Xứ Ủy Nam Bộ Lãnh Cuộc Kháng Chiến Toàn Dân, Toàn Diện Trên


Nam Bộ thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thường vụ Xứ ủy giao nhiệm vụ cho các Xứ ủy viên trực tiếp phụ trách các ban chuyên môn của Xứ ủy.

1.2.2. Xứ ủy Nam Bộ lãnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên

địa bàn Nam Bộ

1.2.2.1. Phát triển phong trào chiến tranh du kích gắn kết với xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, chấp hành đường lối của Đảng và thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xứ ủy Nam Bộ đề ra 3 nhiệm vụ của Đảng bộ Nam Bộ: Phát động du kích chiến tranh, xây dựng lực lượng chiến đấu; Củng cố cơ sở Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cứu quốc; Giải quyết những cuộc xung đột xảy ra ở một số địa phương. Phương châm hoạt động là: Hướng về nông thôn, lấy nông thôn làm thành trì chiến đấu của toàn dân, làm cơ sở xây dựng lực lượng, chính quyền và xây dựng Đảng [93, tr.104-105].

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, Xứ ủy chủ trương lãnh đạo đẩy mạnh xây dựng các căn cứ: Đồng Tháp Mười, chiến khu Đ, Rừng Sác, Vườn Thơm... làm nơi đứng chân cơ quan lãnh đạo các cấp và xây dựng thực lực kháng chiến. Sự phát triển vững chắc của hệ thống các căn cứ liên hoàn trong suốt nửa đầu cuộc kháng chiến là một nhân tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm thành công việc xây dựng tổ chức, bộ máy của Xứ uỷ Nam Bộ cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao tình hình diễn biến chiến trường.

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, phong trào chiến tranh du kích phát triển ngày càng mạnh mẽ. Xuân Hè năm 1948, lực lượng vũ trang Nam Bộ đánh thắng những trận tiêu diệt lớn, nổi bật là trận La Ngà, Láng Le - Bàu Cò (ở miền Đông Nam Bộ), Tầm Vu (ở miền Tây Nam Bộ).

Sau một thời gian lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích, ngày 31- 7- 1948, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất tiến hành. Đại hội xác định chiến trường Nam Bộ là chiến trường du kích, nhiệm vụ chủ yếu của Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Bộ là đánh vào dự trữ chiến lược của địch, bảo vệ dự trữ kháng chiến. Đại hội chủ trương đẩy mạnh đấu tranh chống địch càn quét vùng căn cứ; tăng cường công tác trong vùng tạm bị địch chiếm đóng.

Những chủ trương của Đại hội Xứ Đảng bộ Nam Bộ thúc đẩy phong trào kháng chiến tiếp tục đi tới. Trong Thư gửi đồng chí Lê Duẩn và Xứ uỷ Nam Bộ, ngày 23-10-1948, Thường vụ Trung ương Đảng khen ngợi: "Cuộc kháng chiến Nam Bộ thật có tính chất nhân dân kháng chiến, tự dân đứng dậy, xông lên để tự vệ bằng mọi cách với mọi sáng kiến, mọi khả năng "[63, tr.381-382].

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 7

Quán triệt tinh thần của Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ 6 (1- 1949), tháng 1-1949, Xứ ủy tiến hành Hội nghị quân sự Xứ ủy Nam Bộ mở rộng, đề ra nhiệm vụ năm 1949: ra sức phát triển du kích chiến tranh ở vùng đô thị và tạm chiếm, nhất là ở khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, tiến tới đánh phá chính sách mở rộng ngụy quân, ngụy quyền; tiếp tục chấn chỉnh lực lượng quân đội, cấp bách xây dựng chủ lực để đáp ứng với yêu cầu mới...

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, chiến tranh du kích phát triển, nhất là ở Bến Tre, Gia Định, Mỹ Tho, Bà Rịa. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, phong trào du kích chiến tranh vẫn chưa được thực hiện triệt để; “trong đội ngũ cán bộ quân sự, nhận thức về chiến tranh nhân dân không rõ ràng, chiến thuật du kích không hiểu hết, đã làm cho phong trào dân quân giảm sút”[20, tr.20-21].

Trước tình hình đó, tại Hội nghị quân sự toàn Nam Bộ, ngày 25 - 8 - 1949, Xứ ủy Nam Bộ chấn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm nêu trên. Xứ ủy chủ trương Nam Bộ quyết tâm thực hiện chủ trương chung của Đảng và Bộ Tổng tư lệnh: lấy chiến tranh du kích làm chính, vận động chiến là phụ trợ, đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng rãi không ngừng để từng bước tiến lên vận động chiến. Hội nghị nghiên cứu tài liệu “Xây dựng gấp một lực lượng quân sự mạnh mẽ cho toàn Nam Bộ để tiến lên tổng phản công” do đồng chí Lê Đức Thọ trình bày. Tài liệu lưu ý các cấp bộ Đảng và lãnh đạo, chỉ huy quân sự: “có phát triển được du


kích chiến tranh mới thực hiện được cuộc võ trang toàn dân kháng chiến”, “phải

bám chắc lấy dân như rễ cây bám xuống đất”[132, tr.6-9] …

Sau Hội nghị quân sự, phong trào du kích chiến tranh tiến tới vận động chiến ở Nam Bộ tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, sau khi chiếm được trung du và đồng bằng Bắc Bộ, địch điều bớt quân quay về Nam Bộ tiến hành càn quét, "bình định" nên cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời với phát triển chiến tranh du kích, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương đẩy mạnh phong trào đô thị, nhất là khu vực nội thành Sài Gòn- Chợ Lớn. Tháng 10-1949, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức một cuộc họp với Thành ủy Sài Gòn, Chợ lớn, nhằm đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở đô thị. Xứ ủy chủ trương: Thành ủy Sài Gòn, Chợ Lớn phải tổ chức và phát động phong trào công nhân, tiến hành đấu tranh công khai, hợp pháp, đòi các quyền dân sinh dân chủ và tiến lên hình thức cao hơn. Bên cạnh đó, phải chú ý xây dựng tổ chức bí mật làm nòng cốt lãnh đạo. Về hình thức đấu tranh trong nội đô, Xứ ủy đặt trọng tâm vào công tác tuyên truyền [20, tr.9]. Xứ ủy cũng chấn chỉnh những khuyết điểm trong công tác tuyên truyền của Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn như đề ra khẩu hiệu “Một người Việt giết một người Pháp” và chỉ rõ khẩu hiệu đấu tranh chưa phù hợp với tình hình kháng chiến [32, tr.9]. Xứ ủy giao nhiệm vụ cho Thành ủy Sài Gòn- Chợ Lớn nhanh chóng lập lại Ban Cán sự nội thành, trực tiếp và chỉ đạo sát phong trào đấu tranh nội đô [20, tr.20-21].

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy, của Ban cán sự Đảng nội thành, phong trào đô thị Sài Gòn- Chợ Lớn ngày càng sôi nổi. Năm 1949, đồng bào Sài Gòn đấu tranh phản đối "Bảo Đại hồi loan". Năm 1950, nhân dân Sài Gòn- Chợ Lớn tiến hành tổng bãi công, tổng bãi khoá, tổng bãi thị phản đối chính quyền bù nhìn giết hại sinh viên Trần Văn Ơn (1-1950), xuống đường đấu tranh phản đối tàu chiến Mỹ cập bến Sài Gòn, rước cờ đỏ sao vàng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (3-1950).


Theo bước phát triển của phong trào kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo đánh địch trên mặt trận địch vận. Thực hiện chủ trương của Hội nghị Trung ương mở rộng (tháng 1-1948), trước tình hình thực dân Pháp ráo riết thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”, chia rẽ tôn giáo, làm suy yếu sức mạnh khối đoàn kết kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, trong năm 1948, Xứ ủy Nam Bộ đã chỉ đạo các đơn vị võ trang tuyên truyền hoạt động nội đô, các vùng tạm chiếm để tuyên truyền về đường lối kháng chiến của Chính phủ, vạch rõ âm mưu và tội các của quân xâm lược Pháp.

Đầu năm 1949, Xứ ủy Nam Bộ đã quyết định tăng cường công tác địch vận. Tại Hội nghị quân sự toàn Nam Bộ, ngày 25-8-1949, Xứ ủy Nam Bộ chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt của công tác địch vận là: làm tan rã tinh thần quân địch bằng sự giác ngộ cho họ về quyền lợi và chính trị cho sâu sắc; đánh vào thực lực của địch bằng công tác địch vận để làm nội ứng cho ta trong các trận chiến đấu; gây những cuộc chiến đấu phản đối chiến tranh trong các sắc lệnh; lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và gây mâu thuẫn giữa bọn chúng...[131; 132].

Quán triệt chủ trương của Hội nghị, Xứ ủy Nam Bộ đã tiến hành mở những mở lớp đào tạo cán bộ địch vận, tổ chức nhiều cuộc hội nghị địch vận từng khu và toàn Nam Bộ. Đến đầu năm 1951, Xứ ủy Nam Bộ ban hành chỉ thị Về thành lập Ban địch vận cấp ủy để tăng cường chỉ đạo công tác địch vận. Ngày 18-2-1951, Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ gửi Công điện số 21/TVX tới các Tỉnh ủy thuộc Khu 8, và các Chi ủy thuộc 3 Khu, yêu cầu: “Phải đặc biệt chú trọng công tác địch ngụy vận, cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng phải biết tùy nơi để áp dụng phương pháp bí mật và phải tìm hết cách bảo toàn” [32].

Thực hiện chủ trương kháng chiến toàn diện, cùng với tiến hành chiến tranh du kích, Xứ ủy chỉ đạo nhân dân Nam Bộ thực hiện bao vây kinh tế địch. Giữa năm 1949, sau khi tiếp nhận chủ trương của Đảng về bao vây kinh tế địch nhằm phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp do đặc phái viên Trung ương vào Nam Bộ phổ biến, Xứ ủy chỉ đạo Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Ủy ban Kháng


chiến hành chính Nam Bộ ra Chỉ thị số 14/CT thành lập Ủy ban bao vây kinh tế địch ở Nam Bộ.

Trên thực tế, chủ trương bao vây kinh tế địch thực chất là dùng biện pháp mệnh lệnh hành chính thời chiến, cấm lưu thông hàng hóa giữa vùng độc lập và vùng tạm chiếm. Sau một thời gian ngắn được thực thi, tuy có gây khó khăn cho địch trong vùng tạm chiếm, nhưng chủ trương này bộc lộ nhiều hạn chế, không phù hợp với điều kiện kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Khu 8, với tình thế chiến trường xen kẽ vùng ta kiểm soát với vùng địch chiếm đóng, việc thực hiện chủ trương bao vây kinh tế địch đã gây nhiều hậu quả bất lợi cho vùng giải phóng. Tại vùng căn cứ rộng lớn ở miền Tây, chủ trương bao vây kinh tế địch đã làm cho sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, lúa gạo bị ứ đọng, gây bất bình, mất lòng tin của nhân dân, làm giảm uy tín chính quyền cách mạng và giảm sức mạnh kháng chiến.

Gắn liền với lãnh đạo phong trào kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ đẩy mạnh lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

Trên tinh thần Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất (1-1947), Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ hai (4-1947), Xứ ủy Nam Bộ tập trung xây dựng các chi đội chủ lực, phát triển lên tới trung đoàn. Tại Khu 7: tính đến 3-1948, các lực lượng vũ trang được tổ chức thành 13 trung đoàn với tổng quân số 19.556 chiến sĩ. Tại Khu 8, vào thời điểm tháng 11 -1947, bộ đội chủ lực được tổ chức thành 6 trung đoàn, 2 tiểu đoàn với quân số 10.264 người. Tại khu 9, đến tháng 3-1948, thành lập 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn, quân số 4.458 người [20, tr.49].

Các Chi đội chủ lực nằm trên địa bàn tỉnh nhưng không thuộc Ban Chỉ huy tỉnh đội bộ dân quân mà chịu sự chỉ huy trực tiếp của khu vừa chịu sự lãnh đạo của các tỉnh ủy.

Đồng thời, Xứ ủy Nam Bộ cũng chủ trương đẩy mạnh xây dựng dân quân du kích và bộ đội địa phương. Giữa năm 1947, lực lượng vũ trang Nam Bộ đã phát triển, gồm: Các chi đội Vệ quốc đoàn; Du kích tập trung huyện; Dân quân


tự vệ, du kích ấp, xã. Từ hạt nhân cơ bản này, về sau ba thứ quân ngày càng

được tổ chức hoàn chỉnh.

Cuối năm 1948, lực lượng dân quân du kích và tự vệ phát triển đều khắp. Các huyện đều có lực lượng vũ trang tập trung từ trung đội đến đại đội với tổng số dân quân tự vệ là 270.593 người [35, tr.138]. Để trang bị cho lực lượng vũ trang, Xứ ủy và Ủy ban quân sự Nam Bộ rồi Bộ Tư lệnh Nam Bộ chủ trương xây dựng các công binh xưởng chế tạo vũ khí. Đến cuối năm 1949, Nam Bộ có 58 xưởng, gồm công binh xưởng, dân quân xưởng và công an xưởng cùng nhiều tổ sản xuất vũ khí, với khoảng 9000 cán bộ và công nhân.

Khắc phục tình trạng phân tán trong chỉ huy, ngày 12-12-1947, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức Hội nghị quân sự Liên khu, quyết định thành lập Ủy ban quân sự Nam Bộ, do Nguyễn Thanh Sơn, Xứ ủy viên, làm Uỷ trưởng. Đến đầu năm 1948, Chính phủ công nhận Ủy ban Quân sự Nam Bộ và đồng thời bổ nhiệm Nguyễn Bình thay Nguyễn Thanh Sơn làm Ủy trưởng Ủy ban Quân sự Nam Bộ [20, tr.47]. Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 29-8-1948, về việc tổ chức Ban quân sự Nam Bộ, tháng 10-1948, Ủy ban Quân sự Nam Bộ chuyển thành Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy kiêm Bí thư Xứ quân ủy [93]. Với sự ra đời của Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất chỉ huy đối với lực lượng vũ trang Nam Bộ.

Sau 3 năm kháng chiến, lực lượng vũ trang Nam Bộ có bước phát triển vượt bậc về số lượng. Tuy nhiên, kỹ thuật, chiến thuật phát triển rất chậm, phần lớn cán bộ lãnh đạo chỉ huy quân sự thiếu trình độ, kiến thức quân sự; bộ đội thiếu điều kiện học tập, rèn luyện tác chiến, chủ yếu đánh theo lối du kích. Một số đồng chí cán bộ chỉ huy quân sự (cấp Khu) còn “khinh thường lực lượng dân quân, hoặc cường điệu vai trò của dân quân đến mức tiến hành “dân quân hóa Vệ quốc đoàn” [20, tr.20-21].

Để khắc phục hiện trạng đó, Hội nghị quân sự toàn Nam Bộ, ngày 25-8- 1949, khẳng định lại tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân, du kích trong điều kiện kháng chiến ở Nam Bộ; đồng thời, nhấn mạnh nhiệm vụ


xây dựng chủ lực để tiến tới đánh những trận vận động chiến lớn theo tinh thần nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ 6 (1-1949).

Sau Hội nghị, lực lượng dân quân, du kích Nam Bộ tăng lên nhanh chóng về số lượng. Tính đến tháng 9-1949, đã phát triển lên 307.963 người; riêng du kích có 18.406 người [132]. Tổng số chiến sĩ trong lực lượng tự vệ, du kích đã đạt 10% dân số. Dân quân đã phối hợp với bộ đội tác chiến độc lập 1.614 trận, diệt 6872 giặc, lấy hơn 900 súng các loại [20, tr.20-21]. Những thành tích trên đây đã được Bộ Tổng Tư lệnh đánh giá: tổ chức dân quân và các đội du kích xã ở Nam Bộ đã theo đúng hướng. Dân quân có năng lực tác chiến bảo vệ thôn ấp, các đội du kích xã tương đối được chọn lọc chú trọng đến chất lượng [75; 93, tr.115-128].

Đối với xây dựng bộ đội chủ lực, ngày 18-11-1949, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Chỉ thị 317 thành lập các liên trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và đại đội độc lập. Các đơn vị tiến hành hợp nhất các trung đoàn, thành lập liên trung đoàn. Tuy nhiên, chủ trương thành lập “những quả đấm chủ lực lớn” đã vấp phải nhiều khó khăn ngay khi triển khai vì không phù hợp điều kiện chiến trường Nam Bộ, khả năng đảm bảo hậu cần cũng như trình độ chỉ huy, tác chiến của cán bộ và chiến sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu đánh vận động qui mô lớn, và trên thực tế không mang lại hiệu quả.

Trong xây dựng lực lượng vũ trang, Xứ ủy Nam Bộ chú trọng bồi dưỡng chính trị cho bộ đội, bố trí cán bộ có trình độ chính trị phụ trách ở các khu. Công tác chính trị trong bộ đội ở cả 3 khu 7, 8, 9 phát triển và phát huy tác dụng nâng cao nhận thức chính trị và quyết tâm chiến đấu của bộ đội [20, tr,15].

1.2.2.2. Lãnh đạo xây dựng Đảng bộ và Mặt trận, các đoàn thể nhân dân

Nam Bộ thống nhất và mạnh mẽ

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng đối với phong trào kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ quan tâm củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ.


Tháng 4-1947, Hội nghị Xứ ủy lâm thời mở rộng tại Đồng Tháp Mười đề ra nhiệm vụ củng cố tổ chức Đảng từ Xứ ủy đến cơ sở. Sau Hội nghị, công tác kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng được đẩy mạnh để phù hợp với yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trên các địa bàn Nam Bộ. Các Xứ ủy viên trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo các Đảng bộ tỉnh, các địa bàn trọng điểm. Do đó, Đảng Bộ có bước tiến rõ rệt cả về phát triển đảng viên và xây dựng tổ chức. Điển hình là Tỉnh ủy Gia Định, trong năm 1947, số lượng đảng viên phát triển từ 500 người (năm 1946) lên đến 2000 người. Hầu hết các xã đều có chi bộ [91, tr.101].

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng về phát triển đảng viên, ngày 28-8-1947, Thường vụ Xứ uỷ Nam Bộ ra Chỉ thị về phát triển Đảng nhằm tăng cường nhanh số lượng đảng viên, quy tụ các phần tử tiến bộ của dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Thường vụ Xứ ủy lưu ý các cấp ủy hết sức cảnh giác với những phần tử cơ hội, xu thời tìm cách len lỏi vào hàng ngũ Đảng, “lợi dụng thanh danh Đảng mà thỏa lòng riêng” [12].

Tiếp đó, tại Hội nghị thành lập Xứ ủy chính thức (12-1947), Xứ ủy Nam Bộ đề ra chủ trương xây dựng Đảng bộ Nam Bộ thống nhất ý chí và hành động. Xứ ủy Nam Bộ chú trọng công tác xây dựng, củng cố các cấp bộ Đảng trực thuộc, tăng cường công tác rèn luyện, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ đảng viên, trong đó chú trọng công tác tư tưởng cũng như việc bồi dưỡng về lý luận, đấu tranh chống “tả” khuynh và hữu khuynh, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến đang diễn ra ngày càng quyết liệt.

Sau Hội nghị này, Xứ ủy Nam Bộ tập trung chỉ đạo các khu, tỉnh, huyện mở các lớp nghiên cứu macxít cho các cán bộ các cấp trực thuộc, định hướng lập trường, tư tưởng chính trị đối với các cơ quan báo chí, xuất bản của Đảng, đoàn thể ở Nam Bộ. Những chỉ đạo của Xứ ủy đã làm cho nhận thức tư tưởng, chính trị của cán bộ đảng viên được nâng lên.

Tuy nhiên, Đảng bộ Nam Bộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, như bệnh địa phương, bản vị, hẹp hòi, kỷ luật không nghiêm, “Đảng phát triển nói chung

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí