Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung Ương (2014), Báo Cáo Số 35- Bc/cctp Ngày 12/3/2014 V/v Tổng Kết 8 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 49-Nq/tw Của Bộ Chính Trị

Tăng cường công tác thỉnh thị, tổng kết thực tiễn, thông báo rút kinh nghiệm: VKS tỉnh cần làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, hướng dẫn nghiệp vụ, nhất là các quy định mới đang có nhận thức chưa thống nhất, để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết án. VKS tỉnh phải định kỳ thông báo rút kinh nghiệm về các vi phạm, thiếu sót dẫn đến Tòa án tuyên không phạm tội hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại để cấp huyện nắm rò nhằm tránh lặp lại các vi phạm, thiếu sót tương tự. Thông qua các vi phạm dẫn đến Tòa án tuyên không phạm tội hoặc hủy án để điều tra, xét xử lại, VKS hai cấp cần tổng kết, phân tích để rút ra những vấn đề cần khắc phục trong hoạt động nghiệp vụ và công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành nhằm rút kinh nghiệm chung; VKS tỉnh cần tập hợp thành các dạng vi phạm phổ biến, xây dựng thành chuyên đề rút kinh nghiệm chung trong phạm vi cả tỉnh Bình Phước, cần coi đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của VKS cấp trên [96, tr15].

Kết luận chương 3

Từ thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành trong quá trình THQCT và kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước, qua phân tích đánh giá thực trạng công tác KNPT của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước cho thấy công tác KNPT đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đạt được kết quả cao. Nguyên nhân chưa đạt được hiệu quả KNPT cao có từ nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu vẫn là tình trạng bản án, quyết định sơ thẩm Tòa án chậm gửi cho VKS, công chức được phân công làm nhiệm vụ THQCT và KSXX án hình sự thì còn thiếu kinh nghiệm về kỹ năng phát hiện vi phạm. Trên cơ sở mong muốn công tác KNPT của VKS nói chung và VKS hai cấp tỉnh Bình Phước nói riêng đạt được nhiều kết quả hơn nữa, tác giả luận văn đã đưa ra hai nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp căn cơ như giải pháp về pháp luật, công tác cán bộ và giải pháp nghiệp vụ.

KẾT LUẬN


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã khẳng định VKS là chủ thể duy nhất có chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND đã góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, qua đó góp phần đảm bảo công lý được thực thi. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra một nhiệm vụ quan trọng, đó là việc xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực và hiệu quả. Đây là nhiệm vụ không phải chỉ riêng của một cá nhân hay đơn vị nào mà là nhiệm vụ chung của của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là hoạt của các cơ quan thực hiện các hoạt động tư pháp nói chung và của VKS nói riêng.

KNPT là công cụ hữu hiệu để Ngành kiểm sát thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ của Ngành, khắc phục được những vi phạm trong hoạt động xét xử, bảo đảm cho hoạt động xét xử được thực hiện nghiêm minh, công bằng, dân chủ và khách quan, bảo vệ quyền con người, các quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước, của các tổ chức và công dân đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc khẳng định và nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư pháp.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-VKS ngày 06/4/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường công tác KNPT, VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước đã triển khai nghiêm túc, luôn xác định KNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch công tác hàng năm. Vì vậy, công tác KNPT của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước đạt nhiều kết quả đáng kích lệ trong thời gian qua, kịp thời khắc phục được vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm, đảm bảo việc giải quyết vụ án nghiêm minh, đúng pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó.

Tuy nhiên, công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn xét xử cũng như công tác KNPT hình sự vẫn còn những thiếu sót, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn thiếu đồng bộ; trình độ, năng lực của một bộ phận KSV còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành chưa chuyển biến tích cực nên hiệu quả KNPT chưa cao; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên thực trạng này.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, thực trạng công tác KNPT của VKSND 02 cấp tỉnh Bình Phước giai đoạn năm 2016 đến năm 2020, luận văn đã đưa ra góc nhìn khái quát về thực tiễn quy định, áp dụng pháp luật TTTHS và thực trạng công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước. Việc đưa ra những kết quả đạt được cùng các khuyết điểm, nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác KNPT của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước trong thời gian tới. Các biện pháp khắc phục được tác giả quan tâm, cho rằng là giải pháp căn cơ giúp VKS hai cấp tỉnh Bình Phước đạt hiệu quả trong công tác KNPT trong thời gian tới vẫn là giải pháp về con người, nghiệp vụ và sửa đổi quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Tác giả hy vọng với kết quả nghiên cứu và nêu ra những kiến giải của mình có thể được VKSND hai cấp tỉnh Bình Phước nghiên cứu, vận dụng, mang lại những kết quả thiết thực cho công tác KNPT hình sự của VKS hai cấp tỉnh Bình Phước.


Kháng nghị phúc thẩm hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Phước - 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Thị Quỳnh Anh (2019), Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên - Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, tr11.

2. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2014), Báo cáo số 35- BC/CCTP ngày 12/3/2014 v/v tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Dương Thanh Biểu (2007), “Những vấn đề cần chú ý để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát (số 8), tr.3-10.

4. Dương Thanh Biểu (2008), Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Viện kiểm sát và của Kiểm sát viên trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án, Tạp chí Kiểm sát (số 4), tr.3-10.

5. Dương Thanh Biểu, tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, NXB tư pháp, Hà Nội, tr26.

6. Nguyễn Phúc Bình (2016), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự ở cấp huyện, Website tạp chí kiểm sát điện tử, [https://kiemsat.vn/mot-so-giai-phap-nham-nang- cao-chat-luong-cong-tac-khang-nghi-phuc-tham-hinh-su-o-cap-huyen- 46941.html, truy cập ngày 24/01/2021].

7. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

8. Bộ Công an - Bộ quốc phòng - Bộ tài chính - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2017), Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày


29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Hà Nội.

9. Bộ tư pháp (1957), Thông tư 2037-HCTP ngày 29/5/1957 về việc thi hành sắc lệnh áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử đối với các vụ án chính trị, Thư viện pháp luật điện tử.

10. Bộ tư pháp (1957), Thông tư số 141-HCTP ngày 05/12/1957 về tổ chức và phân công nội bộ của Tòa án, Thư viện pháp luật điện tử.

11. Lê Văn Cảm – Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Cần pháp điển hóa các căn cứ kháng nghị phúc thẩm vào Bộ luật tố Tụng hình sự (sửa đổi), Tạp chí kiểm sát số 23 (tháng 12/2015), tr22-27.

12. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1946), Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 cách tổ chức các toà án và các ngạch Thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Thư viện pháp luật điện tử.

13. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 Thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữ các nhân viên trong Tòa án, Thư viện pháp luật điện tử.

14. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 thẩm quyền các Toà án, Thư viện pháp luật điện tử.

15. Đặng Văn Dùng (2000), Về Điều 212 BLTTHS, Tạp chí Tòa án nhân dân số 4, tr.12.

16. Lưu Tiến Dũng (1992), Xung quanh vấn đề về sửa đổi nội dung kháng nghị, rút kháng nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7, tr.21.


17. Lê Thành Dương (2005), Thực trạng và những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh phía Nam, Tạp chí Kiểm sát số 22, tr.16 – 19.

18. Lê Thành Dương (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự, https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/cong-tac-kiem-sat/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-khang-nghi-p-d10- t3777.html [truy cập ngày 21/7/2020, 01/02/2021].

19. Đinh Văn Đoàn (2014), Kháng nghị giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật Tp.Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.16,29,35.

20. Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr19.

21. Nguyễn Hữu Hậu (2008), Công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cùng cấp, Tạp chí kiểm sát số 4 (tháng 02/2008), tr39.

22. Mai Thanh Hiếu (2012), Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 10/2012, tr.20-24.

23. Mai Thanh Hiếu (2015), Hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr55.

24. Mai Thanh Hiếu (2015), Khái niệm hiệu lực của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong Tố tụng hình sự, Tạp chí Luật học số 01, tr20-30.

25. Lê Thanh Hùng (2005), Một số vấn đề rút ra qua công tác giải quyết án có kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh thành phố khu vực phía Bắc, Tạo chí Kiểm sát số 22, tr.7-12


26. Phạm Văn Khải (2017), Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội 2017, tr9.

27. Phùng Đức Khương (2019), Một số dạng vi phạm của bản án hình sự sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa và những giải pháp khắc phục, Website Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh [http://vksbacninh.gov.vn/kiem-sat-vien-viet/mot-so-dang-vi-pham- cua-ban-an-hinh-su-so-tham-bi-cap-phuc-tham-huy-sua-va-nhung-giai- phap-khac-phuc-9958.html, truy cập ngày 24/01/2021].

28. Tạ Trung Kiên (2013), Một số đề xuất tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự trong thời gian tới, Tạp chí Kiểm sát số 23 năm 2013, tr.16-19.

29. Nguyễn Thị Lan (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân, Tạp chí Kiểm sát số 3, tr.28-31.

30. Nguyễn Lân (1988), Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, Nxb Tp.Hồ Chí Minh, tr.927.

31. Vò Ngọc Khánh Linh (2018), Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, tr11-12.

32. Nguyễn Văn Linh (2020), Về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo BLTTHS 2015 – Bất cập và kiến nghị, website Tạp chí Tòa án điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve-khang-cao-khang-nghi-phuc-tham-theo-bltths-2015-bat-cap-va-kien-nghi [truy cập ngày 27/12/2020].

33. Nguyễn Đức Mai (1994), Thế nào là làm xấu hơn tình trạng của bị cáo trong xét xử phúc thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, tr.19.


34. Phan Thị Thanh Mai (2003), Bàn về nguyên tắc không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo, Tạp chí Luật học số 3, tr.58.

35. Phan Thị Thanh Mai (2006), Giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học luật Hà Nội, tr.22.

36. Nguyễn Hoài Nam (2010), Những kết quả đạt được qua hai năm thực hiện Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 16, tr.9-15.

37. Trần Thị Minh Ngọc (2011), Kháng nghị phúc thẩm các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hà Tĩnh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, tr24.

38. PGS, TS Trần Đình Nhã (2014), Công tố và thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, website Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208232 [truy cập ngày 05/01/2021].

39. Phạm Văn Nhàn (2018), Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, tr8.

40. Nguyễn Nông (2005), Nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, Tạo chí Kiểm sát số 22, Tr. 25 – 29.

41. TS.Vò Thị Kim Oanh (2016), Bình luận những điểm mới cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Nxb Hồng Đức.

42. TS.Vò Thị Kim Oanh, Lưu Thị Thùy Dương (2016), Một số điểm mới về quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 (339), tr.40.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022