Lãnh Đạo Phát Triển Nền Kinh Tế Kháng Chiến, Tăng Cường Khối Đại Đoàn Kết Dân Tộc


lượng dân quân, tự vệ và du kích xã chủ yếu phát triển từ phong trào thanh niên và các cuộc vận động của các đoàn thể công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ. Huyện trực tiếp phát triển rộng rãi du kích xã (thoát ly và không thoát ly sản xuất), bao gồm tất cả những người hăng hái giết giặc, đảng viên phải vào du kích. Nhiều đội võ trang tuyên truyền (VT3) được đưa vào hoạt động trong các vùng nông thôn tạm chiếm, vùng nguỵ Cao Đài, Hoà Hảo, công giáo, vùng dân tộc thiểu số.

Trên cơ sở những căn cứ đã xây dựng được từ những năm trước, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo Phân Liên khu miền Đông mở rộng căn cứ Đồng Tháp Mười bằng cách củng cố biên giới Campuchia-Việt Nam, nối liền căn cứ Đồng Tháp Mười với căn cứ Kan-đal, Preyven (Campuchia), với Tuy Hoà, Hóc Môn; căn cứ Đồng Tháp Mười với Long Xuyên, chiến khu Đ và Phú Mỹ...; Phân Liên khu miền Tây tiến hành nối thông căn cứ Cần Thơ, Bạc Liêu với căn cứ Long Châu Hà và Tây Campuchia; mỗi tỉnh có căn cứ địa riêng.

Với phương châm du kích, giành lại thế chủ động cho từng tỉnh, quân và dân Nam Bộ đã tiến hành chống địch càn quét, bảo vệ các khu căn cứ; đánh kỳ tập; phá hoại, phá huỷ phương tiện, cơ sở chiến tranh của địch, như sân bay, đường giao thông, kho xăng, kho bom...; luồn sâu vào địch hậu, tiêu diệt lực lượng và sĩ quan địch. Trong 6 tháng đầu năm 1952, quân và dân Nam Bộ đánh 2028 trận lớn nhỏ; tiêu diệt và làm bị thương 10700 tên, bắt sống 224 tên, thu được nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại trang bị cho bộ đội. Bộ đội địa phương từ chỗ bị động chống càn tiến lên tìm giặc đánh nhiều hơn (trong số 2028 trận, có 715 trận chống địch càn quét, hai phần ba còn lại là chủ động đánh địch). Sau một thời gian rất khó khăn, đến cuối năm 1952 "phong trào đã phát động lại được"[72]. Nhưng phong trào du kích tại Nam Bộ vẫn còn nhiều khuyết điểm. Trong “Báo cáo tình hình Nam Bộ", ngày 26-12-1952, Trung ương Cục miền Nam chỉ rõ những hạn chế của đội ngũ cán bộ quân sự Nam Bộ, như lập trường chính trị chưa vững, chưa quán triệt sâu sắc tư tưởng trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh, không nắm vững chiến trường, không đánh giá hết khả năng của địch; trong tác chiến bị ảnh hưởng của "tư tưởng ăn to đánh lớn".


Sau khi quân và dân ta giành những thắng lợi lớn trên chiến trường Bắc Bộ, ngày 14-10-1952, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng sau lưng địch, nhằm lãnh đạo quân dân trên các địa bàn cả nước xốc tới đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi [67, tr.320-329].

Đầu năm 1953, sau khi nhận được Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác trong vùng du kích và vùng tạm bị chiếm, căn cứ thực tiễn chiến trường, Trung ương Cục miền Nam xây dựng kế hoạch và lãnh đạo các địa phương thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể của Nam Bộ. Tháng 3-1953, Trung ương Cục miền Nam ban hành tài liệu "Kế hoạch thi hành Nghị quyết của Trung ương Cục về công tác trong vùng du kích và tạm bị chiếm", quán triệt đến từng chi bộ, về tính chất chiến trường Nam Bộ và cụ thể hoá Nghị quyết của Trung ương Đảng ở Nam Bộ. Trung ương Cục miền Nam khẳng định: “...chiến trường Nam Bộ là một chiến trường du kích và tạm bị chiếm không có vùng độc lập an toàn, chỉ có những vùng căn cứ địa du kích mà thôi... Sự lãnh đạo của chúng ta ở Nam Bộ phải hướng theo phương châm công tác vùng du kích và tạm bị chiếm. Phải dựa vào Nghị quyết căn bản đó mà hướng dẫn công tác trên toàn chiến trường Nam Bộ” [151, tr.2]. Lực lượng vũ trang Nam Bộ cũng phải quán triệt quan điểm: Chiến trường Nam Bộ là chiến trường du kích. Chiến tranh ở Nam Bộ là chiến tranh du kích... phải cố gắng học tập, phê bình và tự phê bình để nắm vững phương châm du kích chiến tranh. Căn bản của du kích chiến tranh là nhân dân.

Càng về cuối cuộc kháng chiến, đế quốc Mỹ ngày càng trắng trợn can thiệp vào chiến trường miền Nam, giúp Pháp tăng cường bắt lính, ráo riết càn quét, chiếm đóng, thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương", kết hợp với các chiêu bài chính trị, tập hợp các tổ chức tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, các đảng phái phản động để tuyên truyền lừa mị nhân dân "chống cộng".

Trước tình hình đó, tháng 8-1953, Trung ương Cục miền Nam tiến hành Hội nghị địch ngụy vận toàn Nam Bộ nhằm đẩy mạnh công tác địch ngụy vận theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng. Nghị quyết Hội nghị xác định tầm quan trọng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

của công tác địch ngụy vận: “đối với chiến trường Nam Bộ là chiến trường du kích và tạm bị chiếm, địch ngụy vận là trung tâm công tác đặc biệt quan trọng;...là một nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng” [212]. Nghị quyết nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nắm vững đường lối chủ trương của Trung ương Đảng về địch vận, hết sức tránh tư tưởng hữu khuynh, cầu an, thoả hiệp.

Do bộ máy tổ chức địch vận bị tan rã nhiều, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các địa phương phải kịp thời lập lại hệ thống địch vận từ trên xuống dưới, đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ. Căn cứ vào 5 nhiệm vụ trung tâm của chiến trường toàn quốc do Trung ương Đảng đề ra đầu năm 1953, Trung ương Cục miền Nam điều chỉnh sát hợp với chiến trường Nam Bộ, đề ra 5 nhiệm vụ của công tác địch nguỵ vận là: Công tác nguỵ vận; công tác Cao Đài, Hoà Hoả vận; công tác vận động Âu-Phi; chính sách đối với hàng binh, tù binh; chống bắt lính, bắt phu [212].

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 12

Tại Phân Liên khu miền Tây, để lãnh đạo cụ thể hóa Nghị quyết về địch ngụy vận của Trung ương Cục miền Nam, đồng thời thực hiện sự lãnh đạo của Đảng phải đi sát thực tiễn các địa phương Nam Bộ, Trung ương Cục tổ chức Hội nghị Hòa Hảo vận, vạch đường lối, chính sách chỉ đạo chung cho công tác vận động đồng bào Hòa Hảo. Phân Liên khu miền Đông đã tổ chức được những cuộc Hội nghị Cao Đài vận toàn khu.

2.1.5.Lãnh đạo phát triển nền kinh tế kháng chiến, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

Xây dựng kinh tế kháng chiến là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo của Trung ương Cục miển Nam. Xuất phát từ thực tiễn chiến trường Nam Bộ là căn cứ, khu du kích, vùng tạm chiếm đan xen, biến động, lại xa Trung ương, việc tiếp tế có nhiều trở ngại, Trung ương Cục miền Nam đề ra phương châm thực hiện công tác kinh tế phục vụ kháng chiến là: phát huy mọi khả năng, điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo tự cung tự cấp, không trông chờ ỷ lại, đặc biệt là ở những vùng căn cứ; sản xuất, tiết kiệm phải dựa vào nhân dân, tin ở nhân dân để giải quyết mọi vấn đề; tăng gia sản xuất và tiết kiệm, phải lấy nông nghiệp làm chủ yếu...


Từ phương châm đó, Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ kinh tế cho toàn Nam Bộ là: “Tích cực bảo vệ nền kinh tế và quyết tâm thực hiện kế hoạch tăng gia sản xuất tự cung tự cấp, phá bao vây kinh tế của địch, đồng thời tích cực đánh phá kinh tế của địch, chú trọng đánh địch lấy quân nhu địch làm quân nhu của ta”. Trung ương Cục nhấn mạnh: "Đối với Nam Bộ, thực hiện và phát triển kế hoạch tự cung tự cấp đến mức nào là đấu tranh kinh tế với giặc đến mức ấy"[145; 146].

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, quân và dân Nam Bộ đã thực hiện tích cực nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế tự cung, tự cấp phục vụ kháng chiến. Ở miền Đông Nam Bộ, Ban Căn cứ địa qui định khu vực đất đai cho các đơn vị, cơ quan tổ chức sản xuất với mục tiêu tự cấp tự túc lương thực, thực phẩm từ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm, giảm nhẹ đóng góp cho nhân dân trong căn cứ. Trong vùng giải phóng ở miền Tây, vụ mùa năm 1951-1952 sản xuất được 440.000 tấn thóc, tăng 40% so với vụ mùa năm 1950-1951, thừa 140.000 tấn. Vùng Đồng Tháp Mười sản xuất được 133.560 tấn thóc, thừa 20.000 tấn. Phần lớn các tỉnh ở miền Đông như Bà Chợ, Thủ Biên, Mỹ Tho, Long Châu Hà tự túc được nhu cầu cơ bản về lương thực [145; 146].

Trên cơ sở đặc điểm và tình hình cụ thể, Trung ương Cục xác định các nhiệm vụ kinh tế tài chính cho các Phân Liên khu những trong năm tiếp theo. Trung ương Cục đề ra nhiệm vụ cụ thể xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Phân Liên Khu miền Đông là: Vận động một phong trào sản xuất tự túc mạnh mẽ trong nhân dân, trong căn cứ, trong bộ đội và cơ quan; hoàn thành đúng đắn tạm cấp đất và giảm tô, tức, gây phong trào sản xuất tập đoàn, vần công; hướng dẫn việc trao đổi giữa các vùng căn cứ và du kích đúng với tinh thần tự cung tự cấp, làm cho kinh tế vùng du kích bớt phụ thuộc vào kinh tế địch; hướng dẫn việc sản xuất của nhân dân vùng địch chống sự bóc lột của địch; củng cố và mở rộng giao thông vận tải; phát triển tiểu công nghệ mặc và chăn nuôi; tạm thời không phát hành thêm đồng bạc Việt Nam; thực hiện thu đến đâu, chi đến đó, đấu tranh tiền tệ với địch, giữ vững giá đồng bạc Việt Nam; gây phong trào tiết kiệm, chống xa xỉ, xây dựng tác phong lao động trong đội viên, nhân viên, cán bộ; chấn chỉnh tổ chức kinh tế,


sửa đổi lề lối làm việc, bố trí lại cán bộ để đảm bảo thực hiện chính sách kinh tế,

nắm vững tình hình sản xuất ở xa [145].

Ngày 10-10-1952, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam đã ra Nghị quyết Về kinh tế tài chính, thông qua chương trình, kế hoạch thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm của Phân Liên khu miền Tây trong năm 1953. Nghị quyết nêu rõ: “Công tác sản xuất và tiết kiệm là một trung tâm công tác của chúng ta trong vùng tự do, và là một công tác rất trọng yếu trong vùng du kích hiện nay”[124, tr 1-2]. Trung ương Cục chỉ rõ mục đích tăng gia sản xuất và tiết kiệm là cải thiện đời sống nhân dân để tăng cường sự đoàn kết chiến đấu; tăng số thu nhập vào ngân quỹ quốc gia đủ đảm bảo cho bộ đội ở tiền tuyến và làm giảm nhẹ dần sự đóng góp của nhân dân; làm cho nền kinh tế quốc dân được phong thịnh, mậu dịch được phát triển, tiền tệ được vững mạnh; tăng cường sức đấu tranh kinh tế với địch.

Trong điều kiện đối phương tăng cường bình định, đánh phá, cướp bóc của cải, tài sản của nhân dân Nam Bộ, những kết quả tăng gia, sản xuất trên đây là một nỗ lực rất lớn của các Đảng bộ và đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ, thể hiện sự chỉ đạo sát sao và sự đúng đắn của phương châm tự cấp, tự túc, triệt để thực hành tiết kiệm mà Trung ương Cục đề ra.

Bên cạnh việc lãnh đạo quân dân Nam Bộ thực hiện tự cấp, tự túc, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tạm cấp ruộng đất và thực hiện giảm tô, giảm tức. Trung ương Cục chỉ đạo các Đảng bộ một mặt tích cực vận động dân cày giác ngộ quyền lợi lâu dài về đất đai, một mặt vận động địa chủ hiến điền. Cuộc vận động này kéo dài suốt 3 năm (1951-1953), đã đem lại thành quả tích cực cả về đời sống sản xuất và góp phần bảo đảm chính sách mặt trận đoàn kết rộng rãi ở Nam Bộ.

Từ những kết quả đã đạt được trong những năm 1951 - 1952, Trung ương Cục chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tạm cấp ruộng đất, chú trọng hơn tính hiệu quả. (Từ tháng 6 -1952, 11 tỉnh ở Nam Bộ là Bà Chợ, Thủ Biên, Gia Định Ninh, Mỹ Tho, Long Châu Hà, Bến Tre, Vĩnh Trà, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá đã tạm cấp 227.100,25 mẫu ruộng cho 341.513 nhân khẩu ở Nam Bộ) [145]. Việc


tạm cấp ruộng, giảm tô, xóa những khoản nợ nhân dân vay trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã có tác dụng đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, xây dựng xã chiến đấu, phong trào nuôi dưỡng bộ đội địa phương, trong việc phát triển "tiểu nông đoàn" và Hội nông dân ở một số địa phương, chủ yếu là ở miền Đông. Tại miền Tây Nam Bộ, Đảng bộ, chính quyền Tỉnh Bạc Liêu đã tạm cấp cho các hộ dân nghèo trong vùng giải phóng 50.000 ha, vùng ven thị xã Bạc Liêu thực hiện được 90% số hộ cần đất. Đảng ủy, chính quyền tỉnh tỉnh Cần Thơ tạm cấp được 45.000 ha và Sóc Trăng đợc 42.000 ha, chiếm khoảng 50% đất canh tác ở vùng nông thôn giải phóng và vùng du kích ta kiểm soát. Ngoài ra, Cần Thơ còn tạm giao 9.600 ha và Sóc Trăng 10.000 ha đất của điền chủ vắng mặt để nông dân mượn canh tác [1, tr.112].

Qua kết quả công tác phát động tư tưởng trong nông dân, công tác tổ chức thực hiện chính sách ruộng đất ở vùng giải phóng miền Tây Nam Bộ, có ý nghĩa nh- ư một cuộc cải cách thực sự. Nông dân phấn khởi, cuộc sống được cải thiện rõ rệt.

Công tác giảm tô cũng được Trung ương Cục quan tâm và thu được nhiều kết quả. Đến năm 1953, phần lớn địa chủ còn ở lại đã giảm tô, mức địa tô giảm từ 20 đến 50% [121]. Ở Phân Liên khu miền Đông, trong các vùng căn cứ Dương Minh Châu, Châu Thành, tỉnh Gia Định Ninh, căn cứ Đồng Nai của tỉnh Thủ Biên, Long Điền - Đất Đỏ của tỉnh Bà Chợ hình thức tô gần như không còn, vì hầu hết không còn địa chủ. Căn cứ Mộc Hóa của tỉnh Mỹ Tho và Tân Hồng của tỉnh Long Châu Sa (Đồng Tháp Mười) chỉ còn ít địa chủ, việc thực hiện giảm tô theo đúng qui định của Chính phủ. Sau thời gian dài, các cấp ủy Đảng, Đảng bộ các địa phương tích cực thực hiện chính sách giảm tô đã đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân, góp phần thức đẩy tinh thần sản xuất và chiến đấu, tòng quân, đóng góp cho kháng chiến.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo quần chúng đấu tranh giảm tô, nhiều cấp ủy Đảng ở Nam Bộ đã bộc lộ một số hạn chế. Ở nhiều nơi, cấp ủy, chính quyền địa phương trong vùng du kích lơi lỏng việc thực hiện giảm tô nên địa chủ bằng nhiều cách, lợi dụng tình cảm của nông dân hoặc dựa vào thế lực của địch để tăng tô từ 50


đến 100%. Nông dân vì thiếu tổ chức, giáo dục và lãnh đạo nên không dám đấu tranh. Vùng đồng bào công giáo và đồng bào Miên vẫn chưa thực hiện giảm tô đúng mức, tức vẫn còn quá nặng, nên đời sống của nông dân chưa được cải thiện nhiều.

Việc tạm cấp đất đai cũng có khuyết điểm. Một số nơi không nắm vững chính sách ruộng đất đã lấy ruộng đất của phú nông (trước vốn là tá điền được Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho mượn đất) chia cho bần cố nông nên gây ra xung đột trong các bộ phận nông dân này.

Cùng với lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất, Trung ương Cục miền Nam đẩy mạnh thực hiện củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Lãnh đạo phong trào cách mạng trên một địa bàn rộng lớn, bị chia cắt, luôn ở trong tình thế "bị bao vây và phá vây" với sự tồn tại và hoạt động phức tạp của nhiều đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo..., Trung ương Cục miền Nam xác định một trong những nhiệm vụ lớn là thực hiện tư tưởng chiến lược Đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng.

Trung ương Cục miền Nam chú trọng tuyên truyền những trí thức tư sản, nhân sĩ địa chủ yêu nước, giúp họ dần dần từ bỏ các quan niệm dân tộc độc lập hẹp hòi, hiểu ra sự đúng đắn trong quan niệm về dân tộc độc lập của Đảng và đã đứng vào hàng ngũ Mặt trận, tham gia kháng chiến.

Với phương châm phân hóa địch, giành thắng lợi từng bước, thắng lợi từng bộ phận, Trung ương Cục đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các đảng phái. Đảng Dân chủ từ tranh giành quần chúng, đòi đưa người vào lực lượng công an, đòi được đảm nhiệm vị trí chính trị viên trong Khu quân sự, ra sách báo tuyên truyền xuyên tạc, chống Đảng Cộng sản, một bộ phận âm mưu thành lập "khối quốc gia" chống cộng… đã chuyển sang hợp tác chặt chẽ, chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.

Đối với các tổ chức tôn giáo, Trung ương Cục chủ trương phải tranh thủ, hướng về với kháng chiến hoặc trung lập họ. Đối với Công giáo, tranh thủ những cha cố có xu hướng cảm tình và tham gia kháng chiến, khơi gợi tinh thần dân tộc


của đồng bào theo đạo ở Nam Bộ, nhất là bộ phận Công giáo Cao Miên. Để tranh thủ quần chúng theo đạo Cao Đài vốn bị phân tán bởi những hoạt động tuyền truyền phản động ngấm ngầm của Đảng Phục Việt, Trung ương Cục miền Nam đề ra chủ trương: "Đối với Cao Đài ta phải trung lập họ nhiều hơn là đưa họ tích cực tham gia chính quyền vì hàng ngũ Cao đài lộn xộn, luôn có tham vọng chính quyền…"[20]. Trong công tác Cao Đài, Trung ương Cục chỉ đạo chú trọng nắm thanh niên và phụ nữ. Đối với bộ phận Cao Đài Tây Ninh, Trung ương Cục chủ trương xây dựng một cơ quan và có chính sách tài chính, cán bộ thực hiện công tác ngụy vận trong giới Cao Đài, dùng ảnh hưởng của những trí thức địa chủ ủng hộ kháng chiến, khuyến khích quần chúng tín đồ trở về với cuộc đấu tranh của dân tộc.

Đối với Đạo Hòa Hảo, Trung ương Cục đề ra chủ trương: đối với dân chúng Hòa Hảo phải hết sức nhẫn nại, kiên trì thuyết phục, còn đối với những nhóm có vũ trang, những phần tử cầm đầu phản động, côn đồ, gây tội ác dã man thì kiên quyết tiêu diệt. Trung ương Cục chỉ đạo tổ chức những đợt võ trang tuyên truyền, vận động được khoảng 100 000 dân trở về với kháng chiến, tích cực tham gia những cuộc vận động chống bắt lính. Đến cuối năm 1952 đầu năm 1953, Mặt trận Liên- Việt phát triển được 2194 đoàn viên trong 3 huyện Hòa Hảo. Cơ sở Đảng được gây dựng ở huyện Châu Thành (Long Xuyên), Tha Nốt (Cần Thơ) và trong 16 xã vùng Hòa Hảo, vốn là địa bàn trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Đối với tổ chức Phật giáo cứu quốc, Tin lành, Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo sửa chữa những sai lầm, tôn trọng tự do tìn ngưỡng của họ, đồng thời hướng quần chúng trở về tham gia kháng chiến.

Với chủ trương liên minh các tổ chức chính trị, thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và các việc làm trọng dụng các nhân sĩ, trí thức yêu nước, tôn trọng vai trò, đóng góp của các tôn giáo, Trung ương Cục thu dụng được nhiều nhân sĩ, trí thức lớn, động viên, bố trí họ tham gia và giữ các cương vị chủ chốt, quan trọng trong Ủy ban Kháng chiến hành chính và Mặt trận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022