trường, vận động xã hội hóa để trả lương cho giáo viên và nhân viên hợp đồng .Từ năm 2006-2010 đã huy động được 9.494.074.452 đồng.[Nguồn: Hội khuyến học thành phố Bến Tre].
Đẩy mạnh hoạt động học tập của xã, phường: từ tháng 9/2005 Thành phố Bến Tre thực hiện Đề án 536/ĐA-UB và tiến hành thành lập Trung tâm học tập cộng đồng thành phố Bến Tre. Hiện nay có 16/16 xã phường đề có Trung tâm học tập cộng đồng đã tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục từng địa phương và thành phố Bến Tre. Kết quả trên vừa nâng cao trình độ dân trí vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội khuyến học thành phố Bến Tre cũng được thành lập năm 2002, đến nay trãi qua 2 nhiệm kì. Hiện nay có 16/16 Hội khuyến học cơ sở ở xã, phường [56;9]. Năm 2010, toàn thành phố Bến Tre có 3511 gia đình hiếu học được UBND xã phường công nhận và tổ chức họp mặt biểu dương khen thưởng cùng với học sinh trên địa bàn đổ tú tài và các trường đại học hàng năm. Mỗi năm, bình quân có khoảng 30-34 gia đình hiếu học tiêu biểu, có 4-6 học sinh đạt điểm thủ khoa thi tốt nghiệp THPT tại mỗi trường THPT đóng trên địa bàn được UBND thành phố khen thưởng hàng năm. Phối hợp tổ chức được việc họp mặt biểu dương, khen thưởng đối với học sinh giỏi, năng khiếu cấp tỉnh và khu vực. Bên cạnh đó, còn khen thưởng giáo viên đóng góp trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong từng giai đoạn. Ngoài ra HKH thành phố còn viếng thăm, tặng quà và học bổng cho số sinh viên Bến Tre học tại các trường Đại học Cần Thơ, Tây Đô có hoàn cảnh khó khăn.
Hội khuyến học thành phố huy động hàng năm đạt trên 250 triệu đồng để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài. Góp phần vào việc chăm lo giáo dục cho thế hệ sau của từng địa phương, giảm phần gánh nặng cho gia đình khó khăn, nổi lo cho các em học sinh, là niềm cổ vũ to lớn tạo thêm sức mạnh cho các em vượt khó.
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của nhà trường, làm nồng cốt trong việc phối hợp với Hội đồng giáo dục địa phương chăm lo giáo dục đạo đức học sinh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội thâm nhập vào nhà trường.
Tuy sự phối hợp 3 môi trường giáo dục từng bước nâng cao hiệu quả và đa dạng hình thức hoạt động và phối hợp. Song, để cho sự phối hợp này thật sự hiệu quả thì một số hạn chế cần được khắc phục:
Sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục của phụ huynh cũng như xã hội còn đặt nặng về vật chất. Vì vậy, sự phối hợp của 3 môi trường giáo dục để giáo dục toàn diện cho học sinh còn mục tiêu phía trước.
Ngành công an chưa thật kiên quyết trong việc kiểm tra thường xuyên các tụ điểm vui chơi nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực xảy ra.
Nhận thức của bộ phận phụ huynh chưa đầy đủ về vai trò của gia đình đối với việc dạy dỗ và hình thành nhân cách của con em. Do đó, việc liên hệ với nhà trường rất ít, chỉ cung cấp tiền bạc cho con em là chính.
Việc đầu tư cho đa dạng hóa loại hình trường lớp, đào tạo từ phía phụ huynh và xã hội còn khiêm tốn, chưa mạnh dạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Xếp Loại Học Lực, Hạnh Kiểm Học Sinh Phổ Thông 2000-2002
- Nội Dung Chương Trình Và Phương Pháp Giảng Dạy
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Góp Phần Thúc Đẩy Sự Nghiệp Giáo Dục Của Thành Phố Bến Tre Trong Thời Kỳ Mới.
- Bản Đồ Tỉnh Bến Tre Và Thành Phố Bến Tre – Thành Ủy Bến Tre
- Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 15
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Như vậy, để có một môi trường lành mạnh và văn hóa tạo điều kiện cho con em phát triển toàn diện thì 3 môi trường giáo dục phải được phối hợp một cách hài hòa, thật sự hiệu quả: “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về mọi mặt để các em noi theo; Gia đình phải văn hóa: Ông bà mẫu mực – con cháu thảo hiền, Người lớn gương mẫu – Trẻ em chăm ngoan; Xã hội: toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chỉ có trong môi trường giáo dục như thế, những thế hệ học trò tiếp nối - chủ đất nước, thật sự “có đức, có tài
UTiểu kếtU: Trong gần 15 năm tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã đi vào ổn định và phát triển. Để đạt được điều đó là sự đóng góp của cả xã hội vào giáo dục phổ thông. Những thành tựu ấy đã góp phần đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.
Qui mô học sinh đã phát triển theo hướng không tăng theo số lượng mà ổn định theo từng năm. Điều đó, nó phù hợp với việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân số của thành phố. Trong khi giai đoạn 10 năm đầu đổi mới giáo dục, qui mô học sinh tăng nhanh về số lượng nhưng chưa ổn định.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giai đoạn 15 năm tiếp tục đổi mới giáo dục (1997- 2010) đã được đầu tư nhiều hơn, nhằm đảm bảo nhu cầu giảng dạy so với 10 năm đầu đổi mới (1986 -1996). Đây được xem là nổ lực vượt bậc của Đảng bộ, ngành, nhân dân thành phố Bến Tre. Mạng lưới trường được sắp xếp từng bước hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện giao thông và qui mô học sinh của từng địa phương.
Xóa hoàn toàn phòng học 3 ca, phòng học lá tạm bợ. Phòng học được xây dựng kiên cố, tầng hóa. Giai đoạn 1997-2010, là giai đoạn của “xi măng hóa” phòng học thay thế cho
“ngói hóa” phòng học của 10 năm đầu đổi mới (1986-1996). Bên cạnh đó, thư viện, trường học được xây xựng và nâng cấp theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Chất lượng giáo dục nâng lên theo hướng toàn diện thông qua đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá thi cử. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tăng, học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng tỉ lệ cao hơn so với 10 năm đầu đổi mới (1986-1996). Tỉ lệ học sinh yếu, kém các bậc học giảm đáng kể. Trong đó, giáo dục đạo đức cho học sinh được quan tâm đúng mức, hình thức giáo dục phong phú hơn.
Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm nhiều góp phần vào việc vận động đưa trẻ đến trường, duy trì thành quả PCGD các bậc. Giai đoạn 1986-1996, thành phố Bến Tre đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành công tác PCGDTH, đến giai đoạn 1997-2010 thành phố Bến Tre lại là đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành công tác PCGDTHCS. Hướng đến 2011 thành phố Bến Tre công nhận hoàn thành PCGDTrH.
Đội ngũ CBQL và GV không chi tăng cường đủ về số lượng mà nâng cao về chất lượng. Đội ngũ CB, GV chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vững vàng về tư tưởng, chính trị, luôn là tấm gương học sinh noi theo về mọi mặt. Đội ngũ đảng viên là lực lượng nồng cốt, tiên phong trong các phong trào. Đặc biệt trong thời gian gần 15 năm tiếp tục đổi mới giáo dục, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên không dừng lại ở trình độ đạt chuẩn (1986-1996) mà tiến tới trình độ trên chuẩn về chuyên môn. Tỉ lệ này chiếm cao ở giáo viên bậc tiểu học và THCS. Đời sống giáo viên cải thiện đáng kể không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần.
Sự phát triển của giáo dục đã đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn này (1997-2010). Học tập gắn với lao động sản xuất, lý thuyết gắn với thực hành. Dạy nghề thực hiện đầy đủ ở các trường bậc THCS, THPT. Phân luồng học sinh theo học nghề ở cuối cấp THCS và THPT có hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng yêu cầu nhân lực cho thành phố trong phát triển kinh tế. Điều đó đã khắc phục những hạn chế về hiệu quả của giáo dục phổ thông với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn trước.
Công tác “xã hội hóa giáo dục” giai đoạn (1997-2010) đã góp phần nhiều vào sự phát triển giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre. Sự đóng góp ấy không dừng lại tài chính, xây dựng, sữa chữa phòng học mà đóng vai trò lớn trong việc phối hợp với nhà trường tổ chức tăng tiết, học hai buổi cho học sinh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục đạo đức cho
học sinh. Đó là giải pháp có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Song những hạn chế của giáo dục phổ thông trong giai đoạn này vẫn còn, đòi hỏi những năm tiếp theo đổi mới giáo dục ở thành phố Bến Tre phải tiếp tục khắc phục:
Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban còn cao ở bậc THPT. Nếu tình trạng này không giải quyết sẽ ảnh hưởng đến thành quả của PCTrH.
Nội dung chương trình, phương pháp dạy học còn nhiều bất cập đã không bắt kịp với thời đại mới: kiến thức quá tải đối với học sinh, trong khi lại chưa phản ánh kịp với sự phát triển nhanh của khoa học kỉ thuật trên thế giới; thời đại của kinh tế tri thức; sự sáng tạo, tích cực trong học tập của học sinh chưa phát huy hết. Điều đó giải thích tại sao sau khi rời ghế nhà trường phổ thông, bộ phận học sinh lúng túng, thiếu năng động khi gặp phải sự va chạm trong cuộc sống.
Tình trạng suy thoái đạo đức, lí tưởng trong giáo viên, học sinh là mối lo ngại của toàn xã hội. Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, hiện tượng chạy trường điểm ngày một nhiều, nhất là các trường điểm nằm trong nội ô thành phố. Tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường dưới nhiều hình thức khác nhau, bạo lực trong học đường không còn xa lạ gì; tình trạng “nghiện game” của hoc sinh trở nên báo động.
Vai trò, vị trí của các môn khoa học xã hội trong nhà trường chưa được phát huy như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân . Những môn xã hội còn ở vị trí là môn phụ, và là môn thay thế ở trường phổ thông. Điều này là sự thiếu công bằng giữa những giáo viên thuộc môn xã hội với những giáo viên thuộc môn tự nhiên. Nếu sự vướng mắc này không được tháo gỡ thì “nền giáo dục toàn diện và đào tạo ra những con người toàn diện” sẽ chỉ là hình thức.
KẾT LUẬN
1. Thành tựu giáo dục Bến Tre trong 25 năm đổi mới (1986 – 2010)
Nhìn lại chặng đường hơn 25 năm đổi mới sự nghiệp giáo dục, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đạt thành tựu sau:
Một là: Cải tạo, xây dựng cơ sở trường lớp, từng bước đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục.
Những năm học đầu sau ngày giải phóng qui mô học sinh tăng hàng năm, trong khi ngành giáo dục tiếp quản hệ thống trường, lớp trong tình trạng xuống cấp. Vì vậy, Đảng bộ địa phương, ngành đã nhanh chóng cải tạo, sữa chữa sắp xếp lại trường, lớp xây dựng thêm phòng tạm thời. Mạng lưới trường học phát triển rộng khắp đến tận xã vùng quen, xóa bỏ hoàn toàn các điểm dân cư còn “trắng” về giáo dục.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, mạng lưới trường lớp được sắp xếp hoàn chỉnh, phủ kín các phường, xã vùng ven tạo điều kiện thuận lợi về mặt giao thông và thuận lợi cho việc quản lí của ngành. Phòng học từng bước xây dựng theo hướng bán kiên cố, kiên cố, xóa hẳn phòng học 3 ca, phòng lá tạm bợ tiến tới “ngói hóa”, “xi măng hóa” phòng học. Thư viện, trường học từng bước xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Khắc phục tình trạng thiếu thốn trang thiết bị trong thời gian đầu đổi mới, phong trào tự làm đồ dùng dạy học được giáo viên nhiệt tình hưởng ứng.
Để phục vụ cho giáo dục toàn diện, trang thiết bị dạy học từng bước được trang bị đầy đủ, đa dạng, phong phú hơn.
Hai là: thành phố Bến Tre là ngọn cờ đầu của tỉnh về công tác XMC và phổ cập giáo dục nâng cao mặt bằng dân trí cho nhân dân.
Sau ngày giải phóng, nhân dân thành phố Bến Tre sôi nổi tham gia chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” mở đầu cho công tác xóa nạn mù chữ, trong đó xã Bình Nguyên là đơn vị đạt mục tiêu xóa nạn mù chữ sớm nhất tỉnh và góp phần quan trọng vào thành tích chung của tỉnh nhà về công tác này.
Với việc tập hợp mọi lực lượng tham gia công tác XMC và PCGD, thành phố Bến Tre đã nhanh chóng công nhận là đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (1994), trung học cơ sở (2004) và đến năm 2011 hoàn thành phổ cập
bậc trung học. Thành tựu này góp phần việc nâng cao trình độ học vấn của nhân dân địa phương, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.
Ba là: phát triển đội ngũ giáo viên về số lượngvà trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Từ nguồn giáo viên tại chổ đã được tuyển dụng lại phần đông chưa qua trường lớp sư phạm khi mới tiếp quản, ngành giáo dục thành phố Bến Tre đã quan tâm, chú trong công tác xây dựng giáo viên theo yêu cầu của nền giáo dục XHCN. Vì vậy, đội ngũ giáo viên thành phố Bến Tre đã có sự chuyển biến, từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hàng năm.
Trước nhu cầu đổi mới của giáo dục, công tác phát triển đội ngũ giáo viên càng được quan tâm và chú trọng hơn. Đội ngũ giáo viên không chỉ đáp ứng đủ về số lượng mà còn nâng cao về chất lượng. Sự phát triển của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục của thành phố Bến Tre.
Bốn là: Đã huy động mọi nguồn lực tham gia vào phát triển giáo dục của địa phương
Bài toán nan giải cho ngành giáo dục thị xã Bến Tre trong những năm học đầu sau ngày giải phóng là: qui mô học sinh tăng theo mỗi năm học trong khi mạng lưới trường lớp chưa phủ kín các xã vùng ven, các trường đang hoạt động lại xuống cấp, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục rất hạn chế, làm sao phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo nhu cầu học tập của nhân dân. Một phong trào cải tạo, sửa chữa, xây dựng trường học được lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương phát động với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Công cuộc đổi mới giáo dục diễn ra, việc vận động xã hội tham gia vào giáo dục được nhân dân thành phố Bến Tre nhiệt tình hưởng ứng. Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần quan trọng về xây dựng cơ sở vật chất trường học, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, việc tổ chức dạy 2 buổi trên ngày, tổ chức bán trú, khuyến học, khuyến tài ...Qua thực hiện đổi mới giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục tại thành phố Bến Tre góp phần không thể thiếu vào sự phát triển chung giáo dục phổ thông của địa phương .
2. Nguyên nhân thành tựu đó
Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre đã gặt gái được những thành tựu trên:
Trong giai đoạn 1986 – 2010, Đảng và Nhà nước ta đã có một số chủ trương lớn thể hiện qua nhiều Nghị quyết và Chỉ thị quan trọng và rất kịp thời về công tác giáo dục phổ
thông: Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách giáo dục; đường lối đổi mới giáo dục (bắt đầu từ năm 1987), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư (khóa VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo (14/1/1993), và Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (tháng 12/1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.
Những thành tựu về kinh tế của đất nước, thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới là điều kiện cần và đủ để đầu tư tốt cho giáo dục.
Tinh thần hiếu học của con người Bến Tre trở thành truyền thống luôn được giữ vững, phát huy dù trong hoàn cảnh nào.
Đổi mới trong nhận thức về giáo dục cũng như vị trí của giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân của các cấp lãnh đạo thành phố Bến Tre. Do đó, sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư cho giáo dục phổ thông của Đảng ủy, các cấp lãnh đạo khác xuyên suốt, kịp thời, tính kế thừa. Vì vậy những điều kiện cho sự phát triển của nền giáo dục phổ thông toàn diện luôn được đảm bảo dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất: đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí; cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Xác định đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến sự phát triển của giáo dục phổ thông, thành phố Bến Tre luôn lấy việc xây dựng đầu tư, chăm lo cho đội ngũ giáo viên là tiên phong và quan trọng.
Công tác xã hội hóa giáo dục tại thành phố Bến Tre đi vào hiệu quả, việc phối hợp 3 môi trường giáo dục từng bước đi vào nền nếp đã vận động xã hội tham gia vào giáo dục cả về vật chất, tinh thần.
3. Những hạn chế, yếu kém của giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre
Dù đạt được thành tựu lớn trong gần 25 năm tiến hành đổi mới, giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre vẫn còn tồn tại hạn chế và yếu kém:
Chưa có sự đồng bộ trong việc triển khai đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh giữa các bậc học. Tỉ lệ học sinh giỏi ở bậc TH, THCS chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ học sinh yếu, kém giảm đáng kể. Trong khi đó ở bậc THPT, tỉ lệ học sinh giỏi thấp nhiều so với TH và THCS, ngược lại tỉ lệ học sinh yếu kém tỉ lệ khá cao.
Tình hình học sinh bỏ học, lưu ban còn tiếp diễn và tỉ lệ cao nhất là bậc THPT. Nếu hiện tượng này không được khắc phục, thành quả của PCGD của thành phố Bến Tre sẽ không được duy trì trong các năm học tiếp.
Quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nảy sinh một số bất cập cần được giải quyết: kiến thức quá tải đối với học sinh; việc đổi mới phương pháp dạy học ở bộ phận giáo viên diễn ra chậm, nặng hình thức.
Phân luồng học sinh vào các trường nghề, chuyên nghiệp chưa cao, dạy nghề phổ thông ở các trường chỉ dừng ở mức vừa phải, phần lớn các em học sinh, phụ huynh xác định chỉ có con đường duy nhất sau khi tốt nghiệp THPT là phải vào được đại học và cao đẳng. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu lao động cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thành phố chưa nhiều.
Môi trường xung quanh các trường học vẫn còn tồn tại nhiều loại hình giải trí không lành mạnh, ảnh hưởng đến việc học tập cũng như hình thành nhân cách của học sinh: bida, trò chơi điện tử, quán cà phê trá hình….Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các tệ nạn xã hội sản sinh, xâm nhập vào học đường, nhất là các trường nằm ngay trong địa bàn nội ô thành phố. Vì vậy, hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống, lý tưởng trong học sinh ngày càng nhiều.
“Thương mại hóa” trong giáo dục ngày càng gia tăng và len lỏi trong mọi hình thức, làm cho giáo dục chạy theo đồng tiền: dạy thêm – học thêm; chạy điểm, chạy trường; chạy theo thi đua. Đó chính là ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng điều đó lại phản ánh thực tế về khó khăn trong cuộc sống của giáo viên.
4. Những bài học kinh nghiệm rút ra.
Qua tìm hiểu về giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong 25 năm đổi mới, cá nhân rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Sự quan tâm của lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp là nhân tố quan trọng để đổi mới giáo dục.
Thành phố Bến Tre trong 10 năm trước đổi mới giáo dục (1975-1985), lãnh đạo đảng và chính quyền dưới sự tham mưu của ngành giáo dục đã vận động nhà nước cùng nhân dân đã đưa giáo dục địa phương vượt qua khó khăn, thử thách.