Trung Ương Cục Miền Nam Chính Thức Đi Vào Hoạt Động Và Kiện Toàn Cơ Cấu Tổ Chức, Bộ Máy


Trung ương chỉ giao cho một ủy viên phụ trách), phạm vi giao thông liên lạc chậm trễ, phần vì các Đảng bộ trong đó không cho việc báo cáo kinh thường với Trung ương là một bổn phận"[64, tr.143].

Hoàn cảnh chiến trường Nam Bộ rộng lớn, gay go phức tạp, cách xa Trung ương, nên Trung ương duy trì một cơ quan lãnh đạo riêng đối với Nam Bộ là cần thiết, song cơ chế Xứ ủy ngày càng thể hiện rõ không đáp ứng được yêu cầu về lãnh đạo cuộc kháng chiến đang phát triển ở Nam Bộ.

Bên cạnh đó, từ năm 1948, trong quá trình chuẩn bị Đại hội toàn Đảng lần thứ II (dự kiến diễn ra năm 1949 song không tiến hành được) Trung ương Đảng đã có chủ trương chuẩn bị các điều kiện để tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành 3 Đảng [134; 135]. Việc chỉ đạo phong trào cách mạng Campuchia được giao cho Xứ ủy Nam Bộ sẽ chuyển dần sang giúp đỡ phong trào cách mạng của nhân dân Campuchia, mà trước hết là thành lập một chính đảng vô sản của Campuchia, đòi hỏi phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương và Đảng bộ Nam Bộ đã dần dần hình thành chủ trương thành lập một mô hình cơ quan lãnh đạo mới của Đảng, với tầm mức cao hơn, đặt ở Nam Bộ đáp ứng đòi hỏi về lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Trung ương đối với phong trào kháng chiến trên địa bàn này.

Là những người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đảng về chỉ đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, có ý thức cao về nguyên tắc tổ chức của Đảng, những đồng chí cán bộ chủ chốt trong Xứ ủy Nam Bộ đã nhận thấy đối với nhiều vấn đề lớn về đoàn kết tôn giáo, về liên minh đảng phái, về nhiệm vụ quốc tế...đòi hỏi phải có chủ trương, giải pháp đúng đắn kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng bất lợi đối với cuộc kháng chiến trên toàn quốc. Đồng chí Lê Duẩn nói:

Có nhiều việc, nhiều vấn đề xảy ra cấp bách, phải căn cứ vào đường lối chung của Trung ương mà giải quyết cho kịp thời, không thể chờ chỉ thị của Trung ương. Chiến trường Nam Bộ rộng lớn lắm, rất gay go, phức tạp. Có những vấn đề lớn phải có chủ trương giải pháp đúng


đắn, kịp thời, nếu không có thể ảnh hướng xấu đến cuộc kháng chiến

của toàn quốc[54].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Để thực hiện được điều đó, Xứ ủy Nam bộ, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, như Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Đức Thuận... đã nhận thấy sự cấp thiết phải nâng cao vai trò, quyền hạn của cơ quan lãnh đạo của Đảng tại Nam Bộ. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ họp từ ngày 16 đến 20 - 12-1947 đã đi đến một kiến nghị: "Để chỉ huy sát với tình thế, X.U phải được coi là phần cục của Trung ương nghĩa là phải phụ trách chỉ huy Cao Miên và Nam phần Trung bộ "[62, tr.356].

Tháng 8- 1948, nhận thấy yêu cầu cần tăng cường lãnh đạo trực tiếp phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cử một phái đoàn cán bộ cấp cao của Đảng, Chính phủ, gồm 30 người, do Lê Đức Thọ, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, phụ trách công tác Tổ chức và Dân vận của Trung ương, dẫn đầu, vào Nam Bộ truyền đạt một số chủ trương của Trung ương đối với Nam Bộ, tăng cường lực lượng lãnh đạo cho Xứ ủy. Khoảng tháng 5 -1949, đoàn tới cơ quan Xứ uỷ Nam Bộ đóng tại Đồng Tháp Mười. Khi phái đoàn của Trung ương Đảng vào, Xứ uỷ và Đoàn công tác đã tiến hành ngay một cuộc họp nhằm đánh giá công tác lãnh đạo của Xứ ủy và toàn Đảng bộ. Tại cuộc họp, đồng chí Lê Duẩn khẳng định những ưu điểm, đồng thời cũng nghiêm túc phê bình, phân tích rõ những thiếu sót của Xứ uỷ và tiếp thu sâu sắc sự chỉ đạo của Trung ương Đảng. Vào Nam Bộ một thời gian, mỗi thành viên trong phái đoàn cán bộ cấp cao của Trung ương Đảng, Chính phủ nhận một công tác khác nhau theo sự phân công của Trung ương và Xứ ủy. Phái đoàn Trung ương và các đồng chí Xứ uỷ đã nhanh chóng tiến hành rà soát lại cán bộ trong các cấp uỷ Đảng trong các Khu uỷ, Tỉnh uỷ, Đặc khu uỷ, nắm lại các đồng chí chủ chốt của các cấp uỷ, tổ chức các trường lớp huấn luận, đào tạo cán bộ cho Nam Bộ. Như vậy, trên thực tế, với sự hiện hiện của Lê Đức Thọ, hoạt động với tư cách là Đặc phái viên của Thường vụ Trung ương, tham gia mọi sinh hoạt của Xứ ủy, rồi làm Phó Bí thư Xứ ủy, Trung

Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - 10


ương Đảng đã từng bước tăng cường vai trò chỉ đạo trực tiếp đối với các địa phương Nam Bộ.

Trong quá trình củng cố, chấn chỉnh lại tổ chức, vào tháng 10 - 1949, Xứ ủy Nam Bộ và cán bộ Trung ương công tác tại Nam Bộ đã nêu ý kiến bỏ cấp Xứ ủy thành lập "Phân cục Nam Bộ" trực thuộc Trung ương Đảng. Việc thành lập Phân cục Trung ương ở Nam Bộ như đề xuất của Xứ ủy Nam Bộ và cán bộ Trung ương công tác tại Nam Bộ là một vấn đề hệ trọng, liên quan đến nguyên tắc tổ chức, nhất là liên quan trực tiếp đến cơ cấu bộ máy và hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương và phải do cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn Đảng quyết định. Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân, dự định tiến hành Đại hội Đại biểu toàn Đảng vào năm 1949 không tiến hành được.

Tháng 2-1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra tại Chiêm Hóa-Tuyên Quang vạch ra những đường hướng thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi lên. Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành 3 Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia; ở Việt Nam, Đảng ra công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam sẽ giúp phong trào cách mạng ở Lào và Campuchia thành lập chính Đảng vô sản ở mỗi nước.

Trên cơ sở những yêu cầu về tăng cường sự lãnh đạo của Trung ương đối với Nam Bộ, trước những yêu cầu mới của cuộc kháng chiến và công tác quốc tế giúp nhân dân Campuchia, căn cứ nguyên tắc tổ chức chính Đảng vô sản của chủ nghĩa Lênin và những những đặc điểm cụ thể ở Việt Nam, Đại hội đã thông qua Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam, trong đó, Chương thứ VIII, Điều 53 qui định về Cơ quan Trung ương của Đảng, có ghi: "Tuỳ theo sự cần thiết, Ban Chấp hành Trung ương có thể tổ chức các Cục trung ương để chỉ đạo các địa phương xa. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn và cách làm việc của các Cục trung ương sẽ do Ban Chấp hành Trung ương ấn định và thông tri cho các địa phương có quan hệ biết" [66, tr.467].


Căn cứ vào chủ trương và Điều lệ Đảng, chưa đầy 1 tháng sau Đại hội II, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương (Khoá II), họp từ ngày 13 đến ngày 16-3-1951, khi bàn về "bộ máy và lề lối làm việc của Trung ương" ra Nghị quyết về việc bãi bỏ Xứ uỷ Nam Bộ và thành lập Trung ương Cục miền Nam. Nghị quyết Hội nghị qui định nêu rõ cơ cấu nhân sự và phạm vi công tác của Trung ương Cục miền Nam. Theo đó, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thứ Xứ ủy đương nhiệm được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và quyết định điều ra Trung ương công tác, nên Trung ương Cục "gồm các uỷ viên Trung ương ở Nam Bộ" là Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp (uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Khoá II), Nguyễn Văn Kỉnh (uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Khoá II) [66, tr.519-521]. Nhiệm vụ và phạm vi phụ trách của Trung ương Cục được qui định rõ: "Trung ương Cục miền Nam căn cứ các nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị mà cụ thể chỉ đạo công tác cho Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Cao Miên” [66, tr.519].

Quyết định của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất đã mở đường cho sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam.

2.1.2. Trung ương Cục miền Nam chính thức đi vào hoạt động và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy

Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, ngày 27-3-1951, từ Nam Bộ, Lê Đức Thọ gửi điện ra Trung ương về việc dự kiến bố trí, phân công trách nhiệm nhân sự của Phân cục Trung ương ở Nam Bộ như sau: Lê Đức Thọ: Bí thư Phân cục kiêm Chính uỷ Nam Bộ, phụ trách Đảng vụ; Phạm Hùng: Phó Bí thư phụ trách chính quyền; Nguyễn Văn Kỉnh: phụ trách Văn phòng Thường vụ Phân cục; Ung Văn Khiêm: phụ trách Mặt trận; Hà Huy Giáp: phụ trách Tuyên huấn. Bức điện nêu rõ chủ trương của Đảng bộ Nam Bộ chia Nam Bộ thành 2 khu: Khu miền Đông, Khu miền Tây và Đặc khu Sài- Chợ [201].

Tháng 5-1951, Trung ương Cục miền Nam tiến hành Hội nghị quán triệt

Nghị quyết Đại hội II của Đảng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ


nhất Ban Chấp hành Trung ương. Do yêu cầu chỉ đạo kháng chiến, đồng chí Lê Duẩn tiếp tục ở lại Nam Bộ một thời gian nên thành phần Trung ương Cục gồm 6 Uỷ viên Trung ương: Đồng chí Lê Duẩn-Bí thư; Lê Đức Thọ-Phó Bí thư; Phạm Hùng; Nguyễn Văn Kỉnh; Ung Văn Khiêm; Hà Huy Giáp. Nguyễn Văn Kỉnh được giao trọng trách thay mặt Trung ương Cục ký tên các giấy tờ và lấy bí danh là Trung Nam. Trung ương Cục miền Nam đóng cơ quan ở Khu 9 (miền Tây Nam Bộ), chỉ đạo trực tiếp các cơ quan cấp Nam Bộ và Bộ Tư lệnh Quân khu 9.

Ngày 7- 6-1951, Trung ương Cục miền Nam ra "Thông cáo số 1" tuyên bố bãi bỏ Xứ uỷ Nam Bộ và thành lập Trung ương Cục miền Nam. Cũng theo Thông cáo này, Trung ương Cục miền Nam có nhiệm vụ chính là thực hiện mọi

đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng nhằm lãnh đạo, chỉ đạo các Đảng bộ Nam Bộ và Cao Miên phát triển sâu rộng thực lực cách mạng, đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi cuối cùng.

Các bộ phận giúp việc của Trung ương Cục miền Nam được kiện toàn trên cơ sở các ban chuyên môn giúp việc của Xứ uỷ Nam Bộ xây dựng từ trước, sau đó thành lập thêm và điều chỉnh: Phòng Tổng hợp, Ban Khảo huấn giáo dục, Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức (gồm ban Kiểm tra và Ban Đảng vụ), Ban Kinh tế tài chính, các tiểu ban Miên-Lào, Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận và Văn phòng.

Để thuận tiện trong việc chỉ đạo bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia, giúp bạn thành lập một chính Đảng theo chủ trương của Đại hội II, Trung ương Cục miền Nam tiếp tục kiện toàn Ban Cán sự toàn Miên (lập năm 1950) và các Ban Cán sự Miền. Ban Cán sự toàn Miên đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam, gồm 16 thành viên, có cả người Việt và Miên [198].


Trong nhiều văn bản ban hành, tên Trung ương Cục miền Nam còn được là Phân Cục Trung ương miền Nam. Để đảm bảo tính nhất quán, tác giả luận văn sử dụng tên gọi đã được xác định tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa II là "Trung ương Cục miền Nam".


Làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam một thời gian, theo sự phân công điều động của Trung ương Đảng, tháng 5-1952, đồng chí Lê Duẩn ra Trung ương công tác. Thành phần nhân sự và phân công trong Trung ương Cục được sắp xếp lại. Trung ương Cục miền Nam còn lại 5 "Trung ủy": Lê Đức Thọ, Phó Bí thư lên làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam, trực tiếp phụ trách công tác Đảng vụ, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Nam Bộ thay Lê Duẩn, đúng như dự kiến nhân sự của Xứ uỷ Nam Bộ đệ trình lên Trung ương Đảng trước đó. Đồng chí Phạm Hùng làm Phó Bí thư phụ trách công tác chính quyền, kinh tế tài chính, đồng chí Hà Huy Giáp phụ trách tuyên huấn, đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh phụ trách Văn phòng Trung ương Cục.

Ngày 27 - 7 - 1952, tại Hội nghị thường lệ, Trung ương Cục miền Nam thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi lề lối làm việc của Trung ương Cục. Theo nghị quyết này, sự phân công trách nhiệm của đồng chí "Trung ủy" như sau: Lê Đức Thọ - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ; Phạm Hùng-Phó Bí thư, phụ trách miền Đông; Ung Văn Khiêm phụ trách chính quyền và kinh tế-tài chính; Hà Huy Giáp phụ trách Tuyên huấn; Nguyễn Văn Kỉnh phụ trách Văn phòng Trung ương Cục [67, tr.414].

Nghị quyết Hội nghị qui định chế độ sinh hoạt như sau: hàng tháng Trung ương Cục miền Nam tiến hành Hội nghị thường lệ; ngoài các Ủy viên Trung ương Cục, Hội nghị sẽ có sự tham dự của 3 đại biểu được mời: là đồng Nguyễn Văn Nguyễn (đại diện Tuyên huấn), Phạm Văn Bạch (đại diện Chính quyền) và Nguyễn Văn Vịnh (đại diện Quân sự). Hội nghị của Uỷ ban Nam Bộ cũng sẽ tiến hành họp sau khi Hội nghị Trung ương Cục kết thúc.

Trong Hội nghị thường lệ của Trung ương Cục miền Nam, các đồng chí Trung ủy phải báo cáo công tác của ngành mình phụ trách; nêu các vấn đề cần giải quyết; thảo luận những chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và đặt kế hoạch thi hành. Theo sự phân công của Hội nghị và phạm vi trách nhiệm công tác, Lê Đức Thọ chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo có tính chất quan trọng, những chỉ thị, báo cáo về quân sự và Đảng vụ; Ung Văn Khiêm chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo về chính quyền; Hà Huy Giáp chịu trách nhiệm về những chỉ thị, báo cáo về Tuyên huấn; Nguyễn Văn Kỉnh chịu trách nhiệm về những chỉ thị, nghị quyết,


báo cáo về kế hoạch thường. Trung ương Cục miền Nam yêu cầu các Bí thư và các trưởng ngành chuyên môn phải tự mình làm dự án, báo cáo và phải được tập thể thông qua.

Để nắm sát tình hình, có những chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phương, Trung ương Cục qui định các tỉnh ủy phải phối hợp với ủy ban tỉnh làm báo cáo chung gửi về Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Nam Bộ theo định kỳ hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm; phải chú trọng báo cáo những vấn đề đặc biệt và tổng kết từng vấn đề; những vấn đề gấp báo cáo tóm tắt bằng điện. Ngoài báo cáo gián tiếp bằng văn bản theo con đường công văn, Trung ương Cục yêu cầu một số tỉnh phải trực tiếp đến báo cáo Trung ương Cục- Ủy ban Nam Bộ. Theo đó, các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Châu Hà cứ 3 tháng báo cáo trực tiếp 1 lần; Vĩnh Trà 6 tháng 1 lần; các tỉnh miền Đông, gồm: Sài Gòn, Bến Tre, và bộ phận Cao Miên thì cứ 1 năm về báo cáo trực tiếp 1 lần.

Đồng thời, Trung ương Cục miền Nam yêu cầu các đồng chí Trung ủy, Ủy ban Nam Bộ và các ngành chuyên môn "phải thường xuyên xuống dự các cuộc hội nghị của tỉnh và liên lạc chặt chẽ với các Tỉnh ủy"[67, tr.415].

Cùng với kiện toàn về tổ chức, bộ máy và xác định rõ qui chế, lề lối làm việc, trên cơ sở tuân thủ các nghị quyết của Trung ương và Bộ chính trị, Trung ương Cục miền Nam đã khẩn trương chỉ đạo phong trào kháng chiến ở Nam Bộ và bộ phận Đảng Lao động Việt Nam ở Campuchia.

Quá trình chuẩn bị thành lập Trung ương Cục miền Nam được tiến hành cẩn trọng, vừa có sự chỉ đạo của Trung Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đồng chí hoạt động lâu dài trong Xứ ủy Nam Bộ.

2.1.3. Lãnh đạo phân lại địa giới hành chính; kiện toàn bộ máy chính

quyền các cấp; đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng

Trung ương Cục miền Nam ra đời đúng vào thời điểm thực dân Pháp tăng cường bình định Nam Bộ. Cùng với việc thực hiện chính sách kìm kẹp, ráo riết bắt lính, ra sức cướp bóc hàng hóa, tài sản của quân dân Nam Bộ, chúng liên tiếp mở các cuộc càn quét để dồn dân vào các khu tập trung, tấn công các căn cứ kháng


chiến của ta, lôi kéo các tôn giáo chống lại kháng chiến. Trong khi địch đánh phá phong trào kháng chiến ở Nam Bộ trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa thì sự chỉ đạo chiến tranh du kích ở Nam Bộ phạm phải nhiều khuyết điểm: thiếu kế hoạch đối phó một cách chu đáo với các âm mưu và hành động khủng bố của địch, nhiều nơi có khuynh hướng tách hoạt động vũ trang với các cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị, dân sinh của quần chúng; bộc lộ lực lượng, phá tề trừ gian tràn lan...Trước các thủ đoạn mới của địch, một bộ phận cán bộ, đảng viên lúng túng, xuất hiện tư tưởng bi quan, dao động; có chi bộ có tới 40 đảng viên ra đấu thú [237, tr.113].

Trước tình hình đó, tại Hội nghị tháng 5- 1951, Trung ương Cục miền Nam đã phân tích sâu sắc tình hình Nam Bộ và đề ra nhiệm vụ: "giành lại thế chủ động chiến trường, phát triển sâu rộng du kích chiến tranh trên chiến trường Nam Bộ"[58, tr.86]. Trung ương Cục miền Nam vạch ra 4 công tác chính để thực hiện nhiệm vụ này: Đấu tranh tư tưởng, nhận định những sai lầm vừa qua trong cán bộ quân sự và tỉnh ủy; bố trí lại các khu, tỉnh, chỉ huy, lực lượng cho các khu và toàn Nam Bộ, để có thể giữ vững được thế chủ động cho từng khu, tỉnh và toàn Nam Bộ; củng cố các Bộ Tư lệnh, các ban chuyên môn, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với tỉnh đội bộ; đề cao phong trào tự cấp, tự túc, củng cố căn cứ địa cho toàn Nam Bộ, cho từng tỉnh miền Trung và miền Đông...

Thực hiện chủ trương Hội nghị tháng 5-1951, Trung ương Cục miền Nam khẩn trương chỉ đạo phân định lại địa giới hành chính ở một số địa phương, sắp xếp lại tổ chức các cơ quan kháng chiến hành chính, các đơn vị vũ trang.

Với mục đích tạo cho mỗi tỉnh một chiến trường tương đối rộng lớn và có vùng căn cứ, tháng 7-1951, Trung ương Cục miền Nam trực tiếp chỉ đạo sáp nhập 17 tỉnh, thành của Nam Bộ thành 11 tỉnh và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đồng thời với việc sáp nhập một số tỉnh, Trung ương Cục miền Nam quyết định giải thể các Khu 7 Khu 8, Khu 9, phân chia Nam Bộ thành 2 Phân Liên khu là Phân Liên khu miền Đông và Phân Liên khu miền Tây, lấy sông Tiền làm ranh giới. Giữa năm 1951, hai Phân Liên khu hình thành.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí