Ảnh Hưởng Của Quan Niệm Cổ Điển Trong Hoạt Động Nghiên Cứu Văn Học


Chương 2 - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Nghiên cứu văn học ra đời một cách tự nhiên theo yêu cầu của đời sống văn học. Ở thời cổ đại, người ta đã bàn đến các chức năng giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ của văn học, từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, nhà triết học Hi Lạp Arixtôt đã bàn nhiều đến những vấn đề văn học nghệ thuật. Đến thế kỷ XVII, tác phẩm Nghệ thuật thơ ca của N.Boileau (Pháp) được coi là tập đại thành các tri thức lí luận về văn học, thi pháp học Châu Âu theo tinh thần quy phạm… Cùng với sự phát triển của văn học, nhu cầu tìm kiếm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học ngày càng nhiều và vì thế, nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học lần lượt xuất hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu văn học được xem như là một khoa học thì chỉ bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XIX (ở châu Âu), ở Việt Nam mãi đầu thế kỷ XX mới có các công trình văn học sử. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, nghiên cứu văn học với tư cách là một hoạt động chuyên môn ở nước ta chỉ mới hình thành vào đầu thế kỷ XX, cho nên, trong những thập niên đầu, nghiên cứu văn học còn chịu nhiều ảnh hưởng của phương pháp nghiên cứu thời trung đại. Mãi đến những năm 30 về sau, trong quá trình giao lưu, hội nhập với văn hóa, văn học phương Tây và trước yêu cầu đổi mới nền văn học, các trí thức nước ta mới có điều kiện tiếp cận và học hỏi các phương pháp nghiên cứu mới của văn học phương Tây để áp dụng vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam. Vì vậy, khi tìm hiểu Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi cũng xuất phát từ những những công trình nghiên cứu còn mang đậm dấu ấn của phương pháp nghiên cứu văn học trung đại xuất hiện những năm đầu thế kỷ dần đến những công trình tiếp thu phương pháp khoa học phương Tây, mà đặc biệt là giai đoạn 1930-1945 để thấy rằng: hiện


đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một quá trình diễn ra mang tính tất yếu trước đòi hỏi của nhu cầu mới trong đời sống tinh thần của con người.

2.1. Giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX

2.1.1. Ảnh hưởng của quan niệm cổ điển trong hoạt động nghiên cứu văn học

Hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn này mở đầu bằng việc xuất hiện rất nhiều các tác phẩm biên khảo. Nhận xét về tình hình nghiên cứu văn học ở những thập niên này, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) cho rằng: đây là giai đoạn “phồn thịnh về biên khảo”, với đủ các loại như: biên khảo về triết học, sử học, văn học. Trong biên khảo văn học, các nhà biên khảo đặc biệt hướng vào văn học cổ Việt Nam, nhất là văn chương Nôm; từ sao lục, dịch thuật - phiên âm, hiệu đính, chú giải, phê bình; sưu tập và khảo luận tổng quát về thể cách, nghệ thuật, lịch sử… Một số công trình khảo cứu, sưu tập có giá trị có thể kể như Việt Hán văn khảo (1918) của Phan Kế Bính, Văn chương thi phú An Nam (1923) của Hà Ngọc Cẩn, Việt văn hợp tuyển giảng nghĩa (1925) của Lê Thành Ý, Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) của Lê Thước, Văn đàn bảo giám (1928) của Trần Trung Viên…. Tìm hiểu các công trình biên khảo, nghiên cứu tác phẩm văn chương trong giai đoạn này, ta thấy, đa số các công trình còn mang tính khái quát, sơ lược; cách nhận định, đánh giá đều không vượt khỏi khuôn khổ ngữ văn học cổ điển; các tác giả còn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm văn chương thời trung đại ở chỗ thiên về đánh giá, phẩm bình nhiều hơn là phân tích, giải thích các hiện tượng văn học; nhà biên khảo chỉ cần biết tới văn bản với những thần cú, nhãn tự; mà chưa lưu tâm đúng mức đến những quan hệ xã hội phức tạp đã sản sinh ra tác phẩm. Chẳng hạn trong Việt Hán văn khảo của Phan Kế Bính, khi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trấn Quốc Tuấn, ông nhận xét: “Xem bài Hịch của Hưng Đạo Vương truyền cho các tướng, nhời nhẽ rất kích thiết, bao nhiêu lòng khảng khái trung nghĩa bày tỏ ra cả trên một mảnh giấy làm cho lòng người cảm động mà giữ vững được giang sơn nhà Trần”; hoặc qua Hịch tướng sĩ “… thấy được sức mạnh của văn chương tiền bối”. Nhận xét bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, ông cho: “Câu ấy nhời vắn tắt mà ý nhị thì nhiều, có kém gì thơ Đường”. Tìm hiểu về Truyện Kiều, Phan Kế Bính đặc biệt chú ý đến sáng tạo nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du. Ông khẳng định: “Văn lục bát hay nhất không có truyện gì hay bằng Kim - Vân - Kiều (…). Xem toàn quyển truyện, không có một tiếng nào là tiếng đục, không một câu nào là câu non. Giọng văn nhẹ nhàng, ý tứ lưu loát, tá dụng những điển tích cũng tài, mà nhất là những chỗ tả cảnh, tả tình, tình cảnh nào như vẽ ra tình cảnh ấy” [131,tr.170]. Ông khen Nguyễn Du: “Tả đến người nào hợp với khẩu khí và tính tình của người ấy mới lại khéo tay (…). Nói rút lại thì trong toàn thiên, chữ nào cũng êm, chữ nào cũng thoát, đoạn nào cũng dồi dào ý tứ, tả đến tinh thần, nhời thì nhẹ nhàng mà ý tứ thì bát ngát, càng đọc càng thấy hay, càng nghe càng thấy thú, không khi nào chán được, thiệt là văn chương tuyệt phẩm của nước Nam ta” [131,tr.172].

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 8

Công trình Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) bàn về cuộc đời và sáng tác của nhà thơ này dù chưa đủ căn cứ để xác định là một cuốn sách nghiên cứu, phê bình văn học, nhưng ông Lê Thước được giới nghiên cứu văn học trước đây, như Thanh Lãng chẳng hạn, coi là “người đầu tiên đi hẳn vào địa hạt phê bình. Tuy chưa đạt được kết quả rực rỡ, ông cũng đã có công là phá kinh cức” [76,tr.403]. Qua tìm hiểu Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, ta thấy mặc dù công trình có số trang tương đối lớn (168 trang) so với các tác phẩm cùng thời, nhưng phương pháp nghiên cứu của Lê Thước vẫn


còn mang nặng tính giáo điều khi đã dựa vào một số tiêu chuẩn cổ điển về nghệ thuật để thẩm định tác giả này. Chẳng hạn, nhận xét về văn tài của Nguyễn Công Trứ, ông cho rằng: “Văn Nôm ông Nguyễn Công Trứ có vẻ đặc sắc lắm, nhất là văn vần (như ca trù). Ông chỉ dùng những tiếng người ta thường đọc, thường nghe, nói ra tức là thành văn không nắn nót, chạm gọt như các thi sĩ khác. Lời văn vừa nhẹ nhàng, vừa chất phác: trông vào không thấy gì là cao kỳ, mà đọc lên ý thật dồi dào; lời không chải chuốt mà hay, văn không trau dồi mà lịch: thật là cơ trữ nhất gia” [131,tr.161]; hay khi bàn về chí hướng của Nguyễn Công Trứ, tác giả viết:

Ta đọc đến lời văn cụ, tự nhiên sinh lòng hăng hái, muốn đi, muốn chạy, muốn đem thân gánh vác việc đời, để giúp đời cho khỏi những nỗi bi ai khốn khổ. Ấy cũng bởi cụ đối với đời có cái quan niệm như thế, cho nên cụ thổ lộ ra một áng văn chương có khí lực hùng mạnh, dầu ai oán mà không làm cho bi sầu, dầu mỉa mai mà không làm cho đau đớn. Đương cái thời đại cạnh tranh này, kẻ thời bôn xu quá, đến nỗi quên mất liêm sỉ, kẻ thời nhu nhược quá, đến nỗi sanh ra chán đời, quốc dân ta nếu muốn chấn khởi cái tinh thần, bồi thực cái khí tiết cho ngày một mạnh mẽ lên thời cái lối văn chương hùng tráng này há lại không nên sùng bái lắm ru [131,tr.162].

Qua đoạn trích trên, dễ nhận ra rằng: phương pháp nghiên cứu của Lê Thước vẫn còn in đậm dấu ấn lối phẩm bình của văn chương trung đại, nhất là quan điểm “văn dĩ tải đạo”, đem giá trị văn chương của đối tượng nghiên cứu đồng nhất với những bài học đạo đức nêu gương cho mọi người. Tác giả tán dương tinh thần lạc quan, chí khí mạnh mẽ của Nguyễn Công Trứ trong hoàn cảnh ngặt nghèo và xem đó là bài học cổ vũ, động viên, bồi dưỡng nhiệt tình sống và hành động của người dân Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Dù vậy, cái đáng ghi nhận của Lê Thước là công trình của ông đã có hướng mới


trong nghiên cứu văn học ở giai đoạn này khi lấy cuộc đời của tác giả để tìm hiểu và phân tích văn nghiệp.

Điểm qua một vài ý kiến đánh giá trong các công trình khảo cứu vừa nêu, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến những tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho truyền thống dân tộc như đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập, đề cao đạo đức của dân tộc… Bên cạnh đó, họ cũng chú ý nhiều đến việc nghiên cứu phong cách sáng tạo của nhà văn, nghệ thuật viết văn, những giá trị thẩm mỹ của văn chương… Chính những yếu tố mới này đã đem lại cho độc giả những cảm xúc và nhận thức thẩm mỹ nhất định. Qua các công trình nghiên cứu những giá trị văn học cổ, họ đã làm sống lại di sản quá khứ của dân tộc dưới hình thức chữ quốc ngữ, làm cho đông đảo người đọc lần đầu được tiếp xúc với những tác phẩm văn học cổ mà trước đây do được sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm, họ chưa có điều kiện đọc và tiếp nhận. Đó chính là đóng góp nổi bật của các nhà biên khảo đối với hoạt động nghiên cứu văn học ở những thập niên đầu của thế kỷ XX. Tuy nhiên, với một nền quốc văn ngày càng phát triển, lối nghiên cứu truyền thống như trên không thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả đương thời, vì vậy các nhà nghiên cứu đã không ngừng tiếp thu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu mới của nước ngoài vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học, trong đó, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm được tập trung tìm hiểu nhiều nhất.

2.1.2. Bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học

Phạm Quỳnh là người đầu tiên khởi xướng cho việc áp dụng phương pháp mới của phương Tây vào nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều. Trong bài viết của mình đăng trên Nam Phong năm 1919, ông cho rằng: “… không thể lấy cái tỉ lệ thường của văn chữ Nôm mà xét được. Phải dùng phép phê bình


khảo cứu của văn học Thái Tây mới mong phát biểu được cái đặc sắc, bày rò được cái giá trị của một nền tuyệt tác trong quốc văn Việt Nam ta” [59,tr.277]. Và ở bài “Khảo về Truyện Kiều”, Phạm Quỳnh vừa vận dụng lý thuyết, vừa thực hành khảo sát tác phẩm Truyện Kiều theo một trình tự từ khái quát đến cụ thể. Mở đầu là lời giới thiệu chung về tác phẩm Truyện Kiều, sau đó đi vào “Cội rễ Truyện Kiều”, “Lịch sử tác giả”, “Văn chương Truyện Kiều”, “Tâm lý cô Kiều”. Ở từng nội dung, Phạm Quỳnh đã làm việc một cách rất nghiêm túc và công phu. Phần “Cội rễ truyện Kiều”, sau khi tìm dịch cuốn tiểu thuyết Vương Thuý Kiều - nguyên tác của Dư Hoài trong Ngu Sơ tân chí để đối chiếu với tác phẩm Truyện Kiều, Phạm Quỳnh khẳng định tác phẩm Truyện Kiều có nguồn gốc từ tiểu thuyết Trung Hoa. Ông viết: “Gần đây ký gia có đọc một tập thuyết bộ đề là Ngu Sơ tân chí, thấy trong có truyện Vương Thuý Kiều của Dư Hoài, tự Đạm Tâm, kể tường về lịch sử nàng Kiều, mà việc thời thuộc về niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, ngờ rằng có lẽ về thời đại ấy có người kỹ nữ tên là Vương Thuý Kiều thật, mà cái thân thế đáng thương của nàng đã cảm người đương thời hay người đời sau, khiến người đó mà đặt thành truyện” [59,tr.294]. Đến phần “Lịch sử tác giả”, sau khi tìm dịch lại phần “giới thiệu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Du” trong Đại Nam liệt truyện để tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật và thế giới quan Nguyễn Du, Phạm Quỳnh nhận định: “Xem đó thời biết cụ có tính trầm uất, làm quan thường không được đắc chí và trong sự kinh lịch có nhiều nỗi bất bình: “Trải qua bao cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Bởi lòng đau đớn nên cầm bút viết thường thổ lộ ra những giọng thiết tha ai oán, đầy khắp mọi quyển Truyện Kiều. Có những câu trong vắt như hạt lụy rơi, não nùng như tiếng quyên gọi, khiến người đọc đến phải ngậm ngùi mà gạt lệ, đủ biết tác giả cũng là một khách đoạn trường và cùng Kiều nhi cũng là người một thuyền một hội vậy” [59,tr.304]. Sang các mục “Văn chương Truyện Kiều” và


“Tâm lý cô Kiều”, với sự cảm nhận sâu sắc và bằng một giọng văn đầy cảm xúc, Phạm Quỳnh đã có những nhận xét khá tinh tế như sau: “Xét trong Truyện Kiều..., lời văn rất luyện mà ý tứ rất sâu, lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không ai có tài nào đặt hơn được nữa và trong một câu không thể nào dịch đi một chữ, đổi lại một tiếng, giọng hồn nhiên như trong ống thiên lại mà ra; ý tứ sâu cho đến nỗi càng đọc càng cảm, càng nghĩ càng thấm, lời lời trầm trọng như mang nặng một gánh tình thiết tha, như kêu oan nỗi sầu khổ, cảm động” [59,tr.306]. Và sau khi đi phân tích, chứng minh về sự đa dạng, đặc sắc trong văn chương Truyện Kiều, Phạm Quỳnh kết luận: “…Truyện Kiều thật là đủ các lối văn chương, mà lối nào cũng tới cực điểm, mỗi lối một vẻ, mà lối nào cũng là “mười phân vẹn mười” vậy (…). Truyện Kiều thời rò ra một áng văn chương lão luyện, tưởng có thể sánh với những hạng kiệt tác trong văn chương khác mà không thẹn vậy” [59,tr.315]. Tiếp sau đó, ông đã đem nhân vật trong tiểu thuyết của “Thái Tây” so sánh với nhân vật Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để thấy được tài năng của Nguyễn Du trong việc sáng tạo nhân vật. Ông viết: “… cho nên Thái Tây cho những văn sĩ có tài là những tay sáng tạo ra nhân vật, các nhân vật ấy có khi sinh tồn mãi mãi trong ký ức của người đời, không bao giờ mai một được nữa. Cụ Tiên Điền ta đặt ra truyện Thuý Kiều thật cũng đáng là một tay sáng tạo tuyệt luân” [59,tr.306]. Tiếp đến, các đặc điểm nội tâm của nhân vật Kiều trong Truyện Kiều được Phạm Quỳnh nêu ra và minh chứng cụ thể: “Phong tình mà tiết nghĩa, cả cái tâm lý cô Kiều là gồm trong bốn chữ ấy”, “Kiều là một kẻ sầu nhân”, “Kiều là người hay nghĩ hay buồn, lại là người khôn ngoan biết điều quá”, “Kiều là người đa tình nhưng không đắm đuối vì tình, biết lấy nghĩa mà chế tình, thế là trúng với lý tưởng của đạo Nho. Lại là người khôn ngoan, “biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng”, đáng lẽ ở đời phải êm thấm trót lọt lắm là phải, thế mà chỉ gặp những sự hoạn nạn, khổ sở không biết ở đâu mà ra, bèn tin rằng


bởi cái số phận đã định như thế, cái tình duyên đã khiến như vậy, không sao mà cưỡng được, đành đem mình làm hy sinh cho vận mệnh, thế là khuynh hướng về Phật. Tính cách là tính cách Nho mà tinh thần là tinh thần Phật, đó cũng lại là một đặc sắc trong tâm lý cô Kiều” [51,tr.317-318]. Sau khi phân tích và chứng minh những nét nổi bật trong việc miêu tả nội tâm Kiều, Phạm Quỳnh đã khẳng định một lần nữa tài năng của Nguyễn Du trong miêu tả tâm lý nhân vật Thuý Kiều, ông nhận xét: “Tiên Điền tiên sinh tả tâm lý cô Kiều như trên kia một cách rất tinh tường, rất hiển hiện, đủ biết Ngài đã thuộc nhân tình thế thái lắm và đã hiểu rò cả cơ quan trong tâm giới người ta” [51,tr.318]. Cũng chọn đối tượng Truyện Kiều để nghiên cứu, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật … đã có những bài viết đáng lưu tâm. Tìm hiểu Truyện Kiều, Vũ Đình Long viết ba bài: “Nhân vật Truyện Kiều”, “Triết lý và luân lý Truyện Kiều” và “Văn chương Truyện Kiều” đăng liên tiếp trong gần 10 số báo Nam Phong. Qua khảo sát các bài viết của Vũ Đình Long, ta thấy tác giả cũng có những điểm tương đồng với Phạm Quỳnh trong phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu của Vũ Đình Long so với Phạm Quỳnh đã có một bước tiến đáng kể, ở chỗ ông đã bám sát vào nội dung, hình thức tác phẩm, các chi tiết để phân tích, luận bàn cũng như cách diễn đạt sinh động và linh hoạt hơn. Trong bài “Nhân vật Truyện Kiều”, cũng như Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long nhận định: “Truyện Kim Vân Kiều là một thiên tiểu thuyết kiệt tác của Nguyễn Du tiên sinh”, nhưng ông còn cho rằng cái hay của Truyện Kiều không chỉ là ở lời văn mà

còn ở tài sáng tạo nhân vật. Vũ Đình Long khẳng định:

Cái hay của Truyện Kiều tuy là ở văn chương cũng nhiều thực, nhưng lời văn đẹp, câu thơ giòn chẳng qua mới là bộ áo khoác bên ngoài, nếu Truyện Kiều hay chỉ ở cái đấy thôi thì cái giá trị có đâu được lớn lao như thế, cái ảnh hưởng sâu xa như thế? Truyện Kiều sở dĩ được cùng

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí