Thành Lập Xứ Ủy Chính Thức, Lãnh Đạo Nhân Dân Nam Bộ Kháng


Như đã đề cập, trong quá trình lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc, ở Nam Bộ hình thành 2 hệ thống tổ chức Đảng, có 8 Đảng bộ địa phương có 2 hệ thống tổ chức hoạt động, nhiều tỉnh có 2 Tỉnh ủy hoặc Ban cán sự. Ngoài ra, ở Nam Bộ còn một số Liên tỉnh ủy được hình thành. Khi kháng chiến nổ ra, Nam Bộ mới bước đầu thống nhất tổ chức cấp xứ, còn ở các địa phương mâu thuẫn “Việt Minh cũ”, “Việt Minh mới” vẫn rất nặng nề. Do những bất đồng trong nội bộ, thành phần nhân sự chủ chốt trong Xứ ủy thay đổi nên công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy không thu được nhiều kết quả.

Tháng 3-1946, trên đường ra Trung ương, Bí thư Lê Duẩn dừng lại miền Đông Nam Bộ, thay mặt Xứ ủy lâm thời củng cố lại đội ngũ lãnh đạo kháng chiến; chỉ định Nguyễn Đức Thuận đảm trách nhiệm vụ Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Đông Nam Bộ. Nguyễn Đức Thuận có trách nhiệm đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ củng cố tổ chức Đảng. Thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn, lấy danh nghĩa đại diện Xứ ủy, Nguyễn Đức Thuận lần lượt chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một (tháng 3 - 1946); chấn chỉnh công tác Đảng và chỉ định Tỉnh ủy Biên Hòa (tháng 4-1946) [91, tr.88- 89].

Từ giữa năm 1946, công tác chỉnh đốn Đảng ở Nam Bộ đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương thông qua Uỷ ban cải tổ Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn phụ trách.

Sau khi được lập lại, Xứ ủy lâm thời chủ trương tiến hành lãnh đạo thống nhất tổ chức Đảng trong toàn xứ. Tháng 10-1946, Lê Minh Định, Xứ ủy viên thay mặt Xứ ủy chỉ đạo Đảng bộ Gia Định tập trung giải quyết sự tồn tại song song hai Tỉnh ủy, bầu ra một Ban tỉnh ủy thống nhất gồm 11 đồng chí [103, tr.237].

Nhìn chung, công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy Nam Bộ từ tháng 9- 1945 đến cuối năm 1946 còn hạn chế. Nhận định chung về tình hình Đảng bộ Nam Bộ năm đầu kháng chiến, đồng chí Lê Duẩn viết:


Tổ chức của Đảng đã thông suốt từ trên xuống dưới. Nhưng tư tưởng của Đảng về mọi mặt, chính quyền, mặt trận, quân sự đương còn rải rác. Chính sách của Đảng về mọi mặt không được chính xác, quán xuyến, phần lớn để đối phó theo từng việc, từng địa phương. Trong Đảng không khí Việt Minh cũ và mới còn nặng nề ở miền Đông [58, tr.6].

Sau khi nổ súng gây hấn ở Sài Gòn rồi mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, đầu tháng 10-1945, quân Pháp từ Sài Gòn nhày dù xuống Thủ đô Phnom Pênh, bắt toàn bộ Chính phủ Sơn Ngọc Thành.

Cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho Đông Dương trở thành một chiến trường, nhân dân 2 nước Việt Nam và Campuchia cùng có một kẻ thù chung là quân xâm lược Pháp. Cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung đặt ra yêu cầu liên minh chiến đấu giữa 2 nước Việt Nam với Campuchia. Cách mạng Campuchia cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của Việt Nam và ngược lại cuộc kháng chiến của Việt Nam cần có sự phối hợp của Campuchia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Do cận kề về mặt địa lý, Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban hành chính Nam Bộ được Trung ương Đảng giao nhiêm vụ giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia. .

Tháng 10-1945, Xứ ủy Nam Bộ cử một đoàn quân sự sang Campuchia công tác. Đoàn công tác chia làm hai nhóm hoạt động, vừa tuyên truyền vận động Việt Kiều tham gia ủng hộ cuộc kháng chiến trong nước, vừa gây dựng lực lượng tại chỗ cho Campuchia, gây dựng tình cảm đoàn kết với nhân dân Campuchia, liên lạc với những người Campuchia yêu nước, có uy tín để bàn biện pháp phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung.

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 6

Tiếp đó, Xứ ủy Nam Bộ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến Campuchia thành lập “Ủy ban Cao Miên độc lập”. Đây là tổ chức lãnh đạo kháng chiến đầu tiên của nhân dân Campuchia ra đời trên đất Việt Nam. Ngoài việc giúp đỡ, hỗ trợ lực lượng “Ủy ban Cao Miên độc lập”, Xứ ủy Nam Bộ lãnh


đạo còn thành lập Bộ tư lệnh miền Tây, có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu vừa xây

dựng cơ sở ở vùng Đông Bắc Campuchia và Hạ Lào.

Cuối năm 1946, những cán bộ Xứ ủy Nam Bộ công tác tại Campuchia đã giúp những người yêu nước Campuchia thành lập “Ủy ban giải phóng dân tộc Campuchia lâm thời” nhằm tập hợp mọi tầng lớp nhân dân Campuchia vào mặt trận chung chống thực dân Pháp xâm lược.

Có thể thấy, thực thi nhiệm vụ do Trung ương Đảng giao, Xứ ủy Nam Bộ đã tiến hành giúp đỡ phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia. Do gặp rất nhiều khó khăn cả về xây dựng tổ chức và điều hành kháng chiến, Xứ ủy Nam Bộ mới chủ yếu giúp nhân dân Campuchia bước đầu xây dựng và tập hợp lực lượng kháng chiến.

Nhìn chung, trong những năm 1945-1946, Xứ ủy Nam Bộ đã bước đầu phát huy được vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chủ yếu tập trung vào việc củng cố kiện toàn về tổ chức, bộ máy, một thời gian hoạt động bị gián đoạn, nên vai trò lãnh đạo phong trào kháng chiến của Xứ ủy chưa được thực hiện và phát huy đầy đủ.

1.2. Thành lập Xứ ủy chính thức, lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng

chiến kiến quốc và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1947 - 1951)

1.2.1. Thành lập Xứ ủy chính thức và kiện toàn tổ chức, bộ máy

Vào tháng 12-1946, sau khi những nhân nhượng có nguyên tắc và thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp đáp lại bằng sự bội ước và gây hấn, trên cơ sở đánh giá chính xác thực dân Pháp đã chuyển sang giai đoạn thực hiện hành động chiến tranh, khả năng đàm phán không còn nữa, thời kỳ hoà hoãn đã qua, chúng ta càng nhân nhượng, kẻ thù sẽ càng lấn tới, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phạm vi cả nước. Ngày 19-12-1946, cuộc Toàn quốc kháng chiến bùng nổ.


Trước khi phát động cuộc chiến đấu tổng lực với quân đội thực dân, Ban Thường vụ Trung ương Đảng gửi các bức điện cho Xứ uỷ Nam Bộ, thông báo Đảng đang gấp rút lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, và nêu rõ: “Nhiệm vụ của Nam Bộ là không để cho Pháp đem hết tài sản chiếm được ở Nam Bộ ra đánh Trung, Bắc” [62, tr.156], Đảng bộ cần phải tổ chức các trận đánh nhằm phá hoại kho tàng và các phương tiện vận tải của địch; kết hợp giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị của quần chúng như tổ chức các cuộc đình công, bãi công, chống khủng bố, đòi các quyền lợi về tự do, dân chủ, kinh tế; xây dựng và bảo vệ chính quyền kháng chiến ở cả vùng thành thị và nông thôn; thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo… tiễu trừ Việt gian phản động, bảo vệ nhân dân.

Nhiệm vụ Trung ương giao phó đặt ra đối với Nam Bộ yêu cầu cấp bách về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, củng cố hệ thống tổ chức và các cấp ủy Đảng, mà trước hết và quan trọng nhất là kiện toàn và thành lập Xứ ủy Nam Bộ chính thức.

Thực hiện nhiệm vụ trên, từ đầu năm 1947, Xứ ủy lâm thời đẩy mạnh chỉ đạo chấn chỉnh và củng cố lại tổ chức Đảng trong các khu. Tháng 2 - 1947, Xứ uỷ lâm thời Nam Bộ họp Hội nghị mở rộng, quyết định phân chia lại các khu cho phù hợp với tình hình mới. Nam Bộ gồm các khu: Khu 7, Khu 8, Khu 9 và Khu Sài Gòn- Chợ Lớn [10].

Để giải quyết tình trạng các Liên tỉnh uỷ và Khu uỷ vốn được xây dựng từ trước, chồng chéo về phạm vi lãnh đạo, không phù hợp với tình hình thời chiến đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp bộ Đảng, từ 16 đến 19-6-1947, Xứ uỷ Nam Bộ tổ chức hội nghị mở rộng quyết định sáp nhập các Khu uỷ và Liên tỉnh uỷ thành các Khu uỷ để thống nhất về tên gọi, về tổ chức nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng.

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị, các Khu uỷ 7, 8, 9 và Khu uỷ Sài Gòn

được thành lập. Mỗi Khu ủy hoạt động như một “phân cục của Xứ ủy”, thay mặt


Xứ ủy chỉ huy các tỉnh ủy trực thuộc. Xứ ủy phân công các Xứ ủy viên tham gia các Khu ủy. Nguyễn Văn Trí (Xứ ủy viên thay Nguyễn Văn Tiếp mất vì bệnh tật) làm Bí thư Khu ủy Khu 7; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Khu 8 là Nguyễn Văn Vịnh - Chính ủy và Trần Văn Trà - phụ trách quân sự; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Khu 9 là Nguyễn Văn Trấn - Bí thư Khu ủy và Nguyễn Đức Cúc - phụ trách Dân quân; 2 cán bộ tham gia Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn là Hoàng Dư Khương - Bí thư Khu ủy và Phan Trọng Tuệ - Chính ủy [18].

Sau thời gian chuẩn bị, từ ngày 16 đến 20 tháng 12-1947, tại kênh Năm Ngàn, xã Nhơn Minh, huyện Mộc Hoá, tỉnh Đồng Tháp, căn cứ kháng chiến của Khu 8, Đảng bộ Nam Bộ tiến hành Hội nghị đại biểu toàn xứ. Dự Đại hội có 63 đại biểu chính thức, 5 đại biểu dự thính [92, tr.135], trong đó có 37 đại biểu các Tỉnh ủy và Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, 13 đại biểu đảng đoàn, 10 đại biểu các khu ủy... Lê Duẩn với tư cách là phái viên của Trung ương Đảng cùng Ban Thường vụ Xứ ủy lâm thời chủ trì Đại hội. Khách mời có Nguyễn Bình - Khu bộ trưởng Khu 7 và Luật sư Phạm Ngọc Thuần - Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ. Hội nghị nghe Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Thư của Tổng Bí thư Trường Chinh gửi Hội nghị, thảo luận Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương (3 đến 6-4-1947); thảo luận Báo cáo về tình hình nhiệm vụ nêu trong Báo cáo của Xứ ủy lâm thời do Nguyễn Văn Kỉnh trình bày, thảo luận những vấn đề cuộc kháng chiến ở Nam Bộ đặt ra, thống nhất phương hướng, biện pháp thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh của Đảng ở Nam Bộ.

Hội nghị thống nhất qui định lề lối làm việc, nhiệm vụ lãnh đạo của Xứ ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy, các tiểu ban của Đảng, các đoàn thể và công tác đào tạo cán bộ. Nghị quyết Hội nghị thể hiện quyết tâm: “Toàn Đảng ta phải có sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Trước hết, mỗi đồng chí phải có tinh thần kỷ luật và tinh thần phụ trách. Chúng ta phải quyết liệt tranh đấu chống hữu khuynh và “tả” khuynh” [57]. Các biểu hiện hữu khuynh được nêu ra là: khinh thường lực lượng của kháng chiến, sợ hãi trước sự đe dọa của kẻ thù; đầu cơ vụ lợi, dựa vào


thế của đoàn thể để chuyên quyền; buông lơi vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến. Về “tả” khuynh: chống xu hướng biệt phái, chỉ thấy có Đảng mình mà không thấy khả năng chiến đấu của nhân dân, của các đảng phái dân chủ tiến bộ, không mở rộng được Mặt trận đoàn kết kháng chiến.

Hội nghị bầu Ban Chấp hành Xứ Đảng bộ, gồm 15 uỷ viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết: Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Kỉnh, Hà Huy Giáp, Nguyễn Đức Thuận, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Trấn (bầu vắng mặt), Nguyễn Văn Tây (Nguyễn Thanh Sơn), Phan Trọng Tụê, Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Đức Cúc (Nguyễn Văn Linh), Hoàng Dư Khương, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thập; các ủy viên dự khuyết là Nguyễn Văn Long, Lê Minh Định, Nguyễn Văn Trí.

Hội nghị bầu trực tiếp Lê Duẩn làm Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ Xứ. Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên: Lê Duẩn- Bí thư; Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Đức Thuận - Phó Bí thư; Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm- Ủy viên Thường vụ.

Các Xứ ủy viên được phân công phụ trách các nhiệm vụ cụ thể, nhằm làm cho sự lãnh đạo của Xứ ủy được toàn diện và sâu sát hơn trước: Bí thư Lê Duẩn: Phụ trách Dân quân; Phạm Hùng: Phụ trách Công an; Ung Văn Khiêm: Phụ trách Hành chính; Nguyễn Văn Kỉnh: Phụ trách Tổ chức; Hà Huy Giáp: Phụ trách Tuyên huấn; Nguyễn Đức Thuận: Phụ trách Khu 7; các Xứ ủy viên: Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Trà, Nguyễn Văn Vịnh, Phan Trọng Tuệ, Thanh Sơn (Nguyễn Văn Tây): Phụ trách Quân sự; Lê Văn Sỹ, Hoàng Dư Khương: Phụ trách Việt Minh; Nguyễn Thị Thập: Phụ vận; Nguyễn Văn Long: Phụ trách Hành chính; Lê Minh Định (Dự khuyết): phụ trách Dân vận; Nguyễn Văn Trí: phụ trách Chính trị [18].

Về phạm vi, địa bàn lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ theo sự phân công của Trung ương Đảng. Ngoài địa bàn phụ trách chính là Nam Bộ, Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ nêu rõ: “Để chỉ huy sát với tình thế, X.U (Xứ


ủy) phải được coi là phần cục của Trung ương nghĩa là phải phụ trách chỉ huy

Cao Miên và Nam phần Trung Bộ” [62, tr.356].

Tại Hội nghị này, Xứ uỷ Nam Bộ định rõ cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cấp uỷ tại Nam Bộ theo 5 cấp: chi bộ, quận (huyện), tỉnh, khu, xứ. Trong đó, Xứ ủy Nam Bộ đảm nhận công việc “Phân Cục Trung ương”, chỉ đạo trực tiếp xuống các Khu ủy, các Đảng đoàn, các chi bộ thuộc cấp xứ và Xứ Quân ủy.

Hội nghị đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ đánh dấu bước phát triển mới của Đảng Bộ Nam Bộ với việc chấm dứt tình trạng thiếu thống nhất trong Đảng bộ, mở đầu giai đoạn mới với sự hoàn chỉnh hệ thống tổ chức Đảng ở Nam Bộ; khẳng định sự trưởng thành trong nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên về ý nghĩa sống còn của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Điều này góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ công tác phát triển Đảng ở các địa phương.

Tháng 7-1948, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam Bộ lần thứ nhất tại Kênh Năm Ngàn (Đồng Tháp Mười) bàn chủ trương tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới. Đồng chí Lê Duẩn chủ trì Đại hội. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Nam Bộ. Thành phần nhân sự Xứ ủy cơ bản không thay đổi so với nhân sự Xứ ủy chính thức đã được bầu ra tháng 12-1947, có điều chỉnh phân công nhiệm vụ. Lê Duẩn tiếp tục làm Bí thư Xứ ủy; Nguyễn Văn Kỉnh làm Phó Bí thư.

Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, Xứ uỷ không thể sinh hoạt thường xuyên, nên hầu hết hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy do Ban Thường vụ Xứ ủy đảm trách.

Để lãnh đạo kháng chiến, Xứ ủy từng bước thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc. Hai cơ quan giúp việc đầu tiên của Xứ ủy được thiết lập là Ban Dân vận (gồm Thanh vận, Phụ vận, Nông vận, Công vận, Hoa vận) và Văn phòng Xứ uỷ (thành lập 12- 1947). Tiếp đó, Ban Tổ chức, Ban Tuyên truyền huấn


luyện, Ban Thi đua về công tác nội bộ của Đảng, Văn phòng Dân vận Xứ uỷ thành lập vào tháng 7-1949. Ngày 14-7-1949, Ban Tổ chức Xứ uỷ họp tại căn cứ Đồng Tháp Mười, ra Nghị quyết số 01 về việc củng cố và thành lập các Ban chuyên môn giúp việc Xứ uỷ và Chị thị số 01 về nhiệm vụ, quyền hạn các Ban chuyên môn giúp việc Xứ uỷ. Sau khi Nghị quyết và Chỉ thị trên ra đời, một số cơ quan tham mưu, giúp việc tiếp tục được thành lập, như: Văn phòng Ban Thường vụ, Văn phòng đồng chí Lê Duẩn, Ban Đảng vụ, Ban Mặt trận, Ban Thi đua, Ban Kinh tế tài chính, Ban Tuyên huấn, Báo Thống nhất, Ban Giao thông liên lạc; Ban Công tác đội (11-1949), Ban Kiểm tra, Ban Kiểm tra quân sự, Ban Mặt trận (thành lập tháng 5-1950)...

Đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới và tăng cường công tác chỉ đạo quân sự một cách hiệu quả, nhanh chóng, ngày 24 - 25-8-1950, Ban Thường vụ Xứ uỷ tổ chức cuộc hội nghị các ban chuyên môn, đảng đoàn, đoàn thể các cấp và ra Nghị quyết số 17, thống nhất tổ chức một số ban chuyên môn của Đảng, chính quyền và quân sự đối với một số ban chuyên môn [35]. Thực hiện Nghị quyết này, các ban chuyên môn của Xứ ủy tập trung vào tăng cường phối hợp công tác. Đối với công tác quân sự và chỉ huy chiến trường, Ban Mặt trận phối hợp với Bộ Tư lệnh và Ban Địch vận đẩy mạnh các hoạt động địch vận, gây phong trào ủng hộ bộ đội, vận động thanh niên gia nhập dân quân; tích cực phối hợp với chính quyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng. Ban Mặt trận có nhiệm vụ tham gia công tác phối hợp vận động công nhân Hoa kiều, công tác vận động binh lính Quốc dân Đảng.

Tiếp theo Nghị quyết 17/NQ-XU, Thường vụ Xứ ủy ra Chỉ thị ngày 23- 4-1951, về lề lối làm việc và hội họp quân dân chính. Cơ quan Xứ uỷ cùng bộ máy giúp việc ngày càng được kiện toàn theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn Nam Bộ.

Đến cuối năm 1949 đầu 1951, Xứ uỷ Nam Bộ đã xây dựng được một hệ thống cơ quan tham mưu giúp việc, với cơ cấu tổ chức phù hợp, chuyên sâu từng nhiệm vụ cụ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động, tổ chức quân dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022