Thực Trạng Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA ĐIỀU TRA VIÊN Ở CỤC AN NINH ĐIỀU TRA THUỘC BỘ CÔNG AN

4.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

4.1.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên được đánh giá bằng trắc nghiệm MSCEIT

Luận án lựa chọn mô hình EI97 và công cụ MSCEIT do chính các tác giả J.Mayer, P.Salovey và D.Caruso soạn thảo (Việt hoá năm 2002) để đo lường trí tuệ cảm xúc của 255 điều tra viên của Cục An ninh điều tra - Bộ Công an. Thời điểm thực hiện MSCEIT là vào 6/2021.

Cách tính điểm số EI và quy đổi ra EQ được trình bày ở mục 3.2. Kết quả đo lường EI của toàn mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.1:

Bảng 4.1: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT


N

Min

Max

Mean

SD

Điểm tổng EI1

Vaild N (listwise)

255

25.99

71.58

59.05

6.84

EQ1

Vaild N (listwise)

255

27.49

127.47

100.01

15.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an - 16


Số liệu bảng 4.1 cho thấy vào thời điểm điều tra tháng 6/2021, điểm tổng EI1 của 255 điều tra viên được điều tra là 59.0586. Nếu coi điểm tổng lý tưởng của MSCEIT là 141 điểm thì điểm tổng EI1 của điều tra viên đạt khoảng 41.88 %.

Nếu quy đổi ra EQ thì EQ1=100.19 với chủ số EQ thấp nhất là 27.49 và chỉ số EQ cao nhất là 127.47. Theo cách phân loại mức độ trí tuệ của Wechsler thì điểm EQ ngang của số điều tra viên này nằm trong khoảng cao. Căn cứ vào cách phân loại này, mức độ EQ của toàn mẫu được nghiên cứu thể hiện ở bảng 4.2:


Bảng 4.2: Thực trạng mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT

Mức độ

Thấp

Trung bình

Cao

Tổng số

EI

≤70

71-119

≥120

N

45

95

115

255

%

17.6%

37.3%

45.1%

100%

Từ bảng số liệu 4.2 cho thấy, nếu phân loại trí tuệ cảm xúc theo cách này thì đa số điều tra viên có trí tuệ cảm xúc cao (45.1%), có 17.6% điều tra viên có trí tuệ cảm xúc ở mức thấp.

Đây là một kết luận khoa học quan trọng về thực trạng EI của điều tra viên để luận án đề xuất một số biện pháp nâng cao EI cho điều tra viên.

Bảng 4.3: Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo trắc nghiệm MSCEIT


MSCEIT

Năng lực EI

Điểm TB

SD

p

A và E

Nhận biết cảm xúc

0.40

3.05

.00

B và F

Vận dụng cảm xúc

0.47

2.65

C và G

Thấu hiểu cảm xúc

0.48

1.96

D và H

Điều khiển cảm xúc

0.34

1.57

Kết quả bảng 4.3 cho thấy Năng lực thấu hiểu cảm xúc (0.48) và Năng lực vận dụng cảm xúc (0.47) có điểm trung bình cao hơn, còn Năng lực điều khiển cảm xúc (0.34) của điều tra viên còn bộc lộ sự hạn chế, có điểm thấp nhất (p=0), điều này cũng có thể hiểu được là Năng lực thấu hiểu cảm xúc và Năng lực vận dụng cảm xúc phát triển hơn, còn Năng lực điều khiển cảm xúc của điều tra viên kém phát triển nhất. Trong mục 2.3.1, luận án đã phân tích Năng lực điều khiển cảm xúc là năng lực bậc cao nhất trong 4 năng lực cơ bản của trí tuệ cảm xúc, nhưng kết quả đo lường cho thấy năng lực trí tuệ cảm xúc này ở điều tra viên lại có điểm trung bình thấp nhất, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của hàng loạt hiện tượng trong công tác điều tra hiện nay như một số điều tra viên chưa kiểm soát được hành vi của mình, thiếu quan tâm và chưa


biết cách tác động đến suy nghĩ, cảm xúc của đối tượng nhằm thay đổi cũng như hình thành cho đối tượng thái độ xã hội đúng đắn, lạm dụng các hình thức trừng phạt hơn là thuyết phục, cảm hoá,... làm hạn chế hiệu quả hoạt động điều tra của họ.

Nếu xét theo mức độ EQ, các năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản của điều tra viên phát triển dần từ nhóm EQ rất thấp (1) đến nhóm EQ cao (5), trong đó Năng lực nhận biết cảm xúc phát triển nhất, còn Năng lực điều khiển cảm xúc kém phát triển nhất ở tất cả các nhóm. Như vậy cả 4 năng lực EI cơ bản đều ảnh hưởng đến chỉ số EQ của điều tra viên.

18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

Tb n.biet cx

Tb T.hieu cx

Tb v.dung cx

Tb đ.khien cx


Biểu đồ 4.1: So sánh 4 năng lực trí tuệ cảm xúc của điều tra viên theo

các mức độ

Khảo sát một trường hợp đặc biệt có chỉ số EQ cao nhất (mã số 113) và thấp nhất (mã số 69) với EQ của 255 điều tra viên, cũng cho thấy mức độ EQ cao hay thấp được quyết định bởi cả 4 năng lực EI cơ bản, vì vậy muốn phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên phải thiết kế các biện pháp nâng


cao cả 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản, trong đó cần chú trọng phát triển năng lực quản lý vận dụng cảm xúc của họ (xem biểu đồ 4.2).

30

25

20

15

10

5

0

Điểm Tb EI cao nhất

ĐTB EI

Điểm EI thấp nhất

AE BF CG DH


Biểu đồ 4.2: So sánh 4 năng lực trí tuệ cảm xúc cơ bản trong những

trường hợp đặc biệt

Từ biểu đồ 4.2 cho thấy bốn năng lực thành phần của EI có sự phân bố không đồng đều. Trong đó, điểm trung bình của năng lực nhận biết xúc cảm đạt mức cao nhất; sau đó là năng lực thấu hiểu cảm xúc. Năng lực điều khiển cảm xúc có điểm trung bình thấp nhất. Điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với những nhận định của chúng tôi ở trong chương lý luận.

Từ số liệu bảng 4.1, 4.2 cho thấy: Hiện trạng độ cao EI của điều tra viên được đo lường bằng test MSCEIT là một phân bố bình thường, hơi nghiêng về trên trung bình, tương đối giống với phân bố chuẩn (Gaust). Từ kết quả nghiên cứu này, có thể khẳng định giả thuyết 1 của luận án đã được chứng minh là đúng: EI của điều tra viên cao nhưng không đồng đều ở các biểu hiện năng lực cụ thể.

Kết quả đo lường các năng lực EI tiểu thành phần của 255 điều tra viên ở Cục An ninh điều tra được thể hiện ở bảng 4.4:


Bảng 4.4: Thực trạng 8 năng lực trí tuệ cảm xúc tiểu thành phần của điều tra viên (MSCEIT)


MSCEIT


Năng lực EI

Điểm TB tiểu

test

Điểm TB item

Tỉ lệ

%


p

A

Nhận biết cảm xúc khuôn mặt

9.26

0.46

10.87

.00

B

Nuôi dưỡng các cảm xúc tích cực

Giải quyết vấn đề

cụ thể

6.10

0.48

11.48

Xem xét vấn đề

đa chiều

0.27

6.47

C

Xét đoán sự tiến triển và hiểu sự xuất hiện cảm xúc

Xét đoán sự tiến

triển của cảm xúc

9.97

0.46

10.96

Giải thích nguyên

nhân thay đổi cảm xúc

0.52

12.36

D

Quản lý cảm xúc của bản thân

6.48

0.32

7.61

E

Nhận biết cảm xúc bối cảnh, môi

trường

10.39

0.34

8.13

F

Liên hệ cảm giác vào trong cảm xúc

8.00

0.53

12.52

G

Hiểu sự biến đổi, hoà trộn các cảm

xúc

5.61

0.46

10.98

H

Quản lý cảm xúc người khác

3.30

0.36

8.62

Số liệu bảng 4.4 cho thấy các năng lực trí tuệ cảm xúc thành phần của điều tra viên có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0). Sự khác biệt giữa các năng lực trí tuệ cảm xúc thành phần của điều tra viên được phân tích cụ thể như sau:

- Năng lực liên hệ cảm giác vào trong cảm xúc của điều tra viên có điểm trung bình cao nhất (8.00), đứng thứ 2 là Năng lực xét đoán sự tiến triển và hiểu sự xuất hiện cảm xúc (9.87). Các năng lực trí tuệ cảm xúc này của điều tra viên có điểm trung bình cao hơn các năng lực trí tuệ cảm xúc khác, có thể do tính chất nghề nghiệp của họ, cụ thể là điều tra viên tiếp xúc với các đối tượng phạm tội nên họ cần được trang bị những kiến thức tâm lý nghiệp vụ để nắm bắt được tâm lý của đối tượng, cũng như có kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ điều tra trong quá trình đào tạo ở trường và trong các khoá học nâng cao trình độ; mặt khác quá trình hoạt động điều tra của điều tra viên đòi


hỏi phải xử lý những tình huống nghiệp vụ từ đơn giản đến phức tạp trong các mối quan hệ giữa điều tra viên với đối tượng, đồng nghiệp, với lãnh đạo,... nên toàn bộ hoạt động thực tiễn đó đem lại cho họ năng lực hiểu sự xuất hiện và những thay đổi của cảm xúc trong những tình huống cụ thể.

- Năng lực quản lý cảm xúc bản thân của điều tra viên có điểm trung bình thấp nhất (6.48) trong 8 năng lực trí tuệ cảm xúc thành phần. Đứng thứ 7 là Năng lực nhận biết cảm xúc qua các bức tranh phong cảnh và thiết kế nghệ thuật (10.39).

Tìm hiểu nguyên nhân của hiện trạng Năng lực quản lý cảm xúc bản thân của điều tra viên đạt điểm trung bình thấp nhất, có lẽ cần xuất phát từ việc phân tích điều kiện thực hiện hoạt động điều tra của điều tra viên hiện nay. Qua điều tra điều kiện tiến hành hoạt động điều tra của điều tra viên cho thấy: về chuyên môn, họ phải liên tục chịu sức ép yêu cầu trình độ, các đợt thanh tra, kiểm định; về kết quả hoạt động điều tra, họ là người chịu trách nhiệm toàn bộ kết luận điều tra vụ án và mức hình phạt mà đối tượng phạm tội phải nhận lấy; về không gian, phạm vi hoạt động của điều tra viên ở những vụ án nhất định gắn với đối tượng, những người liên quan đến vụ án, trong một không gian có thể rất rộng hoặc hẹp, ở những khoảng không gian khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của từng vụ án; về thời gian, điều tra viên làm việc 8h/ngày, tuy nhiên số lượng giờ giấc này có thể tăng lên tuỳ thuộc tính chất phức tạp của vụ án mà điều tra viên đảm nhận, thậm chí thời gian điều tra viên làm việc có thể kéo dài liên tiếp vài ngày; về thu nhập, điều tra viên có mức thu nhập ổn định theo hệ số lương, bậc hàm, chức vụ mà điều tra viên đang đảm nhận, tuy nhiên mức thu nhập này không cao. Bên cạnh đó điều kiện làm việc của điều tra viên lại khá căng thẳng và khép kín, quan hệ giữa điều tra viên và đối tượng là quan hệ có tính chất ràng buộc, đối tượng sẽ luôn tìm cách giữ khoảng cách hoặc tạo một lớp bình phong giả đối với điều tra viên nên sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong quá trình tiến hành điều tra vụ án của họ. Vì vậy, có thể điều tra viên chưa thật sự coi trọng việc phải làm chủ cảm xúc của bản thân và chưa ý thức được vai trò của Năng lực quản lý cảm xúc bản thân trong hoạt động điều tra của mình.


Năng lực nhận biết cảm xúc bối cảnh, môi trường của điều tra viên có điểm trung bình chưa cao, có thể hiểu là chưa phát triển, cũng có thể do tính chất thực hiện công việc của điều tra viên. Một mặt do đặc thù nhận thức của các đối tượng thực hiện hành động phạm tội có sự khác nhau, nhiều đối tượng có trình độ nhận thức cao nhưng nhiều đối tượng có trình độ nhận thức còn hạn chế nên tư duy của các đối tượng đó chính là tư duy mang tính trực quan, cụ thể nên đặt ra yêu cầu đối với điều tra viên trong việc điều tra, lên kế hoạch mang đậm tính chất trực quan, cụ thể (dựng lại hiện trường vụ án, ...). Mặt khác thông qua quan sát hướng xử lý các vụ án của điều tra viên cho thấy, hầu hết các điều tra viên đều chú trọng vào các tình tiết xuất hiện trong vụ án cũng như các chi tiết có liên quan để giải quyết vụ án mà đôi khi bỏ qua những tình huống mang tính chất phức tạp; điều này cũng được nhận thấy qua kết quả điều tra của luận án. Còn việc nhận ra cũng như chủ động tạo ra khung cảnh điều tra chứa đựng cảm xúc rõ rệt, thuận lợi cho việc tiến hành hoạt động điều tra của bản thân, cũng như nhận ra nhu cầu, cảm xúc của từng đối tượng chưa được họ quan tâm, chú ý đúng mức.

Bên cạnh đó, không chỉ Năng lực quản lý các cảm xúc của bản thân mà cả Năng lực quản lý cảm xúc người khác của điều tra viên cũng được thể hiện chưa có phát triển rõ rệt (3.30, xếp thứ 6/8), cho thấy một đặc điểm trí tuệ cảm xúc của điều tra viên là các năng lực trí tuệ cảm xúc mức độ cơ sở phát triển hơn các năng lực trí tuệ cảm xúc mức độ cấp cao.

Một số kết luận về nghiên cứu thực trạng EI bằng MSCEIT của điều tra viên

+ Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở mức cao, được quy định bởi sự phát triển của tất cả các năng lực thành phần của EI.

+ Các năng lực EI thành phần của điều tra viên phát triển chưa đồng đều, mang đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, sự khác biệt giữa chúng là đáng kể và có ý nghĩa về mặt thống kê. Các Năng lực liên hệ cảm giác vào trong cảm xúc, Năng lực giải thích sự thay đổi cảm xúc, Năng lực giải quyết


vấn đề cụ thể phát triển hơn, còn Năng lực xem xét vấn đề đa chiều, Năng lực quản lý cảm xúc của bản thân, Năng lực quản lý cảm xúc người khác của điều tra viên còn hạn chế.

4.1.2. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an trong hoạt động điều tra

Để hiểu rõ hơn về biểu hiện và mức độ biểu hiện của trí tuệ cảm xúc chúng tôi đi sâu phân tích từng mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an trong hoạt động điều tra, thu được kết quả cụ thể như sau:

4.1.2.1. Thực trạng năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

Nhằm làm rõ thực trạng về năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên, chúng tôi dựa trên 7 item phản ánh khả năng nhận biết được cảm xúc của mình và đối tượng; khả năng lý giải được nguyên nhân xuất hiện cảm xúc; phân biệt được cảm xúc thật hay giả để thiết kế bảng hỏi nhằm làm sáng tỏ năng lực nhận thức của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra, thu được thể hiện ở phụ lục 5.8. Thông qua kết quả này cho thấy từng mặt biểu hiện trong năng lực nhận biết của điều tra viên có ĐTB từ 2.32 đến 2.67; với các mức độ khác nhau. Cụ thể:

Bảng 4.5: Thực trạng năng lực nhận biết cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an

TT

Biểu hiện năng lực nhận biết cảm xúc

của điều tra viên

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Nhận thức được cảm xúc ưu trội của bản

thân khi đối mặt với tình huống xảy ra

2.67

0.46

1

2

Nhận thức mối quan hệ giữa ngôn ngữ và

cảm xúc của đối tượng

2.43

0.57

4

3

Nhận thức mối quan hệ giữa cảm xúc và

hành vi của đối tượng điều tra

2.61

0.56

2

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022