campuchia, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia vươn lên mạnh mẽ, khẳng định sự giúp đỡ đầy hiệu quả của Xứ ủy Nam Bộ đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia.

Sau Hội nghị cán bộ toàn Miên, Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo Đảng bộ Cao Miên giúp lực lượng cách mạng Campuchia tiến hành “Hội nghị Toàn quốc Cao Miên Tự do” (Cao Miên Issarak) (từ 17 đến 19 - 4- 1950). Tham dự Hội nghị, ngoài gần 200 đại biểu các lực lượng kháng chiến Campuchia, còn có sư sãi đại diện các Miền giải phóng Cao Miên, các tỉnh có người Miên ở Nam Bộ. Hội


nghị đã thông qua việc thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Cămpuchia (Mặt

trận Issarak) và Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời Campuchia.

Sự ra đời của Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Đến cuối năm 1950, số lượng đảng viên người Campuchia đã lên tới 300 đồng chí. Sự phát triển của phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia là một biểu hiện cụ thể về những nổ lực của Xứ ủy Nam Bộ trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về giúp nhân dân Campuchia kháng chiến cũng như tăng cường liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt Nam và Campuchia.

* *

*

Từ 1945 đến 1951, Xứ ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Nam Bộ, trực tiếp lãnh đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ. Chủ trương duy trì Xứ ủy Nam Bộ là hợp lý trong điều kiện phong trào kháng chiến ở Nam Bộ xa sự chỉ đạo của Trung ương.Trong quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động, Xứ ủy Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, phải sớm đương đầu với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp khi mới nắm chính quyền được 28 ngày; thực lực cách mạng còn ở buổi đầu xây dựng với bao bộn bề và trở ngại; nhận thức, kinh nghiệm và tâm lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn nhiều bỡ ngỡ trước cục diện mới; những vấn đề nội bộ từ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền chưa được giải quyết, trong hoàn cảnh chiến tranh lại nảy sinh những khó khăn phức tạp mới.

Trong bối cảnh đó, Trung Đảng, Chính Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù điều kiện địa lý xa xôi, giao thông liên lạc khó khăn, đã quan tâm chỉ đạo sâu sát về chủ trương, về tư tưởng và về công tác tổ chức, cán bộ, từng bước chấn chỉnh và kiện toàn cơ quan Xứ ủy Nam Bộ. Cán bộ, đảng viên, nhất là những đồng chí chủ chốt ở Nam Bộ nhận thức rõ những hạn chế, tuân thủ sự lãnh đạo,


chỉ đạo của Trung ương, nỗ lực hoạt động, gạt bỏ thành kiến đi đến thống nhất

về tổ chức, từng bước xây dựng cơ quan Xứ ủy Nam Bộ.


Trong quá trình hoạt động, tuy có thời gian bị gián đoạn, Xứ ủy Nam Bộ đã thực hiện vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến trong Nam và giúp phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Trên nhiều vấn đề, nhiều nội dung lãnh đạo, Xứ ủy đã phát huy sự chủ động, sáng tạo, có những đóng góp to lớn vào lý luận thực và tiễn lãnh đạo kháng chiến nói chung cũng như công tác xây dựng Đảng.

Từ thực tiễn lãnh đạo, sự phát triển của phong trào kháng chiến ở trong Nam với nhiều vấn đề cần được nắm bắt và giải quyết kịp thời ở cấp chiến lược, Xứ ủy Nam Bộ đã chủ động đề xuất Trung ương Đảng thiết lập một cơ quan lãnh đạo cao hơn ở Nam Bộ, từ đó, dẫn đến sự thành lập Trung ương Cục miền Nam, đưa phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển lên tầm cao mới.


Chương 2

TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO

KHÁNG CHIẾN Ở NAM BỘ ĐI ĐẾN THẮNG LỢI (1951-1954)

2.1. Thành lập Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo đẩy mạnh kháng chiến trong giai đoạn giữ vững và phát triển thế chủ động chiến lược (1951- 1953)

2.1.1. Đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam

Như đã trình bày ở Chương I, từ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám - 1945 đến năm 1950, trong khi Đảng bộ Trung Bộ và Bắc Bộ lần lượt giải thể, các Xứ ủy Trung Bộ và Bắc Bộ kết thúc hoạt động, Trung ương chỉ đạo trực tiếp tới Đảng bộ các tỉnh thì cơ cấu tổ chức Đảng bộ Nam Bộ vẫn tồn tại, cơ quan lãnh đạo cấp Xứ được duy trì và liên tục được củng cố. Hiện thực xây dựng và hoạt động của hệ thống tổ chức của Đảng ở Nam Bộ cho thấy tuy đã có nhiều nỗ lực song Xứ ủy Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động và lãnh đạo phong trào kháng chiến trên địa bàn được phân công phụ trách. Cơ cấu tổ chức nhân sự trải qua nhiều xáo trộn đến cuối năm 1947 mới lập được Xứ ủy chính thức. Do hoàn cảnh chiến tranh, sinh hoạt của Xứ ủy thường bị đình trệ, những vấn đề cấp bách đều do Thường vụ Xứ ủy quyết định. Tình hình đó làm nảy sinh những hạn chế trong nội bộ Đảng bộ như hệ thống tổ chức lỏng lẻo, không lãnh đạo được toàn diện các mặt công tác, nhất là đối với các hội quần chúng, công tác giáo dục lý luận chính trị chưa được đề cao đúng mức, liên lạc giữa Đảng trong và ngoài quân đội không được chặt chẽ. Phạm vi phụ trách của Xứ ủy lại bao gồm cả Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Campuchia, vốn chứa đựng nhiều vấn đề rất hệ trọng, phức tạp và có quan hệ tới cuộc kháng chiến toàn quốc mà việc giải quyết lại vượt ra khỏi định chế của một cơ quan lãnh đạo cấp Xứ, trong khi liên lạc với Trung ương chủ yếu thông qua điện đài nên không thể truyền tải được những vấn đề lớn, dẫn đến việc Trung ương không nắm bắt được sát sao tình hình Nam Bộ. Cho đến năm 1948, "sự chỉ đạo các Đảng bộ ở xa như Nam Bộ, Nam Trung Bộ rất là lỏng lẻo (ở một nơi,

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí