Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất Và Các Giả Thuyết


của doanh nghiệp là nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến. Những người theo quan điểm này lập luận rằng, doanh nghiệp không có trách nhiệm với xã hội bởi khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh đã phải đóng thuế cho nhà nước và vì vậy, doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động của doanh nghiệp mà thôi.

Hiện nay, ngày càng nhiều người đồng thuận với quan điểm khi cho rằng, doanh nghiệp phải quan tâm đến các cá nhân và các nhóm bị tác động hoặc có thể ảnh hưởng bởi các hoạt động của mình. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được gán cho vai trò làm thỏa mãn mọi thành phần có liên quan và trở thành nơi phân định các lợi ích khác nhau cho các thành phần có liên quan đó. Nghiên cứu của Archie và Kareem (2010) cũng khẳng định, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Những người theo quan điểm này nghiêng về quan điểm cho rằng các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh tại thị trường nào đó, họ đã sử dụng nguồn lực của xã hội, khai thác nguồn lực tự nhiên và trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, họ gây ra không ít tổn hại đối với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì lẽ đó, ngoài việc đóng thuế, doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm xã hội với môi trường, cộng đồng và người lao động.

Ở Việt Nam, đây là một khái niệm khá mới mẻ và trên thực tế có không ít doanh nghiệp hiểu chưa đúng về khái niệm này, họ thường hiểu trách nhiệm xã hội theo nghĩa truyền thống. Tức là doanh nghiệp thực hiện nó như là một hoạt động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện. Với cách hiểu này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không mang tính bắt buộc mà là doanh nghiệp tự nguyện thực hiện. Trong quy chế và tiêu chí xét thưởng của Giải thưởng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2009, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giới hạn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở hai lĩnh vực lao động và môi trường nhưng cũng đặt thêm tiêu chí hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế. Một trong các định nghĩa được sử dụng nhiều nhất đó là theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Từ những phân tích ở trên, có


thể khẳng định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện trên các phương diện sau: đóng thuế đầy đủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động, thực hiện tốt vệ sinh - an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thực hiện nghiêm túc vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Theo Spenceley (2008), du lịch là một ngành khá phức tạp bởi du khách đến từ nhiều nơi khác nhau có những hành vi và thái độ khác nhau. Nó sẽ là ý tưởng tốt nếu khách du lịch có thể tham gia bảo vệ môi trường trong hành trình du lịch của mình. Do đó, sự đóng góp của du khách sẽ mang lại ý nghĩa cho hệ sinh thái du lịch, đảm bảo kinh tế du lịch phát triển bền vững. Theo các tác giả Tyler và Dangerfield (1999); Grgona (2005), du lịch sinh thái thường gắn liền với nông thôn, phát triển du lịch sinh thái phải dựa trên việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa xã hội của địa phương đó. Vì thế, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cần có kế hoạch xây dựng các chương trình, sản phẩm, quảng bá các sản phẩm dịch vụ cần lồng ghép những hoạt động bảo vệ môi trường vào.

Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp được nghiên cứu bởi các tác giả Ho (2005); Craigwell (2007); Tsai, Song và Wong (2009); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013). Trên cơ sở đó giả thuyết H7 được đề xuất như sau:

H7: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

2.3.1.8 Môi trường điểm đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Có rất nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp. Vận dụng mô hình kim cương của Porter (1980) có 3 yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp, đó là: thị trường, luật pháp và chính sách, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ. Theo Horne và cộng sự (1992), nếu tận dụng tốt các cơ hội từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp sẽ đạt nhiều lợi thế trong cạnh tranh và tạo ra sự gia tăng về lợi nhuận, thị phần và phát triển ổn định. Còn Barringer và cộng sự (1997) cho rằng các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau, điều đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực từ các cơ hội trong môi trường.

Trong lĩnh vực du lịch, theo Kim và Lee (2005), môi trường của một điểm đến du lịch đó là môi trường và tài nguyên hay còn gọi là điều kiện môi trường. Môi trường là nơi xảy ra với hệ ngoại sinh như: môi trường chính trị kinh tế, công nghệ, văn hóa xã hội, môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường thống nhất đất nước. Tài nguyên bao gồm tài nguyên lịch

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 10


sử, văn hóa và cảnh quan tự nhiên. Điều kiện môi trường điểm đến tác động đến NLCT của doanh nghiệp du lịch theo Kim và Lee (2005) đó là: Thứ nhất, chính sách du lịch, bao gồm việc đưa ra tầm nhìn, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch có hiệu quả, tăng cường các khoản trợ cấp cho du lịch, khuyến khích đầu tư, kiểm soát và quản lý các hoạt động trong ngành hiệu quả, lành mạnh. Thứ hai, lập kế hoạch du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương trong dài hạn theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường có sự tham gia của cộng đồng. Thứ ba, quản lý du lịch, bao gồm các phương pháp để quản lý, các chính sách du lịch và lập kế hoạch để vận hành các điểm du lịch. Thứ tư, đầu tư du lịch, có nghĩa là các khoản đầu tư có nhiều giá trị để xây dựng các điểm đến cạnh tranh và đào tạo nhân lực du lịch. Thứ năm, thuế du lịch và giá cả các dịch vụ.

Theo Mihalic (2000), chất lượng môi trường của điểm đến du lịch chính là chất lượng của các đặc điểm tự nhiên tại đó, nó có thể đã bị suy thoái thông qua hoạt động của con người. Theo Mihalic, việc duy trì một mức độ cao của cảnh quan đẹp, các cấu trúc thủy văn tự nhiên, nước sạch, không khí trong lành và sự đa dạng loài là quan trọng đối với NLCT của các doanh nghiệp tại điểm đến đó.

Dựa trên các khái niệm lý thuyết cạnh tranh và lợi thế so sánh (Porter, 1990; Enderwick, 1990), tác giả Crouch và Ritchie (1999) đã phát triển một khuôn khổ toàn diện và phức tạp cho việc đánh giá NLCT trong du lịch, trong đó NLCT của một khu du lịch, công ty du lịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguồn lực như: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tri thức, vốn, cơ sở hạ tầng và các yếu tố thuộc về môi trường như nguồn tài nguyên lịch sử - văn hóa, quan cảnh thiên nhiên, người dân địa phương, cơ chế chính sách của địa phương. Cũng theo tác giả Ritchie và Crouch (2003), các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm du lịch, công ty du lịch bao gồm, (1) kinh tế, (2) chính trị, (3) xã hội, (4) văn hóa, (5) công nghệ, và (6) môi trường. Tác giả đã đề xuất một khuôn khổ rất toàn diện về NLCT trên cơ sở kết hợp các yếu tố vĩ mô (quốc gia) và vi mô (công ty) để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo Go và Govers (2000), NLCT khu du lịch, công ty du lịch bị ảnh hưởng bởi các thành phần như môi trường cạnh tranh, môi trường toàn cầu, nguồn lực cốt lõi, các yếu tố hỗ trợ, khả năng quản lý và các yếu tố tình huống. Theo Omerzel (2006), NLCT của một điểm du lịch, công ty du lịch bị ảnh hưởng bởi nguồn lực tạo ra và các nguồn lực hỗ trợ. Nguồn lực tạo ra bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, khách sạn,


các sự kiện đặc biệt, vui chơi giải trí, mua sắm. Nguồn lực hỗ trợ gồm quan cảnh tự nhiên, khí hậu, hệ động vật - thực vật, văn hóa – xã hội.

Dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy điều kiện môi trường điểm đến là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch tại đó, yếu tố môi trường điểm đến có thể được chia thành hai khía cạnh. Một là, cơ chế, chính sách phát triển ngành du lịch tại địa phương. Hai là, môi trường tự nhiên. Theo Kim và Lee (2005), cơ chế chính sách triển ngành du lịch tại địa phương, bao gồm việc đưa ra tầm nhìn, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch có hiệu quả, lập kế hoạch du lịch, xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của địa phương trong dài hạn theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường có sự tham gia của cộng đồng, quản lý du lịch (bao gồm các phương pháp để quản lý, các chính sách du lịch và lập kế hoạch để vận hành các điểm du lịch), đầu tư du lịch (đầu tư có nhiều giá trị để xây dựng các điểm đến cạnh tranh và đào tạo nhân lực du lịch), xây dựng cơ chế thu thuế du lịch và giá cả các dịch vụ hợp lý. Còn theo Mihalic (2000), môi trường thiên nhiên của điểm đến du lịch gồm cảnh quan đẹp, các cấu trúc thủy văn tự nhiên, nước sạch, không khí trong lành và sự đa dạng loài là quan trọng đối với NLCT của các doanh nghiệp tại điểm đến đó.

Điều kiện môi trường điểm đến có ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp được nghiên cứu bởi các tác giả Berkenveld và cộng sự (2005); Craigwell (2007); Lee và King (2009); Tsai, Song và Wong (2009); Mechinda và cộng sự (2010); Nguyễn Cao Trí (2011); Trần Văn Thi (2011); Trần Thế Hoàng (2011); Williams và Hare (2012); Review, Assistant, và Dubrovnik (2013); Sauka (2014). Trên cơ sở đó, giả thuyết H8 được đề xuất như sau:

H8: Điểu kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng tích cực NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre.

2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết

Theo Tashakkori và Teddlie (2010), mô hình là một tổ hợp sự tin cậy được hình thành từ những lý thuyết của các nhà nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu có thể hiểu và giải thích được các ý tưởng. Sự tin cậy của các mô hình nghiên cứu được khẳng định ở từng giai đoạn cụ thể theo sự thay đổi của xã hội và theo đó các nhà nghiên cứu đã giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình theo hướng tiếp cận định lượng hay định tính. Trên cơ sở tiếp cận lý


thuyết từ các công trình nghiên cứu trên, tác giả đưa ra định hướng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu của Craigwell (2007), có 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bao gồm: (1) Cạnh tranh về cả; (2) Nhân lực du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội. Thứ hai, nghiên cứu của Chang và cộng sự (2007) đã đưa ra mô hình gồm có 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan, (1) Chiến lược kinh doanh; (2) Năng lực tài chính; (3) Cơ sở vật chất, các tiện nghi; (4) Sản phẩm, hàng hóa; (5) Chất lượng dịch vụ;

(6) Marketing, Chiêu thị; (7) Nguồn nhân lực. Thứ ba, nghiên cứu của Williams và Hare (2012) đã chỉ ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các khách sạn nhỏ tại Jamaica, (1) Sự đổi mới; (2) Thương hiệu; (3) Khả năng tổ chức quản lý; (4) Yếu tố điều kiện môi trường;

(5) Chất lượng dịch vụ; (6) Kiến thức ngành; (7) Khả năng thích ứng với sự cạnh tranh. Thứ tư, nghiên cứu Review, Assistant, và Dubrovnik (2013) cho thấy, NLCT của các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường du lịch Châu Âu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố, (1) Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề môi trường; (5) Các vấn đề xã hội; (6) An ninh. Thứ năm, nghiên cứu của Nguyễn Cao Trí (2011) đã chỉ ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp du lịch TP HCM bao gồm, (1) Cơ sở vật chất; (2) Tổ chức quản lý; (3) Hệ thống thông tin; (4) Nhân sự; (5) Thị trường; (6) Marketing; (7) Vốn; (8) Tình hình cạnh tranh nội bộ ngành; (9) Chủ trương, chính sách. Trên cơ đó, tác giả đề xuất mô hình cho nghiên cứu như sau:



Thương hiệu

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Nguồn nhân lực

Cạnh tranh về giá

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Năng lực marketing

Năng lực tổ chức, quản lý

Trách nhiệm xã hội

Điều kiện môi trường điểm đến


Hình 2.9: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các giả thuyết nghiên cứu

- H1: Khả năng cạnh tranh về giá ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H2: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H3: Năng lực marketing có ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H4: Năng lực tổ chức, quản lý ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H5: Thương hiệu ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H6: Nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực đến NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H7: Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực NLCT của DN du lịch Bến Tre.

- H8: Điều kiện môi trường điểm đến ảnh hưởng tích cực NLCT của DN du lịch Bến Tre.

Kết luận

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về NLCT của doanh nghiệp dựa trên một số quan điểm và NLCT của doanh nghiệp du lịch. Chương này cũng trình bày một số mô hình nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp có liên quan đến luận án (gồm 13 nghiên cứu nước ngoài và 8 nghiên cứu trong nước). Thông qua lý luận về NLCT và phân tích một số mô hình nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp có liên quan, tác giả đã đề xuất mô hình cho nghiên cứu gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp du lịch Bến Tre, bao gồm: (1) Cạnh tranh về giá; (2) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ; (3) Năng lực marketing; (4)


Năng lực tổ chức, quản lý; (5) Thương hiệu; (6) Nguồn nhân lực; (7) Trách nhiệm xã hội;

(8) Điều kiện môi trường điểm đến và đưa ra các giả thuyết cho nghiên cứu.


CHƯƠNG 3:THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

3.1.1 Các bước nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu được thiết kế bao gồm 3 bước chính sau đây: (1) Nghiên cứu tài liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, hoàn thiện thang đo sơ bộ – giai đoạn này nghiên cứu định tính; (2) Nghiên cứu sơ bộ; (3) Nghiên cứu định lượng. Nội dung cụ thể các bước như sau:

Bước 1:Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó để tìm ra các thuộc tính làm cơ sở cho việc xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nhằm thiết lập mô hình nghiên cứu lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ.

Nghiên cứu tài liệu là bước quan trọng của quá trình nghiên cứu, bởi nghiên cứu tài liệu nhằm tìm hiểu những nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến luận án. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu và tìm ra những thuộc tính có liên quan đến đề tài của mình làm cơ sở cho việc xây dựng dàn bài phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, việc tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các luồng nghiên cứu trước cũng để tìm ra khoảng trống nghiên cứu nhằm định hướng cho đề tài nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, khi nghiên cứu lý thuyết, các nghiên cứu trước cũng chứng minh rằng những khái niệm đưa vào mô hình của luận án đều đã được nghiên cứu và kiểm định. Tuy nhiên, để kiểm định các khái niệm trong mô hình lý thuyết tại một địa phương như Bến Tre, với đặc thù là vùng du lịch sinh thái, trình độ dân trí còn hạn chế, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch còn rất nhỏ lẻ,… thì việc phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận nhóm là rất cần thiết. Mục đích của việc này nhằm thu thập ý kiến của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT được tổng hợp từ lý thuyết và kế thừa từ các nghiên cứu trước có phù hợp với đặc thù của địa phương hay không? Bên cạnh đó, việc phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng nhằm khám phá ra các yếu tố mới cho nghiên cứu. Từ kết quả đó, tác giả thiết lập bảng khảo sát sơ bộ cho nghiên cứu.

Bước 2:Nghiên cứu sơ bộ

Nội dung bước này sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ, kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA – Exploratory Factor Analysis.

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí