Công Tác Quản Lý, Giáo Dục Cải Tạo


Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, đối tượng phần đông là ngụy quân, gián điệp chỉ điểm, ngụy quyền, phỉ, biệt kích, đảng phái phản động, địa chủ tư sản. Về lĩnh vực giam giữ cần quản chế chặt chẽ những phần tử phạm tội; ngăn chặn thông cung, xúc tiến nghiên cứu điều lệ chung về trại giam; điều lệ cụ thể về quản chế giáo dục, sản xuất dạy nghề cho đối tượng TTGDCT.

Bộ Công an chủ trương yêu cầu đi sâu nghiên cứu giáo dục cải tạo đối tượng có hiệu quả hơn nữa để làm tan rã tư tưởng chống đối của họ, chú trọng xây dựng tu bổ trại. Sở dĩ chú trọng xây dựng tu bổ trại vì giam giữ, quản chế chặt chẽ đối tượng TTGDCT là khâu quan trọng đầu tiên của công tác TTGDCT, buộc đối tượng TTGDCT phải chấp hành nghiêm hình phạt tại trại. Khi đối tượng TTGDCT không còn cơ hội để trốn phá trại, thì đối tượng phải yên tâm cải tạo, tuân thủ nội quy, quy chế của trại.

Năm 1964, có 18 trại giam giữ đối tượng TTGDCT đóng tại 13 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Sơn Tây, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Nam Hà, Hải Phòng.

Nói chung, công tác TTGDCT được Bộ Công an tiến hành tích cực, việc duyệt tương đối thận trọng, vừa đẩy mạnh công tác tập trung cải tạo vừa tiến hành công tác chính trị đối với gia đình có người bị tập trung cải tạo.

1.2.2.2. Công tác quản lý, giáo dục cải tạo

* Công tác quản lý.

Trong TTGDCT thì công tác quản lý, giam giữ có vị trí, chức năng chủ yếu vì quản lý đối tượng là công tác đầu tiên thể hiện chuyên chính của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng. Công tác quản lý các đối tượng đã phục vụ có hiệu quả cho công tác giáo dục cải tạo, không để xảy ra những vụ trốn trại, góp phần tích cực trong đấu tranh phòng ngừa, tấn công tội phạm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


Ngay sau khi có Nghị quyết số 49-NQ/TVQH của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thông tư số 121/CP của Chính phủ, Bộ Công an đã chỉ đạo các cấp phân loại và nhanh chóng thu thập tài liệu, lập hồ sơ để xét TTGDCT các đối tượng bao gồm những đối tượng là phần tử gián điệp, những phần tử ngụy quân, ngụy quyền, những phần tử cốt cán trong các tổ chức, đảng phái phản động cũ, những đối tượng trong giai cấp bóc lột cũ và những phần tử phản cách mạng, đối tượng phản động lợi dụng đạo Thiên chúa, các đối tượng tư sản, địa chủ. Ngoài ra, Bộ Công an còn lập danh sách, hồ sơ những phần tử phản cách mạng nguy hiểm đã hết hạn tù nhưng vẫn không chịu cải tạo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong quá trình lập hồ sơ xét duyệt TTGDCT, Công an các địa phương đã chú ý thực hiện đúng tinh thần “kiên quyết, thận trọng”, chú trọng phương châm “nâng cao cảnh giác”, không để lọt một kẻ địch, đề phòng lệch lạc không làm oan người ngay”. Những thắng lợi trong công tác TTGDCT đã góp phần làm ổn định an ninh trật tự, làm cho việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng được thuận lợi. Địa bàn nào làm tốt công tác TTGDCT những đối tượng nguy hại cho an ninh trật tự, ở đó việc tuyên truyền xuyên tạc, vi phạm trật tự xã hội, phạm pháp hình sự giảm hẳn.

Tại các địa bàn chiến lược, xung yếu như: Thủ đô, thành phố quan trọng và các tỉnh xung quanh thủ đô, các khu vực quan trọng về quốc phòng và kinh tế, các đường giao thông chiến lược; các khu vực biên giới, giới tuyến và bờ biển, trước hết là biên giới Việt - Lào và giới tuyến Vĩnh Linh, bờ biển Liên khu IV cũ, Bộ Công an đã có kế hoạch khẩn trương tập trung lực lượng tiến hành lập hồ sơ, xét duyệt TTGDCT các loại đối tượng xâm phạm ANQG.

Bộ Công An thực hiện chủ trương của Đảng về tập trung giáo dục, cải tạo những phần tử nguy hại cho xã hội từ năm 1961 đến năm 1975 - 5

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, trong năm 1961 Bộ Công an các cấp đã lập hồ sơ, xét duyệt và tiến hành TTGDCT 446 đối tượng phản cách mạng theo 4 tiêu chuẩn của Thông tư 121/CP. Nghiên cứu tài liệu, lập hồ sơ xét duyệt tập trung đối tượng TTGDCT đợt đầu gọn và tốt.


Theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, trong quá trình thu thập tài liệu, các đơn vị, địa phương đã lập danh sách các đối tượng nguy hiểm cho an ninh gồm: Số sĩ quan ngụy từ chuẩn úy, đồn trưởng, trung đội trưởng địa phương trở lên; số gián điệp, mật thám ăn lương của địch; những tên ngụy quyền từ chánh tổng, bang tá trở lên; những phần tử cốt cán trong đảng phái phản động cũ trong đạo Thiên chúa; những tên tuy không có chức vụ nhưng trước có tội ác hoặc từ hòa bình lập lại có nhiều hoạt động chống đối; những phần tử đủ tiêu chuẩn TTGDCT nhưng vì lý do nào đó mà ta chưa tập trung; những phần tử mà qua công tác sưu tra, trinh sát thấy có nhiều biểu hiện căm thù cộng sản, căm thù chế độ… Mục đích của việc lập danh sách này nhằm đẩy mạnh công tác nắm tình hình, công tác TTGDCT, chủ động phân loại những tên cầm đầu di chuyển, giám sát và những tên cần bắt ngay khi chiến tranh sắp xảy ra.

Theo quy định của Nghị quyết số 49-NQ/TVQH và Thông tư số 121/CP, trong thời gian TTGDCT, những người bị tập trung không được hưởng quyền công dân, song cũng không bị coi như những phạm nhân bị án phạt tù, vì vậy cần phải tổ chức riêng những trại giáo dục cải tạo giao cho Bộ Công an tổ chức quản lý và các trại đó phải có điều kiện sau:

“- Có cơ sở cho việc lao động sản xuất.

- Có tổ chức phân biệt giáo dục số phản cách mạng và số lưu manh, không để các đối tượng phản cách mạng ăn ở, học tập, lao động lẫn lộn với đối tượng lưu manh, phân biệt giữa đối tượng phản cách mạng và lưu manh rất nguy hiểm với số phản cách mạng và lưu manh ít nguy hiểm hơn, không để đối tượng nguy hiểm nhiều ăn ở, học tập, lao động lẫn lộn với đối tượng ít nguy hiểm còn có khả năng cải tạo nhanh hơn”[29, tr.4].

Trước tình hình đối tượng đang quản lý, giam giữ trong các trại giam, trại cải tạo có diễn biến phức tạp, ngày 07/07/1962, đồng chí Trần Quốc Hoàn


Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Chỉ thị số 15-VP/C51 về tăng cường công tác trại giam. Chỉ thị yêu cầu các trại giam, trại cải tạo cần tăng cường quản chế nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác trinh sát để phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ tốt cho công tác quản chế giáo dục cải tạo đối tượng TTGDCT làm cho họ trở thành những người lao động lương thiện để phục vụ tốt cho công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đồng thời, chỉ thị nêu ra 4 tiêu chuẩn để giáo dục các đối tượng ra sức thực hiện và dựa vào đó để đánh giá mức độ cải tạo. Các trại cải tạo cần phải thực hiện tốt 4 mặt: quản chế, trinh sát, giáo dục, sản xuất.

Trong công tác quản lý đối tượng TTGDCT các trại giam, trại cải tạo đã tiến hành giam giữ cùng với việc giáo dục cải tạo, lao động sản xuất nhằm làm chuyển biến tư tưởng đối tượng TTGDCT.

Công tác lập hồ sơ đối tượng đưa đi TTGDCT trong thời gian đầu xây dựng CNXH đã góp phần làm ổn định tình hình an ninh trật tự, làm cho việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng được thuận lợi, đảm bảo cuộc sống của nhân dân, trấn áp có hiệu quả một bộ phận kẻ thù giai cấp, kẻ thù của cách mạng XHCN.

Trong tổ chức quản lý các đối tượng TTGDCT khi được đưa vào trại để quản lý giam giữ trong các trại cải tạo, không phải các đối tượng đều chấp hành tốt nội quy kỷ luật trong trại mà còn có những đối tượng không chịu học tập cải tạo, luôn tìm cách và lợi dụng sơ hở thiếu sót trong giam giữ để thực hiện hành vi trốn, chống phá. Lực lượng cán bộ làm công tác TTGDCT phải triển khai kết hợp đồng bộ các biện pháp nhằm quản lý, giám sát các đối tượng, chủ động đề ra các phương án bảo vệ trại giam, trại cải tạo phòng chống đột xuất, bất ngờ, giải quyết các tình huống xấu xảy ra. Do vậy, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các trại vẫn đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trước tình hình vừa phải quản lý chặt chẽ đối tượng TTGDCT, lực lượng cán bộ làm công tác


TTGDCT đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.

Thực hiện Chỉ đạo của Đảng, Bộ Công an đã lập các trại cải tạo để tập trung cải tạo số đối tượng có Quyết định TTGDCT. Tuy nhiên nếu không làm tốt công tác TTGDCT thì đối tượng không có sự chuyển biến về nhận thức, không thấy hết tội lỗi của mình để từ bỏ con đường phạm tội. Do đó, quản chế giam giữ và giáo dục cải tạo phải có sự kết hợp hài hòa giữa “cải tạo bằng chính trị kết hợp với cải tạo bằng lao động”.

* Công tác giáo dục cải tạo.

Giáo dục cải tạo bằng chính trị:

Giáo dục chính trị là tất cả những biện pháp tác động nhằm xóa bỏ những quan điểm nhận thức lệch lạc sai trái, những sở thích thói quen, xây dựng nhận thức chính trị đúng đắn, tin tưởng vào chế độ XHCN, có ý thức tôn trọng pháp luật và tôn trọng luân lý đạo đức XHCN. Trên cơ sở đó, đối tượng TTGDCT nhận rò tội lỗi, tự nguyện cải tạo và tự giác khai báo, tố giác tội phạm.

Khi đối tượng TTGDCT bị bắt vào các trại, bên cạnh công tác giam giữ, quản lý, công tác giáo dục được đặc biệt coi trọng để cải tạo tư tưởng các đối tượng. Vận dụng phương châm “kết hợp lao động với giáo dục chính trị” với mục đích khuyến khích đối tượng TTGDCT cố gắng cải tạo tư tưởng, cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp để trở thành người lương thiện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với các đối tượng bị TTGDCT trong giai đoạn 1961 - 1964 luôn được coi trọng, bám sát vào tình hình chính trị trong nước và quốc tế. Bộ Công an tích cực tranh thủ những thắng lợi của quân và dân ta để đẩy mạnh giáo dục nhằm làm chuyển biến mạnh tư tưởng,


thái độ cải tạo của các đối tượng và thực hiện yêu cầu giáo dục sâu sắc, toàn diện từng tên và các đối tượng đang bị TTGDCT.

Từ năm 1961 - 1964, Bộ Công an đã tiến hành tổ chức cho đối tượng TTGDCT học tập nhiều đợt chính trị, thời sự và chính sách của Đảng, của Chính phủ nhằm làm cho họ nhận rò tội lỗi, tin tưởng sức mạnh của nhân dân và thắng lợi của cách mạng, thấy rò tính chất phi nghĩa và sự suy tàn của chế độ đế quốc và phong kiến, nâng cao lòng yêu nước, xác định rò phương hướng và thái độ quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện, Bộ Công an đã mở những đợt học tập chính trị cho đối tượng TTGDCT ở các trại cải tạo để phục vụ cho việc “thanh toán hai đầu” và đạt được kết quả tốt.

Những năm đầu tiên triển khai công tác TTGDCT, trong khi thực hiện công tác giáo dục chính trị, Bộ Công an vừa phổ biến cho đối tượng học tập tài liệu về 4 tiêu chuẩn cải tạo3, vừa chú ý giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cải tạo, vì khi mới vào trại, các đối tượng thường tỏ thái độ hoang mang, lo sợ cho bản thân và gia đình. Thái độ phổ biến của họ là luyến tiếc cuộc sống ở ngoài xã hội, ngại lao động, sợ khổ và kêu ca điều kiện ăn uống thiếu thốn, vì vậy mà họ không chịu khai báo, cho

rằng sắp có chiến tranh nên bắt họ và cho rằng ta đã vi phạm Hiệp định Giơnevơ… Nhưng sau một thời gian học tập, được giải thích chính sách họ đã dần nhận thức được trách nhiệm của bản thân, hầu hết có chuyển biến tư tưởng, xác định được thái độ cải tạo, làm quen dần với lao động và cuộc sống trong trại, nhiều đối tượng đã nhận rò tội lỗi, khai báo về bản thân và đã cố


3 Bốn tiêu chuẩn để đánh giá thái độ cải tạo của đối tượng đang TTGDCT là:

Một: Thành thật khai báo hết tội lỗi còn giấu giếm hoặc chưa nói hết, thật thà tố cáo những tội lỗi của đồng bọn và phản cách mạng mà mình biết dù chúng đã bị bắt vào trại hay còn ở ngoài xã hội.

Hai: Tự nguyện lao động, tích cực học tập, cải tạo tốt, đề xuất được những sáng kiến tốt về quản chế, giáo dục phạm nhân, đẩy mạnh sản xuất của trại.

Ba. Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại, không vi phạm kỷ luật, không có lời nói phản tuyên truyền hoặc hành động phá hoại.

Bốn: Tích cực đấu tranh những hành động vi phạm kỷ luật của phạm nhân khác, tố cáo được những hành động phá hoại của bọn khác một cách kịp thời.


gắng lao động, học tập chấp hành quy định của trại, nhất là những đối tượng được gia đình đến thăm nom, hoặc được tin gia đình có sự giúp đỡ của nhân dân và chính quyền địa phương thì tỏ thái độ yên tâm, phấn khởi, hy vọng sau 3 năm TTGDCT sẽ được trở về với gia đình.

Ngoài ra, Bộ Công an còn phổ biến tình hình thời sự trong và ngoài nước như: Tình hình đảo chính ở miền Nam (11/11/1963), tình hình nhân dân trong nước và thế giới đấu tranh chống Mỹ và tay sai; đẩy mạnh tuyên truyền về những chiến thắng của quân và dân ta ở cả 2 miền, các thành tựu trong xây dựng kinh tế, đối ngoại… của nhân dân ở miền Bắc. Làm cho các đối tượng TTGDCT nhận thức, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng ta, sự thất bại không thể tránh khỏi của đế quốc Mỹ, bè lũ tay sai, nhằm đánh tan tư tưởng trông chờ vào đế quốc, tư tưởng bi quan, tiêu cực trong cải tạo buộc họ phải tiếp thu cải tạo.

Tổ chức cho đối tượng TTGDCT học tập về chính trị, thời sự, chính sách như: Trích và phổ biến báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (phần 10 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc); phổ biến nội dung, phát triển nông nghiệp và công nghiệp (trích Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 và lần thứ 7 - 1964) và đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Việc biên soạn tài liệu cho đối tượng TTGDCT học tập cũng đã có hệ thống và thích hợp với từng loại đối tượng hơn. Các hình thức và biện pháp công tác giáo dục, được ngày càng phát triển, phong phú hơn; ngoài hình thức mở lớp học chính trị ngắn ngày kết hợp với dài ngày thì việc tổ chức tuyên truyền thời sự, chính sách cũng được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong đối tượng TTGDCT. Đặc biệt, do nghiên cứu tính chất đặc điểm của các loại đối tượng TTGDCT và đánh giá tác dụng của chính sách nhân đạo của Đảng, sức thuyết phục của chính nghĩa, bên cạnh đó đã tổ chức cho đối tượng


TTGDCT học tập 4 tiêu chuẩn cải tạo cho đối tượng phải thú hết tội lỗi và tố cáo những phần tử phản cách mạng và phạm tội hình sự mà họ biết, thúc đẩy họ lập công, chuộc tội và chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và thái độ cải tạo.

Giáo dục đối tượng bị TTGDCT khi còn ở trại là quan trọng, quyết định nhưng để sau khi ra trại họ không tái phạm cũng còn phụ thuộc nhiều vấn đề khác. Yếu tố có tác động lớn đến vấn đề trên là sự tiếp tục kèm cặp, giáo dục, tạo công ăn việc làm cho họ.

Về giáo dục cải tạo từ năm 1961 đến năm 1965 đã tổ chức nhiều hoạt động quan trọng thu được những kết quả tốt: Tổ chức 1.039 lớp cho 140.941 lượt học tập chính trị, nội quy kỷ luật của trại, học tập các tiêu chuẩn cải tạo; tổ chức 572 lần phổ biến thời sự, chính sách cho 181.099 lượt người nghe; dạy bổ túc văn hóa cấp I, cấp II cho 11.857 người, năm 1964 tổ chức thi hết cấp I, cấp II cho 5.745 người, có 78% được cấp giấy chứng nhận học hết chương trình; tổ chức dạy nghề mộc, làm gạch ngói, làm thợ nề và các nghề thủ công khác cho 11.941 người.

Giáo dục cải tạo thông qua lao động, dạy nghề:

Việc trừng trị quản chế phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục cải tạo. Nếu trừng trị quản chế đơn thuần, không chú ý thực hiện chính sách giáo dục cải tạo và không cảm hóa, thuyết phục được đối tượng TTGDCT, thì chẳng những không xóa bỏ được tư tưởng đối kháng của đối tượng TTGDCT mà còn làm cho họ chống đối. Vì vậy, phải quán triệt chính sách nhân đạo cách mạng, mục đích giáo dục cải tạo là phải tạo điều kiện tốt mở đường cho họ cải tạo.

Trong quá trình quản lý phải biết kết hợp chặt chẽ hai mặt giáo dục bằng chính trị và cải tạo bằng lao động. Hai mặt đó hỗ trợ, bổ sung và tác động lẫn nhau nhằm đạt mục đích cuối cùng là cải tạo đối tượng TTGDCT thành người lao động lương thiện. Vì vậy việc giáo dục cải tạo đối tượng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí