Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 9


với non sông thọ trường là vì tác giả có cái tài sáng tạo ra nhân vật, nghĩa là nhân vật của Truyện Kiều sinh hoạt hệt như thực, ngôn ngữ, cử chỉ của người nào trong Truyện Kiều cũng hợp với cái tâm lý của người ấy... [88,tr.133].

Đến bài, “Triết lý và luân lý Truyện Kiều”, Vũ Đình Long đã cực lực tán dương triết lý và luân lý Truyện Kiều, ông viết: “… Cái triết lý Truyện Kiều là một cái gương sáng sủa vô cùng, lưu truyền đến thiên cổ cho người đời soi chung”; “cái triết lý Truyện Kiều cao bao nhiêu, thì luân lý Truyện Kiều cao bấy nhiêu (…) Cái luân lý cao quí vô cùng ấy, thực là lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu, ta nên thắp hương cảm tạ cụ mà kính lĩnh đem ra thực hành” [131,tr.553]. Đặc biệt, “Văn chương Truyện Kiều” là phần được Vũ Đình Long quan tâm nhiều nhất. Ông chia bài này ra làm chín đoạn để nghiên cứu và ở mỗi đoạn, Vũ Đình Long đã có những nhận xét rất đáng lưu tâm.

Trong “Xét về toàn thể văn chương”, nhà nghiên cứu đã khẳng định về phương pháp xây dựng cốt truyện của Nguyễn Du: “Cái đặc sắc của Truyện Kiều là có những chủ não, bao nhiêu việc đều quay về cái chủ não ấy cả”, “Cái bí thuật của cụ Nguyễn Du là bao nhiêu nguyên tố của sự hành động, bao nhiêu cảnh ngộ, bao nhiêu việc vặt, bao nhiêu tính tình… đều liên tiếp, ràng buộc nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, một cách rất tự nhiên, mà đến cái hứng vị câu chuyện thời dự bị sẵn, giữ gìn khéo, có khi bỏ lửng lơ, có khi cho đột ngột, chủ đích làm cho cái hứng vị ấy từ đầu chí cuối truyện cứ tuần tự mà tăng tiến vậy” [131,tr 503]. Nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Du, Vũ Đình Long cho rằng tác giả Truyện Kiều rất khéo léo và tài tình trong cách sử dụng từ ngữ. Ở các mục bàn về “văn tự sự”, “văn vấn đáp”, “văn tả người”, “văn tả tình”, “văn tả cảnh”, sau khi đi phân tích chi tiết bằng một lối văn mới mẻ, Vũ Đình Long đã có những nhận xét chí lý như sau: “Văn tự sự trong Truyện Kiều bao giờ cũng rò ràng, hoạt bát nhanh nhẹn, lời ý đủ, nghe


qua hiểu ngay”; “Văn vấn đáp trong Truyện Kiều thích hợp với tình ý câu chuyện và thể tài lời thơ”, “Văn tả hình dung của cụ Nguyễn Du tài tình là vì cùng một nét bút mà cụ tả được cả nàng Kiều hữu hình và nàng Kiều vô hình, khiến cho độc giả đọc qua một lượt là có thể biết được rò tài là thế, sắc là thế, tính tình là thế”; “Văn tả tình trong Truyện Kiều thực là tuyệt bút”; “Cụ Nguyễn Du thực là một nhà văn tả thực đại tài, những áng văn tả cảnh của cụ ví như những bức tranh tuyệt bút của nhà danh họa. Những bức cảnh của cụ có đặc sắc là cảnh nào cũng gọn gàng, ít nét, chứa chan tình tứ, độc giả tưởng tượng hình dung ngay ra được” [131,tr.506].

Cùng thời điểm với loạt bài nghiên cứu về Truyện Kiều của Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam viết “Mấy lời bình luận về văn chương Truyện Kiều” đăng trên Nam Phong số 79. Qua khảo cứu, ta thấy bài viết của Nguyễn Tường Tam không có gì mới hơn Phạm Quỳnh và Vũ Đình Long. Nhà nghiên cứu cũng khẳng định cái đặc tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương, khẳng định cái hay của văn Kiều...; có mới hơn chăng là ở cách diễn đạt và việc khẳng định Truyện Kiều là một tác phẩm “mẫu mực và toàn diện”, “Truyện Kiều thực là một tấm gương luân lý thiên cổ, một cái thú giải buồn cho người thích ngâm thơ, một cái thú gợi buồn cho người buồn, một bức tranh vẽ cuộc đời cho người biết nhân tình thế thái, một quyển bói cho người hay tin, một tập văn rất bổ ích cho người làm văn” [131,tr.486].

Nếu như năm 1919 trong “Khảo về Truyện Kiều”, Phạm Quỳnh khá thành công trong việc áp dụng phương pháp nghiên cứu mới vào việc tìm hiểu Truyện Kiều đã giúp cho người đọc hiểu sâu thêm về một danh tác của văn học cổ Việt Nam, thì đến 1924, nhân ngày lễ kỷ niệm cụ Nguyễn Du, Phạm Quỳnh với bài “Kỷ niệm cụ Tiên Điền” đã không có phát hiện gì mới hơn, mà thậm chí có nhiều chỗ còn mang tính tán dương một chiều, thiếu cơ sở khoa học. Mở đầu bài viết, Phạm Quỳnh khẳng định giá trị Truyện Kiều là tài sản


tinh thần của toàn dân vì vậy được toàn dân yêu mến, ham thích: “Hiện nay suốt quốc văn ta, trên từ hạng thượng lưu, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà ai ai cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngâm Truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công nghiệp của cụ Tiên Điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ cụ và nghĩ đến cái ơn của cụ tác thành cho tiếng nước nhà” [148,tr.3]. Theo Phạm Quỳnh, Truyện Kiều không chỉ là cuốn sách được mọi người yêu mến mà nó còn có giá trị bởi nó liên hệ rất mật thiết đến vận mệnh quốc gia: “Văn chương mình chỉ độc có một quyển vừa là kinh vừa là truyện, vừa là thánh thơ phúc âm của cả một dân tộc, ví lại khuyết mất thì dân tộc ấy đến thế nào” [148,tr.3]. Không những thế, Truyện Kiều còn được xem như là nơi hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước: “Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc tuý; Truyện Kiều là quốc tuý của ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta” [148,tr.2]. Thậm chí, Phạm Quỳnh còn cho rằng: “Truyện Kiều là cái “văn tự” của giống nòi Việt Nam ta đã “trước bạ” với non sông đất nước này” [148,tr.2]. Không chỉ khẳng định giá trị Truyện Kiều trong nước, Phạm Quỳnh còn so sánh Truyện Kiều với văn học Trung Hoa, Pháp và khẳng định nó cũng không thua kém, ông viết: “Văn chương Tàu thật là mênh mông bát ngát, như bể rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với Truyện Kiều… ngay trong văn chương nước Pháp, tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như Truyện Kiều, vì Truyện Kiều có một cái đặc sắc mà những nền kiệt tác trong văn chương Pháp không có” [148,tr.3]. Rò ràng, qua những lời tán dương của Phạm Quỳnh trong bài “Kỉ niệm cụ Tiên Điền”, ta thấy, do quá đề cao tác phẩm Truyện Kiều, những nhận định của Phạm Quỳnh nhiều lúc cực đoan, không hợp lôgic trong việc nghiên cứu tác phẩm (chúng tôi không bàn đến mục đích ngoài văn chương của tác giả).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


Đó chính là nguyên nhân dẫn đến một loạt các bài viết về Truyện Kiều của hai

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 9

nhà chí sĩ Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng.

Ngày 01 - 09 - 1924, trên Hữu Thanh tạp chí, Ngô Đức Kế có bài “Luận về chánh học cùng tà thuyết Quốc văn, Kim Vân Kiều, Nguyễn Du” với những quan điểm tiếp cận hoàn toàn đối lập với bài “Kỉ niệm cụ Tiên Điền” của Phạm Quỳnh. Nội dung bài viết của Ngô Đức Kế gồm hai phần: phần một, luận về mối tương quan đạo đức, hay của tà thuyết đối với vận mệnh một dân tộc; phần hai, đánh giá về Kiều (chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu ở phần hai). Nếu như Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam trong các bài nghiên cứu của mình không ngừng tán dương Kiều cả về nội dung, hình thức, tài năng tuyệt đỉnh của Nguyễn Du khi sáng tạo tác phẩm Truyện Kiều; trong số đó, Phạm Quỳnh là người đã cực lực ca tụng Truyện Kiều đến mức cực đoan, ông quả quyết hai lần “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ” [148, tr.2], thì Ngô Đức Kế nhìn nhận Kiều hoàn toàn ngược lại. Đầu tiên, nhà chí sĩ không thừa nhận Truyện Kiều là một tác phẩm văn học có giá trị cao. Ông lên án Truyện Kiều đã làm phương hại đến phong hoá đạo đức của ta: “… một đôi thiếu niên nam nữ, đêm thanh người vắng, trèo tường trổ ngò, ước hội chuyện trò với nhau, đối với phong hoá đạo đức là việc bất chính, mở đầu quyển sách như thế, dù sau có tô vẽ hiếu nghĩa gì đi nữa cũng không đủ làm gương tốt cho đời” [80,tr.452], nên người đọc Kiều bị xem là “kẻ đàng điếm”. Theo tác giả bài viết, học Kiều chỉ là “học cái lối thơ phú ca ngâm” nhưng mà “đem tiểu thuyết mà làm vào thơ, là người vô học”, cho nên không có ích lợi gì cho đất nước, bởi vì “Truyện Thanh Tâm Tài Nhân là tiểu thuyết hèn mạt bên Tàu, mà nay nước Việt Nam tôn phụng làm chính kinh sử, thiệt là rước lấy một cái đại sỉ nhục” [80,tr.454]. Dù phủ nhận Truyện Kiều nhưng Ngô Đức Kế đã có những nhận định về giá trị văn học dân tộc đáng lưu tâm: “Ông Nguyễn Du


dịch Kiều từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều thì nước ta không có quốc hoa, không có quốc tuý, thế thì cái văn trị vũ công mấy triều Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đâu đem đến cho bọn “học thuê viết mướn” ấy mà thôi ...” [80,tr.454].

Tháng 9 - 1930 trên báo Tiếng Dân có bài “Chánh học cùng tà thuyết có phải vấn đề quan hệ chung không?” của Huỳnh Thúc Kháng. Nội dung bài viết được chia làm ba phần; mở đầu là sự tuyên bố tại sao ông viết bài này; tiếp theo tác giả đã phê phán Phạm Quỳnh đã có lời lẽ vu cáo đối với “nhà chí sĩ mới qua đời”; chúng tôi quan tâm đến phần cuối - phần bàn về Truyện Kiều.

Đồng quan điểm với Ngô Đức Kế khi đánh giá về Truyện Kiều, Huỳnh Thúc Kháng nhận định:

Truyện Kiều chẳng qua là một lối văn chương mua vui mà thôi, chứ không phải là thứ sách học,… Ở xã hội ta từ có kẻ tán dương Truyện Kiều, truyền bá học Kiều đến nay, đã biết bao lớp thanh niên say mê bóng sắc, chìm nổi bể tình, vứt cả nền nếp gia đình, trật tự xã hội mà theo mối ham mê của mình. Hiện xã hội ta ngày nay mà diễn ra những tuồng thường phong bại tục kia, cái giống độc con đĩ Kiều gieo vào trong còi tư tưởng không phải là ít [131,tr.76].

Tóm lại, âm hưởng bao trùm các bài viết của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng là việc phủ nhận giá trị tác phẩm Truyện Kiều cũng như người sáng tạo ra tác phẩm ấy. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện hơn về những đánh giá của hai ông đối với Truyện Kiều. Lần đầu tiên trên diễn đàn văn học Việt Nam diễn ra cuộc tranh luận giữa hai trường phái đối với một tác phẩm văn học quá khứ mà trong tình riêng của từng người thì ai cũng vô vàn yêu mến. Đã là tranh luận thì phải có chính kiến và bảo vệ cái chính kiến ấy đến cùng, chính vì lẽ đó mà chúng ta không quá ngạc nhiên khi hai nhà


nghiên cứu vừa là hai chí sĩ yêu nước này đã có những lời lẽ quá đáng khi phê phán Truyện Kiều. Để làm gì? Thực chất là để chống lại những quan điểm quá đáng của Phạm Quỳnh trong việc đề cao Truyện Kiều với mục tiêu không trong sáng. Đây có lẽ là một cuộc tranh luận về quan điểm chính trị hơn là văn học, mà Truyện Kiều là cái cớ, là “nạn nhân” của cuộc tranh luận ấy.

Sau khi tìm hiểu các bài nghiên cứu về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi nhận thấy các tác giả dù cùng một đối tượng nghiên cứu là Truyện Kiều, nhưng đã đứng trên những quan điểm khác nhau để tiếp cận tác phẩm nên đã có những nhận định khác nhau.

Có thể nói rằng: trong buổi đầu làm quen với việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu của văn học phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp) vào việc tìm hiểu văn học Việt Nam, các nhà nghiên cứu không tránh khỏi ảnh hưởng của những thao tác nghiên cứu của văn học trung đại vào việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm; tuy nhiên, bước đầu cũng đã hé lộ những thao tác nghiên cứu mới đem lại luồng sinh khí mới trong hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà.

Phạm Quỳnh là người vừa chủ trương về giới thuyết vừa thực hành được chủ trương của mình khi đưa vào bài nghiên cứu bốn phạm trù mới để nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, đó là: tìm hiểu về cội rễ tác phẩm, lịch sử tác giả, văn chương tác phẩm, tâm lý nhân vật. Ở từng phần, ông đã làm việc một cách nghiêm túc từ tìm hiểu nguồn gốc tác phẩm, tìm hiểu tác giả để tìm căn cứ cắt nghĩa tác phẩm. Về mặt văn chương, ông cũng đã chú ý tới ý, lời, sự khéo léo, điêu luyện trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du. Không phải là người đầu tiên tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều, nhưng chính ông là người phát hiện ra yếu tố tả thực trong văn chương Truyện Kiều. Bài viết của Phạm Quỳnh đã bộc lộ năng lực cảm thụ


văn học khá tinh tế và trình bày những thao tác nghiên cứu mới trong bước đầu áp dụng phương pháp nghiên cứu của phương Tây vào nghiên cứu văn học nước nhà. Tuy nhiên, ở nhiều chỗ, Phạm Quỳnh cũng chưa thoát ly được lối nghiên cứu cổ điển khi đi vào lý giải cái hay, cái đẹp của văn chương. Dẫu phương pháp ông đưa ra là mới, nhưng trong quá trình áp dụng phương pháp, cách đánh giá văn phẩm của ông vẫn còn mang nặng tính tán dương một chiều, hạ những lời khen chê nhiều khi quá to tát để khẳng định giá trị của tác phẩm; điều đó, vô hình trung, có khi phản tác dụng. Phạm Quỳnh cũng chưa vượt khỏi quan niệm của văn học trung đại khi xem nhân vật Thuý Kiều là tấm gương luân lý để mọi người noi gương. Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam cũng tương tự như Phạm Quỳnh, dù lối nghiên cứu đã có hệ thống, có những nhận định khá sâu sắc, văn phong có mới hơn lối nghiên cứu trung đại, nhưng vẫn là tán dương một chiều, và vẫn còn nặng quan điểm của văn học truyền thống khi xem văn chương là bài học luân lý để răn đời.

Trường hợp Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng trong các bài viết về Truyện Kiều đã đứng trên lập trường của những chí sĩ yêu nước cùng với gốc quan điểm Nho gia để đánh giá tác phẩm. Quan niệm Nho gia, xem văn chương là biểu hiện của Đạo, văn chương được dùng để truyền đạt đạo lý thánh hiền, đem gương sáng đạo đức để giáo hoá. Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm ca ngợi tình yêu đôi lứa, điều này không phù hợp với quan niệm luân lý của nhà Nho vốn phản đối tự do luyến ái của nam nữ thanh niên, đi ngược với giáo lý “nam nữ thụ thụ bất thân”. Hơn thế nữa, từ lâu, đạo Nho vốn rất đề cao quan niệm “trinh tiết”, trong khi nàng Kiều mười lăm năm lưu lạc “ba chìm bảy nổi” hết rơi vào nhà chứa này lại đến nhà chứa khác, thì không thể đem ra để nêu gương luân lý. Lại thêm, hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ (chế độ thực dân nửa phong kiến) đang diễn ra những cảnh suy đồi, phá vỡ nền nếp gia đình, kỷ cương xã hội, luân thường đạo lý đảo lộn, cho nên,


Truyện Kiều bị Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng coi là hại đến phong hóa đạo đức… cũng là điều dễ hiểu trong hoàn cảnh hiện giờ. Đúng như Thiếu Sơn trong Phê bình và cảo luận từng nhận xét về Huỳnh Thúc Kháng: “Truyện Kiều kia nếu bị coi là một cuốn dâm thư và những người yêu Kiều về cái giá trị văn chương và mỹ thuật của nó mà bị kết án vào tội mê dân hoặc chúng, ta cũng chẳng nên phiền trách nhà chí sĩ không công bằng… khách đa tình thì thiên lệch về tình. Nhà chí sĩ thì thiên lệch về nước” [153,tr.54].

Qua các công trình nghiên cứu văn học vừa trình bày, đặc biệt là các bài nghiên cứu về Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng; chúng tôi nhận ra rằng, nghiên cứu văn học trong những bước khởi đầu của quá trình hiện đại hoá đã học tập được phương pháp nghiên cứu của văn học nước ngoài để áp dụng vào nghiên cứu văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong buổi khởi đầu này, những dư âm của quan niệm cổ điển vẫn còn hiện diện trên trang viết của các nhà nghiên cứu đương thời như quan điểm tán dương thời trung đại, quan niệm “văn dĩ tải đạo”… Dù vậy, những bài nghiên cứu của các tác giả vừa nêu vẫn có giá trị không chỉ đối với lịch sử văn học (cuộc nghiên cứu tranh luận về tác phẩm văn học đầu tiên), mà còn là những gợi ý để tiếp tục nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều sau này. Điều đó cho ta một lần nữa xác nhận vai trò tiên phong của các tác giả trong buổi đầu nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều nói riêng và hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn 1900 đến 1930 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà. So với nghiên cứu văn học thời trung đại thì giai đoạn này đã có một bước tiến dài khi các nhà nghiên cứu đã có những góc nhìn khoa học và hiện đại hơn; song, như là một quán tính văn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022