Di Tích Lịch Sử Căn Cứ Trung Ương Cục Miền Nam:


(2) Du lịch khám phá, mạo hiểm


Đây là hình thức du lịch phù hợp với các đối tượng trẻ tuổi, thích leo và chinh phục đỉnh núi Bà Đen, Các hoạt động du lịch chủ yếu là leo núi, tham quan, ngắm cảnh, dã ngoại, cắm trại qua đêm để ngắm được toàn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ từ trên cao của núi Bà Đen... Ngoài ra, trên đỉnh núi hiện có tháp phát sóng của Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, trạm thu phát của công an, sân bay trực thăng cũ và một số công trình cũ còn lại từ thời kỳ chiến tranh thích hợp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa lịch sử của du khách.

(3) Loại hình du lịch khác


Núi Bà Đen còn thu hút du khách nhờ các di tích lịch sử cách mạng như Động Kim Quang, Động Cây Da, Hang Đất là căn cứ của huyện ủy Tòa Thánh từ năm 1960; Khu căn cứ Liên đội 7 ở sườn núi Phụng; Căn cứ Suối Môn ở sườn đông núi là căn cứ của Đảng bộ và nhân dân xã Phan, huyện Dương Minh Châu từ năm 1964-1975. Bên cạnh đó, nơi đây còn có các cảnh quan đẹp gắn với hồ nhân tạo và đập nước ở Ma Thiên Lãnh và chân núi Phụng với các hoạt động chính: nghỉ dưỡng sinh thái, khu vui chơi giải trí nước (trên mặt hồ nước nhân tạo), câu cá, quay phim, chụp ảnh.

2.2.2. Tòa thánh Cao đài Tây Ninh


Tòa thánh Cao đài Tây Ninh là một công trình tôn giáo của đạo Cao đài được xây dựng năm 1931 và hoàn thành vào năm 1941, được sửa chữa, nâng cấp, dần hoàn thiện và đi vào khánh thành năm 1955. Tòa thánh Cao đài Tây Ninh tọa lạc tại trung tâm thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành tỉnh Tây Ninh với diện tích 1km2 nằm cách trung tâm Thành phố Tây Ninh 5km.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Toàn bộ khu nội ô Tòa Thánh có hàng rào bao bọc xung quanh, có gần 100 công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhỏ khác nhau như Tòa Thánh, Báo Ân Từ (Đền thờ Phật Mẫu tạm), các cơ quan Đạo, Bửu tháp chư Chức sắc cao cấp... Liên kết giữa những kiến trúc này là những con đường rộng thênh thang. Với diện tích to lớn như vậy, Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn


Một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ du lịch tại Khu du lịch núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh - 4

nhất thế giới. Hàng năm, cứ vào ngày mùng tám tháng giêng và rằm tháng tám hàng năm thì chùa Tòa thánh Cao đài Tây Ninh diễn ra lễ vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung thu hút hàng vạn khách hành hương về dự lễ và đây là một nét văn hóa đặc sắc của bà con tín đồ Cao đài Tòa thánh Tây Ninh

2.2.3. Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh


Hồ Dầu Tiếng ở Tây Ninh là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, không chỉ là nguồn cung cấp nước trọng yếu của khu vực, mà còn sở hữu vẻ đẹp non xanh nước biếc, trở thành điểm du lịch bụi hấp dẫn những bước chân khám phá.

Là nơi có vị trí địa lý tiếp giáp 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, trong đó lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Đây là một biển nước mênh mông do con người tạo ra để hình thành nên một công trình thủy lợi quan trọng ở Miền Nam. Hồ được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985, lúc bấy giờ đã huy động gần hết lượng thanh niên ở tỉnh Tây Ninh tham gia đào hồ. Diện tích mặt hồ lên đến 270km² và bao gồm 45.6km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1.58 tỷ m³ nước. Công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng có một đập xả lũ ra đầu nguồn sông Sài Gòn, và hai dòng kênh Đông, kênh Tây phục vụ tưới tiêu cho những cánh đồng mì, mía, lúa không chỉ ở Tây Ninh mà còn ở Củ Chi (TPHCM). Đây cũng là nguồn cung cấp cho các nhà máy lọc nước xung quanh.

Mặt hồ quanh năm xanh biếc, phẳng lặng, ven hồ là những thảm cỏ mượt mà, những vạt hoa khoe sắc thắm. Lòng hồ có các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, được người dân địa phương đặt cho những cái tên dân dã như đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò... tạo thêm nét chấm phá độc đáo. Không gian quanh hồ bao la rộng lớn, sơn thủy hữu tình hòa quyện, không khí trong lành, khoáng đạt. Hai thời điểm đẹp nhất nơi đây là lúc bình minh rực rỡ và chiều hoàng hôn, dễ làm mê mẩn những tâm hồn lãng mạn khi chiêm ngưỡng khoảnh khắc huyền ảo của thiên nhiên.

Bên bờ hồ cũng có xây dựng Khu du lịch hồ Dầu Tiếng, tuy nhiên chỉ dừng


lại ở những dịch vụ cơ bản như tham quan, ăn uống. Để thêm phần trải nghiệm, bạn có thể thuê thuyền nhỏ của người dân địa phương cho một chuyến dạo chơi trên mặt nước yên ả, hoặc thử tài câu cá hồ Dầu Tiếng. Cách điểm tham quan hồ Dầu Tiếng một đoạn là ngọn núi Cậu, nơi có ngôi chùa Thái Sơn bề thế và thảm rừng trúc mọc dày trên những triền đá muôn hình vạn trạng. Đến đây, men theo đường mòn rợp bóng, qua thêm hàng trăm bậc đá là tới đỉnh núi Cậu, phần thưởng mở ra trước mắt bạn sẽ là toàn cảnh hồ đẹp như một bức tranh thủy mặc, xa xa có ngọn núi Bà Đen vươn cao hùng vĩ. Ngoài ra, vào mùa mưa, gần dưới chân núi Cậu còn xuất hiện dòng suối Trúc trong veo, chảy tràn qua những ghềnh đá, hai bên phủ xanh rừng trúc... tạo nên cảnh quan thơ mộng, lý tưởng cho chuyến dã ngoại cùng bạn bè và thỏa thích đắm mình trong làn nước mát.

2.2.4. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam:


Căn cứ Trung ương Cục miền Nam nằm phía bắc tỉnh Tây Ninh, sát biên giới Việt Nam - Campuchia, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 60km. Trung ương Cục miền Nam là là một địa điểm lịch sử nổi tiếng và đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Ngoài ra, Tây Ninh còn có một số điểm đến nổi tiếng như: Hồ Dầu tiếng, khu du lịch Long điền sơn, khu du lịch sinh thái Ma thiên lãnh, Tháp Chóp mạt, Tháp Bình Thạnh…

2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng


2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài


Mô hình nghiên cứu của Poon và Low (2005):


Nghiên cứu kiểm tra các yếu tố đo lường sự khác nhau về mức độ hài lòng của du khách Châu Á và Phương Tây trong thời gian họ ở khách sạn tại Malaysia của tác giả Poon and Low (2005). Bảng câu hỏi được thiết kế với đang đo Likert 5 mức độ được dùng để đo sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ, dữ liệu sau khi thu thập được kiểm định và phân tích nhân tố khám phá (EFA) và tìm ra được


các nhân tố ảnh hưởng là: sự mến khách, nhà nghỉ, thức ăn và đồ uống, sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí, dịch vụ bổ trợ, an ninh và an toàn, sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm, phương tiện vận chuyển, địa điểm, diện mạo bên ngoài, giá cả và khoản thanh toán.


Sự mến khách


Nhà nghỉ


Thức ăn và đồ uống


Sự tiêu khiển và nơi vui chơi giải trí Dịch vụ bổ trợ

An ninh và an toàn

Sự hài lòng của khách du lịch

Sự cải tiến và dịch vụ tăng thêm Phương tiện vận chuyển

Địa điểm

Diện mạo bên ngoài Giá cả và khoản thanh toán


Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Poon và Low (2005)


Nguồn: Poon and Low (2005)


Mô hình nghiên cứu của Bindu Narayan và cộng sự (2008):


Nghiên cứu của Bindu Narayan và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch bang Kerela (Ấn Độ) đề nghị hai mô hình:

Theo mô hình đầu tiên, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch bao gồm:


Lòng mến khách


Thực phẩm


Yếu tố hậu cần – sự chu đáo


An ninh


Giá trị tương xứng với tiền khách bỏ ra.


Lòng mến khách

Thực phẩm

Yếu tố hậu cần – sự chu đáo

Sự hài lòng của khách du lịch

An ninh

Giá trị đồng tiền tương xứng với khách bỏ ra


Hình 2.4. Mô hình thứ nhất của Bindu Narayan và cộng sự (2008)

Nguồn: Bindu Narayan et al. (2008)

Theo mô hình thứ hai, mỗi yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách một cách khác nhau bao gồm:

Sự tiện nghi

Kinh nghiệm lõi về du lịch,

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, giá cả đúng thực chất,

Yếu tố văn hóa,

Yếu tố gây khó chịu

Hệ thống thông tin hướng dẫn

Thông tin cá nhân

Nhà hàng.


Theo kết quả nghiên cứu thì các yếu tố trong mô hình thứ nhất có mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách cao hơn các yếu tố được phân tích trong mô hình thứ hai.


Sự tiện nghi


Kinh nghiệm lõi về du lịch

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Giá cả đúng thực chất


Yếu tố văn hóa

Sự hài lòng của khách du lịch

Yếu tố gây khó chịu

Hệ thống thông tin hướng dẫn

Thông tin cá nhân

Nhà hàng


Hình 2.5. Mô hình thứ hai của Bindu Narayan và cộng sự (2008)


Nguồn: Bindu Narayan et al. (2008)


2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bé Trúc (2014): “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang”. Trên nền tảng phỏng vấn 412 người khách đã du lịch bằng phương pháp thuận tiện và phỏng vấn qua email. Kết quả cho thấy các nhân tố đã ảnh hưởng đến độ hài lòng của khách du lịch gồm: tài nguyên du lịch, nhân viên phục vụ, giá cả cảm nhận, cơ sở hạ tầng, an toàn và vệ sinh.


Nghiên cứu của Phạm Trung Dũng (2015): “Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa”. Dựa vào các nghiên cứu của các tác giả đi trước và các cơ sở về lý thuyết tác giả đã đưa ra một mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa. Mô hình gồm có sáu yếu tố ảnh hưởng đến độ hài lòng của khách du lịch là: hình ảnh điểm đến, cư trú, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, dịch vụ giải trí – ăn uống, phong cảnh du lịch.

Dựa trên kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì các thang đo có độ tin cậy và có giá trị. Theo đó, có sáu biến độc lập được rút ra ảnh hưởng đến độ hài lòng của khách du lịch là: phong cảnh du lịch, dịch vụ ăn uống – giải trí, phương tiện vận chuyển, cư trú, hình ảnh điểm đến, cơ sở hạ tầng. Do đó, kết quả tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 6 khái niệm thành phần như mô hình đề xuất và các giả thuyết của nghiên cứu vẫn được giữ nguyên như đề xuất.

Hình ảnh điểm đến

Cư trú

Phong cảnh du lịch

Sự hài lòng của du khách

Cơ sở hạ tầng

Dịch vụ giải trí-ăn uống

Phương tiện vận


Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với điểm đến Khánh Hòa

Nguồn: Mô hình nghiên cứu của Phạm Trung Dũng (2015)


Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Phương Lan (2010): “Những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ”. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng và chất lượng cũng như xác định các nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ. Số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp có được từ kết quả khảo sát 140 du khách. Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS, kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả có các nhóm yếu tố đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của du lịch gồm: tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch, dịch vụ du lịch. Trong đó tác động mạnh nhất đến chất lượng sản phẩm du lịch là yếu tố tài nguyên du lịch kế đến là dịch vụ du lịch và cơ sở du lịch.


Tài nguyên du lịch

Cơ sở du lịch

Sự hài lòng

Dịch vụ du lịch


Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ

Nguồn: Mô hình nghiên cứu của của Trần Thị Phương Lan, (2010)


Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Dung (2017:) “Phân tích các yếu tố tác động đến sự lựa chọn Kiên Giang là điểm đến của khách du lịch”. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn trong sáu nhân tố độc lập ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các điểm tại Kiên Giang để tham quan du lịch bao gồm: cơ sở hạ tầng, môi trường cảnh quan, thông tin điểm đến và giá cả dịch vụ. trong đó nhân tố cơ sở hạ tầng có tác động lớn nhất đến sự quyết định của du khách.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí