Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Trang Thiết Bị Trường Học

nhân, ban xã hội học sinh vào tương đối ít, từ năm học 2009-2010 các trường tuyển sinh 2 ban: Ban cơ bản và ban nâng cao.

Thao giảng theo cụm, thao giảng liên trường được tổ chức thường xuyên giữa các trường. Đây là một trong những hình thức nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cũng như cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình đổi mới sách giáo khoa của giáo viên.

Hiện nay các trường đã thực hiện giảng dạy đầy đủ các bộ môn do Bộ qui định. Đặc biệt môn Tiếng Anh, Tin học được giảng dạy đại trà ở các trường. Ngay từ cấp 1 các em học sinh đã được học môn Tiếng Anh. Đối với các trường ờ vùng ven, mặc dù thiếu giáo viên nhưng các trường đã vận động sự hỗ trợ của PHHS hợp đồng giáo viên để các em được học. Đến năm 2010-2011, thành phố Bến Tre được chọn làm nơi thí điểm giảng dạy môn tiếng Anh đại trà bậc TrH.

Trên cơ sở chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, các trường đã được trang bị các phòng thí nghiệm.Vì vậy các môn Lí, Hóa, Sinh đều thực hiện đầy đủ các tiết thực hành. Thực tế cho thấy, những kiến thức giáo viên cung cấp, các em tự mình ứng dụng, thí nghiệm thành công một mặt gắn kết lý thuyết và thực hành, mặt khác tạo ra sự hứng thú, say mê học tập, tìm tòi của học sinh.

Giáo dục thẩm mỹ thể chất thật sự đã được chú trọng. Thể dục, giáo dục quốc phòng được dạy 2 tiết/tuần. Việc tăng cường môn tự chọn của môn thể dục: Bóng chuyền, thể dục thẩm mỹ, đá cầu, …tạo sự yêu thích cho học sinh dành cho môn này. Bộ môn quốc phòng được đưa vào giảng dạy chính và tính điểm trong nhà trường dành cho học sinh phổ thông.

Việc đưa dạy nghề vào chương trình phổ thông đã mang lại kết quả tích cực trong việc phân luồng học sinh vào các trường cao đẳng nghề, TH chuyên nghiệp sau này. Sau khi nắm và thực hành cơ bản về điện tử, điện, thú ý.. học sinh sử dụng thực tiễn cuộc sống có hiệu quả.

Với việc nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên , kiến thức chuẩn kết hợp với các tài liệu tham khảo đã mang lại kết quả cho tiết dạy. Giáo viên mạnh dạng đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng cách linh hoạt các phương pháp nhằm tạo cho tiết dạy nhẹ nhàng và thật sự hứng thú cho học sinh. Hiện nay 100% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: sử dụng giáo án vi tính, tư liệu từ mạng internet, đặc biệt là giảng dạy bằng trình chiếu Power Point.

Vai trò chủ thể, chủ động của học sinh được phát huy. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn để học sinh tự tiếp thu và lĩnh hội tri thức. Với nhiều hình thức giáo viên sử dụng: hoạt động nhóm, hệ thống câu hỏi mở, xử lí tình huống, đi thực tế…học sinh thật sự phát huy tính tích cực và sáng tạo của mình.

Công tác đánh giá thi cử cũng được đổi mới đồng bộ từ lớp 1-12. Trường tổ chức các kì thi đầu năm nhằm kiểm tra chất lượng và ngăn chặn hiện tượng ngồi nhằm lớp. Phòng giáo dục ra đề tất cả các môn thi ở học kì bậc TH và THCS; đối với THPT:Sở giáo dục ra đề 8 môn khuynh hướng thi tốt nghiệp. Đề thi cho theo hướng nâng cao và hiểu, hạn chế tối đa tình trạng học sinh học vẹt, đoán tủ. Học sinh phải vận dụng được kiến thức mình được học để giải quyết một vấn đề. Hình thức trắc nghiệm trong các kì thi chiếm tỉ lệ vừa phải trông các đề thi. Giáo viên linh hoạt trong việc kiểm tra kiến thức của học sinh: bài viết, trả bài trên lớp, chuẩn bị bài mới, khả năng sáng tạo học sinh.

Việc đổi mới nội dung cũng như phương pháp giảng dạy không ngoài mục tiêu cuối cùng: “nền giáo dục toàn diện, với mục tiêu đào tạo con người toàn diện” đã từng bước bắt nhịp cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên nội dung và phương pháp giảng dạy mới biểu lộ một số hạn chế:

Nội dung bài trong sách giáo khoa quá tải đối với học sinh, sự quá tải ở một số kiến thức chưa phải là trọng tâm. Điều đó không chỉ gây khó khăn cho học sinh mà cả giáo viên trong quá trình chuyển tải.

Sự không đồng bộ trong đổi mới giữa các cấp học. Cấp THCS có những em từng là học sinh giỏi, đầu cấp THPT học lực giảm trung bình, cả yếu. Một số em nắm bắt không kịp chương trình, phương pháp mới tỏ ra chán nản, bỏ học.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thật sự đem lại hướng mới trong nhà trường cũng như đối với giáo viên.Tuy nhiên một thực tế cho thấy việc giảng dạy bằng trình chiếu Power Point đem lại sinh động cho tiết dạy nhưng hạn chế từ phía học sinh: các em không bắt kịp bài giảng, các em chỉ chú trọng thích nhìn rồi chép vào tập, hiện tượng “đọc- chép” thay bằng “nhìn-chép”.

3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học‌


Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 1996-2000 gắn chặt với qui hoạch điều chỉnh nhằm sắp xếp lại mạng lưới trường lớp các cấp, bậc học.

Trong giai đoạn này Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho xây dựng cơ sở vật chất trường lớp thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục-Đào tạo do Chính phủ ban hành. Nhờ vậy, việc xây dựng cũng chuyển mạnh sang hướng kiên cố hóa, tầng hóa, đầu tư tập trung nhằm chấm dứt từng công trình một.

Trong 5 năm (năm học 1996-1997 đến 2000-2001) thành phố Bến Tre đã xây mới thêm 4 trường tiểu học, 1 trường THCS và 1 trường THPT. Nâng số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Bến Tre lên là 25 trường.

Theo qui chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Các trường tiểu học đã phấn đấu để được công nhận. Đến năm học 2000-2001 đã có 3 trường công nhận đạt chuẩn quốc gia [47;9].

Phòng học được xây dựng theo hướng kiên cố hóa và tầng hóa, phòng học cấp 4 trở lên chiếm hơn 70%. Thành phố Bến Tre đã xóa hẳn phòng học 3 ca và các phòng học tạm bợ không kiên cố. Giai đoạn của “ngói hóa “nhường cho “tầng hóa-xi măng hóa”. Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu của tầng hóa các phòng học chiếm tỉ lệ chưa cao. Từ năm 1996-2000, tổng phòng học mới được xây dựng 28 phòng nâng tổng số phòng học của năm học 2000- 2001 lên 350 phòng. Trong đó phòng học cấpTHCS và THPT tăng nhiều, đáp ứng nhu cầu phát triển của qui mô học sinh.

Công tác xây dựng và chỉnh trang cảnh quan trường học được chú trọng, đảm bảo môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. Thực hiện chủ trương “xanh hóa phòng học”, các chậu kiểng được thiết kế nhẹ nhàng tạo không khí mới cho lớp học.

Trang thiết bị trường học cũng được đầu tư nhiều và khâu quản lí chặt chẽ. Hàng năm Phòng giáo dục đều có kế hoạch trang bị thêm bàn ghế, bảng viết cho các trường.Thiết bị dạy học cũng được Sở trang bị mỗi năm và được giáo viên sử dụng khá tốt khi lên lớp.

Ngoài nguồn sách do Phòng giáo dục và Sở trang bị cho thư viện, thư viện các trường còn tự mua sắm các trang thiết bị sách báo phục vụ cho giáo viên, học sinh thông qua phong trào: tặng sách của giáo viên, học sinh, dùng quỹ học phí của trường để mua..Vì vậy, đến

năm học 2000-2001 toàn ngành có 18/20 thư viện (tiểu học, THCS), 2/5 (THPT) đạt chuẩn quốc gia [47;9].

Song, qua thời gian 1996-2000 đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị còn một số hạn chế

Mạng lưới trường lớp vẫn còn chưa phù hợp, xuống cấp nhiều chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Việc tiến hành giải tỏa mặt bằng để phát triển trường lớp theo qui hoạch còn chậm và khó khăn.

Việc tách trường đối với những trường có qui mô quá tải chưa thực hiện được như Trường Bến Tre, Vĩnh Phúc…

Trang thiết bị vẫn còn thiếu nhất là các môn xã hội. Dụng cụ, hóa chất dành cho việc thí nghiệm của các môn hóa, lí, sinh chưa nhiều. Sân chơi, bãi ở một số trường chưa được xây dựng.

Để giành những thắng lợi mới trong giáo dục với “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2000-2010”và việc triển khai một cách có hiệu quả chương trình phổ thông mới, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đối với ngành giáo dục phổ thông thành phố Bến Tre vô cùng quan trọng và quyết định. Chính vì vậy UBND thành phố Bến Tre đã xây dựng “Đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010” nhằm phát triển mạng lưới trường lớp từ 2000-2010.

Trong 5 năm đầu của kế hoạch phát triển mạng lưới trường lớp và giai đoạn đầu của Đề án kiên cố hóa trường lớp, cơ sở vật chất giáo dục phổ thông chuyển biến mạnh. Mục tiêu đạt được là nhằm tầng hóa các điểm trường tiểu học, THCS, THPT; chấm dứt việc xây dựng phòng học từ nhà cấp 4 trở xuống. Đến năm học 2005-2006 đã hoàn thành đề án này ở 28 trường phổ thông với 489 phòng, trong đó xây mới 4 trường với 139 phòng.

Tuy nhiên mạng lưới 16 trường của hệ giáo dục Tiểu học ở thành phố Bến Tre cũng chưa thật sự phù hợp, còn 1 điểm lẻ của trường TH Phú Hưng. Tỉ lệ kiên cố hóa mới đạt 35%. Đối với mạng lưới 8 trường của hệ THCS tương đối phù hợp với qui hoạch, tỉ lệ kiên cố hóa đạt 92 %. Tính chung tỉ lệ kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2001-2005 ở thành phố Bến Tre đạt 52% [51;9].

Mục tiêu đạt đến về mạng lưới trường lớp đến năm 2010 là kiên cố hóa trường lớp để thay thế các phòng học xuống cấp hư hỏng đặc biệt các trường ở vùng ven, thực hiện khẩu

hiệu “Trường ra trường, Lớp ra lớp, Thầy ra thầy, Trò ra trò” và quyết tâm của ngành là không để mặt bằng chờ vốn. Các trường được xây dựng phải gắn liền với việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Quá trình kiên cố hóa trường lớp đã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Bến Tre và tạo điều kiện việc xây dựng Đô thị loại III và Thành phố năm 2007. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre đã chỉ đạo triển khai và thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp giai đoạn 2008-2012.

Với những mục tiêu đã đề ra năm 2010, thành phố Bến Tre đã hoàn thành xây dựng mạng lưới trường lớp giai đoạn 2006 - 2010, từng bước đạt thành tựu chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn mới 2008 – 2012.

Hoàn chỉnh hệ thống các trường tiểu học, THCS, THPT độc lập, xóa hẳn các điểm trường lẻ, tập trung vào các điểm trường chính nhằm tạo thuận lợi về giao thông huy động tối đa học sinh đến lớp. Năm 2009-2010 gồm 15 trường tiểu học, 8 trường THCS, 4 trường THPT, 1 trường Dân lập gồm 3 cấp, không còn hệ bán công. Tổng số trường phổ thông là 28 trường. Trong đó việc sáp nhập trường được tiến hành và hoàn thành trong giai đạon 2006- 2010: Sáp nhập 3 trường Tiểu học; giải thể 1 trường THCS. Thành lập mới 3 trường : Tiểu học Mỹ Thạnh An, THCS Mỹ Thạnh An, THPT Lạc Long Quân. Xây mới 9 trường tiểu học, 3 trường THCS và 1 trường THPT [56;15]. Các trường được xây dựng như sau:

Bảng 3.9.Các trường được xây dựng mới giai đoạn 2006-2010


TT

Tên trường

Số phòng xây mới

Kinh phí (triệu đồng)

Qui mô học sinh

Ghi chú

Hiện có

Qui định

1

THNhơn Thạnh

17

3.000

420

595

Đưa vào sử dụng

2

TH Mỹ Thạnh An

24

9.300

444

840

Đưa vào sử dụng

3

TH Phường 7

23

8.200

559

560

Đưa vào sử dụng

4

TH Nguyễn Hữu Trí

36

2.754

578

700

Đưa vào sử dụng

5

TH Phường 6

21

12.080

565

735

Đưa vào sử dụng

6

TH Phú Hương

24

7.440

548

840

Đưa vào sử dụng

7

TH Bến Tre

30

40.869

1.633

1.000

Đang triển khai

8

TH Bình Phú

22

15.350

369

450

Đang triển khai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quá trình phát triển giáo dục phổ thông ở thành phố Bến Tre trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2010 - 11


9

TH Phú Nhuận

26

16.707

335

630

Đưa vào sử dụng

10

THCS Sơn Đông

20

5.095

398

630

Đưa vào sử dụng

11

THCS Nhơn Thạnh

10

3.535

288

450

Đưa vào sử dụng

12

THCS Phú Hưng

40

12.508

974

1.620

Đưa vào sử dụng

Tổng cộng

293

100.055

7.111

7.430


Nguồn: Phòng kế hoạch Tài chính Sở giáo dục.

Như vậy, tính đến năm 2010 Thành phố Bến Tre đã đưa vào sử dụng và khởi công xây dựng 9/13 công trình ở bậc tiểu học đạt tỉ lệ 69,23%; 3/4 công trình ở bậc THCS đạt tỉ lệ 75% [56;8]. Thời gian đến năm 2012, thành phố Bến Tre phấn đấu hoàn thành 100% các công trình đã nằm trong dự án và hoàn thành “Đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008- 2012”.

Việc sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp cũng được tăng cường đúng mức. Kinh phí sửa chữa trường lớp từ năm 2005-2008 lên đến 3,8 tỉ đồng.[55,5]. Trong đó gồm nâng cấp bổ sung phòng học, xây dựng các hạng mục tạo điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia.

Từ năm học 2005-2006 cho đến nay, phong trào xã hội hóa giáo dục trong xây dựng, sửa chữa trường lớp luôn được các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền , Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các cơ quan ,các lực lượng xã hội và các trường quan tâm thực hiện. Vì vậy, cơ sở vật chất trường lớp của các trường thuộc thành phố Bến Tre ngày càng được khang trang, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt của giáo viên, học sinh. Tính đến tháng 3 năm 2010, tổng số tiền vận động để xây dựng sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất lên tới 1.593.151.785 đồng (tổng chi cho sửa chữa là 3,8 tỷ) [56;8].

Với mong muốn tạo cho các em được học tập, vui chơi trong ngôi trường xanh – sạch

– đẹp, nhà trường vận động phụ huynh học sinh góp cây xanh tạo bóng mát cho sân trường, ngoài việc trang điểm cho mỹ quan bên ngoài, điều đó còn tạo không khí trong lành đảm bảo sức khỏe cho các em. Sự cố gắng của các cấp lãnh đạo trong giai đoạn này là tranh thủ nguồn vốn từ xổ số kiến thiết tiến hành xây dựng các công trình vệ sinh trường học. Từ năm 2009- 2010 đã khởi công 9/12 công trình và đến tháng 6/2010 đều được đưa vào sử dụng. Tổng kinh phí dành cho các công trình vệ sinh trường học là 1.896.060.000 đồng [56;10] .

Để đạt kết quả tốt trong đổi mới phương pháp dạy học thì việc đầu tư cho trang thiết bị đối với các trường cấp bách. Từ năm 2006 đến nay Sở GD &ĐT cấp 5632 bộ bàn ghế học

sinh, 343 bàn ghế giáo viên, trang thiết bị 12 Phòng thực hành thí nghiệm, 19 phòng máy vi tính và các trang thiết bị khác. Tổng giá trị trang thiết bị hơn 10,5 tỷ đồng. [Phòng kế hoạch tài chính Sở giáo dục].

Chương trình đưa tin học vào nhà trường và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong những năm qua được Ngành khuyến khích và đầu tư. Tính đến năm học 2009- 2010, 100% các trường phổ thông đều có phòng máy vi tính. Tất cả các trường đều kết nối mạng Internet góp phần tích cực vào đổi mới công tác quản lý, tạo điều kiện giáo viên truy cập thông tin, mở rộng kiến thức phục vụ cho các tiết dạy. 100% các trường THPT đều được trang bị máy chiếu phục vụ cho các tiết dạy giáo án điện tử.

Đến năm học 2009-2010 số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên: 9/14 trường tiểu học, 4/8 trường THCS, 2/5 THPT, 1 trường dân lập đạt chuẩn [56;9].

Như vậy, việc qui hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với qui hoạch kinh tế - xã hội của thành phố Bến Tre đã đạt được kết quả: các phòng học đều đạt cấp 4 trở lên; bàn ghế học sinh đúng qui cách; cảnh quan xung quanh xanh - sạch - đẹp; trang thiết bị tương đối đầy đủ; các trường học được xây dựng mới đều kiên cố hóa và theo tiêu chuẩn Quốc gia, đáp ứng việc dạy 2 buổi/ ngày, có tổ chức các lớp bán trú cho học sinh và thật sự “Trường ra trường, Lớp ra lớp – Thầy ra thầy, Trò ra trò”.

Song, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các trường còn gặp một số khó khăn:

Việc đầu tư xây dựng các công trình: do các điểm trường xây dựng mới phải phù hợp với tiêu chí đạt chuẩn quốc gia nên có những công trình có mức đầu tư tương đối lớn phải chờ vốn, mất nhiều thời gian, tiến độ triển khai chậm. Công tác khảo sát, giải tỏa mặt bằng, xây dựng trường ở điểm mới còn gặp khó khăn.

Trong quá trình chờ xây dựng trường lớp theo qui hoạch và giảm tải học sinh các trường lớn thì một số điểm trường nội ô thành phố duy trì với điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp.

Tiến độ kiên cố hóa trường lớp tuy đạt với mục tiêu đề ra nhưng so với nhu cầu thực tế đảm bảo tốt điều kiện cho các em học tập vẫn còn một số vướng mắc.

Trang thiết bị cung cấp cho các trường tương đối và được bổ sung hằng năm, nhưng thiết bị phục vụ cho bộ môn thể dục, quốc phòng và các môn xã hội còn ít, chưa kịp thời.

3.2.5. Phối hợp giáo dục giữa Gia đình – Nhà trường- Xã hội‌


Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp giáo dục phải kết hợp 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, củng cố và phát triển việc phối hợp của 3 môi trường này gắn liền với công tác xã hội hóa giáo dục. Với mục tiêu đề ra: huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục.

Chính vì vậy, để việc phối hợp 3 môi trường giáo dục diễn ra đồng bộ, chặt chẽ và có hiệu quả. Ngành giáo dục- đào tạo thành phố Bến Tre đã đưa ra nhiều giải pháp: nhân rộng những đơn vị tiến tiến; nâng cao đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất; phát huy vai trò của Hội đồng chuyên môn; hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua; quan tâm phối hợp các lực lượng xã hội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, nhất là công tác của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Bằng những giải pháp cụ thể, vai trò chủ động của Ngành giáo dục-đào tạo thành phố Bến Tre, phối hợp 3 môi trường giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục đa dạng các hình thức hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động. Kết quả này góp phần đáng kể vào nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của thành phố Bến Tre.

Hội đồng giáo dục thành phố được thành lập 1996, tính đến năm 2010 đã trải qua 3 nhiệm kì hoạt động. Năm 1997 có 15/15 Hội đồng giáo dục xã phường [44;5], hiện nay có 16/16 Hội đồng giáo dục xã phường (1 phường mới tách ra) [56;7]. Hội đồng giáo dục đã phát huy vai trò của mình trong cuộc vận động cả xã hội làm giáo dục: đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục.

Hàng năm Sở giáo dục và Phòng giáo dục thành phố chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện tốt việc phối hợp 3 môi trường giáo dục; Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường đã hoạt động thường xuyên có hiệu quả với Hội khuyến học và Hội đồng giáo dục các xã phường tham mưu tốt các cấp, quan hệ tốt các Ban ngành đoàn thể và mạnh thường quân đã vận động gây quỹ phục vụ cho công tác dạy và học tại địa phương. Điển hình cho phong trào này trong thời gian qua là các trường: Tiểu học Bến Tre, tiểu học Phú Thọ, THCS thành phố Bến Tre đã vận động cha mẹ học sinh hỗ trợ chỉnh trang sửa chữa trường lớp, xây dựng nhà vệ sinh, hỗ trợ thực hiện công tác bán trú và hỗ trợ các phong trào dạy và học cho các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023