Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 5


Để đạt được mục đích này, hệ thống giáo dục của thực dân Pháp đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ở đất nước thuộc địa. Hệ thống giáo dục này được gọi là giáo dục Pháp - Việt. Trong nền giáo dục Pháp - Việt, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính được dùng để trao đổi trong lớp học. Chỉ ở ba lớp đầu cấp tiểu học là được dùng tiếng Việt, còn các lớp, bậc học sau đó, tiếng Việt chỉ còn được học như một phụ ngữ.

Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được chia làm hai phần: giáo dục phổ thông và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp (đại học). Chương trình giáo dục phổ thông Pháp - Việt có ba bậc với 13 năm. Bậc Tiểu học 6 năm. Học hết chương trình tiểu học, học sinh được thi bằng Tiểu học yếu lược hay Sơ đẳng tiểu học. Bậc trung học phổ thông 4 năm, học xong được thi bằng Cao đẳng tiểu học (còn gọi là bằng Thành chung). Bậc Trung học chuyên khoa gồm 3 năm, học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú tài phần thứ nhất. Có bằng Tú tài thứ nhất rồi, học xong năm thứ ba được thi lấy bằng Tú tài toàn phần.

Sau khi có bằng Tú tài toàn phần, người học sẽ được thi tuyển vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp (đại học) Pháp - Việt. Nhưng, như đã trình bày, mục đích của thực dân Pháp mở các trường Pháp - Việt là nhằm đào tạo một số công chức cho bộ máy cai trị của chúng, vì vậy, hệ thống các trường được thành lập không nhiều và số lượng tuyển sinh hằng năm rất hạn chế. Một số trường cao đẳng được thành lập lúc bấy giờ có thể kể như: Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Canh Nông, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Cao đẳng Y khoa Đông Dương (sau đổi thành Đại học Y khoa), Cao đẳng Luật (sau đó cũng đổi thành Đại học Luật). Và đây chính là những nơi đào tạo ra đội ngũ trí thức cấp cao, đưa nền học vấn Việt Nam lúc bấy giờ phát triển. Trong các trường Pháp - Việt, họ đã được tiếp xúc trực tiếp với những tri thức văn hóa khoa học hiện đại của phương Tây, đặc biệt là của Pháp. Hơn thế nữa, họ đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc những tư tưởng mới về văn học, triết học và xã


hội của phương Tây hiện đại. Số lượng sinh viên, học sinh có bằng tú tài, tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở các trường Pháp - Việt ngày càng đông. Phần lớn trí thức Tây học đều hướng vào những nghề tương đối tự do như làm thầy giáo, làm báo, hoạt động khoa học kỹ thuật,…. Trong số này, một số người đã đi vào con đường sáng tác văn chương và nghiên cứu văn học, trở thành một đội ngũ tác gia tân học thay thế dần đội ngũ tác gia cựu học, chẳng hạn: Lê Thước, Đặng Thai Mai, Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm (tốt nghiệp cao đẳng sư phạm), Phạm Huy Thông (tốt nghiệp đại học ở Paris), Phạm Quỳnh (tốt nghiệp Trường Thông ngôn), Huy Cận (tốt nghiệp Cao đẳng Canh nông), Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,…(đều qua bậc tú tài) và tự nâng cao trình độ bằng con đường tự học.

Trong quá trình học tập ở các trường Pháp - Việt, những trí thức Tây học đã được tiếp thu một khối lượng kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa, văn học của các nước phương Tây, nhất là của Pháp, trong đó có cả các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Vì thế trên phương diện lý thuyết họ là những người chịu ảnh hưởng rò những lý thuyết nghiên cứu của phương Tây. Chẳng hạn: rất dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của phương pháp trực giác, phương pháp tiểu sử, phương pháp xã hội học, phương pháp xã hội học mác-xít…trong những công trình của các nhà nghiên cứu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Hải Triều, Đặng Thai Mai… Đặc biệt do việc sử dụng cuốn Lịch sử văn học Pháp (1894) của Gustave Lanson (1857 - 1934) làm sách giáo khoa về văn học Pháp trong các trường trung học Pháp - Việt đã khiến cho phương pháp lịch sử và so sánh mà Lanson áp dụng vào công việc nghiên cứu văn học, đã có một ảnh hưởng nổi bật ở Việt Nam. Có thể nói, sự tiếp thu một cách nhanh nhạy có chọn lọc và vận dụng khá thành công những phương pháp nghiên cứu hiện đại của Phương Tây (từ phương pháp trực giác cho đến phương pháp xã hội học mác-


xít) là một trong những điều kiện quan trọng dẫn đến quá trình hiện đại hóa

hoạt động nghiên cứu văn học trong giai đoạn này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Tất nhiên, ai cũng nhận thức được rằng: việc đưa hệ thống giáo dục phương Tây vào Việt Nam là nhằm mục đích áp đặt nền giáo dục của chủ nghĩa thực dân trong âm mưu đồng hóa người Việt; song, khi mọi việc đã lùi về quá khứ, với cách nhìn nhận khách quan khoa học, có thể nói: chính nền giáo dục ấy đã góp phần chuyển tải những tri thức khoa học mọi mặt của phương Tây vào Việt Nam, đẩy lùi lối giáo dục nặng nề lý thuyết theo khuôn mẫu của nền giáo dục khuôn phép, khoa cử, quan phương thiếu sáng tạo dưới sự thống trị của những trang sách thánh hiền. Người Việt có câu “trong họa có phúc”, có lẽ ở bình diện nhìn nhận này, phải công bằng mà nói rằng: nền giáo dục mới từ phương Tây áp đặt vào nước ta như một công cụ đồng hóa, trên thực tế đã trở thành một luồng gió mới giúp cho nền giáo dục dân tộc có điều kiện biến đổi và tiếp thu cả hệ thống lý thuyết và kiến thức khoa học cụ thể, để nhận thức và áp dụng những tri thức mới mẻ vào cuộc sống. Riêng trong lĩnh vực văn học, nó đã góp phần vào việc biến đổi tư duy nghiên cứu văn học của thế hệ những trí thức trẻ.

1.2.3. Nền văn học mới

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 5

Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc cả về tư tưởng, loại thể, chữ viết. Lúc bấy giờ, văn học chính thống do nhà Nho viết, sinh hoạt văn chương chỉ thu hẹp trong giới trí thức Nho sĩ. Tác phẩm văn học cũng chưa được phổ biến rộng rãi mà chủ yếu là sáng tác cho cá nhân, bạn bè. Viết văn chưa phải là một nghề, tác phẩm văn chương chủ yếu là món ăn tinh thần cao cấp của tầng lớp trí thức quý tộc. Văn chương mang tính quy phạm với niêm luật chặt chẽ, đề tài, nhân vật, cốt truyện... đều nằm trong hệ thống ước lệ.

Sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể,


nhiều đô thị mọc lên, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện. Những tầng lớp mới này có nhu cầu văn hoá thẩm mỹ mới, đòi hỏi một thứ văn chương mới. Cùng với những biến động xã hội, hoạt động văn hoá có những yếu tố mới như: sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, báo chí, in ấn, dịch thuật. Đây chính là những điều kiện cơ bản thúc đẩy nền văn học mới ra đời và phát triển để nhanh chóng hiện đại hóa.

1.2.3.1. Khi văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo cận hiện đại, văn xuôi phát triển trước hết và phát triển khá nhanh. Cuối thế kỷ XIX, một số tác phẩm văn xuôi đơn giản xuất hiện như: Chuyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài, Kiếp phong trần (1882), Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký; Chuyện giải buồn (1866) của Huỳnh Tịnh Của. Nhưng cái mốc đánh dấu sự hình thành văn xuôi hiện đại Việt Nam có thể tính từ khi Nguyễn Trọng Quản cho xuất bản Truyện thầy Lazarô Phiền năm 1887. Đây là cuốn truyện quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam đã có những cách tân, tuy nhiên tính tiên phong của Nguyễn Trọng Quản đã không được tiếp nối, bởi “Truyện thầy Lazarô Phiền chỉ là một con chim lạc từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại. Bởi lẽ đó, nó nổi lên như một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỷ XIX, không riêng gì Nam Kì mà ở cả Việt Nam” [44,tr.303]. Sau Nguyễn Trọng Quản, mãi đến những năm 20, với sự xuất hiện của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn (ở miền Bắc), truyện ngắn quốc ngữ hiện đại mới thực sự được khẳng định. Đọc tác phẩm của hai ông, ta thấy hiện lên cái thực tại đen tối, xấu xa của xã hội đương thời. Mặc dù, truyện của hai ông chỉ mới là “những truyện thoát ly hẳn được cái khuôn sáo của truyện Tàu, chưa thể coi là những đoản thiên tiểu thuyết tả chân được” [139,tr.120], nhưng hai ông đã có công khai phá, đặt nền móng cho truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tiếp đây về sau, truyện ngắn Việt Nam phát triển càng phong phú về nội dung, đa dạng về phong cách và bút pháp. Những tác phẩm của Nguyễn Công


Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Tô Hoài, Nam Cao... đã làm nên những đỉnh cao về truyện ngắn.

1.2.3.2. Thể loại tiểu thuyết ở nước ta xuất hiện muộn. Mãi đến đầu thế kỷ XIX với sự xuất hiện Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, nước ta mới có tác phẩm quy mô, tầm cỡ xứng đáng gọi là tiểu thuyết. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, nó vẫn thuộc phạm trù tiểu thuyết phương Đông. Sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự biến đổi của xã hội, đời sống văn hoá của con người ngày càng cao, yếu tố đời tư ngày càng được chú ý. Người ta muốn đọc những tác phẩm mô tả cuộc sống thực tại với mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời để soi chiếu vào mình, để tìm cho mình cách ứng xử, cách sống. Đó chính là điều kiện cho tiểu thuyết ra đời và phát triển.

Tiểu thuyết buổi đầu xuất hiện trước tiên ở Nam Bộ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như: Trần Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan - 1910), Trương Duy Toản (Phan Yên ngoại sử - 1910)… Tuy nhiên, đây chỉ là những thử nghiệm bước đầu, dung lượng tác phẩm còn ngắn, chất lượng nghệ thuật chưa cao. Đến Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kỳ duyên - 1919), Phú Đức (Châu về Hiệp Phố - 1926), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh với một loạt tác phẩm: Ai làm được (viết 1912 - xuất bản 1922), Chúa Tàu Kim Quy (viết năm 1913 - xuất bản 1922), Cay đắng mùi đời (1922)…, thì tiểu thuyết quốc ngữ đã có bước vận động và có những cách tân rò rệt: ngày càng đa dạng về thể tài, khuynh hướng, nghệ thuật diễn đạt, giọng điệu; ngôn ngữ phong phú và gần gũi hơn với độc giả. Trong số này, Hồ Biểu Chánh là tiểu thuyết gia tiêu biểu của Nam Bộ đầu thế kỷ XX được độc giả quan tâm, bởi tác phẩm của ông đã đáp ứng được yêu cầu tâm lý của người đọc Nam Bộ lúc này: trọng nghĩa, thương người, thủy chung, thẳng thắn… Đóng góp đáng chú ý của Hồ Biểu Chánh trong tiểu thuyết buổi đầu là đưa vào tác phẩm những cảnh trí, con người và lối sống của mọi tầng lớp nhân dân Nam Bộ. Tuy nhiên, Hồ Biểu


Chánh vẫn chưa thoát khỏi bố cục chương hồi, nội dung dù phản ánh khía cạnh nào của cuộc sống, bàn về vấn đề gì của xã hội cũng không ngoài vấn đề đạo lý: khuyên lành tránh dữ, tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện; cho nên cách kết truyện bao giờ cũng có hậu. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mang đậm tính bình dân, giàu thực tế nhưng chưa đạt tính chuẩn mực của ngôn ngữ văn chương. Tóm lại, tiểu thuyết Nam Bộ dù xuất hiện sớm, nhưng chưa có những đột phá đáng kể, nên ảnh hưởng chủ yếu chỉ tỏa lan ở Nam Kỳ.

Ở miền Bắc, tiểu thuyết ra đời muộn hơn nhưng dần vươn lên vị trí dẫn đầu. Trong số các tác phẩm xuất hiện lúc bấy giờ như: Giấc mộng con - 1917, Giấc mộng lớn - 1929 (Tản Đà); Cành lê điểm tuyết - 1921, Cuộc tang thương

- 1923 (Đặng Trần Phất); Kim Anh lệ sử - 1925 (Trọng Khiêm); Quả dưa đỏ - 1925 (Nguyễn Trọng Thuật); Tố Tâm - 1925 (Hoàng Ngọc Phách)… thì Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách được chú ý đặc biệt bởi nó đã gây một tiếng vang lớn “như một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm”, vừa xuất hiện đã tạo ra một làn sóng dư luận khắp cả nước “Từ Bắc đến Nam không ai không biết đến Tố Tâm”. Với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách được xem là cây bút tiên phong mở đường cho trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam buổi đầu thế kỷ. Tố Tâm được coi là cuốn tiểu thuyết báo hiệu bước phát triển mới của loại hình văn xuôi tự sự. Từ đây về sau, tiểu thuyết Việt Nam càng phát triển nhanh với những phong cách hiện đại của các nhà tiểu thuyết trong nhóm Tự lực văn đoàn cũng như các cây bút tiểu thuyết thuộc trào lưu hiện thực: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng….

1.2.3.3. Nghiên cứu quá trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ không thể không đề cập đến sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự. Như đã trình bày, xã hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Để kịp thời ghi nhận và phản ánh trung thực, nhanh chóng những


vấn đề cấp thiết của cuộc sống, một thể loại văn mới ra đời và phát triển mạnh: thể phóng sự. Đây là một thể văn báo chí, có tính tư liệu, nhằm điều tra sự thật, ghi lại những điều mắt thấy, tai nghe và bình luận; sau đó được các nhà văn sử dụng như một thể loại văn học. Vũ Ngọc Phan xem phóng sự là “đứa con đầu lòng của nghề báo chí”, bởi phần lớn các phóng sự đến được với bạn đọc đều qua con đường báo chí. Tuy nhiên, nếu phóng sự chỉ thuần túy ở dạng báo chí thì tuổi thọ của nó thường không cao. Những thiên phóng sự lớn vượt qua được sự sàng lọc của thời gian còn nhờ vào một yếu tố quan trọng là chất văn học. Đấy là những thiên phóng sự không chỉ có chức năng thông tin, phát hiện mà còn đậm sắc thái trữ tình. Người đọc không chỉ thấy sự kiện mà còn thấy vấn đề; không chỉ thấy những phiến đoạn khác nhau của đời sống mà còn đến được thế giới nội tâm, hiểu được hoàn cảnh của nhân vật…

Nội dung phóng sự giai đoạn này tập trung vào hai mảng đề tài chính: phóng sự về đời sống sinh hoạt ở đô thị: Tôi kéo xe, Đêm sông Hương (Tam Lang), Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Lục xì… (Vũ Trọng Phụng); Thanh niên trụy lạc, Chợ phiên đi tới đâu (Nguyễn Đình Lạp), Hà Nội lầm than, Làm tiền (Trọng Lang)…; phóng sự về đời sống sinh hoạt ở nông thôn: Làm dân, Xôi thịt (Trọng Lang); Việc làng, Dao cầu thuyền tán, Tập án cái đình (Ngô Tất Tố); Một huyện ăn tết (Vũ Trọng Phụng); Bùn lầy nước đọng (Hoàng Đạo)…. Ngoài ra, còn có các phóng sự về đời sống cực khổ, tàn nhẫn của nhà tù thực dân, các phóng sự về văn hóa, xã hội, phong tục của Việt Nam…. Một số tác phẩm về mảng đề tài này như: Ngục Kontum của Lê Văn Hiến; Đảo Côn Lôn của Nguyễn Đức Chính; Khám lớn Sài Gòn của Phan Văn Hùm; Một cuộc hành hương ở Hà Tiên của Huỳnh Văn Chính…. Dù viết về mảng đề tài nào, phóng sự cũng đều tập trung miêu tả thực trạng đen tối của xã hội đương thời một cách khách quan, chân thực. Và không chỉ là mô tả, trong khi điều tra sự việc, các tác giả phóng sự đã chỉ ra được nguyên


nhân, cũng như đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết sự việc. Ngoài những đóng góp về mặt nội dung xã hội, phóng sự cũng có những đặc sắc về mặt nghệ thuật có thể kể như: nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực, nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ…. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật của một thể loại văn học mới - “sinh sau đẻ muộn” (từ năm 1930), phóng sự đã khẳng định được mình khi có những đóng góp không nhỏ vào bức tranh chung của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trong quá trình hiện đại hoá. Những cây bút phóng sự đáng chú ý là: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp…. Trong số này, Vũ Trọng Phụng được coi là “ông vua phóng sự Bắc Kì”.

Cùng với phóng sự, tùy bút, bút ký giai đoạn này cũng phát triển, tuy nhiên số lượng tác phẩm cũng như tác giả không nhiều. Viết về thể loại tùy bút xuất sắc nhất phải kể đến Nguyễn Tuân. Ngoài ra, có thể kể một số tác giả tuy không thật chuyên nhưng cũng để lại một số tác phẩm thành công như: Thạch Lam (Hà Nội băm sáu phố phường), Xuân Diệu (Trường Ca)…

1.2.3.4. Thơ ca là một thể loại truyền thống đã khẳng định vị trí trong văn học trung đại Việt Nam, tuy vậy, trong tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, nó cũng đòi hỏi phải có những cách tân mạnh mẽ, đòi hỏi thay đổi cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật để phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ đương thời. Ai cũng biết, thi ca trung đại quan niệm thơ là để nói chí, để di dưỡng tinh thần, giữ gìn phong hoá, khuyên điều thiện, răn điều ác, thơ là công cụ giáo dục con người... thì đến giai đoạn này, các nhà thơ yêu cầu và khẳng định cái tôi cá nhân với tất cả sự phong phú và phức tạp của nó trong tác phẩm. Nếu thơ ca trung đại nặng về điển phạm thì thơ ca hiện đại chú trọng đến việc diễn đạt tinh tế tâm hồn, cảnh vật và con người với những cảm nhận riêng độc đáo, giàu cảm xúc, giọng điệu. Các nhà thơ đã cố gắng ghi lại những đường nét, màu sắc, những vui buồn của cuộc đời, của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022