Tình Hình Giáo Dục Phổ Thông Ở Thành Phố Bến Tre Từ 1975-1985.

Ngày 11-04-1985, tách xã Sơn Đông của huyện Châu Thành nhập vào thị xã Bến Tre; thị xã Bến Tre có 8 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 7 xã là xã Bình Phú, Phú Khương, Mỹ Thạnh An, Nhơn thạnh, Phú Nhuận, Phú Hưng và Sơn Đông. Ngày 25-06-1999, thành lập phường Phú Khương thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phú Khương. Ngày 09-02-2008 thành lập phường Phú Tân thuộc thị xã Bến Tre. Như vậy, đến tháng 9 năm 2008, thị xã Bến Tre có 6.742 ha diện tích tự nhiên và 114.597 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và các xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú. Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Bến Tre chính thức trở thành phố trực thuộc tỉnh với 16 đơn vị hành chính (10 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, Phú Khương, Phú Tân và 6 xã Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Phú Hưng, Bình Phú).

* Thành phố Bến Tre sau những ngày giải phóng

Để quản lý thành phố những ngày đầu giải phóng; ngày 2 -5-1975 Ủy ban Quân quản Thị xã được tổ chức và tuyên bố có nhiệm vụ quản lý các mặt quân sự, chính trị và kinh tế trên địa bàn. Đồng chí Bùi Hữu Thời phó Bí thư Thị xã ủy được cử làm Chủ tịch Ủy ban.

Sau ngày bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp được tiến hành, Thị xã và các xã, khu nội ô đã chính thức có Ủy ban nhân dân cách mạng để chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn. Về công tác xây dựng Đảng, Tỉnh ủy đã tăng cường cán bộ của Tỉnh về Thị xã ủy nhằm chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Thị xã lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1977-1978).

Qua 10 năm (1975-1985), với 3 lần Đại hội Đảng: 1977-1978,1979-1980,1983-1985.

Các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ được trình bày khá đậm nét, thể hiện rõ nghị quyết kỳ sau vừa là sự nối tiếp của thời kỳ trước vừa có những bước tiến trong việc xác định các mục tiêu kinh tế xã hội sát với tình hình thực tế địa phương. Đảng bộ Thị xã lãnh đạo toàn quân toàn dân Thị xã vượt qua nhiều khó khăn, trở lực.

Với nhiệm vụ chung “Vừa cải tạo xã hội chủ nghĩa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì đầu của đất nước trong bối cảnh vừa có hòa bình, vừa có nguy cơ chiến tranh.Với sự đoàn kết một lòng của Đảng bộ Thị xã và với ý thức trách nhiệm, tinh thần tiến công cách mạng đã làm cho Thị xã chuyển biến và đạt được một số thành tựu cơ bản trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đáng kể nhất là sự nghiệp giáo dục: ngành giáo dục

phát triển đồng bộ từ nhà trẻ, mẫu giáo đến trung học phổ thông, cứ 3 người dân có 1 người đi học.

Hệ thống chính trị : đến năm 1985 toàn Thị xã có 45 cơ sở Đảng, với 1218 đảng viên, trong đó có 35/45 cơ sở Đảng được công nhận vững mạnh nhiều năm liền. Năm 1984, 1985 Đảng bộ Thị xã được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

* Đặc điểm dân cư, văn hóa

Trước đây, thành phố Bến Tre là khu vực sinh tụ của người Khmer. Cho đến những năm đầu của thế kỷ XVII, nơi đây cũng chỉ là vùng đất còn hoang hóa, cỏ cây rậm rạp, việc khai khẩn ruộng vườn của cư bản địa người Khmer tập trung chủ yếu trên các giồng đất cao. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, người Việt mới đến đây cư ngụ.

Thành phố Bến Tre có 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh chiếm đa số, đến Hoa, Khmer. Cộng đồng dân cư thành phố Bến Tre có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau, họ tụ cư về đây cùng chung sống gắn bó, chung tay góp sức để xây dựng một thành phố Bến Tre phát triển, năng động.

Cùng với các huyện trong tỉnh, cư dân thành phố Bến Tre có nguồn gốc chủ yếu là dân vùng đất Ngũ Quảng, chuyển cư vào đất Đồng Nai-Gia Định, tuy không ồ ạt nhưng tương đối liên tục và đều đặn. Trong thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, số lưu dân đến định cư ở đây gồm có hai luồng chính: luồng di chuyển về Đồng Nai-Bến Nghé, Tân Bình, rồi sau đó mới chuyển vào các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long; luồng thứ hai đi đường biển, bằng ghe bầu theo gió mùa hàng năm, thẳng vào các cửa sông như cửa Tiểu, cửa Đại rồi ngược dòng các sông lớn tiến sâu vào nội địa, toả ra định cư ở các giồng, gò, vùng đất cao ráo có nước ngọt ở hai bên bờ sông hoặc dọc theo các con rạch. Và do đường bộ hiểm trở, trộm cướp thường xuyên nên lưu dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển.

Riêng người Hoa đến thành phố Bến Tre gồm hai luồng chính: luồng cư trú chính trị do phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại, được chúa Nguyễn Phúc Tần cho đến định cư ở vùng Biên Hòa và Mỹ Tho năm 1679, sau đó lan tỏa đến các tỉnh trong khu vực, trong đó có thành phố Bến Tre. Luồng thứ hai cùng hòa nhập vào dòng người di dân tự do tìm kế mưu sinh của người Việt, người Hoa sau khi từ Trung Quốc sang Việt Nam, từng bước xuôi về phương Nam và đến Bến Tre bằng cả đường bộ và đường biển.

Hiện tại, số dân người Hoa đứng hàng thứ hai sau dân tộc Kinh. Họ sống chủ yếu tại thành phố bằng nghề buôn bán. Dân tộc Hoa đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố Bến Tre.

Cũng như những địa phương khác, cư dân thành phố Bến Tre hầu hết theo tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hầu như diễn ra đều khắp, từ nơi thị tứ đến chốn làng quê hẻo lánh, từ miệt biển đến miệt đồng bưng hay miệt vườn. Nhìn chung cách cúng thờ ông bà, tổ tiên của đồng bào nơi đây không có gì khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Ở những gia đình, dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm nhà thờ, hoặc duy trì ngôi nhà xưa của ông bà để lại làm nơi thờ cúng, gọi là từ đường.

Một nét đẹp truyền thống của người dân thành phố Bến Tre là tục thờ phụng những người có công trong sự nghiệp khai phá, xây dựng phát triển văn hóa, cũng như trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Vị thần được thờ ở trung tâm của đình làng không chỉ có Thành Hoàng bổn cảnh mà còn có Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, và các thần nữ, bà Chúa Xứ, bà Ngũ hành,...Cư dân làm nghề nông phương thức canh tác chính là nghề trồng lúa nước và nghề làm vườn, trồng giồng. Thiết chế vật chất trong tín ngưỡng của cư dân làm nghề nông là đình làng. Theo một thống kê vào năm 1993 của Bảo tàng tỉnh Bến Tre thành phố Bến Tre có 11 ngôi đình: đình xã Mỹ Hóa, đình An Hội….

Ngoài ra, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng của cư dân thành phố Bến Tre, những vị thần Mẫu luôn chiếm một vị trí quan trọng. Những vị thần Mẫu được thờ tự riêng, hoặc được phối thờ trong các ngôi đình, ngôi miếu như: Bà Chúa xứ, Bà Thủy, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu vị Thánh nương

Bên cạnh đó, người dân thành phố Bến Tre còn theo các tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa hảo. Tại trung tâm thành phố Bến Tre còn hiện hữu các thiết chế tôn giáo và đa dạng lối kiến trúc như: Chùa Viên Minh - tọa lạc tại (Phường 2), Chùa Viên Giác (Phường 5), Nhà thờ Bến Tre (Phường 3), Cao Đài Ban chỉnh Nguyễn Ngọc Tương (Phường 6).

1.2. Tình hình giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre từ 1975-1985.‌


1.2.1. Hệ thống quản lý ngành‌


Ngay ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ năm học mới, Ngành giáo dục Bến Tre tích cực triển khai xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy quản lý Ngành từ tỉnh đến cơ sở. Bộ máy cơ quan Ty giáo dục là cơ quan lãnh đạo, quản lý cao nhất của Ngành ở cấp Tỉnh. Ở mỗi huyện đều thành lập Phòng giáo dục. Tại thị xã Bến Tre, Phòng giáo dục thị xã Bến Tre cũng được thành lập, lúc đầu mang tên Ban điều hành giáo dục thị xã, quản lý 12 đơn vị trực thuộc. Cuối năm 1976, Ban điều hành giáo dục thị xã được đổi thành Ban giáo dục thị xã, tuyển dụng chính thức 238 cán bộ, giáo viên, nâng số đơn vị trực thuộc lên 15 đơn vị. Bắt đầu từ năm học 1982-1983 đến nay để phù hợp với tình hình mới, là cơ quan quản lí giáo dục trên địa bàn thị xã, Ban giáo dục thị xã đổi tên thành Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Tre.

Ban lãnh đạo các trường phổ thông cấp 1,2,3 được hướng dẫn tạm thời bình bầu Ban điều hành thay Ban giám hiệu cũ, tùy theo qui mô cụ thể của trường Ban điều hành gồm: 1 Trưởng ban, 1-2 Phó Trưởng ban và các ủy viên.Đối với các trường phổ thông cấp 2,3 Ty giáo dục tăng cường cán bộ của Ty làm cán bộ phụ trách trường. Đối với trường phổ thông cấp I, quản lý là Tổ trưởng cũng là người quản lý trường mẫu giáo. Từ sau Nghị quyết cải cách giáo (1979) mô hình Ban Điều hành ở các trường phổ thông đã được thay bằng Ban Giám hiệu, trong đó Hiệu trưởng, Hiệu phó được bổ nhiệm là những giáo viên nổi trội, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt có hướng phát triển vào Đoàn, Đảng. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đã hình thành ở các đơn vị trường.

Phân cấp quản lý trong Ngành từng bước được xác định: Ty quản lý các trường phổ thông, bổ túc văn hóa cấp 2, 3, các đơn vị trực thuộc về nhân sự, tài chính, chuyên môn. Phòng giáo dục huyện - thị xã quản lý các lớp mẫu giáo, trường phổ thông cấp 1, 2 bổ túc văn hóa cấp 1.

1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.‌


*Trường lớp

Ra khỏi cuộc chiến tranh, tỉnh Bến Tre nói chung, thành phố Bến Tre nói riêng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về người và của. Chính vì vậy, sau ngày giải phóng Ngành

giáo dục phải tiếp quản một hệ thống cơ sở vật chất trường lớp trong tình trạng thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Do đó, để chuẩn bị cho năm học mới với khí thế hào hứng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã Bến Tre, sự nhiệt tình của nhân dân đã dấy lên một phong trào xây cất trường lớp tạm thời bằng mọi vật liệu có được đã được triển khai. Chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng chục phòng học bằng cây, lá được cất lên khắp ở thành phố, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân.

Việc cải tạo các cơ sở trường tư đã diễn ra thuận lợi. Với mục tiêu đảm bảo việc học hành cho con em nhân dân trên địa bàn thành phố Bến Tre, Ngành cùng lãnh đạo địa phương đã nhạy bén tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở trường tư, đặc biệt là các cơ sở giáo dục do tôn giáo quản lý đã tự nguyện giao trường cho chính quyền cách mạng dưới hình thức hiến hoặc cho mượn lâu dài. Từ đó Ngành tiếp tục sử dụng, đưa các trường tư vào hoạt động dưới hình thức công lập hóa với mục đích tách nhà trường khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương đưa dần toàn bộ trường tư vào sự quản lý của Nhà nước.

Bên cạnh việc cố gắng phủ kín các trường cấp I trên toàn địa bàn thành phố, Ngành còn chuẩn bị các điều kiện để tách cấp II ra khỏi trường cấp II,III, hình thành trường trung học cơ sở (cấpI,II)

Tình hình trường lớp THCS, THPT trong những năm 1977-1981 được cụ thể hóa với bảng số liệu như sau:

Bảng 1.1.Trường, lớp THCS, THPT năm 1977-1981


Năm học

Số trường

Số lớp

THCS

THPT

THCS

THPT

1977-1978

10

1

311

29

1978-1979

12

1

307

30

1979-1980

12

1

328

29

1980-1981

12

1

348

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 3

Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96].

Đến năm học 1980-1981, trên địa bàn thành phố Bến Tre đã từng bước tách trường cấp 2 khỏi cấp 3 và hình thành trường THCS cấp 1,2 với 12 trường trong đó có 348 lớp.

Nghị quyết số 14NQ/TW về cải cách giáo dục của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào ngày 11 tháng 1 năm 1979 tạo ra bước chuyển mới trong giáo dục, đặc biệt sự phát triển về cơ sở trường lớp.

Từ năm 1981-1985, Ngành đã cùng các địa phương tiếp tục củng cố và phát triển mạng lưới trường phổ thông ở hai bậc học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học nhằm đáp ứng thực tế về qui mô học sinh ngày một tăng, thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, trước mắt là phổ cập cấp I.

Trường lớp giai đoạn 1982 đến 1985 tăng như sau:

Bảng 1.2.Số trường, lớp từ năm 1981-1985


Năm học

Số trường

Số lớp

THCS

THPT

THCS

THPT

CấpI

CấpII

1981-1982

12

1

260

115

30

1982-1983

12

1

287

120

31

1983-1984

17

1

345

147

32

1984-1985

18

1

368

164

36

Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre[96].

Đến năm học 1984-1985 số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre là 19 với tổng số lớp là 568 lớp. So sánh với năm học đầu sau khi thực hiện cải cách giáo dục số trường cũng như lớp phổ thông tăng lên khá nhiều: tăng lên 6 trường (chủ yếu là trường THCS) với 163 lớp. Điểm nổi bật về trường lớp trong năm học 1984-1985 so với các năm học trước ta thấy sự phát triển về trường, lớp mang tính đồng bộ. Điều đó đáp ứng qui mô tăng nhanh về số lượng học sinh của năm học, đảm bảo về chổ ngồi cho học sinh khi đến lớp. Trong khi các năm học trước số lớp tăng lên đáng kể, nhưng số trường tăng lên không hoặc tăng quá ít, sự không đồng bộ gây những hạn chế về điều kiện chổ ngồi cho học sinh.

*Trang thiết bị

Trong bối cảnh vô cùng khó khăn thì vấn đề về trang thiết bị trở nên nan giải đối với Ngành giáo dục và các cấp lãnh đạo. Trong khi tình trạng kinh tế nghèo nàn, đời sống khó khăn thì kinh phí Nhà nước chỉ đáp ứng một phần cho hoạt động của Ngành nên việc đầu tư

xây dựng trường lớp là rất hạn chế chỉ tập trung tu sửa, xây cất phòng học bằng cây, tre, lá tạm thời, bán kiên cố.. đầu tư về trang thiết bị còn quá ít.

Từ năm học 1979-1980 để đáp ứng cho nhu cầu cải cách giáo dục thiết bị dạy học cho giáo dục phổ thông trong thời kỳ này cũng được chú ý hơn. Từ Bộ đến các địa phương đã có các cơ quan chuyên lo việc sản xuất, cung ứng, hướng dẫn tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Bộ giáo dục đã ban hành quy chế bảo quản đồ dùng dạy học và bằng cách ấy khuyến khích các thầy cô giáo cải tiến đồ dùng dạy học. Chỉ thị 23/CT ngày 16/10/1984 quy định nội dung công việc giáo viên cần làm để sản xuất đồ dùng dạy học, quy định chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cộng tác viên làm đồ dùng dạy học.

Để có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cũng như hưởng ứng cuộc vận động làm đồ dùng dạy học của Bộ, mỗi giáo viên đều tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy và bổ sung cho đồ dùng dạy học chung của trường. Mỗi năm các trường đã vận động mỗi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, phục vụ công tác giảng dạy của mình.

1.2.3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên

Để kịp chỉ đạo về giáo dục ở Miền Nam sau ngày giải phóng, ngày 17 tháng 6 năm 1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Chỉ thị số 221-Ct/TW nêu rõ “Trong tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Miền Nam hiện nay, công tác giáo dục giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển chế độ dân tộc, dân chủ, nhân dân, …” [34;12]. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng lúc bấy giờ của giáo dục Miền Nam trong đó có Bến Tre phải nhanh chóng xóa bỏ tình trạng lạc hậu và phản động của nền giáo dục thực dân mới của Mỹ -ngụy ở vùng mới giải phóng, tích cực góp phần xây dựng con người mới.

Để có thể thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên Đảng bộ, chính quyền và toàn dân thành phố Bến Tre phải vượt lên khắc phục những khó khăn không chỉ là vấn đề về hậu quả của nền giáo dục thực dân để lại mà cả về sự nghèo nàn của cơ sở vật chất, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được đội ngũ giáo viên để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt cho năm học mới. Đội ngũ giáo viên được xây dựng nên từ nhiều hướng: cải tạo, bồi dưỡng giáo viên cũ, đào tạo đội ngũ giáo viên mới, đặc biệt là tiếp nhận được đội ngũ giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên ở chiến khu về, giáo viên từ miền Bắc chi viện. Vì vậy, đội ngũ giáo viên trong những năm học đầu sau ngày giải phóng cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục của địa phương.

Số lượng giáo viên các cấp ở thành phố Bến Tre trong những năm 1976-1981 là:

Bảng 1.3.Số lượng giáo viên các cấp 1976-1981.


Năm học

Giáo viên C1

Giáo viên C2

Giáo viên C3

Tổng số

1976-1977

272

134

58

464

1977-1978

238

123

55

416

1978-1979

211

95

47

353

1979-1980

232

130

61

423

1980-1981

249

141

55

445

Nguồn: Sở giáo dục Bến Tre [96]

Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng từ nhiều nguồn khác nhau, Thị xã Bến Tre đã huy động được 464 giáo viên, trong đó có đủ cả 3 cấp.Tuy nhiên, những năm sau dưới tác động của tình hình kinh tế cũng như chiến tranh biên giới đời sống giáo viên quá khó khăn nên tình trạng giáo viên bỏ nghề, bỏ trường khá đông. Do đó đội ngũ giáo viên giảm về số lượng, nhất là năm học 1978-1979, mặc dù giáo viên mới được đào tạo cấp tốc hằng năm đều có nhưng vẫn không bù nổi vào chổ trống giáo viên bỏ nghề. Từ năm học 1980-1981 đội ngũ giáo viên có chiều hướng mới ổn định dần, tổng số 445 giáo viên. So với năm học 1976- 1977 chỉ giảm 19 giáo viên.


* Thực trạng chương trình cải tạo, bồi dưỡng giáo viên cũ

Để giúp giáo viên chế độ cũ nhanh chóng trở lại nhiệm sở. Địa phương đã mở liên tiếp các đợt sinh hoạt chính trị nhằm giúp lực lượng giáo viên này có những hiểu biết về cách mạng, về chiến thắng vĩ đại của kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về Đảng về Bác Hồ, về đường lối giáo dục cách mạng, về nhiệm vụ của người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Chính quyền và ngành đã thành lập Hội đồng tuyển dụng giáo viên, phân công nhiệm sở mới. Song ngành cũng rất thận trọng trong việc tuyển dụng. Trên toàn tỉnh nói chung, ở thành phố Bến Tre nói riêng, hầu hết giáo viên chế độ cũ đều được tuyển dụng, trừ bộ phận nhỏ là sĩ quan, tình báo của địch biệt phái vào trường để kìm kẹp đội ngũ cán bộ giáo viên.

Đây là bộ phận giáo viên chiếm đa số trong đội ngũ giáo viên ở năm học đầu sau ngày giải phóng. Thông qua các đợt học sinh chính trị do Đảng bộ Thị xã tổ chức đã đưa họ trở thành giáo viên thật sự dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.

* Đào tạo đội ngũ giáo viên mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023