Giai Đoạn 1930 - 1945 - Những Chuyển Biến Trong Quá Trình Hiện Đại


hóa, dư âm của lối nghiên cứu, thẩm bình thời trung đại vẫn đeo đẳng theo bước tiến của các công trình, thậm chí đôi lúc trong những nhận định, đánh giá, các nhà nghiên cứu vẫn có khuynh hướng nghiêng về lối nhận định khá quan phương của lối nghiên cứu thời trung đại. Trong các công trình ở giai đoạn này, có thể nói, các tác phẩm của Phan Kế Bính và Lê Thước còn chịu ảnh hưởng của lối nghiên cứu cổ điển nhiều hơn. Trong đó, Lê Thước trong Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1928) đôi lúc muốn thể hiện rò phương pháp nghiên cứu tiểu sử học văn học (lấy cuộc đời tác giả phân tích, lý giải cho văn nghiệp) nhưng vẫn chưa thoát khỏi những nhận định vẫn còn mang tính tán dương của lối phẩm bình cũ.

Trong bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học, các tác giả Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long… đã rất có ý thức vượt thoát khỏi từ trường của lối nghiên cứu văn học trung đại với một chủ trương, quan điểm khá rò ràng trong việc vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học hiện đại của phương Tây. Tuy nhiên, nếu Phạm Quỳnh thành công ở tác phẩm đầu trong “Khảo về Truyện Kiều” (1919), thì lại tỏ ra không đủ “năng lượng hiện đại” để tỏa sáng ở công trình sau trong “Kỷ niệm cụ Tiên Điền” (1924), thậm chí còn bị lạc đường với những nhận định cực đoan, thiếu cơ sở khoa học mà hàm chứa trong đó một mục đích chính trị phi văn học. Cũng chính vì vậy mà các bài viết của Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng đã phản bác khá mạnh mẽ những nhược điểm của Phạm Quỳnh. Tuy nhiên, cũng vì phản bác trên quan điểm dân tộc, chống sự nô dịch văn hóa của thực dân Pháp của các nhà chí sĩ yêu nước mà các bài viết của Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng cũng lại rơi vào nhược điểm đánh giá tác phẩm văn học theo quan điểm chính trị, nên đã có những lời lẽ quá đáng khi phê phán Truyện Kiều. Nhưng dù sao, tất cả những ưu nhược điểm của các nhà nghiên cứu trên, rò ràng đã tạo cho đời sống văn học Việt Nam vốn phẳng lặng xưa nay một tinh thần nghiên cứu


mới. Ở một góc nhìn tích cực, thì đây chính là biểu hiện sinh động trong bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam, từng bước đưa hoạt động nghiên cứu văn học thoát dần ra khỏi lối phẩm bình văn chương kiểu tán dương “trà dư tửu hậu” của lối nghiên cứu cổ điển của các nhà Nho trung đại. Có được những thành quả bước đầu như đã nêu, chứng tỏ những nhà nghiên cứu giai đoạn này đã có ý thức rất rò trong việc thúc đẩy sự chuyển biến của hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà; đặt những tảng đá đầu tiên để xây dựng nền móng cho một phương pháp nghiên cứu văn học mới, tạo cơ sở để hoạt động này chuyển biến mạnh mẽ ở giai đoạn sau, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc tiến nhanh và vững chắc.

2.2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Những chuyển biến trong quá trình hiện đại

hóa hoạt động nghiên cứu văn học

Phải đến những năm 1930 trở đi, quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam mới được đẩy lên một bước mới, một bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Cùng với hoạt động sáng tác, nghiên cứu văn học xuất hiện và trở thành một hoạt động chuyên môn. Hoài Thanh trong đoạn mở đầu của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đã viết: “Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ (…). Trước mắt chúng ta bỗng bày ra những cảnh lạ lùng chưa bao giờ từng thấy. Lúc đầu, ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao. Nhưng rồi chúng ta quen dần” [167,tr.11-12]. Ý kiến của Hoài Thanh đã được các nhà nghiên cứu đồng tình. Rò ràng không chỉ là “những cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy” khi Thơ Mới, tiểu thuyết, phóng sự, kịch xuất hiện, mà việc tiếp thu các quan niệm nghệ thuật, các phương pháp nghiên cứu nước ngoài, cùng với việc nghiên cứu văn học trở thành một hoạt động có tính chất chuyên ngành cũng là việc “chưa từng thấy”.

Trong giai đoạn này, hoạt động nghiên cứu văn học theo nghĩa hiện đại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

đã thực sự khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng sự xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu từ tác giả, tác phẩm đến việc tổng kết cả một giai đoạn, thời kỳ văn học; nghiên cứu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại; nghiên cứu văn học trong nước lẫn nghiên cứu văn học nước ngoài của những nhà nghiên cứu văn học đương thời.

2.2.1. Nghiên cứu văn học sử - Thành tựu và hạn chế

Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 10

Nghiên cứu văn học sử là một chuyên ngành quan trọng trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học. Có thể nói, thành tựu lớn để làm nên quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX có sự đóng góp rất lớn của các công trình nghiên cứu văn học sử.

Để có điều kiện khảo sát, nghiên cứu sâu về thành tựu của từng loại công trình nghiên cứu văn học sử trong giai đoạn này, chúng tôi xin được đề cập trên hai bình diện: Một là những công trình riêng về từng thời kỳ, từng lĩnh vực văn học; hai là những công trình khái quát cả lịch sử văn học dân tộc.

2.2.1.1. Những công trình riêng về từng thời kỳ, từng lĩnh vực văn học

2.2.1.1.1. Nghiên cứu văn học dân gian

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao là một trong những thể loại có số lượng nhiều và nội dung vô cùng phong phú. Tuy nhiên, tìm hiểu về loại hình này, đến thời điểm bấy giờ, có thể khẳng định chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ, ngoại trừ công trình Tục ngữ phong dao (1928) của Nguyễn Văn Ngọc, Những câu hát xanh (1937) của Lan Khai, Những bông hoa dại (1941) của Trương Chính và bài viết “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (1944) của Nguyễn Đình Thi.

Những câu hát xanh của Lâm Tuyền Khách (bút danh của Lan Khai) giới thiệu thơ ca dân gian của đồng bào Tày và xem đó là món quà nơi “rừng xanh nước đỏ” mà nhiều thế kỷ qua vẫn còn chìm khuất trong kho tàng văn


học dân tộc. Tác giả Những bông hoa dại (1941) nghiên cứu về văn học dân gian với quan niệm cho rằng, muốn đánh giá đúng giá trị của thơ ca truyền khẩu phải tìm hiểu đủ ba yếu tố: giá trị tưởng tượng, giá trị tình cảm và giá trị âm nhạc của nó. Bài viết “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của Nguyễn Đình Thi tập trung phân tích tinh thần và tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam thông qua ca dao và truyện cổ tích. Đây là bài nói chuyện trước ngày hội sinh viên năm 1944, nó đã khơi dậy tinh thần dân tộc mạnh mẽ và ý thức về sức mạnh của nền văn hóa dân tộc sau khi Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1943). Trong công trình Tục ngữ phong dao, theo như tác giả viết trong lời tựa, do sợ “cái kho vàng chung của nhân loại” mỗi ngày một lưu lạc đi nên “Chúng tôi (Nguyễn Văn Ngọc - DTT) chỉ vụ thu thập cho được nhiều câu” chứ “không dám kén chọn, lựa lọc, san thi gì”. Vì vậy, Kinh Thi Việt Nam (1940) của Nguyễn Bách Khoa ra đời có thể được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu văn học dân gian có phương pháp nhất từ trước tới nay.

Nội dung công trình, ngoài Thay lời tựa, trước khi Vào đề và Kết luận, cuốn sách có ba phần: 1- Phần Kinh Thi Trung Hoa bàn về: Vì lẽ gì Khổng Tử san Kinh Thi, Kinh Thi một tài liệu xã hội học. 2- Phần Kinh Thi Việt Nam giới thiệu các mục: dân chúng Việt Nam và Nho giáo, xã hội Việt Nam xây dựng trên nền kinh tế nông nghiệp, gia tộc phụ hệ, chống nam quyền, đời sống tình cảm, đời sống bản năng, thực trạng xã hội quyết định ý thức con người. 3- Phần cuối giới thiệu lai lịch phong dao: Một giả thiết về lai lịch các phong dao, những thể cách phô diễn của người Việt Nam.

Trong Kinh Thi Việt Nam, Nguyễn Bách Khoa xuất phát từ quan niệm của Paul Lafargue trong công trình Bàn về ca dao, dân ca về hôn lễ và lễ tục (1886): ca dao, dân ca phản chiếu đúng đắn tâm lý người sáng tác ra nó để tìm hiểu ca dao Việt Nam. Phần “Trước khi Vào đề”, tác giả Kinh Thi Việt Nam


khẳng định cách nghiên cứu của mình sẽ trải qua hai bước: thứ nhất, tìm hiểu những cội rễ tâm lý và xã hội của nền thơ bình dân Việt Nam; thứ hai, từ đó, tìm hiểu, san định và chú thích Kinh Thi Việt Nam. Khi nghiên cứu sự phản chiếu tâm lý của người bình dân Việt Nam trong ca dao, Nguyễn Bách Khoa đã thấy được tinh thần chống Nho giáo trong Kinh Thi Việt Nam là điểm khác biệt với việc thể hiện tinh thần Nho giáo trong Kinh Thi Trung Hoa do Khổng Tử san định. Nhà nghiên cứu cũng thấy được: nội dung của ca dao thường phản ánh đời sống nông nghiệp, tinh thần gia tộc phụ hệ, địa vị thấp kém của người phụ nữ, tinh thần chống nam quyền, đời sống tình cảm của người bình dân, nhu cầu bản năng và kết luận thực trạng xã hội quyết định ý thức con người. Căn cứ vào những nội dung của ca dao, cũng như khảo sát sự biến hóa vần điệu của nó, Nguyễn Bách Khoa đưa ra ba giả thiết về lai lịch phong dao đáng chú ý:

- Tất cả những bài phong dao nào chưa phải là lục bát, vần điệu còn rộng rãi, tự do thì đều xuất hiện vào khoảng đầu lịch sử của dân tộc;

- Những bài nào tuy vần điệu còn hỗn độn mà hình tượng thô thiển, có xu hướng tiến đến thể lục bát thì đều xu hướng trong thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ kết tinh của ý thức dân tộc;

- Những bài nào theo thể lục bát thì đều xu hướng trong thời kỳ độc lập dân tộc. Ông cũng nêu ra ba thể cách đặc biệt để phô diễn tình ý trong ca dao Việt Nam là: thể tương phản; thể trào phúng; thể trữ tình, ta thán. Nguyễn Bách Khoa còn cho rằng trong ca dao, người Việt thường hay mượn cảnh vật, sự việc để diễn tả tình cảm, chứ “không bao giờ phô diễn một cách trực tiếp”.

Tóm lại, với một chủ trương rò ràng về phương pháp, một thái độ khoa học nghiêm túc, Kinh Thi Việt Nam ra đời đã khẳng định sự nỗ lực ở buổi đầu của Nguyễn Bách Khoa trong việc áp dụng phương pháp khoa học phương Tây vào việc nghiên cứu văn chương truyền miệng. Đây có thể coi là công


trình đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, giải thích văn học bằng nội dung xã hội. Tuy nhiên, do tiếp thu một cách máy móc thuyết phân tâm học của Freud với quan niệm “…dâm dục là cơ sở tâm lý con người. Nó ra lệnh cho các ý muốn khác” [202,tr.478], Nguyễn Bách Khoa đã đưa ra một kết luận thiếu cơ sở khoa học: tính hiếu dâm là đặc tính của người Việt Nam mà không thấy rằng mảng văn học dân gian thông tục vốn là sự phản chiếu của tín ngưỡng phồn thực vốn là một tín ngưỡng lâu đời của cư dân nông nghiệp lúa nước với khát vọng sinh sôi nẩy nở của hoa màu và con người qua biểu hiện chuyên thờ sinh thực khí và hành vi giao phối trong đời sống và sinh hoạt tâm linh, văn hóa.

2.2.1.1.2. Nghiên cứu văn học trung đại

Cùng với việc nghiên cứu văn học dân gian, các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này cũng tập trung vào việc nghiên cứu các hiện tượng văn học viết tiêu biểu của thời trung đại từ nghiên cứu tác giả đến tác phẩm văn học. Các công trình Trông giòng sông Vị (1935) của Trần Thanh Mại; Hồ Xuân Hương

- tác phẩm, thân thế và văn tài (1936) của Nguyễn Văn Hanh; Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Văn chương Truyện Kiều (1945), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945) của Nguyễn Bách Khoa; Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) của Đào Duy Anh lần lượt ra đời.

* Thẩm định và đánh giá các tác gia văn học trung đại

Trần Thanh Mại là một trong những nhà nghiên cứu văn học gây được ấn tượng cho độc giả đương thời ngay từ tác phẩm đầu tay Trông giòng sông Vị (1935). Đây là công trình nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Trần Tế Xương. Cuốn sách được chia làm 14 chương, lần lượt đề cập đến hoàn cảnh lịch sử, xã hội của thời đại Tú Xương, các mối bang giao, hoàn cảnh gia đình, cuộc đời Tú Xương, văn nghiệp Tú Xương… Bằng giọng văn mang chất kể chuyện, Trần Thanh Mại đã dựng lại bức tranh thời Tú Xương


đang sống, cũng như đã khắc họa được chân dung Tú Xương từ những bài thơ mà tác giả cho là của thi sĩ. Chính điều này đã giúp cho độc giả đương thời hiểu rò thêm hiện thực thời đại Tú Xương. Ông có nhiều nhận định sắc sảo, tinh tế về “năng lực huyền bí” có sức thu hút người đọc của thơ Tú Xương. Về phương diện này, khi đọc qua các chương “Văn chương ông Tú Xương”, Tú Xương “Một nhà trào phúng”, ta có thể thấy Trần Thanh Mại là người am hiểu khá sâu sắc nghệ thuật thơ cổ, đặc biệt là thể thơ Đường luật. Trần Thanh Mại là người đầu tiên phát hiện và đề cao “trí mẫn tuệ” cùng tài trào phúng của Tú Xương qua các bài thơ chế giễu việc thi cử, chế giễu những điều chướng tai gai mắt trong xã hội và đặc biệt là qua các bài thơ tự trào độc đáo của Tú Xương. Nhà nghiên cứu đánh giá cao lối thơ trào phúng của Tú Xương, ông cho rằng: Tú Xương đã đạt đến đỉnh cao của thơ trào phúng Việt Nam. Bằng phương pháp so sánh, ông đưa ra nhiều nhận xét rất thú vị về sự tài tình, độc đáo của Tú Xương trong dòng thơ này, khi viết: “Thơ Tú Xương nhẹ nhàng, lưu loát, ngân lên có một nhạc điệu êm ái du dương. Thơ Tú Xương không có vẻ đài các như thơ Thanh Quan, vẻ hùng tráng như thơ Nguyễn Công Trứ, không gò gẫm như Lê Thánh Tôn, hay yêu quái như của Hồ Xuân Hương. Nhưng cái mà Tú Xương có, mà ít ai có, là cái bình dị, cái tự nhiên” [106,tr.38]; hoặc “Đối với Trần Tế Xương, cũng như Nguyễn Khuyến, tư tưởng ở trong óc ra thế nào thì được dùng ngay thế ấy, lanh lẹ, tươi tắn, không trau chuốt, không gọt đẽo, không dụng công. Hơi văn đã đi ra như một luồng nước chảy xuôi dòng, êm, khoẻ, mau” [106,tr.49]. Hay là: “Ông Tú Xương dùng chữ cũng như anh phường xiếc tung hứng những quả bóng của mình: Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ / Ai ngờ chữ sắc hóa ra không. Luôn trong một hơi, thảnh thơi, tự nhiên nhưng vô tình mà nói ông đã khéo dùng những chữ kinh, kệ, sắc, không của nhà Phật để chọi với nhau!” [106,tr.51]. Một thiên tài như thế nhưng tiếc thay lại không được chú trọng,


nguyên nhân theo Trần Thanh Mại: “... một phần đã bị người ta không hiểu, nên không truyền tụng được, còn một phần lại bị bỏ qua không để ý, vì họ không yêu chuộng trào phúng khôi hài!” [106,tr.56]. Đó là những giá trị khẳng định đầu tiên khá chính xác về tài thơ của Trần Tế Xương.

Bên cạnh những giá trị đạt được, Trông giòng sông Vị còn có đôi chỗ hạn chế như: coi Tú Xương là “nhà duy vật triết học”; “thơ Vị Xuyên là một lối thơ cẩu thả”, nhưng có lẽ chỉ là những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử qui định, chứ thực ra, đây là công trình nghiên cứu tương đối khách quan và công bằng những giá trị vốn có trong di sản thơ ca Tú Xương.

Sau này, Trần Thanh Mại viết hai quyển tiểu luận: Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương (1957) và Tú Xương con người và nhà thơ (1961, viết chung với Trần Tuấn Lộ) để sửa chữa lại những khiếm khuyết, sai lầm ở công trình trước. Trần Thanh Mại nêu ra hai nguyên nhân của sự sai lầm: thứ nhất là “xuất phát từ quan điểm thực dân phong kiến bù nhìn thường ghét và sợ những người như Tú Xương”, thứ hai là “nhiều người chưa hiểu con người thật của Tú Xương, chưa có dịp đi sâu nghiên cứu đời sống của nhà thơ, rồi vô tình để cho một vài cảm tưởng đầu tiên đối với một số thơ văn ông đưa đến những nhận định không chính xác” [108,tr.36-37].

Về nghệ thuật trào phúng của Tú Xương, trước đó, trong Trông giòng sông Vị, Trần Thanh Mại đã chỉ ra được Tú Xương là nhà thơ trào phúng, cũng như khả năng cảm nhận thơ của ông thật tinh tế… thì đến đây, ông lại càng tinh tế hơn khi có những nhận định thật sâu, mở rộng ra nhiều phương diện. Trần Thanh Mại nhận xét:

Tú Xương, hơn bất kì những người nào trước mình, đã biết phản ánh thực tế xã hội thời ông bằng những tư liệu lấy ngay trong thực tế xã hội đó. Để phản ánh cái hiện thực khách quan của cái xã hội lố lăng rác rưởi ấy, nói cách khác nhà thơ đã biết nói lên cái hiện thực đó một

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí