là hẹp, tuy vẫn có lúc, có nơi lại phát triển bừa bãi...Một khuyết điểm lớn là không chăm lo đào tạo cán bộ và quá sơ sài về vấn đề tổ chức. Lại có những xích mích về nội bộ, xét ra chỉ vì kém lý luận và chính trị, không hiểu nguyên tắc và lề lối làm việc... mà Xứ ủy không kịp thời giải quyết...” [63, tr.383].
Trước tình hình đó, từ ngày 18 đến 22-10-1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và các đại biểu Đảng bộ Nam Bộ tổ chức Hội nghị bàn về những nhiệm vụ kháng chiến và xây dựng Đảng ở Nam Bộ. Ban Thường vụ Trung ương đã chỉ ra 12 nhiệm vụ lớn của Đảng bộ Nam Bộ trong chỉnh đốn tổ chức, bộ máy, chỉnh đốn tư tưởng, lề lối làm việc của các cấp ủy và đảng viên, yêu cầu phải tiến hành thi đua phát triển Đảng, thi đua sửa đổi lối làm việc [63, tr.383- 386]. Để giúp Xứ ủy chỉnh đốn Đảng và công tác lãnh đạo kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương cử một phái đoàn, do Lê Đức Thọ phụ trách, vào Nam để “hiểu rõ vấn đề Nam Bộ, học lấy kinh nghiệm Nam Bộ, cùng đồng chí Duẩn thảo định mọi việc, đặng giúp các đồng chí chấn chỉnh Đảng bộ và giải quyết mọi vấn đề trong phạm vi có thể” [63, tr.386]. Những nội dung trên đây đã được Tổng Bí thư Trường Chinh truyền đạt đến Xứ ủy Nam Bộ qua thư ngày 23-10- 1948.
Chấp hành chủ trương, chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương, Xứ ủy Nam Bộ đẩy mạnh công tác phát triển đảng, đưa số lượng đảng viên từ 15.000 đồng chí (10-1948) lên 23.000 đảng viên (đầu năm 1949) [18].
Sau khi đoàn cán bộ Trung ương vào tăng cường cho Xứ ủy Nam Bộ, Xứ ủy đã tiến hành Hội nghị cán bộ toàn xứ (họp từ ngày 4 đến 5 -10-1949), ra Nghị quyết về công tác Đảng, nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển đảng viên. Thực hiện Nghị quyết này, số lượng đảng viên tại Nam Bộ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Cuối năm 1949, Đảng bộ Nam Bộ có 81.499 đảng viên, tháng 6-1950 tăng lên 104.609 đảng viên, đến tháng 9-1950 phát triển lên 110.387 đảng viên. Cuối năm 1950, toàn Nam Bộ có 2.500 chi bộ (trong đó có 910 chi bộ xã, 500 chi bộ trong bộ đội, 1.090 chi bộ cơ quan, xí nghiệp). Chi bộ đông nhất có tới
400 đảng viên, trung bình có từ 50 đến 70 đảng viên, chi bộ ít nhất có 5 đảng viên [18].
Đảng bộ Nam Bộ phát triển đảng viên số lượng rất lớn, song không đều, có nơi phát triển quá nhanh (Chi bộ Trần Văn Thời, cuối năm 1949 có 37 đảng viên, đến tháng 10 -1950 đã phát triển lên đến 337 đảng viên); chưa phát triển mạnh trong dân quân, trong vùng đồng bào tôn giáo, vùng đồng bào thiểu số. Tại Sóc Trăng, trong 135.000 đồng bào Khơme mới có 17 đảng viên. Tại Rạch Giá, trong 40.000 đồng bào Khơme mới có 102 đảng viên. Tại Biên Hòa, chỉ có 15 đảng viên người dân tộc thiểu số trong tổng số 20.000 đồng bào dân tộc thiểu số. Đến tháng 6-1950, Tây Ninh chỉ có 6 đảng viên trong đạo Cao Đài. Các tỉnh Long Châu Tiền, Long Châu Hậu chưa phát triển Đảng được trong Hòa Hảo [23]. Tuy Xứ ủy xác định giáo dục, rèn luyện đảng viên là một “nhiệm vụ khẩn cấp”, là “trọng tâm công tác của Đảng” [20, tr.9], song do phát triển quá nhanh nên dẫn đến tình trạng số lượng không đi liền với chất lượng. Thậm chí, nhiều nơi cấp ủy phát triển đảng không đứng vững trên lập trường giai cấp của Đảng, không nhằm vào tính chất tiền phong của Đảng; để địch chui vào hàng hàng ngũ như các tỉnh Sài –Chợ, Gò Công, Sa Đéc [23].
Nghị quyết về công tác Đảng của Xứ ủy Nam Bộ tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, để giữ vững kỷ luật Đảng phải tuân thủ kỷ luật Đảng; việc kỷ luật phải thi hành nghiêm, chặt chẽ nhưng “tuyệt đối không được dùng việc trừng phạt làm phương pháp để củng cố Đảng” [21, tr.56].
Từ cuối năm 1950 đến đầu năm 1951, Xứ ủy Nam Bộ thực hiện chủ trương của Đảng: ngừng phát triển đảng, tập trung vào xây dựng chính trị, tư tưởng, làm căn bản.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Và Chấn Chỉnh Lực Lượng Vũ Trang Nam Bộ
- Thành Lập Xứ Ủy Chính Thức, Lãnh Đạo Nhân Dân Nam Bộ Kháng
- Xứ Ủy Nam Bộ Lãnh Cuộc Kháng Chiến Toàn Dân, Toàn Diện Trên
- Lãnh Đạo Nhiệm Vụ Giúp Đỡ Cách Mạng Campuchia.
- Trung Ương Cục Miền Nam Chính Thức Đi Vào Hoạt Động Và Kiện Toàn Cơ Cấu Tổ Chức, Bộ Máy
- Lãnh Đạo Thực Hiện Các Nhiệm Vụ Quân Sự, Phát Triển Thế Chủ Động Chiến Lược
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Đối với tổ chức Đảng trong quân đội, Trung ương Đảng, Xứ ủy nhận rõ cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng một cách toàn diện và trực tiếp theo ngành dọc trong quân đội. Thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11-1946) và Nghị quyết Quân ủy Trung ương (tháng 2-1947)
về việc thành lập hệ thống Đảng thống nhất trong lực lượng vũ trang, giữa năm 1947, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập các Quân Khu ủy (Chiến khu ủy), Chiến khu ủy đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy. Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội từ cấp Chiến khu gồm có Đảng bộ chiến khu, Đảng bộ Trung đoàn (hoặc Liên chi), chi bộ tiểu đoàn, tổ đảng đại đội [76, tr.126].
Đến cuối năm 1948, Nam Bộ bắt đầu thực hiện tổ chức và hệ thống Đảng trong quân đội quốc gia theo Nghị quyết của Thường vụ Trung ương Đảng ngày 24-10-1948. Nguyên tắc tổ chức: Đảng chỉ có một hệ thống tổ chức. Bỏ hệ thống cấp ủy trong quân đội (Trung ương quân ủy, Quân khu ủy, Trung đoàn ủy, Tiểu đoàn ủy). Lập chế độ chính trị viên, đại diện Đảng phụ trách trong bộ đội [63, tr.388-395]. Phát triển Đảng trong bộ đội được đẩy mạnh. Đến tháng 9-1950, số đảng viên trong bộ đội phát triển sâu rộng, có đơn vị tới một nửa hoặc 3/4 số chiến sĩ là đảng viên.
Nhìn chung, tuy có những hạn chế nhất định, công tác xây dựng Đảng của Xứ ủy Nam Bộ đã đạt được những kết quả rất cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ đối với phong trào kháng chiến.
Đồng thời với xây dựng Đảng, Xứ ủy Nam Bộ đã xây dựng và phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng vào sự nghiệp kháng chiến nhằm đoàn kết, thống nhất rộng rãi, tập trung mọi lực lượng để giữ vững “quyền thống nhất và độc lập tự do của Tổ quốc” [109, tr.29]. Xứ ủy Nam Bộ chủ trương củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất.
Xứ ủy quán triệt nhiệm vụ cho các cấp bộ Đảng gia tăng vai trò của Mặt trận Việt Minh, kiện toàn cơ quan lãnh đạo Mặt trận các cấp làm nòng cốt trong Mặt trận dân tộc ở Nam Bộ. Mặt trận Việt Minh phát triển rộng khắp, hoạt động sôi nổi, có sự tham gia của những người yêu nước, có uy tín, tiêu biểu cho nhiều giới và được nhân dân tín nhiệm. Trong quá trình phát triển cơ sở, mở rộng ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh, nguyên tắc thống nhất trong hệ thống Mặt trận các cấp được coi trọng; đồng thời hạn chế các biểu hiện hẹp hòi trong kết nạp
hội viên hoặc phát triển tràn lan, thiếu thận trọng, để địch cài cắm gián điệp phá
hoại phong trào.
Đầu tháng 2 - 1947, tại căn cứ Đồng Tháp Mười, Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo tiến hành Hội nghị đại biểu các chính đảng, đoàn thể cứu quốc, các tôn giáo, các dân tộc. Hội nghị đã lựa chọn, bầu ra Ủy ban Mặt trận Việt Minh Nam Bộ đại diện cho các tầng lớp nhân dân và các tổ chức tham gia Mặt trận. Hà Huy Giáp, đảng viên Đảng Cộng sản được bầu làm Chủ nhiệm; Vương Văn Lễ, Đảng Dân chủ làm Phó Chủ nhiệm; Trần Bạch Đằng làm Tổng thư ký.
Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn Xứ tháng 12-1947 nêu rõ: “Thường vụ Xứ ủy phải mật thiết liên lạc và chỉ huy các đoàn thể phụ nữ, nông dân, công nhân trong Mặt trận Việt Minh. Các Khu ủy phải trực tiếp chỉ huy các Tỉnh ủy và tổ chức quần chúng” [62, tr.365]. Các hội, đoàn thể lớn nhất trong Mặt trận Việt Minh gồm có: Tổng Công đoàn Nam Bộ, Hội Nông dân cứu quốc, Đoàn Thanh niên cứu quốc, Đoàn Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, “Phật giáo cứu quốc” “Cao đài cứu quốc” và một số hội quần chúng khác… . Trong vùng địch tạm chiếm, cơ sở các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh đã được xây dựng đều khắp, hỗ trợ cho cán bộ đảng viên ''bám chặt quần chúng'', bám dân, xây dựng phong trào.
Cũng trong năm 1947, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam tại Nam Bộ được thành lập và củng cố, phát triển mạnh các phân hội. Đến đầu năm 1951, Đảng chủ trương thống nhất hai hình thức của Mặt trận Dân tộc thống nhất là Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh) và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) thành Mặt trận Liên-Việt, các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh Nam Bộ tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Liên-Việt, đóng vai trò là “những trụ cột quần chúng vững chắc của Đảng trong Mặt trận dân tộc thống nhất” [64, tr.180].
Trong thực tiễn kháng chiến ở Nam Bộ, lãnh đạo xây dựng mặt trận thống nhất, xây dựng khối đoàn kết kháng chiến không thể tách rời vai trò của công tác dân vận. Xứ ủy Nam Bộ đã thành lập các ban chuyên môn như Ban Dân vận, Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Tôn giáo vận (bao gồm Cào đài vận, Hòa hảo vận, công giáo vận), Hoa vận, Khơme vận; tổ chức các đội quân chính trị của quần chúng nhân dân; Phát triển các đội võ trang tuyên truyền, thực hiện mạnh mẽ công tác tôn giáo vận. Tháng 10-1950, Xứ ủy tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Dân vận-Mặt trận Nam Bộ với sự tham dự của đại biểu đoàn thể cấp Nam Bộ, Ban Dân vận-Mặt trận Nam Bộ, Ban Tuyên huấn Xứ ủy và các Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách Dân vận- Mặt trận...Hội nghị do Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Kỉnh điều khiển. Hội nghị khẳng định những kết quả tích cực của Nam Bộ trong công tác vận động nhân dân thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, nhất định thắng lợi.
Đối với Đảng Dân chủ và các đảng phái khác có tinh thần dân tộc, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương phải bằng hành động thiết thực chứng tỏ “chúng ta đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi đảng phái”, thành thật đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ họ nhận những nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến. Ngày 17-1-1948, Xứ ủy Nam Bộ tổ chức cuộc họp giữa cán bộ lãnh đạo của hai Đảng, thống nhất đoàn kết trong công cuộc giải phóng dân tộc, không để địch lợi dụng chia rẽ khối đoàn kết kháng chiến. Đảng Dân chủ tuyên bố thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đoàn kết cùng với Đảng Cộng sản, đưa kháng chiến giành độc lập dân tộc đến thắng lợi.
1.2.2.3. Lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng gắn với xây dựng kinh tế kháng chiến
Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành nhiều sắc lệnh về giảm tô 25%, giảm 20% thuế điền thổ và qui định một số nguyên tắc chia ruộng đất công, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân thiếu ruộng; tạm cấp ruộng của thực dân Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, …
Thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng, Chính phủ, Xứ ủy Nam Bộ vận động nhân dân thực hiện giảm tô 25%, vận động địa chủ hiến điền; tiến hành tạm cấp ruộng đất quản thu, ruộng đất vắng chủ, ruộng đất có chủ nhưng bỏ hoang cho nông dân nghèo. Đến năm 1949, việc tạm cấp ruộng đất đã mang lại nhiều quyền lợi cho người dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng. Một số địa phương thực hiện rất tích cực, điển hình là tỉnh Mỹ Tho, khoảng 50.000 nông dân được mướn đất với diện tích trung bình từ 1 đến 3 mẫu [121, tr.11]. Nhờ số ruộng đất tạm được cấp, một bộ phận nông dân ở Nam Bộ có điều kiện tự túc sản xuất, bớt phụ thuộc vào địa chủ…
Đầu năm 1950, Xứ ủy Nam Bộ nhận được Chỉ thị ngày 14-10-1949 của Trung ương Đảng về tạm cấp ruộng đất tịch thu của thực dân Pháp và Việt gian, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân nghèo không có hoặc thiếu đất sản xuất. Trên cơ sở đó, ngày 5-1- 1950, Xứ ủy Nam Bộ ra Chỉ thị số 113/CTX “Về việc tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo”, chính thức phát động phong trào tạm cấp ruộng đất trên toàn Nam bộ.
Xứ ủy yêu cầu các cán bộ Đảng phải giải thích rõ cho quần chúng bần, cố nông hiểu rằng: “Chính sách cuối cùng của Đảng, của Chính phủ là đem quyền sở hữu vĩnh viễn về ruộng đất cho dân cày. Tạm cấp chỉ là phương pháp tạm thời để đi đến vĩnh viễn”; “cần có sự mềm dẻo trong thực hiện, tránh làm tổn hại khối đoàn kết kháng chiến” [92, tr.479]; phải lưu ý đặc điểm của dân cày nghèo Nam Bộ: “Khác với Bắc Bộ và Trung Bộ, dân cày Nam Bộ, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ không những không có ruộng cày mà còn không có đất ở, hoàn toàn phụ thuộc vào địa chủ, ở nhờ trên đất của địa chủ, nên khi tạm cấp đất cho dân cày phải chú ý giải quyết cả nhà ở cho họ, có thể cấp đất thổ cư dọc bờ kênh, bờ xáng cho cất nhà”[24].
Thực hiện Chỉ thị của Xứ ủy, các Đảng bộ địa phương có nhiều sáng tạo, đem lại hiệu quả cao. Ở Đồng Tháp Mười (miền Đông Nam Bộ), với công thức “trăm ngang ngàn dọc” (100m ngang x 1000m dọc), mỗi hộ nông dân nghèo được chia 10 ha dọc theo kinh Dương Văn Dương. Ngoài ra nông dân còn được
cấp thêm các đìa bàu (đầm cá)- một nguồn lợi đáng kể ở Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng vận động tuyên truyền các địa chủ, chức sắc vừa thực hiện giảm tô cho nông dân, vừa nhượng đất cho chính quyền cách mạng để có thêm quĩ đất cấp cho nông dân cày cấy. Điển hình ở Tân An, được chính quyền vận động, Cai tổng Võ Văn Rạng, người sở hữu nhiều ruộng đất nhất tỉnh, đã tham gia vào Ban Chấp hành “Hội vận động nhượng đất”, tạo điều kiện cho cuộc vận động nhượng đất diễn ra thuận lợi, đồng thời khích lệ các địa chủ khác tham gia kháng chiến.
Bên cạnh việc tạm cấp ruộng đất, thực hiện chủ trương của Xứ ủy Nam Bộ, các tỉnh Mỹ Tho, Long Châu Sa, Bà Chợ, Gia Định Ninh… tiến hành chia công điền cho các gia đình chiến sĩ, thương binh, mức chia trung bình mỗi gia đình nửa mẫu.
Những chủ trương, biện pháp tạm cấp ruộng đất của Xứ ủy Nam Bộ đã tác động tích cực trong việc nâng cao tinh thần hăng hái sản xuất và chiến đấu, sức đóng góp và ủng hộ của nông dân cho phong trào kháng chiến.
Nắm rõ đặc điểm hình thành chế độ ruộng đất và tình hình sử hữu đất đai mang tính tập trung ở Nam Bộ [ 219; 220], những biến động của tầng lớp địa chủ sau khi cuộc kháng chiến nổ ra, nhiều địa chủ sở hữu tới 10.000 mẫu, đến
17.000 mẫu ruộng tham gia kháng chiến, đảm trách chức vụ Phó chủ tịch, Chủ tịch tỉnh, Xứ ủy Nam Bộ đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các các địa phương khuyến khích, động viên các địa chủ hiến điền với phương châm “đối với địa chủ Việt gian, phản động thì kiên quyết tịch thu, nhưng đối với địa chủ thường
Theo thống kê của Pháp, năm 1945, tổng số ruộng đất toàn Nam Bộ có 2.400.000 mẫu, phần lớn tập trung trong tay địa chủ Pháp, địa chủ Việt, Nhà chung. Số địa chủ Việt Nam chỉ chiếm 2,5% dân số mà chiếm tớ 45% diện tích. Đồn điền của địa chủ Pháp chiếm 20%, Nhà chung và địa chủ ngoại kiều chiếm 10%. Nông dân chiếm 90% dân số chỉ có 22,5% diện tích ruộng đất. Riêng tỉnh Bạc Liêu, địa chủ chiếm 65 % diện tích đất trong toàn tỉnh.
Trong thời gian đầu kháng chiến, tầng lớp địa chủ đã có sự biến động: phần đông địa chủ lớn và
cực lớn bỏ chạy vào vùng tạm chiếm. Trong vùng căn cứ, chủ yếu còn địa chủ nhỏ và vừa, sở hữu ruộng đất từ 5 ha đến 50 ha. Một số địa chủ chạy vào vùng Pháp chiếm đóng nhưng vẫn sai người về thầu địa tô.
thì “vận động hiến điền, địa chủ đảng viên phải gương mẫu” [92;30]. Những địa
chủ hiến điền được gọi là những địa chủ khai minh.
Cuộc vận động hiến điền ở Nam Bộ diễn ra sớm và đạt hiệu quả rõ rệt. Đến cuối năm 1950, Xứ ủy chủ trương tiếp tục đẩy mạnh vận động hiến điền, kết quả là trong 16 tỉnh Nam Bộ đã hiến được 12.132 mẫu. Số ruộng đất hiến nhiều nhất là Khu 9. Nhiều thân hào, thân sĩ, chức sắc tôn giáo nổi tiếng đã hiến hàng chục, hàng trăm, hécta ruộng đất cho kháng chiến, như ông Cao Triều Phát ở tỉnh Bạc Liêu hiến 5.000 hécta; ông Huỳnh Thiện Lộc ở tỉnh Rạch Giá hiến
5.000 hécta; ông Nguyễn Ngọc Tương ở tỉnh Bến Tre hiến 100 hécta [92; 228; 229].
Có thể thấy, vận động hiến điền là một sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Xứ ủy Nam Bộ. Những thành quả do vận động hiến điền không chỉ đem lại phần lợi ích cho nông dân mà còn góp phần xây dựng khối đoàn kết kháng chiến của nhân dân Nam Bộ.
Cuộc vận động giảm tô, giảm tức được tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau tùy thuộc đặc điểm tình hình của địa phương. Hình thức phổ biến nhất là tổ chức cho nông dân và chủ ruộng làm giao kèo đảm bảo quyền lợi giảm tô, bảo vệ vốn cho nông dân; vận động chống âm mưu tăng tô. Thực hiện Sắc lệnh giảm tô của Chính phủ ban hành ngày 14 -7- 1949, Xứ ủy Nam Bộ tiến hành lãnh đạo các cấp bộ Đảng, chính quyền vận động, tổ chức nông dân đấu tranh buộc địa chủ thực hiện đúng cam kết giảm tô cho nông dân. Tùy thuộc vào ưu thế của phong trào kháng chiến, từng địa phương ở Nam Bộ đặt ra định mức
giảm tô khác nhau. Đến đầu năm 1950, Xứ ủy chỉ đạo Ủy ban Kháng chiến
hành chánh Nam Bộ, các cấp ủy và chính quyền địa phương đẩy mạnh hoàn thành giảm tô, thực hiện đúng qui định của Chính phủ giảm tô 25%so với mức
hiện giảm tô 20 đến 25%. Khu 8, phong trào kháng chiến mạnh hơn, địa chủ giảm tô giảm từ 25 đến 45%; trong đó, giảm nhiều là ở Đồng Tháp Mười. Khu 9, đất rộng người thưa, là vùng căn cứ của ta, có nơi giảm đến 80%.
Từ tháng 11-1945, Bộ Nội vụ ra Thông tư quy định giảm tô 25%, đến thời gian này Chủ tịch nước ra Sắc lệnh có bổ sung một số nội dung mới đem thêm lợi ích cho nông dân.