Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nhằm Góp Phần Thúc Đẩy Sự Nghiệp Giáo Dục Của Thành Phố Bến Tre Trong Thời Kỳ Mới.

Giai đoạn 25 năm đổi mới giáo dục (1986-2010), chính sách đổi mới giáo dục đã được lãnh đạo đảng và chính quyền thành phố Bến Tre đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sâu sát. Những chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền về giáo dục không chỉ ở các Nghị quyết Đại hội Đảng, Hội đồng nhân dân qua các nhiệm kỳ, mà vấn đề phát triển giáo dục luôn được quan tâm chỉ đạo cụ thể trong các Nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ của từng năm.

Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố Bến Tre còn thể hiện thông qua đầu tư ngân sách cho giáo dục tăng mỗi năm.

Đảng bộ và chính quyền thành phố Bến Tre đã chỉ đạo kịp thời, quyết đoán vấn đề giải quyết mặt bằng cho xây dựng trường lớp. Vì vậy, “Đề án kiên cố hóa trường, lớp” của ngành ở từng giai đoạn, các công trình đã hoàn thành dứt điểm.

Kinh nghiệm đúc kết “ở nơi nào Đảng bộ, chính quyền quan tâm chăm lo đến giáo dục thì giáo dục ở đó sẽ phát triển”

Thứ hai: Với quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục

Giáo dục là động lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, của từng địa phương. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục không chỉ dừng lại là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, làm cho toàn xã hội cùng chăm lo đến giáo dục.

Trong những năm đầu đổi mới giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục thành phố Bến Tre đã huy động nguồn nhân lực phát triển giáo dục nhưng chủ yếu về mặt tài chính.

Công tác xã hội hóa giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre trong những năm gần đây đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường , xây dựng cơ sở vật chất của trường học, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, tổ chức hình thức dạy học 2 buổi/ ngày, hình thức bán trú, đóng góp kinh phí cho giáo dục phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau….Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, có biện pháp huy động các lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục phổ thông.

Việc vận động xã hội hóa giáo dục tham gia vào đa dạng hóa loại hình trường lớp ở thành phố Bến Tre có hiệu quả, tạo điều kiện giảm bớt sức ép đối với các trường công lập và tạo cơ hội cho các lực lượng xã hội cùng Nhà nước tham gia vào sự nghiệp giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, việc mở rộng hệ thống trường dân lập ở thành phố Bến Tre chỉ dừng lại

chỉ có 1 trường. Với điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội, Đảng bộ, chính quyền, ngành cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để các lực lượng ngoài giáo dục đầu tư vào việc mở rộng các trường dân lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Việc xã hội hóa và đa dạng hóa cần kết hợp với dân chủ hóa, làm cho nhiều người được hưởng giáo dục, được tham gia quá trình dạy và học, và các đại diện của nhà trường, của hệ thống giáo dục và của xã hội được tham gia quản lý và giáo dục. Có như vậy mới bảo đảm được phát triển giáo dục có hiệu quả.

Thứ ba: Tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình phát triển của ngành, là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 13

Xác định nhiệm vụ của giáo dục phổ thông trong từng giai đoạn phát triển, Đảng, chính quyền, ngành địa phương đã có những chủ trương, giải pháp kịp thời, linh hoạt trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên

Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của con em nhân dân và thực hiện công tác xóa mù chữ đạt kết quả trong 10 năm đầu sau ngày giải phóng , ngành chủ trương lưu dụng hầu hết giáo viên chế độ cũ, giáo viên kháng chiến tại chổ, giáo viên miền Bắc chi viện phục vụ cho công tác giảng dạy. Song song đó, còn đa dạng hóa, linh hoạt hóa các hình thức đào tạo, liên tiếp mở các trường sư phạm đã tăng cường đội ngũ giáo viên đáp ứng phát triển qui mô học sinh.

Gần 25 năm đổi mới giáo dục (1986-2010) chất lượng giáo dục phổ thông thành phố Bến không ngừng nâng lên – chất lượng giáo dục toàn diện. Yếu tố không thể thiếu và có tính quyết định đó là xây dựng đội ngũ giáo viên không chỉ đủ về số lượng mà từng bước nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ( đạt chuẩn và trên chuẩn). Quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông ở thành phố Bến Tre là quá trình vừa phải sàng lọc, tinh giản, giải quyết giáo viên dư nhất là bậc tiểu học, vừa phải nhanh chóng bổ sung nơi thiếu, giải quyết yêu cầu đồng bộ. Quá trình đào tạo không tách rời với đào tạo lại một cách toàn diện, đi đôi với bố trí sử dụng một cách hợp lý và đại ngộ tương xứng.

Vì vậy, để sự nghiệp “Trăn năm trồng người”của thành phố Bến Tre đạt kết quả mới - chất lượng giáo dục toàn diện thì Đảng, chính quyền, ngành cần có nhiều hơn nữa chính sách thỏa đáng đối với giáo viên, có tác dụng gắn bó họ lâu dài với nghề nghiệp, tạo cho họ động lực tự bồi dưỡng thường xuyên trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đồng thời tạo điều kiện thu hút người giỏi vào ngành sư phạm.

Thứ tư: Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền địa phương các cấp với Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn là giải pháp tổng thể duy trì thành quả của công tác XMC và PCGD của thành phố Bến Tre

Nâng cao trình độ dân trí cho người dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ lâu dài, xuyên suốt của Đảng, chính quyền, ngành giáo dục các cấp. Để đạt được mục tiêu ấy công tác XMC và PCGD không chỉ phải hoàn thành mà cần được duy trì ở từng địa phương.

Thành phố Bến Tre là đơn vị đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác XMC và PCGC các cấp. Bài học đúc kết trong chiến dịch “Đồng khởi diệt dốt” ở thành phố Bến Tre những năm đầu sau ngày giải phóng đã cho thấy: việc tái mù chữ sẽ diễn ra nếu không có giải pháp duy trì thành quả XMC năm trước. Từ đó, Đảng, chính quyền, ngành địa phương đã nhạy bén, linh hoạt trong việc đề ra giải pháp song song: vừa hoàn thành vừa phải duy trì được kết quả công tác XMC và PCGD nhằm nâng cao dân trí cho người dân.

Thực tế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đời sống nhân dân được nâng lên, nhưng những hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn vẫn còn. Vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình phải lo toan cho cuộc sống hằng ngày, việc đến các lớp học đối với người dân là không thể. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công tác XMC và PCGD của từng địa phương nói riêng của cả thành phố nói chung. Để giải quyết được khó khăn ấy, sự phối hợp Đảng, chính quyền từng địa phương, Ban giám hiệu các trường là quan trọng.

Hội liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học xã, phường thể hiện vai trò của mình, tác động tích cực trong việc tuyên truyền, vận động người dân đến lớp học. Để người dân an tâm đến lớp học, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân ,Hội khuyến học đã giúp đỡ về vật chất, tinh thần dưới nhiều hình thức: giúp vốn xóa đói giảm nghèo, thành lập tổ thủ công giải quyết công ăn việc làm cho người dân, cấp học bổng cho con em gia đình khó khăn….

Bên cạnh Trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng trên địa bàn thành phố, Đảng, chính quyền, ngành từng địa phương đã thành lập các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, phường đã khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người dân học tập mà không ảnh hưởng đến công việc của họ.

Ban giám hiệu các trường đóng trên địa bàn xã, phường bằng nhiều giải pháp hạn chế tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban, vận động các em bỏ học đến trường, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần…..Do đó, tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban giảm

đáng kể, góp phần quan trọng vào việc duy trì thành quả công tác XMC và PCGD của địa phương.

Nhằm nâng cao dân trí cho người dân gắn phát triển giáo dục với sự phát triển kinh tế

- xã hội của từng địa phương thì thành quả công tác XMC và PCGD của từng địa phương phải được giữ vững.

5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của thành phố Bến Tre trong thời kỳ mới.‌

Để giáo dục phổ thông thành phố luôn là ngọn cờ đầu và tiên phong của tỉnh Bến Tre, góp chung vào sự phát triển giáo dục tỉnh Bến Tre, bản thân xin đề xuất một số giải pháp:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố và Đảng bộ từng địa phương đối với sự nghiệp giáo dục phổ thông. Phải có những chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn để giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông thật sự là bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, nhất trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và chỉ có nhận thức như thế, các kế hoạch phát triển của kinh tế của thành phố, từng địa phương không thể tách rời việc phát triển giáo dục.

Công tác xã hội hóa giáo dục phải đi đôi với đa dạng hóa và dân chủ hóa giáo dục bởi bản chất nền giáo dục của Việt nam “của dân, do dân và vì dân”. Phải đảm bảo sự gắn bó phối hợp nhịp nhàng giữa : nhà trường - gia đình - xã hội. Hiệu trưởng các trường phải giữ vai trò chủ động và nồng cốt trong cuộc vận động này. Muốn được như vậy, nhà trường phải chủ động tạo mọi điều kiện cho các lực lượng này tham gia vào giáo dục không chỉ dừng lại đóng góp kinh phí mà tham gia vào quản lý giáo dục.

Các trường cần đẩy mạnh phối hợp PHHS tạo điều kiện dạy 2 buổi/ ngày , loại hình bán trú cho học sinh ở tất cả các lớp, bậc học. Đây là giải pháp không chỉ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện cho học sinh mà còn nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm – học thêm , chạy điểm, chạy trường tràn lan.

Khuyến khích PHHS, các lực lượng xã hội tham gia nhiều hơn nữa vào việc đa dạng hóa trường lớp, nhất là loại hình trường dân lập đạt chuẩn. Do nằm ở địa bàn thành phố, kinh tế tương đối phát triển, nhu cầu về các điều kiện học tập cho con em phụ huynh càng cao, trong khi đó thành phố chỉ có 1 trường dân lập.

Hướng đến của nền giáo dục phổ thông không chỉ là tri thức mà còn tạo mọi điều kiện tốt cho trẻ hình thành nhân cách. Để làm được như vậy thì: Một gia đình hạnh phúc, người lớn gương mẫu; Một trường học thân thiện, thầy cô là tấm gương để các em noi theo; Một môi trường xung quanh lành mạnh, văn hóa. Đó là sự chuẩn bị chu đáo, hoàn mỹ của toàn xã hội cho trẻ - thế hệ làm chủ đất nước.

Hiện nay, tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập ngày càng nhiều vào học đường dưới mọi hình thức. Nhất là các trường nằm trong khu vực nội ô thành phố. Hiện tượng học sinh đánh nhau, nhậu, cờ bạc đặc biệt nhất là hiện tượng “nghiện game”. Lực lượng công an phải tiên phong và xung kích trong vấn đề này, thường xuyên kiểm tra phòng internet, tụ điểm vui chơi để kịp thời ngăn chặn vấn đề tiêu cực xảy ra. PHHS nên quan tâm, tìm hiểu con em mình hơn, không nên cưng chiều con em một cách “thái hóa”. Nhà trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm quan tâm, thường xuyên làm công tác tư tưởng cho các em.

SGD và PGD đẩy mạnh, thường xuyên thanh tra các trường về việc đổi mới chương trình, phương pháp, đánh giá.. nhằm đảm bảo việc đánh giá học sinh một cách đồng bộ giữa các giáo viên, các trường, các bậc để sự chênh lệch trong xếp loại giáo dục giữa các bậc không còn cao.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là nhân lực chính có tính chất quyết định việc thực hiện những định hướng và mục tiêu của sự nghiệp giáo dục. Vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đẩy mạnh và thường xuyên: Tăng cường đưa giáo viên đi học nâng chuẩn nhất là các lớp cao học; qui hoạch cán bộ một cách hợp lý, trẻ hóa đội ngũ, cán bộ nữ gắn liền với tâm tư, vọng của người được qui hoạch; đảm bảo chăm lo đời sống cho giáo viên nhất là giáo viên ở xa, có chính sách thu hút, đầu tư nhân tài….

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


1. Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (1995), Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới: chủ chương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Thanh Bình (2006), Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tiểu học tỉnh Bến Tre và một số giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo trong mười năm (1986- 1996).

5. Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến 2020.

6. Bộ giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – Bối cảnh, xu hướng và động lực phát triển, Nxb TP. Hồ Chí Minh.

7. Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục (1986- 1996).

8. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1997.

9. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1998.

10. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 1999.

11. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2000.

12. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2001.

13. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2002.

14. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2003.

15. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2004.

16. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2005.

17. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2006.

18. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2007.

19. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2008.

20. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2009.

21. Cục thống kê Bến Tre, Niên giám thống kê năm 2010.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương (1979), Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, Nxb Sự thật.

24. Hồ Ngọc Đại, Giải pháp giáo dục, Nxb Giáo dục.

25. Phạm Văn Đồng, Vấn đề giáo dục –đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. Phạm Văn Đồng (1979), Sự nghiệp giáo dục trong chế độ Xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc (1996), Giáo dục con người hôm nay và ngày mai, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc (1998),Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

32. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

33. Đào Minh Hải, Minh Tiến (sưu tầm) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, Hà Nội.

34. Trương Thị Hoa (2007), Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông 1986-2000. Luận văn thạc sĩ lịch sử .Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

35. GS.TS Nguyễn Đình Hương,Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, NxbGD.

36. TS Bùi Minh Hiền, Lịch sử giáo dục Việt Nam,Nxb Đại học Sư phạm.

37. Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm thông tin và tư vấn phát triển (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

38. Đặng Thị Thanh Huyền (2001), Giáo dục phổ thông với phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội.

40. Đỗ Mười (1996), Phát triển giáo dục và đào tạo phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nhiều tác giả (2002), Giáo dục Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954,

Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

42. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1996), Báo cáo tổng kết năm học 1995 – 1996, tài liệu lưu trữ.

43. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1997), Báo cáo tổng kết năm học 1996 – 1997, tài liệu lưu trữ.

44. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997 – 1998, tài liệu lưu trữ.

45. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (1999), Báo cáo tổng kết năm học 1998 – 1999, tài liệu lưu trữ.

46. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2000), Báo cáo tổng kết năm học 1999 – 2000, tài liệu lưu trữ.

47. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2001), Báo cáo tổng kết năm học 2000 – 2001, tài liệu lưu trữ.

48. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001 – 2002, tài liệu lưu trữ.

49. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002 – 2003, tài liệu lưu trữ.

50. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003 – 2004 , tài liệu lưu trữ.

51. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004 – 2005, tài liệu lưu trữ.

52. Phòng giáo dục Thị xã Bến Tre (2006), Báo cáo tổng kết năm học 2005 – 2006, tài liệu lưu trữ.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí