Lãnh Đạo Thực Hiện Các Nhiệm Vụ Quân Sự, Phát Triển Thế Chủ Động Chiến Lược


Việc phân chia Nam Bộ thành hai Phân Liên khu đã tạo thuận tiện việc lãnh đạo kháng chiến của Trung ương Cục, sự chỉ đạo của các cơ quan Quân - Dân-Chính Nam Bộ, cũng như tạo thuận lợi cho việc bố trí lại lực lượng vũ trang, nhất là bộ đội chủ lực thích hợp với hoàn cảnh chiến trường, đáp ứng yêu cầu chỉ huy quân sự được nhanh chóng.

Trên cơ sở phân chia về hành chính trên đây, Trung ương Cục tiến hành cơ cấu lại hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ. Đảng bộ Nam Bộ được tổ chức từ 4 khu thành 2 Phân Liên Khu bộ là Phân Liên Khu bộ miền Đông, Phân Liên Khu bộ miền Tây, mỗi Phân khu bộ có một Phân Khu ủy lãnh đạo.

Phân Liên Khu bộ miền Đông bao gồm các tỉnh Đảng bộ: Bà Chợ, Thủ Biên, Long Châu Sa, Mỹ Tho, Gia Định Ninh và Đặc khu Sài Gòn, do Phạm Hùng làm Bí thư.

Phân Liên Khu bộ miền Tây bao gồm các tỉnh Đảng bộ: Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Long Châu Hà, Sóc Trăng, Rạch Giá, Vĩnh Trà. Phân Liên khu ủy miền Tây, do Lê Đức Thọ làm Bí thư [106].

Nhiệm vụ của các Phân Liên Khu ủy là nhận định tình hình các tỉnh trong Phân Liên Khu và báo cáo về Trung ương Cục; thay mặt Trung ương Cục lãnh đạo các tỉnh uỷ và kiểm tra về mọi mặt các ngành Quân-Dân- Chính và Đảng trong các tỉnh theo chủ trương của Trung ương Cục.

Về mặt chính quyền, Trung ương Cục, Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ đóng trực tiếp điều hành bộ máy chính quyền các tỉnh thuộc Phân Liên khu miền Tây. Ở Phân Liên khu miền Đông, ngoài Phân Liên Khu uỷ, Trung ương Cục chỉ đạo thành lập Uỷ ban Kháng chiến hành chính Phân Liên khu miền Đông làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý, chỉ đạo các tỉnh thuộc Phân Liên khu về ngân sách, tài chính và chỉ định, bổ nhiệm, thuyên chuyển, thưởng phạt cán bộ.

Trong các ban, ngành và trong quân đội, Trung ương Cục miền Nam chủ trương tiến hành củng cố lại bộ máy chính quyền, đoàn thể theo phương châm "Giản chính" cán bộ, nhân viên bộ máy Dân - Chính - Đảng các cấp từ Nam Bộ đến xã. Trung ương Cục cũng chỉ đạo hợp nhất văn phòng cấp ủy và văn phòng ủy


ban các địa phương. Hai Văn phòng của Trung ương Cục miền Nam và Uỷ ban

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Kháng chiến hành chính Nam Bộ hợp nhất hành một văn phòng chung.

Cùng với việc xác lập lại hệ thống tổ chức Đảng ở các địa phương theo phân chia mới về địa bàn hành chính, Trung ương Cục tiến hành chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn tổ chức Đảng trong các ban, ngành (cấp Nam Bộ) trực thuộc Trung ương Cục và Uỷ Ban Nam Bộ, theo hướng thu gọn số lượng đảng viên trong các chi bộ Đảng; tổ chức chi bộ trên cơ sở gắn chặt hơn với công tác chuyên môn; thành lập các Ban Chấp hành Xí nghiệp ở những cơ quan, đơn vị có nhiều chi bộ Đảng. Ban Chấp hành xí nghiệp được thành lập theo nguyên tắc tuyển cử. (Đến tháng 6 - 1954, dưới Trung ương Cục miền Nam có 11 Liên Xí nghiệp và Xí nghiệp trực thuộc, do Trung ương Cục miền Nam trực tiếp lãnh đạo) [207].

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 11

Đối với tổ chức Đảng trong quân đội, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tháng 10-1952, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các đơn vị vũ trang trên địa bàn Nam Bộ thực hiện chuyển đổi công tác Đảng trong quân đội. Trong bộ đội chủ lực, thi hành chế độ Đảng ủy thay cho chế độ Chính ủy, cấp Trung đoàn lập Trung đoàn ủy; cấp tiểu đoàn lập Liên chi ủy. Trong bộ đội địa phương cấp tỉnh (tổ chức và biên chế đến cấp tiểu đoàn) không lập Đảng ủy, tiểu đoàn có Liên chi ủy; đại đội có Chi ủy chi bộ đại đội, vừa chịu sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên vừa trực tiếp có sự lãnh đạo của cấp ủy tương đương ở địa phương [138; 139]. Các đơn vị bộ đội cấp huyện, quận (tổ chức và biên chế đến cấp trung đội) tiến hành xây dựng các chi bộ trung đội và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy huyện đội bộ, hoạt động xây dựng và chỉ huy chiến đấu theo chủ trương của Huyện ủy [141].

Trung ương Cục miền Nam định hướng chính sách xây dựng Đảng cho các Phân Liên khu, các địa phương Nam Bộ; quán triệt nhận thức đầy đủ về công tác xây dựng Đảng. "Công tác xây dựng Đảng hiện nay là một trong bốn công tác trọng tâm của toàn Đảng. Nó phải tiến hành theo tinh thần và nguyên tắc của Điều lệ mới của Đảng" [122; 123]. Việc xây dựng Đảng ở Nam Bộ phải nhằm 3 công tác chính có liên quan mật thiết với nhau: tăng cường việc giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng; chỉnh đốn chi bộ nhằm đảm bảo tính tiền phong của chi bộ, thắt chặt mối


liên hệ với nhân dân, làm cho chi bộ thực sự lãnh đạo nhân dân và cùng nhân dân

tham gia tranh đấu về mọi mặt; tích cực xây dựng Đảng trong vùng tạm bị chiếm.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục, công tác xây dựng Đảng ở Nam Bộ tiến triển. Các cấp ủy địa phương tiến hành giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức theo khẩu hiệu "tinh binh, tinh cán, giản chính", thực hiện phương châm "tập trung lãnh đạo, phân tán phụ trách". Sự thống nhất văn phòng cấp ủy và văn phòng ủy ban, văn phòng của những ngành có quan hệ công tác mật thiết với nhau...đã làm cho lề lối làm việc của các cấp ủy Đảng ở Nam Bộ ngày tập trung. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng Nam Bộ với các ngành kinh tế, quân sự được chặt chẽ hơn. Cơ sở Đảng ở vùng tạm chiếm và vùng du kích vẫn được giữ vững. Nhiều cấp bộ Đảng trong tình thế chiến trường bị chia cắt, giao thông liên lạc khó khăn vẫn nắm vững đường lối, chỉ đạo chiến đấu giằng co với địch rất anh dũng. Ảnh hưởng của Đảng ngày càng lan rộng trong nhân dân. Đến năm 1952, 1070/ 1214 xã toàn Nam Bộ có chi bộ [72].

Giữa năm 1952, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các Phân Liên khu tiến hành Hội nghị cán bộ Đảng toàn Phân Liên Khu. Trung ương Cục miền Nam thông qua Nghị quyết Xây dựng Đảng của Phân Liên khu miền Tây "Xây dựng Đảng vững mạnh, trong sạch, thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhân dân, lấy việc giáo dục tư tưởng làm phương châm chủ yếu"[123].

Sau Đại hội II của Đảng, trước việc Đảng Cộng sản Đông Dương phát triển thành 3 Đảng, tại Việt Nam, Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, tại nhiều cuộc hội nghị của cấp bộ địa phương, các cán bộ, đảng viên ở Nam Bộ nêu những băn khoăn, khúc mắc trong nhận thức về việc đổi tên Đảng, về bản chất giai cấp của Đảng.... Nhận rõ những vấn đề nảy sinh trong nhận thức của cán bộ, đảng viên có thể gây nên những lệch lạc trong hành động, ảnh hưởng bất lợi đến phong trào kháng chiến, Trung ương Cục miền Nam tiến hành nhiều cuộc họp với các Phân Liên Khu ủy, cử cán bộ xuống một số Đảng bộ tỉnh, phân tích và chỉ đạo quán triệt cho cán bộ đảng viên nhận thức rõ quan điểm của Đảng về vấn đề đổi tên Đảng.


Trung ương Cục miền Nam yêu cầu các cấp ủy ở Nam Bộ đặc biệt quan tâm nâng cao bản lĩnh chính trị và trí tuệ của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên nhằm lãnh đạo phong trào cách mạng vượt qua những chặng đường cam go nhất.

Ban Tuyên huấn Trung ương Cục thường mở các hội nghị liên tịch với các ban ngành, đoàn thể để quán triệt những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng ở Nam Bộ. Trung ương Cục miền Nam phân công Hà Huy Giáp, ủy viên thường vụ Trung ương Cục, trực tiếp phụ trách tuyên huấn và Mặt trận, đồng thời là giám đốc Trường Đảng Trường Chinh- Trường Đảng trung cao cấp đầu tiên ở Nam Bộ (thành lập năm 1949) nhằm đẩy mạnh lĩnh vực công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận.

Tiếp nối Tạp chí Mác-xít do Xứ ủy Nam Bộ thành lập, năm 1951, Trung ương Cục miền Nam lập ra Tạp chí Nghiên cứu- cơ quan lý luận của Trung ương Cục miền Nam. Ra đời năm 1951, tại căn cứ U Minh Thượng, Bạc Liêu, Báo Nhân dân miền Nam- cơ quan ngôn luận của Trung ương Cục miền Nam hoạt động suốt những năm 1951-1954 đã đóng góp lớn trong công tác tư tưởng của Đảng ở Nam Bộ. Nhiều tác phẩm lý luận chính trị của các đồng chí lãnh đạo được xuất bản kịp thời phục công tác tư tưởng, tuyên truyền trong Đảng và trong quần chúng nhân dân như Mấy vấn đề dân quân của Lê Duẩn; Cách mạng dân chủ mới của Nguyễn Kim Cương, ...Bên cạnh đó, Trung ương Cục miền Nam luôn chỉ đạo chặt chẽ về nhiệm vụ và định hướng cho các tờ báo của các ngành đoàn thể kháng chiến: Phụ nữ cứu quốc Nam Bộ, báo Cứu quốc, Báo Kinh nghiệm tuyên truyền, Văn nghệ miền Nam, Báo Lá lúa... Những cơ quan tuyên truyền trên đây đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên tuyền, công tác giáo dục và bồi dưỡng nhận thức lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân Nam Bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào kháng chiến trên địa bàn chiến lược Nam Bộ.

Trung ương Cục miền Nam còn tiến hành uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức của các cấp ủy, trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên ảnh hưởng công tác phát triển Đảng. Sau khi Trung ương ban hành Chỉ thị tạm ngừng phát triển Đảng, ở Nam Bộ đã nảy sinh những biểu hiện không đúng với tinh thần của Trung ương Đảng: có nơi không phát triển đảng viên, có nơi kết nạp chỉ chú ý thành tích hoạt


động bề nổi mà xem nhẹ giác ngộ giai cấp, đường lối của Đảng... Để khắc phục tình trạng đó, Trung ương Cục chỉ rõ nguyên nhân chính là do các cấp ủy “không nắm vững tư tưởng, chính sách của Đảng”; đồng thời đề ra 4 tiêu chuẩn kết nạp đảng viên mới thực hiện trên toàn cấp bộ Đảng ở Nam Bộ, trong đó, tiêu chuẩn rất quan trọng là phải “Có ý thức đối với Đảng một cách rõ rệt” [53].

Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam, thông qua nhiều hình thức, công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị của các Đảng bộ Nam Bộ đã có những phát triển mới và thu được những thành tựu rõ rệt. Nhiều đồng chí trưởng thành đảm nhiệm chức vụ chủ chốt của cơ quan, các đơn vị, các cấp đã nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; tập thể cấp ủy, bộ đội có khả năng vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, chiến tranh nhân dân trên địa bàn Nam Bộ; sức mạnh trí tuệ của tổ chức Đảng được khẳng định trong thực tiễn kháng chiến.

2.1.4. Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quân sự, phát triển thế chủ động chiến lược

Khi Trung ương Cục miền Nam ra đời, phong trào chiến tranh du kích ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ đoạn bình định của địch và cả những khuyết điểm trong chỉ đạo kháng chiến. Để giữ vững chiến tranh du kích, ứng phó với những biện pháp quân sự mới của đối phương, Trung ương Cục quyết định một loạt vấn đề về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang.

Tháng 5 năm 1951, Trung ương Cục miền Nam lập Ban Căn cứ địa Nam Bộ phụ trách hệ thống các căn cứ Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đồng Tháp Mười, Chiến khu U Minh. Ban Căn cứ địa giúp Trung ương Cục chỉ đạo xây dựng, bảo vệ các căn cứ, chống lại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch.

Tiếp đó, vào tháng 7- 1951, cùng với sự điều chuyển, bố trí lại về mặt hành chính Phân Liên khu và hệ thống Đảng Phân Liên khu, thành lập Bộ Tư lệnh các Phân Liên khu. Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Đông do Trần Văn Trà làm Tư


lệnh, Phạm Hùng làm Chính ủy. Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Tây do Nguyễn Chánh làm Quyền Tư lệnh, Hoàng Dư Khương làm Chính ủy. (Nhân sự Bộ Tư lệnh Phân Liên khu miền Tây sau đó còn thay đổi, lần lượt do Phan Trọng Tuệ, rồi Dương Quốc Chính làm Tư lệnh).

Tháng 9-1951, Trung ương Cục tổ chức hội nghị bí thư chi bộ đại đội toàn Nam Bộ, quán triệt nhiệm vụ đẩy mạnh chiến tranh du kích chống địch càn quét, lấn chiếm, chú trọng xây dựng đơn vị cơ sở đại đội.

Bước sang năm 1952, trước sức đánh phá hết sức ác liệt của địch, Trung ương Cục miền Nam xác định nhiệm vụ chung của toàn Nam Bộ là "giữ người, giữ của, xây dựng người, xây dựng của" [72], đề ra nhiệm vụ quân sự là kiềm chế giặc cho chiến trường chính, phát động sâu rộng chiến tranh du kích, tiêu hao, tiêu diệt địch, giành đất, giành người và của với giặc, mở rộng khu du kích, vùng tự do và bảo vệ căn cứ.

Trung ương Cục đẩy mạnh các công tác chính của lực lượng vũ trang và nhân dân Nam Bộ là: chống kế hoạch của địch chiếm đóng sâu vào các vùng căn cứ, phá căn cứ của ta; chống kế hoạch cướp của, cướp người của địch; đặc biệt chú trọng giành đất, sử dụng người và của trong vùng du kích, vùng địch hậu; tiêu diệt và tiêu hao nhiều nhất sinh lực địch, đồng thời ra sức xây dựng lực lượng ta; bảo vệ kinh tế và thực hiện kế hoạch tăng gia sản xuất tự cung tự cấp, phá bao vây kinh tế của địch, đồng thời tích cực đánh phá kinh tế của địch, chú trọng cướp quân nhu địch làm quân nhu của ta; nắm vững và tích cực thực hiện nhiệm vụ chiến lược địch ngụy vận; chấn chỉnh quân đội, xúc tiến tổ chức các binh chủng chuyên môn, tăng cường kỹ thuật chiến đấu cho du kích, bộ đội địa phương; chuyên môn hóa du kích; học tập đánh vận động chiến; xây dựng căn cứ địa; chống chính sách gián điệp của địch [70].

Quán triệt những định hướng trên của Trung ương Cục miền Nam, đầu 1952, Bộ Tư lệnh Nam Bộ ra Nghị quyết quân sự cho toàn Nam Bộ năm 1952. Trên cơ sở nhận định trên chiến trường Nam Bộ "thế giằng co của ta còn thấp kém, ta bị động nhiều vì du kích chiến tranh chậm phát triển và lực lượng của ta còn kém


nhiều hơn địch", Nghị quyết xác định: "phương châm chiến lược của ta ở Nam Bộ vẫn là du kích chiến là chính, học tập đánh vận động chiến trong trường hợp có điều kiện thuận lợi và phải liên miên tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch" [53]. Sau khi quán triệt những nhiệm vụ quân sự chủ yếu, đề ra những biện pháp để "trừ bỏ những khuyết điểm, sai lầm", Nghị quyết nhấn mạnh: “Ra sức tiêu diệt sinh lực giặc, lấy chiến tranh bồi dưỡng lực lượng của ta, giành giật và bảo vệ dự trữ để phát triển lực lượng và tự cung tự cấp đồng thời tích cực tranh thủ sự viện trợ của Trung ương” [53].

Lãnh đạo sát sao nhiệm vụ quân sự của quân và dân Nam Bộ, Trung ương Cục kịp thời phát hiện, biểu dương những sáng tạo nảy sinh trong phong trào chiến tranh du kích; đồng thời, kịp thời uốn nắn những sai sót về chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quân sự. Ngày 25 - 5 - 1952, Bí thư Trung ương Cục kiêm Chính ủy Nam Bộ Lê Duẩn ban hành tài liệu "Mấy sai lầm căn bản cần sửa chữa gấp trong sự chỉ huy lãnh đạo thực hiện chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ" gửi tới các cán bộ quân sự chỉ rõ những "sai lầm khuyết điểm căn bản (...) làm tác hại đến phong trào du kích chiến tranh"[67, tr.418]. Đồng chí phê phán "Tư tưởng chiến lược phòng ngự của các cấp chỉ huy" còn có nhiều thiếu sót, như: chưa có kế hoạch cụ thể lo cho dân, kết hợp mọi lực lượng quân, dân, chính để xây dựng phương tiện, điều kiện tự vệ cho nhân dân; các cấp chỉ huy ít suy tính, nghiên cứu và tích cực thực hiện các kế hoạch bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; chưa tiến hành đánh tiêu diệt địch khi địch tấn công vào căn cứ; chưa tích cực giành chủ động trên các chiến trường cơ động, còn có hiện tượng khu "khoán trắng" việc dụng binh cho tỉnh, tỉnh "khoán trắng" cho huyện, huyện "khoán trắng" cho xã và cho cán bộ trung đội, đại đội... Đồng chí viết "Ở Nam Bộ còn vấp khuyết điểm chưa tích cực tiến hành có kế hoạch cụ thể nhiệm vụ bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân... Coi nhẹ nhiệm vụ này là coi nhẹ tính mạng, tài sản của nhân dân và thiếu quan điểm nhân dân chiến tranh và quan điểm trường kỳ kháng chiến."[67, tr.420-421].

Đặc biệt, Bí thư Lê Duẩn thẳng thắn phê bình đội ngũ cán bộ quân sự nhiễm

"tác phong không nhân dân", "không thấy rõ tư tưởng nhân dân chiến tranh để


hành động cho đúng". Sau khi chỉ rõ một số khá đông cán bộ từ đại đội, huyện đội trở lên, các cán bộ cao cấp xa hẳn nhân dân, tách mình ra một đời sống sinh hoạt riêng, ngoài sinh hoạt của nhân dân, với tư tưởng cá nhân anh hùng ích kỷ, kiêu ngạo, với một tác phong oai quyền, mệnh lệnh, với một tâm trạng danh lợi, ham quyền, cố vị, với một lề lối sinh hoạt quan liêu đượm những mùi phú quí trong cách ăn lối ở, đồng chí nhấn mạnh: "các đồng chí cán bộ quân sự cần kiểm thảo tư tưởng và hành động và tác phong của mình để kịp thời sửa chữa ngay ... đồng chí nào cảm thấy đau khổ tủi nhục, có tội với nhân dân thì đồng chí đó mới tiến bộ" [67, tr.426].

Bí thư Trung ương Cục chỉ đạo các cấp tư lệnh, các tỉnh đội, huyện đội, các ngành chuyên môn phải áp dụng những kinh nghiệm của Bình Thuận trong việc tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục, vận động tổ chức cho nhân dân tránh địch, cất giấu của cải; thực hiện dân chủ và "dân chủ bình nghị" trong thảo luận các chủ trương của Chính phủ, đoàn thể; phát triển rộng rãi lối đánh địa lôi, lựu đạn phối hợp với khinh binh để tiêu diệt, tiêu hao địch; kiên trì gây cơ sở trong các vùng địch hậu; phải nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức tranh đấu, gây dựng cơ sở cho nhiều tầng lớp, nhiều trình độ khác nhau, từ đấu tranh công khai đi dần đến đấu tranh vũ trang, biến vùng địch hậu thành vùng du kích...[67, tr.427-430].

Dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Trung ương Cục miền Nam, phong trào chiến tranh du kích trên địa bàn Nam Bộ không ngừng được được đẩy mạnh trên các mặt. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân, nhất là bộ đội địa phương được tăng cường. Trung ương Cục tiến hành kiện toàn các tiểu đoàn bộ đội địa phương, như tiểu đoàn 303 (Thủ Biên), tiểu đoàn 306 (Gia Ninh), tiểu đoàn 300 (Bà Chợ), tiểu đoàn 309 (Mỹ Tho), tiểu đoàn 311 (Long Châu Sa) thuộc Phân Liên khu miền Đông; các Tiểu đoàn Cần Thơ, Vĩnh Trà thuộc Phân Liên khu miền Tây. Các tiểu đoàn bộ đội địa phương thực hiện phân tán xuống huyện, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch tập trung của tỉnh, vừa hỗ trợ bộ đội huyện. Bộ đội địa phương huyện được giao nhiệm vụ dìu dắt du kích xã phát triển chiến tranh du kích; phối hợp tác chiến tiêu diệt địch, bảo vệ giao thông liên lạc, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân khi giặc tấn công và làm các nhiệm vụ kháng chiến như tiếp vận, xây xã chiến đấu. Lực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022