Đề Xuất Một Số Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Miền Đông Nam Bộ


Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

3.1. Cơ sở xây dựng và nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1.1. Cơ sở pháp lí

Thông tư 31/TT ngày 17 tháng 8 năm 1981 của Bộ Giáo dục: “Để giúp HS hiểu biết các ngành nghề, các trường trung học sử dụng tạm thời mỗi tháng 1 buổi lao động để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề”. Như vậy mỗi năm học có 9 buổi sinh hoạt giới thiệu nghề được phân phối chương trình trong 9 tháng (Bộ GD, 1981). Điều 3 của Chỉ thị số 33-2003/CT-BGD&ĐT ngày 23/7/2003 cũng đã chỉ rõ “Nghiêm túc triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và trung tâm KTTH, theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, giúp HS, đặc biệt là HS cuối cấp hiểu về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá năng lực bản thân, hướng dẫn HS lựa chọn nghề hoặc lựa chọn trường học, ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của xây dựng đất nước”. Chỉ thị 33/2003/CT- BGDĐT đã xác định, mục đích chủ yếu của công tác hướng nghiệp trong giáo dục là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh niên sự sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân. Tiếp tục việc triển khai Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT về tăng cường GDHN cho HS phổ thông nhằm đẩy mạnhcông tác GDHN nâng cao chất lượng, định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của từng địa phương, góp phần tích cực vào việc phân luồng HS cuối cấp THCS và THPT (Bộ GD-ĐT,

2003).

Nghị định 75/2006/NĐ-CP tại Điều 3 khẳng định, hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Bộ GD-ĐT, 2006).

Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xác định rõ mục tiêu cụ thể về giáo dục phổ thông: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS.

Hướng dẫn số 3119/BGDĐT-GDCN ngày 17 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn các trường trung học trên địa bàn phối hợp với các trường TCCN và các trường cao đẳng có đào tạo TCCN để thực hiện GDHN, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho HS phổ thông.

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 18

Quyết định 522/QĐ-TTg 2018 phê duyệt đề án “GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025”, ở mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đã khẳng định “60% trường THPT có GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ TVHN đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ” (Thủ tướng Chính phủ, 2018).

3.1.1.2. Cơ sở lí luận

Trong Chương 1 của luận án đã trình bày tổng quan về hoạt động THVN và quản lí hoạt động TVHN trong và ngoài nước. Đồng thời cũng khái quát về hoạt động TVHN và quản lí hoạt động này. Đây là cơ sở lí luận để đề xuất giải pháp thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

3.1.1.3. Cơ sở thực tiễn

Từ kết quả qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn CBQL, GV và HS đã xác định được thực trạng và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT là: Nhà trường tổ chức hoạt động TVHN chưa đáp ứng nhu cầu TVHN của HS; Hiệu trưởng không trực tiếp tham gia lập kế hoạch hoạt động TVHN; Hiệu trưởng chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn lực trong hoạt động TVHN; Hiệu trưởng chưa tập trung thực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy trình và thiếu sự giám sát trong khi thực hiện chức năng này; Nhà trường chưa thật sự và kịp thời động viên, khích lệ, khen thưởng và có những chế độ ưu tiên cho những GV thực hiện hoạt động TVHN.

Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, giáo dục phải gắn với thực tiễn, từ thực tiễn


và phục vụ thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải thể hiện và cụ thể hóa chủ trương, đường lối hoạt động TVHN của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên lí giáo dục của ngành trong quản lí. Đồng thời, các biện pháp phải giải quyết những nguyên nhân được tìm thấy thực trạng hoạt động TVHN cho HS các trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, giúp các trường THPT trong địa bàn này thực hiện tốt hoạt động TVHN và nâng cao chất lượng GDHN trong điều kiện thực tiễn của nền kinh tế, xã hội địa phương.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí

Các văn bản pháp quy của Việt Nam đã thể hiện rõ phương hướng và chủ trương thực hiện hoạt động THVN cho HS tại các trường THPT của Đảng và Nhà nước. Do đó, nhà trường muốn quản lí hoạt động TVHN cần tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước, các quy định của Bộ, Ngành và địa phương có liên quan đến hoạt động TVHN cho HS tại các trường THPT. Việc bảo đảm nguyên tắc pháp lí là yêu cầu nhất thiết khi đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động TVHN cho HS tại các trường THPT. Vì vậy, các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với các văn bản pháp quy của nước ta và chính sách của địa phương.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của biện pháp thể hiện qua các nguồn lực, yếu tố, điều kiện triển khai thực hiện biện pháp. Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế, phù hợp với với nguyện vọng của cán bộ, GV, nhân viên, HS, CMHS từng trường THPT. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lí hoạt động TVHN ở trường THPT một cách một cách thuận lợi, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí và có các bước tiến hành cụ thể, chính xác và thích hợp.

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT phải đảm bảo tính hiệu quả tức là nó có khả năng tạo ra tính hiệu quả trong quá trình quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT. Tính hiệu quả phải được thể hiện như HS THPT nắm vững thông tin về thế giới nghề, về hệ thống trường lớp đào tạo nghề thuộc trung ương và địa phương, tự xác định được sự phù hợp nghề, tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng,


hướng thú nghề nghiệp... của bản thân. Các biện pháp phải giúp cho HS định hướng đúng trong việc chọn nghề, tự lựa chọn cho mình một ngành phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân, mong muốn của gia đình, yêu cầu xã hội.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Biện pháp quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT phải đảm bảo tính hệ thống, đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải được tiến hành trong một chỉnh thể, chúng được liên kết gắn bó thống nhất, tác động lẫn nhau và phụ thuộc vào nhau. Biện pháp trước là điều kiện, tiền đề cho sự thực hiện biện pháp sau. Đồng thời các biện pháp kế tiếp sẽ kế tục và hoàn thiện biện pháp kế tiếp sau. Không thể thiếu một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các nội dung của biện pháp, vì việc thực hiện các biện pháp còn lại cũng không phát huy hết tác dụng.

3.1.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng TVHN cho HS THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đòi hỏi các biện pháp quản lí hoạt động TVHN được đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ. Sự đồng bộ đó thể hiện ở việc chỉ đạo quản lí lập kế hoạch; chỉ đạo việc phối kết hợp giữa các trường THPT với các trường CĐ, ĐH, trung cấp; chỉ đạo hoạt động của GV, cán bộ Đoàn, cán bộ y tế, hoạt động của HS và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động TVHN. Đồng thời, phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia đồng bộ vào các biện pháp như: hiệu trưởng, đội ngũ CBQL, GV, CBĐTN, cơ sở vật chất, cách thức TVHN, phụ huynh, HS…

3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Dựa trên nền tảng của cơ sở pháp lí, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về quản lí hoạt động TVHN, đặc biệt là các nguyên nhân tìm hiểu từ thực trạng quản lí hoạt động này cho HS THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, những biện pháp được đề xuất sẽ được trình bày theo thứ tự ưu tiên, biện pháp 1 là biện pháp mang tính tiên quyết và đột phá, đóng vai trò cầu nối cho các biện pháp còn lại.


3.2.1. Biện pháp 1. Tăng cường sự tổ chức và chỉ đạo của Hiệu trưởng về việc thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp theo nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp 1

Nhu cầu TVHN được nảy sinh trong quá trình cá nhân tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp và trước khi quyết định chọn nghề, từ đó cá nhân sẽ tìm phương thức để thoả mãn nhu cầu này bằng cách tìm đến tư vấn viên hướng nghiệp. Bên cạnh đó, cá nhân cũng cần xem xét những điều kiện bên ngoài và điều kiện của bản thân như: sở thích, năng lực, điều kiện sức khỏe, điều kiện kinh tế gia đình… để tự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp và đạt được mục đích. Điều kiện và phương thức để thỏa mãn nhu cầu TVHN của HS THPT là bản thân hoạt động TVHN phải được tổ chức dưới nhiều hình thức tư vấn đa dạng, phong phú và nội dung tư vấn phải đầy đủ, sâu và rộng, giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc của các em. Thông qua các hoạt động này, giúp các em khám phá hứng thú, năng lực bản thân, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, rèn luyện cho mình những kĩ năng tương ứng với nghề nghiệp tương lai. Do đó, tổ chức hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT giúp:

Hiệu trưởng và CBQL: Định hướng và phát triển nhu cầu TVHN cho HS, từ đó tổ chức hoạt động TVHN đáp ứng được những nhu cầu hướng nghiệp của các em, giải quyết được một phần khó khăn khi thực hiện và quản lí hoạt động này; Huy động toàn bộ nguồn lực của nhà trường và thu hút phụ huynh, sự hợp lực của các cơ quan chức năng ngoài cộng đồng, nâng cao được hiệu quả và chất lượng của hoạt động TVHN trong trường THPT, giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu GDHN; Uy tín nhà trường được nâng cao khi HS chọn được ngành được trường phù hợp với sở trường, xu hướng (hứng thú) nghề nghiệp của bản thân; phù hợp với năng lực nghề (tính cách) của HS và quan trọng nhất là phù hợp với nhu cầu xã hội.

Đội ngũ tham gia TVHN: Kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng về nghề nghiệp trong tương lai để đưa ra những lời khuyên phù hợp với từng HS hay tạo điều kiện cho các em HS có cơ hội tiếp cận với những ngành nghề theo sở thích, năng lực, hứng thú và đặc điểm tâm lí...; Có cơ sở thực tiễn để tham mưu cho hiệu trưởng trong


việc lập kế hoạch hoạt động TVHN, không chỉ hoàn thành theo quy định của Bộ, Sở mà còn đáp ứng nhu cầu hướng nghiệp của HS.

Phụ huynh: Cha mẹ HS có niềm tin đối với hoạt động giáo dục của nhà trường. Họ sẵn sàng tham gia đóng góp về nguồn lực, vật lực phục vụ cho hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động TVHN; Định hướng cho HS làm những công việc phù hợp với khả năng của các em.

HS: thỏa mãn mong muốn tham gia TVHN: thông tin, nội dung, phương pháp và hình thức; thời gian và số lần TVHN; mỗi khi những khó khăn về lựa chọn nghề, chọn trường được giải quyết từ sự giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là GVCN, các em sẽ yên tâm học tập. Từ đó, kết quả học tập của các em sẽ được cải thiện và cao hơn. HS sẽ thích thú, háo hức và mong được tham gia TVHN mỗi khi trường tổ chức. Các em sẽ tự tìm hiểu thêm về hướng nghiệp và lựa chọn được ngành nghề, chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT theo sở thích và phù hợp với năng lực của mình. HS tự điều chỉnh trong nhận thức và có thái độ đúng đắn trong chọn nghề, chọn trường.

Nhu cầu TVHN là nhu cầu cơ bản và mang tính thiết yếu, giúp các em có quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai đúng đắn và khoa học có dựa trên sự hỗ trợ của đội ngũ tham gia TVHN. Tổ chức hoạt động TVHN theo nhu cầu này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp 1

Nội dung tổ chức, quản lí về việc thực hiện hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT gồm:

(1) Nhu cầu TVHN của HS THPT, tập trung vào: Tầm quan trọng của hoạt động TVHN; Cách giải quyết của HS mỗi khi gặp khó khăn về lựa chọn nghề, lựa chọn trường; Mong muốn của HS khi tham gia TVHN: thông tin, nội dung, phương pháp và hình thức; thời gian và số lần TVHN.

(2) Việc lập và thực hiện kế hoạch TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT: Phối hợp lập và thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN theo từng học kì ở trường THPT của CBQL, GVCN, GVBM và CBĐTN nhằm xây dựng được kế hoạch hoạt động TVHN sát với thực tiễn của nhà trường theo sự biến đổi của xã hội và thế giới nghề nghiệp. Bản kế hoạch TVHN đó có khả năng thực thi và đạt hiệu quả cao trong hoạt


động TVHN; Hiệu trưởng có cơ sở để kịp thời điều chỉnh kế hoạch trong khi thực hiện hoạt động này; Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN có cơ hội đóng góp những kinh nghiệm trong thực tiễn thực hiện kế hoạch để đề xuất các kế hoạch mới nhằm khắc phục ngay những hạn chế từ học kì trước; Hiệu trưởng có dịp tổng hợp được những kinh nghiệm từ thực tiễn từ CBQL, GVCN, GVBM, CBĐTN trước khi phê duyệt và ra quyết định về kế hoạch hoạt động TVHN của Trường; Tạo sự đồng thuận cao và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tham gia TVHN thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch hoạt động TVHN theo từng học kì. Do đó, Hiệu trưởng tổ chức và chỉ đạo về công tác phối hợp của CBQL, GVCN, GVBM, CBĐTN trong lập và thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN theo từng học kì ở trường THPT, hiệu trưởng tập trung vào xác định: nhu cầu THVN của HS, những kinh nghiệm hoạt động TVHN thực tiễn từ đội ngũ tham gia TVHN, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ phải hoàn thành, sử dụng nguồn lực, biện pháp tổ chức và quản lí từng nhiệm vụ, thời gian thực hiện từng nhiệm vụ. Kết quả của việc tổ chức và chỉ đạo là hoàn thành bản kế hoạch trong đó được thể hiện cụ thể và chi tiết về kế hoạch thực hiện: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra và đánh giá hoạt động TVHN; về kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ tham gia hoạt động TVHN; và về kế hoạch thu thập, thống kê và lưu giữ các thông tin cơ bản của HS.

(3) Về quản lí việc triển khai kế hoạch TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT:

Việc thực hiện chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN theo nhu cầu TVHN của HS THPT.

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN cho HS theo từng học kì trong năm học của hiệu trưởng: Tiến hành hoạt động TVHN theo đúng kế hoạch và đúng nhiệm vụ theo sự phân công cho từng thành viên trong đội ngũ tham gia hoạt động TVHN của hiệu trưởng, điều chỉnh hay bổ sung kế hoạch hoạt động TVHN cho HS theo từng học kì (nếu cần). Kết quả của tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN là thực hiện tốt về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra và đánh giá hoạt động TVHN; về phân công cán bộ và GV tham gia hoạt động TVHN phù hợp theo nhiệm vụ của hoạt động TVHN; và về phân công HS tham gia hoạt động TVHN theo sở thích, năng lực, cá tính và giá trị nghề nghiệp.


Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN cho HS theo từng học kì trong năm học của Hiệu trưởng hướng vào các kết quả: Xác định vấn đề và đề ra nhiệm vụ TVHN; Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động TVHN; Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN ở từng năm, học kì, tháng; Và ra quyết định về hoạt động TVHN chính thức.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp 1

(1) Tìm hiểu về nhu cầu TVHN của HS THPT:

- Điều tra HS THPT qua phiếu khảo sát nhu cầu TVHN theo từng học kì. Quá trình thực hiện điều tra được thực hiện theo trình tự sau:

GV làm nhiệm vụ này tìm hiểu về hoạt động hướng nghiệp qua tài liệu và hoạt động thực tiễn của trường; tham khảo kinh nghiệm tiến hành TVHN các năm trước, tham khảo các website có nội dung về TVHN trên mạng Internet, v.v....

Đại diện các GV làm nhiệm vụ TVHN tổng hợp ý kiến những nội dung cần đưa vào phiếu khảo sát nhu cầu TVHN, tập trung chủ yếu vào những hiểu biết của HS về nghề nghiệp nói chung (hiểu biết về nghề, về thị trường lao động, những khó khăn của HS khi chọn nghề...).; nhu cầu TVHN của HS lớp 12 THPT (mức độ quan tâm đến TVHN, mong muốn của các em về từng nội dung, hình thức, phương pháp TVHN…). Sau đó, sử dụng phiếu khảo sát này để xác định nhu cầu TVHN của HS lớp 12 THPT. Cấu trúc của phiếu khảo sát (được trình bày ở phụ lục 2.1).

Hoàn chỉnh phiếu;

Tiến hành điều tra: Phát phiếu đến từng HS trong giờ sinh hoạt lớp, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc làm phiếu này đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mỗi HS. Theo kế hoạch, trong các buổi sinh hoạt lớp, GVCN dành một khoảng thời gian thích hợp để lần lượt cho HS thực hiện ngay các trắc nghiệm tìm hiểu bản thân mình thích được tư vấn những nội dung, hình thức, phương pháp và với đối tượng tư vấn nào. Ngoài ra, cần nói rõ cho HS đây là một nội dung bắt buộc, được đánh giá như một bài kiểm tra, sau đó hướng dẫn cách cho thông tin và thu lại ngay sau khi kết thúc buổi học.

Nhà trường thiết lập hoặc bổ sung chuyên mục về TVHN trên website:

Đội ngũ tham gia hoạt động TVHN sẽ cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 19/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí