Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 11


cách trực diện, thẳng thắn, sinh động, chớ không phải nói úp mở, quanh co, không phải muốn nói một vật này, việc này, ở nơi này, mà lại phải mượn một vật khác, việc khác, ở nơi khác, có khi ở những thời khác nhau để nói, nói tóm lại là không phải nói qua những công thức chung chung, những điển tích muôn thuở [108,tr.129].

Là công trình nghiên cứu sớm nhất về Trần Tế Xương khi nhà thơ này qua đời chưa đầy 30 năm (một khoảng thời gian có lẽ chưa thật đủ độ lùi để có những nhận định thỏa đáng về một tác gia văn học), Trông giòng sông Vị của Trần Thanh Mại dù còn một vài hạn chế; tuy nhiên, đặt quyển sách vào hoàn cảnh nó ra đời thì rò ràng đóng góp của Trần Thanh Mại không nhỏ cho hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, bởi ông là người đầu tiên sử dụng phương pháp tiểu sử vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam.

Sau 1945, Trần Thanh Mại bộc lộ: “Nhờ được học tập thêm và học tập đúng đường lối khoa học, tôi bắt đầu thấy, và càng ngày càng rò hơn, những cái sai, đúng lúc trước của mình” [109,tr.3] nên ông đã tự điều chỉnh lại những sai lầm trước kia của ông trong Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú Xương (1957) và Tú Xương con người và nhà thơ (1961). Và theo nhà thơ Nam Trân thì Trần Thanh Mại vẫn còn chưa yên tâm với một số vấn đề trong ba quyển sách ông đã viết về Tú Xương. Điều này cho ta thấy: về một đề tài, Trần Thanh Mại không ngại trở lại nhiều lần để tìm hiểu thấu đáo, chính xác hơn. Đó cũng là hướng nghiên cứu của Trần Thanh Mại, hướng “thâm canh” sâu. Với hướng nghiên cứu này, Trần Thanh Mại đã có những đóng góp đáng kể cho công tác nghiên cứu văn học của nước nhà.

Sau Trông giòng sông Vị (1935) với việc nghiên cứu cuộc đời và thơ văn Trần Tế Xương của Trần Thanh Mại, thì Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ trong Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942) và Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công


Trứ (1945) là hai tác gia văn học trung đại đã được Nguyễn Bách Khoa

nghiên cứu ở giai đoạn này.

Tiếp tục quan niệm văn học phản chiếu xã hội, con người trong Kinh Thi Việt Nam, ở công trình Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã dành 42 trang ở bài khái luận để trình bày phương pháp nghiên cứu của mình. Không đồng tình với quan niệm lấy ý thức để giải thích ý thức thông thường (như xem Truyện Kiều là ký thác tâm sự của Nguyễn Du do cảm xúc về thân thế nàng Kiều mà sáng tác); Nguyễn Bách Khoa cho rằng: nghiên cứu tác phẩm văn học cần tìm hiểu cá tính nhà văn, vì cá tính là “thể cách riêng của một cá nhân. Nhờ có cá tính mà mỗi người chúng ta cảm xúc, suy nghĩ và hành động một cách khác, không ai giống ai” chứ không phải chỉ tìm hiểu “tâm sự nhà văn trong tác phẩm văn chương”. Theo Nguyễn Bách Khoa, tâm sự chỉ là phần hữu thức, “phần nổi của tảng băng”, trong khi cá tính con người lại chủ yếu thuộc “còi tiềm thức” ở phần chìm, chiếm chín phần mười của tảng băng; cá tính là một kiến trúc gồm nhiều yếu tố hòa hợp nhau rồi kết tinh lại, trong đó nổi trội là ba yếu tố: sinh lý di truyền (huyết thống), địa lý tự nhiên (quê quán, khí hậu, thổ ngơi, vị trí địa dư…) và quan trọng là điều kiện xã hội (bối cảnh xã hội, vị trí đẳng cấp); từ đó ông kết luận: “Nghiên cứu một văn phẩm mà không tìm đến cá tính nhà văn và hình ảnh của xã hội đương thời với nhà văn phản chiếu trong văn phẩm ấy, tức là không hiểu gì về nghệ thuật phê bình hết” [202,tr.200].

Xuất phát từ quan niệm trên, trong Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nguyễn Bách Khoa đã nghiên cứu kỹ Nguyễn Du ở các khía cạnh huyết thống, thân thế, thời đại, cá tính (chương I-IV) và xã hội Truyện Kiều. Sau đó, ông phân tích tâm lý các nhân vật Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều (chương V-VIII). Hai chương IX và X là phần triết lý Truyện Kiều và Tâm lý Truyện Kiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Nguyễn Bách Khoa đã lý giải cá tính Nguyễn Du và văn chương Truyện


Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - 11

Kiều dưới ảnh hưởng của lý thuyết chủng tộc - địa lý của Taine và thuyết phân tâm học của Freud. Theo nhà nghiên cứu, cá tính Nguyễn Du là sự kết hợp của huyết thống dòng họ Nguyễn với huyết thống họ Trần; giữa địa phương tính Nghệ Tĩnh với địa phương tính Bắc Ninh. Sự kết hợp này là kết tinh của “lòng ham sống say sưa, cái khí tiết hiên ngang không chịu khuất phục giống nòi” của vùng đất Nghệ Tĩnh chuyên sinh ra “anh hùng” với “đất của ái tình”, “của tinh thần mẫu hệ”, “những tính bồng bột… chiều theo cái đà phát triển của muôn loài” Bắc Ninh - một tỉnh “giàu có, thích văn chương và phong tình diễm lệ vào bậc nhất ở Bắc Kỳ”. Xuất phát từ thuyết phân tâm học của Freud, Nguyễn Bách Khoa còn cho rằng, do Nguyễn Du thuộc đẳng cấp thượng lưu trí thức nhưng lại sống trong một thời đại loạn lạc nên “Tâm hồn bị khủng hoảng đến rối loạn”. Đó chính là nguyên nhân của “căn tạng cảm xúc quá độ” và “cái khiếu ảo giác” là hai điều kiện chủ yếu kết tinh nên tác phẩm Truyện Kiều.

Từ những nhận định trên, Nguyễn Bách Khoa “mổ xẻ” tác phẩm Truyện Kiều. Nhà nghiên cứu xem xét các nhân vật chính (Kim Trọng, Từ Hải, Thúy Kiều) và cho rằng mỗi nhân vật này trong Truyện Kiều là phản chiếu một khía cạnh tâm lý của Nguyễn Du. Ở Kim Trọng là đa cảm, đa tình và quả quyết. Từ Hải là giấc mộng của Nguyễn Du muốn đạt thành, là ước mơ “làm một vị anh hùng trong tưởng tượng”. Và sau cùng, Thúy Kiều, nhân vật chủ chốt là sự “tố cáo” mâu thuẫn chủ yếu trong tâm tính Nguyễn Du bởi “cốt cách một người đa tình đa cảm, hành động thì thuận theo bản năng và trái tim mà suy nghĩ và lý luận thì lại phải nấp sau bản ngã Nho của tộc họ và đẳng cấp ông” [202,tr.310]. Nguyễn Bách Khoa khẳng định: Thúy Kiều mới là con người tổng hợp của Nguyễn Du với “bản ngã trí thức hòa lẫn với bản ngã tiềm thức” lập thành một cá tính phức tạp mà Kiều là phản ảnh trung thành nhất.

Nghiên cứu về tác giả Truyện Kiều ở thời điểm trước đó, các nhà nghiên


cứu thường chỉ chú ý tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du và tài nghệ của thi nhân. Nguyễn Bách Khoa có lẽ là nhà nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu Truyện Kiều và tác giả của nó dựa trên phương diện: bối cảnh xã hội thời đại và nhân vật. Các tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa, trong đó có Nguyễn Du và Truyện Kiều được xem là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc áp dụng thuyết xã hội học và phân tâm học vào việc nghiên cứu tác phẩm văn chương. Tất nhiên cái khởi đầu bao giờ cũng dễ rơi vào đơn giản, cực đoan bởi những kết luận vội vã, lối nói áp đặt, sự vận dụng lý thuyết khoa học có khi còn máy móc không tính đến đặc thù của nghệ thuật ngôn từ; nên việc tác phẩm bị phê phán là không lạ. Tuy nhiên, nếu đặt tác phẩm vào thời điểm ra đời với vai trò tiên phong mở đầu của nó, ta mới thấy được bước đột phá của tác giả khi ứng dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại vào việc nghiên cứu tác gia văn học.

Đến Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945), Nguyễn Bách Khoa vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp xã hội học để giải thích tâm lý và tư tưởng của nhà văn. Trong Lời tựa công trình này, nhà nghiên cứu đã tuyên bố các nguyên tắc nghiên cứu như sau: 1. Đời sống tinh thần của con người là đời sống sinh lý và xã hội; 2. Bản chất (cả sinh lý lẫn tâm lý) của con người luôn biến đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh; 3. Con người sau khi bị xã hội quyết định có thể ảnh hưởng trở lại đến xã hội nhưng sức ảnh hưởng cũng vẫn bị những điều kiện xã hội quyết định [202,tr.578]. Như vậy, dù là thiên tài, cá nhân cũng vẫn là sản phẩm của xã hội, cho nên, muốn hiểu một cá nhân, nhất là một thiên tài, cần phải:

1. Khảo xét kỹ hoàn cảnh xã hội trong đó cá nhân đó sinh trưởng và hoạt động. (Nên nhớ rằng mỗi xã hội, ở một giai đoạn tiến hóa, lại bị chi phối bởi những phép tắc riêng và bày ra một sắc thái riêng); 2. Khảo xét kỹ nguyện vọng, tâm lý, tư tưởng, xu hướng cùng vai trò lịch sử của đẳng cấp cá nhân ấy; 3. Khảo xét xem những ảnh hưởng xung


đột đẳng cấp đã tác động đến cá nhân ra sao và đã chịu sức phản động của cá nhân ấy đến chừng nào. Tóm lại, phải nghiên cứu tất cả cái hệ thống xã hội trong đó cá nhân kia đứng ở phạm vi đẳng cấp mình, đã bị hoàn cảnh qui định và đã chiến đấu để phản động lại hoàn cảnh ấy [202,tr.579].

Theo nguyên tắc vừa nêu, ta thấy tinh thần chung của Nguyễn Bách Khoa trong Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ là nhìn các hiện tượng theo quan điểm xã hội học và đấu tranh đẳng cấp. Nhà nghiên cứu đã căn cứ vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và đẳng cấp sĩ phiệt Nho giáo (mà Nguyễn Công Trứ là một phần tử) làm cơ sở để giải thích hầu như mọi vấn đề của “hiện tượng Nguyễn Công Trứ”, từ thái độ với cái nghèo, sự hành lạc, cái ngông, chí nam nhi… Đặc biệt, quy luật “phản tác động” lại hoàn cảnh của con người là yếu tố tâm lý mà Nguyễn Bách Khoa hết sức quan tâm và vận dụng làm sáng tỏ nhiều nét tâm lý của Nguyễn Công Trứ là quy luật được vận dụng có sức thuyết phục nhất. Dẫn chứng bài Hàn Nho phong vị phú, nhà nghiên cứu cho rằng để hiểu hết cái “phong vị” của bài phú, người đọc phải thấy ở đây có một “tinh thần chống phú hộ” chứ không chỉ là sự “thi vị hóa cuộc sống thiếu thốn” hoặc giễu cái nghèo vốn quen thuộc với các nhà Nho. Sự “chua chát, căm hận buồn thảm” ở Hàn Nho phong vị phú thể hiện thái độ của đẳng cấp Nho sĩ đang thất thế trước đẳng cấp phú hộ đương thời; và ông còn khẳng định: phong vị ấy còn được thể hiện “đúng hơn”, “sâu xa hơn”, “não nuột hơn” trong bài phú Tài tử đa cùng của Cao Bá Quát.

Nhìn chung, việc thẩm định và đánh giá các tác gia văn học trung đại qua các công trình của Trần Thanh Mại và Nguyễn Bách Khoa trong giai đoạn này, phần nào đã cho thấy quan điểm đánh giá các tác gia văn học quá khứ đã được hai nhà nghiên cứu nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau bằng


việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu mới. Chính điều này đã khiến các tác gia quá khứ được nghiên cứu, soi xét, đánh giá một cách toàn diện hơn, giúp người đọc hiểu biết một cách thấu đáo hơn con người tác giả để trên cơ sở đó nhìn nhận đa chiều hơn về tác phẩm của họ. Nếu Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại chỉ chú trọng đến phương pháp tiểu sử học thì đến các tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa việc vận dụng các phương pháp mới của phương Tây đa dạng hơn, đặc biệt là phương pháp phân tâm học bước đầu đã được sử dụng một cách táo bạo để thẩm định cuộc đời những tác giả vốn là nhà Nho phong kiến. Điều này chứng tỏ sự vận động của tiến trình đổi mới hoạt động nghiên cứu văn học là khá rò nét.

* Thẩm định và đánh giá tác phẩm văn học trung đại

Bên cạnh việc nghiên cứu tác giả Nguyễn Du để tìm mối quan hệ với tác phẩm Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu đương thời cũng đã nghiên cứu trực tiếp tác phẩm ấy để tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của nó.

Bàn về Truyện Kiều, năm 1943, Đào Duy Anh xuất bản Khảo luận về Kim Vân Kiều. Công trình gồm có tám chương, lần lượt đề cập đến: Thân thế Nguyễn Du, Nghiên cứu lai lịch Kiều, So sánh Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với Đoạn trường tân thanh, So sánh nhân vật Kiều (Vương Thúy Kiều, Kim Vân Kiều truyện, Đoạn trường tân thanh), Phân tích giá trị văn chương Truyện Kiều, Nghiên cứu triết lý Truyện Kiều, Khẳng định sách Đoạn trường tân thanh trong tư tưởng và văn chương Việt Nam.

Trong lời tựa tác phẩm, Đào Duy Anh tự nhận là không chuyên nghiên cứu văn học. Tác giả nói một cách khiêm nhường rằng: đó chỉ là tập bài “ghi chép những điều sở đắc” để “tặng cho các học sinh trường Thuận Hóa và rộng hơn, cho các học sinh đang muốn tìm cái hứng thú để nghiên cứu quốc văn”. Nhưng theo Thanh Lãng thì: đây là bộ sách nghiên cứu về Kiều đầy đủ hơn cả về mọi phương diện, bởi “Trước đấy, Nguyễn Bách Khoa đã viết Nguyễn Du


và Truyện Kiều nhưng chỉ nhận định về Nguyễn Du dưới con mắt của một nhà phân tâm học duy vật. Đằng này Đào Duy Anh đã đứng trên cương vị của một nhà phê bình giáo điều cổ điển để nghiên cứu… Kiều” [77,tr.420]. Tìm hiểu Khảo luận về Kim Vân Kiều, ta thấy đây là công trình có giá trị thực sự trong lịch sử văn học bởi những giá trị nó đạt được.

Trước hết, “Bàn về thân thế Nguyễn Du”, Đào Duy Anh lần lượt khảo luận về tác giả, thân thế, quê quán, dòng họ - điều mà trước đây giới nghiên cứu ít quan tâm để giải thích tác phẩm. Thứ hai, “Khảo về lai lịch Truyện Kiều”, tác giả đem so sánh Đoạn trường tân thanh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và kết luận: mọi tình tiết chính của Kim Vân Kiều truyện đều được Nguyễn Du giữ hầu như y nguyên, nhưng khi so sánh về nhân vật, tác giả thấy nhân vật Kiều của Nguyễn Du đã khác: Ngu sơ tân chí tả Kiều là một gái giang hồ, tầm thường; Thanh Tâm Tài Nhân tả Kiều là con người tiết nghĩa; còn Nguyễn Du đã lý tưởng hóa nàng Kiều và vẽ nàng như một con người hoàn thiện lý tưởng. Các chương còn lại bàn về văn chương Truyện Kiều. Theo Thanh Lãng nhận xét: “Cái giá trị của thiên khảo cứu này nằm ở bốn chương đầu, còn bốn chương sau này Đào Duy Anh chỉ làm công việc tổng hợp lại các việc Vũ Đình Long, Nguyễn Tường Tam, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh đã làm đi làm lại nhiều lần trên Nam Phong từ mười lăm đến hai mươi năm trước” [77,tr.422]. Tuy nhiên, khi tìm hiểu, ta phải công nhận rằng: lối nghiên cứu tỉ mỉ tư liệu, nhận định, phán đoán trên cơ sở những bằng chứng cứ liệu đã được định giá là xác thực, sự khảo sát phân tích khách quan làm cho hoạt động nghiên cứu luôn có một tinh thần khoa học thực chứng nghiêm túc… đó là những giá trị cần ghi nhận ở nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều, chứ không chỉ đơn thuần là “tổng hợp lại” như Thanh Lãng nhận định.

Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều ở phương diện hình thức và nội


dung, Nguyễn Bách Khoa viết Văn chương Truyện Kiều (1945). Ở công trình này, Nguyễn Bách Khoa càng thể hiện rò tư duy nghiên cứu mang tính khoa học khi đã tập trung xác lập các định nghĩa, giải thích các khái niệm, tìm mối liên hệ lôgic giữa các khái niệm rồi lập thành một hệ thống các khái niệm nhằm nhận thức đối tuợng.

Ngoài Lời tựa và Kết luận, tác phẩm gồm có hai phần: phần đầu, tác giả điểm lại các bài viết, các công trình bàn về Truyện Kiều từ đầu thế kỷ đến thời điểm bấy giờ; phần hai:“Văn chương Truyện Kiều” là phần chủ yếu của công trình; trong đó, vấn đề “thiên tài” nghệ sĩ và “chất thơ” của nghệ thuật (Truyện Kiều) là hai hiện tượng văn học được Nguyễn Bách Khoa tập trung làm rò.

Về vấn đề “thiên tài”, Nguyễn Bách Khoa đã vận dụng triệt để tư duy khái niệm và tư duy lôgic để tìm hiểu hiện tượng này. Theo Nguyễn Bách Khoa, “thiên tài” là vấn đề thuộc về tư duy, “linh hồn”, cá tính con người vận dụng đều bắt nguồn từ tổ chức cơ thể sinh lý của con người. Căn cứ vào năm công chuẩn của các nhà khoa học dùng nghiên cứu cá tính con người, Nguyễn Bách Khoa cho rằng: “Cá tính một người tuy gốc ở yếu tố sinh lý mà bản chất, dạng thái và xu thế phát triển lại do xã hội chỉ định. Vì thế, cá tính có đặc sắc đến đâu vẫn chứa một thành phần xã hội rất rò, một tổ chức chung với đẳng cấp của nó” [202,tr.374]. Ông kết luận: “Hãy cho ta biết nghệ sĩ có một cơ thể cấu tạo như thế nào, ở một xã hội nào, trong giai đoạn lịch sử nào, ta sẽ có thể tiên đoán được tất cả cái hệ thống ý thức (tư tưởng, tình cảm, tâm lý) của nghệ sĩ và cả cái vận mạng nghệ thuật của hắn nữa. Thiên tài có phải là một hiện tượng phi thường gì đâu. Nó được thai nghén, được cấu tạo, được phát triển, được thành tựu và rồi cũng tàn héo tiêu vong như bất kỳ một vật nào trong thế giới vật chất và xã hội” [202,tr.375].

Tiếp đến, Nguyễn Bách Khoa đi vào tìm hiểu vấn đề “chất thơ” và “cái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022