Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 7


mỹ để tiếp nhận những tác phẩm văn chương thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau mà trước đó trong đời sống văn học chưa từng có.

Kể từ khi bản dịch Pháp văn ra quốc ngữ sớm nhất là Truyện Phan Sa dịch ra quốc ngữ (1884) của Trương Minh Ký ra đời, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không đầy 20 năm, dường như một phần khá lớn tinh hoa văn học Pháp - chứ chưa phải của phương Tây - thuộc đủ mọi thể loại được chuyển sang quốc ngữ. Về kịch có thể kể : Trưởng giả học làm sang, Giả đạo đức, Người bệnh tưởng, Người biển lận của Molière, Tuồng Lôi Xích, Tuồng Hòa Lạc của Corneille... Về tiểu thuyết: Telemac phiêu lưu ký (Fenelon), Truyện ba người ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những kẻ khốn nạn (V.Hugo), Truyện Miếng da lừa (H.de Balzac),... Về truyện ngắn: dịch nhiều truyện của G. de Maupassant, P. Loti, A. France,... Về thơ: dịch thơ của A. Musset, Lamartine, La Fontaine, V.Hugo, Baudelaire... Đặc biệt, trường hợp Phạm Quỳnh với các bài: Thơ là gì?, Nghệ thuật viết tiểu thuyết, Nghệ thuật viết kịch là những bài viết đầu tiên giới thiệu những khái niệm sơ đẳng về những thể loại nòng cốt của văn học hiện đại. Và “những bài viết này, trên một phương diện nhất định, có thể coi là một hình thức dịch thuật đặc thù bởi lẽ trong những bài này, mô thức chung mà ông Phạm sử dụng là tổng thuật những ý kiến liên quan đến vấn đề cần bàn có và phổ biến trong văn học Pháp, sau đó kết hợp với những nhận xét, kiến giải, phán đoán riêng mình để rút ra bài học cho văn học Việt Nam” [79,tr.215].

Việc dịch thuật từ chữ Hán sang chữ Nôm các trước tác nổi tiếng của Trung Hoa tuy chưa nhiều nhưng đã có ở nước ta từ lâu, nhưng có thể nói rằng, chỉ với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thì hoạt động dịch thuật mới phát triển rầm rộ. Lúc này, các giá trị của văn học Trung Hoa về thơ, cùng với tiểu thuyết từ Tam quốc chí, Đông Chu liệt quốc, Chinh Đông, Chinh Tây, cho đến Nhạc Phi, Mạnh Lệ Quân... đã được độc giả đương thời đón nhận qua các bản


dịch của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đỗ Mục, Phan Kế Bính, Nguyễn Chánh

Sắt,...

Những bài dịch thuật liên tục được in trên các báo, được xuất bản thành sách và phổ biến rộng rãi. Đi đầu trong việc dịch thuật, giới thiệu văn học phương Tây mà chủ yếu văn học Pháp là hai tờ Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917) và tủ sách Âu Tây tư tưởng (1928).

Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của dịch thuật những năm đầu thế kỷ XX đã giúp người đọc làm quen với những thể loại văn học của nước ngoài như: kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ (thơ trữ tình, thơ ngụ ngôn),... đã tạo nên những tiền đề, cả về kinh nghiệm sáng tác lẫn tâm lý tiếp nhận cho sự hình thành các thể loại văn chương mới của văn học nước nhà. Dịch thuật ra đời vừa tạo điều kiện cho báo chí và xuất bản phát triển, vừa góp phần làm phong phú thêm từ ngữ tiếng Việt. Văn học dịch cũng có đóng góp to lớn trong việc chuẩn bị chất liệu ngôn từ cho sự ra đời của văn học mới. Dịch thuật xuất hiện và phát triển là một trong những nhân tố quan trọng có tác động lớn đến quá trình hiện đại hoá văn học nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng trong giai đoạn này.

Tóm lại, trong bối cảnh văn hoá, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như vừa trình bày, quá trình giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và phương Tây dù không thật thuận lợi nhưng cũng đã phát triển ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Hầu hết các văn nghệ sĩ đều thông thạo tiếng Pháp, họ đủ điều kiện tiếp thu một cách trực tiếp qua “kênh” ngôn ngữ chính thức toàn bộ các tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây với một hệ thống giáo dục mới, với phương tiện chữ viết mới (chữ quốc ngữ) thể hiện trên những tác phẩm báo chí và dịch thuật. Công việc giao lưu đó đến lúc này đã đạt tới độ chín muồi để có thể đưa đến những hệ quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học, thúc đẩy văn học Việt Nam bước sang một trang mới. Đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


chính là những nguyên nhân khiến nghiên cứu văn học với tư cách là một hoạt động chuyên môn từng bước định hình, phát triển và nhanh chóng hiện đại hóa để hòa nhập vào quỹ đạo chung của quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam giai đoạn này.

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 7

1.3. Tiền đề vật chất - kỹ thuật

1.3.1. Báo chí

Một thành tố quan trọng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học (trong đó có hoạt động nghiên cứu văn học) đó là sự ra đời của báo chí. Báo chí xuất hiện là một trong những tín hiệu của xã hội hiện đại, bởi đây là nơi có thể công khai trao đổi, bàn luận, thông tin những vấn đề về chính trị, văn hoá, xã hội trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta chưa có một tờ báo nào. Nhưng sau khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của chính quyền thực dân, người Pháp đã xuất bản tờ báo đầu tiên Công báo của cuộc viễn chinh ở Nam Kỳ (1861) bằng chữ Hán và chữ Pháp để đăng các nghị định, quyết định, thông báo của quân đội Pháp về hoạt động của họ và những mệnh lệnh ban hành cho người bản xứ. Nhưng cái mốc đánh dấu sự ra đời của báo chí quốc ngữ tại Việt Nam là sự xuất hiện của tờ Gia Định báo năm 1865 ở Sài Gòn. Theo Dương Quảng Hàm (Việt Nam văn học sử yếu) thì từ ngày xuất hiện, báo chí nước ta trải qua ba thời kỳ biến hoá để trở thành một nền báo chí thực sự phát triển trước 1945.

Ở thời kỳ đầu, có các tờ báo: Gia Định báo (1865), Đại Nam đồng văn nhật báo (1892). Sang đầu thế kỷ XX, một số tờ báo khác tiếp tục xuất hiện như: Nông cổ mín đàm (1901), Nhật báo tỉnh (1905) viết bằng chữ quốc ngữ, Đại Việt tân báo (1905), Đăng cổ tùng báo (1907) viết bằng chữ quốc ngữ và chữ Nho. Báo chí thời kỳ này ngoài một ít tin tức về chuyên ngành như kinh tế, thương nghiệp, công nghiệp thì mục đích chính là thông tin trong xứ và


ban bố các mệnh lệnh của Chính phủ. Thời kỳ tiếp theo, báo chí xuất bản nhiều hơn, bên cạnh các tờ nhật báo như: Trung Bắc tân văn (1915), Thực nghiệp dân báo (1920), Tiếng Dân (1927)... còn có thêm các tờ tạp chí như: Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), Hữu Thanh tạp chí (1921), An Nam tạp chí (1926), Phụ nữ tân văn (1929), Phụ nữ thời đàm (1930), Văn học tạp chí (1932), Phong hoá tuần báo (1932), Khoa học phổ thông (1934), Ngày nay (1935).... Ở thời kỳ này, báo chí dù là nhật báo hay tạp chí đều thiên về mặt văn chương. Trên các báo có những mục như: văn uyển, dịch Hán văn, dịch Pháp văn, dịch tiểu thuyết Tàu và Pháp, thậm chí có những tờ còn xuất hiện cả một phụ trương về văn chương. Đến thời kỳ cuối, kể từ khi chính phủ đương thời bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí viết bằng quốc ngữ (1935) thì báo chí xuất hiện ngày càng nhiều và đã có những đổi mới đáng kể: tin tức ngắn gọn, kịp thời, nội dung không chỉ là thông báo tin tức và chuyên khảo về nghệ thuật mà còn tuyên truyền về chính trị, xã hội.

Khảo sát hoạt động báo chí, ta thấy, tuy báo chí xuất hiện ở miền Nam sớm hơn ở miền Bắc, nhưng miền Bắc báo chí phát triển nhanh hơn và chuyển dần từ báo chí hỗn tạp sang báo chí có tính chuyên ngành, tạo điều kiện cho sự phát triển chuyên sâu các lĩnh vực văn hoá, khoa học. Chẳng hạn: năm 1919 có Học báo, 1923 có Vệ nông báo, 1928 có Tạp chí Kịch trường, 1929 có Nông công thương báo, 1931 có Pháp viện tạp chí... Riêng về văn học, Nam Phong tạp chí là nơi đăng tải nhiều bài chuyên khảo về văn học đáng quan tâm như: Khảo về diễn kịch, Khảo về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh; Lược khảo về sự tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết của Trúc Hà... đã cung cấp một lượng kiến thức quan trọng cho lý luận và phê bình văn học.

Báo chí xuất hiện cũng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát

triển chữ quốc ngữ. Nó là nơi các tác giả văn nghệ buổi đầu làm quen với


cách viết hiện đại, tư duy hiện đại. Báo chí là nơi các nhà văn, nhà thơ, nhà báo rèn luyện câu văn, trau dồi ngòi bút của mình qua những bài viết, bài dịch thuật. Báo chí cũng là địa điểm để thể nghiệm những thể loại văn học mới như: thơ, văn, tiểu thuyết, kịch, nghiên cứu văn học.... Đối với độc giả, báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu cho nhiều tầng lớp nhân dân. Báo chí là phương tiện để giúp độc giả thay đổi thị hiếu thẩm mỹ, làm quen với kiểu văn chương mới.

Như vậy, báo chí mặc dù là một hình thức văn hoá ngoại nhập, chịu sự

chi phối của chính phủ đương thời, với mục đích là tuyên truyền chính sách

«pháp trị» của chủ nghĩa thực dân và nhà nước phong kiến lệ thuộc, nhưng bằng sức mạnh nội lực của nền tảng văn hóa dân tộc, bằng ý thức tự tôn dân tộc, trí thức nước ta đã biết tận dụng nó để giao lưu và bảo tồn những giá trị văn hoá, văn học nước nhà cũng như để đổi mới và xây dựng một nền văn học mới. Chính vì lẽ đó, chức năng tuyên truyền, phổ biến thông tin của hoạt động báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của đời sống văn học trong quá trình hội nhập và phát triển ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

1.3.2. Nghề in và xuất bản

Do nhu cầu tiếp nhận văn hoá, văn học của công chúng ngày càng nhiều, báo chí ngày càng phát triển. Để đáp ứng kịp thời cho việc xuất bản báo chí, ngành in và xuất bản ra đời và nhanh chóng được hiện đại hoá. Ở nước ta trước đây đã từng có khắc gỗ, in gỗ. Khi thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta, họ đã mang luôn máy in sang để làm công cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền. Năm 1862, nhà in đầu tiên tại Việt Nam ra đời ở Sài Gòn. Ở Hà Nội, năm 1907 cũng đã xuất hiện nhà in. Càng về sau ở các tỉnh, thành phố lớn đều có nhà in và nhà xuất bản (của nhà nước và tư nhân) làm luôn cả công việc phát hành sách báo. Nếu như trước kia, văn chương là món ăn tinh thần cao


cấp của tầng lớp trí thức quý tộc, thì ngày nay nó đã trở thành “món ăn bình dân phổ biến” của rất nhiều đối tượng trong xã hội. Vì vậy, số lượng người đọc sách báo ngày càng đông, và để đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ, nhiều nhà in, nhà xuất bản hằng năm đã in ấn hàng trăm văn phẩm đủ mọi thể loại để tung ra thị trường. Mặt khác, khi sách báo phát hành được công chúng tìm đọc thì viết văn thực sự trở thành một nghề kiếm sống trong xã hội, vì vậy, đòi hỏi nhà văn phải đầu tư nhiều hơn cho tác phẩm để thu hút độc giả. Lúc này, trên văn đàn, đội ngũ nhà văn ngày càng hùng hậu, đã cho ra đời nhiều tác phẩm phong phú, đa dạng về cả hình thức lẫn nội dung, cả về số lượng tác phẩm lẫn chất lượng nghệ thuật.


*

* *


Quá trình hiện đại hóa văn học nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng là một quá trình hình thành trên nền tảng của những tiền đề quan trọng về lịch sử - xã hội; về văn hóa - văn học và về sự phát triển của đời sống vật chất, khoa học, kỹ thuật… Không có những biến động lớn về lịch sử - xã hội thì xã hội Việt Nam vẫn mãi tù đọng trong bầu không khí u trầm, cầu an, ngại đổi mới của xã hội phong kiến nông nghiệp. Con người Việt Nam vẫn quẩn quanh trong làng xã, quen với những phương thức tự cấp, tự túc, vẫn chịu sự chi phối nặng nề bởi “cái Ta cộng đồng” của cư dân nông nghiệp và “cái Ta quân tử” của thể chế phong kiến. Không có những tiền đề về văn hóa, văn học, dịch thuật, giáo dục thì văn học Việt Nam nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học nói riêng vẫn mãi luẩn quẩn trong từ trường ảnh hưởng của lối sáng tác và nghiên cứu của nền văn học trung đại với sự chi phối nặng nề của văn học Trung Hoa. Đó là một nền văn học mang tính uyên


bác, quan phương, sùng cổ và cách điệu hóa cao cùng với tính phi ngã của nó. Và nếu không có tiền đề về sự phát triển về mặt vật chất kỹ thuật để nhanh chóng in ấn, phát hành, phổ biến tác phẩm văn học đến công chúng thì hoạt động sáng tác văn học cũng chỉ đáp ứng những phút giây thù tạc vịnh cảnh, vịnh tình. Nghề văn cũng chỉ mang tính chất nghiệp dư và hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam cũng quẩn quanh trong lối bình phẩm văn chương tri kỷ, tri âm, cảm tính và thiếu khách quan. Vì vậy, hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX là một quá trình mang tính tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu hội nhập với thế giới.

Cũng cần nói thêm rằng: Sau cuộc hội nhập lần thứ nhất kéo dài hàng ngàn năm với phương Đông - chủ yếu với Trung Hoa, chính cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai với phương Tây đã tạo nên những biến động to lớn về văn hóa, xã hội. Ở đây, cần nhìn nhận rò vai trò của các chính sách của thực dân Pháp nhằm làm thay đổi xã hội Việt Nam để khẳng định vai trò «tiên tiến» của họ so với chế độ phong kiến trước đây. Mục đích của người Pháp là muốn biến Việt Nam thành một bộ phận của Pháp quốc hải ngoại để mở rộng cương vực, biến người Việt thành những công dân Pháp hạng hai da vàng (cũng như người Pháp da đen ở Châu Phi), vì vậy, họ đã tiến hành một số biện pháp: cải cách về giáo dục, đầu tư về kinh tế... Tuy nhiên, họ chỉ thực thi đổi mới trong

«sự dè dặt của mưu đồ» nhằm thể hiện ý thức «khai hóa», hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân ta, nên thực ra, tỉ lệ người Việt được đi học, biết chữ không nhiều, trí thức cao cấp càng ít hơn. Nhưng giờ đây nhìn nhận một cách khách quan có thể nói: những gì mà giới trí thức Tây học tiếp nhận được cùng với những yếu tố nội sinh của nền tảng văn hóa dân tộc, nhân dân ta nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng đã làm biến đổi nền văn học dân tộc, đưa văn học Việt Nam bước sang một trang mới và nhanh chóng hiện đại hóa. Trong quá trình ấy không chỉ hoạt động sáng tác phát triển mà lý luận, phê


bình, nghiên cứu văn học cũng vậy. Vì thế cần xác định lại mục tiêu mà luận án này quan tâm là: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí